intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh “Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)” được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lí Lớp 6 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Nhiệt độ nóng chảy của một chất là:

A. Nhiệt độ ở đó vật từ thể rắn bắt đầu chuyển sang thể lỏng.

B. Nhiệt độ 100ºC.

C. Nhiệt độ ở đó vật từ thể lỏng bắt đầu chuyển sang thể rắn.

D. Câu A và C đều đúng.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá cây.                                    B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước.                                     D. Sự tạo thành mây.

Câu 3: Dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có trọng lượng P = 1600 N chuyển động đều lên cao thì phải kéo dây với một lực F có độ lớn là:

A. F = 800 N                   B. F = 1600 N                   C. F = 3200 N                   D. F = 160 N

Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng:

A. Rắn, lỏng, khí                   B. Rắn, khí, lỏng                   C. Khí, lỏng, rắn                   D. Khí, rắn, lỏng

Câu 5: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng cổ lọ                   B. Hơ nóng nút                   C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ                   D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 6: Dùng ròng rọc động đưa vật có khối lượng m lên cao cần một lực kéo có độ lớn 150 N. Khối lượng của vật là:

A. 150kg.                   B. 15kg.                   C. 300kg.                   D. 30kg.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí ? Khi chất khí nóng lên thể tích của chất khí thay đổi như thế nào?

Câu 2: (3 điểm)

a. Thế nào là sự ngưng tụ? Muốn cho quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh ta phải tăng hay giảm nhiệt độ?

b. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?

Câu 3: (2 điểm)

Khi nhiệt độ tăng thêm 1℃ thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50 m ở nhiệt độ 20℃, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40℃?


2. Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 - Trường PTDTBT THCS Huổi Mí

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Lỏng, rắn, khí                   B.  Khí, rắn, lỏng                   C.Khí, lỏng, rắn.                   D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để

A. đo thể tích                   B.đo chiều dài.                   C. đo khối lượng                   D. đo nhiệt độ

 Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó

A. vẫn tăng                   B. giảm  xuống                   C. mới đầu tăng, sau giảm                   D. không  thay đổi

Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây ?

A. Chất lỏng biến thành hơi.               B. Chất khí biến thành chất lỏng.

C. Chất rắn biến thành chất khí.          D. Chất lỏng biến thành chất rắn.

Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng

A. luôn tăng                         B. luôn giảm                        C. không hề thay đổi                        D. vừa tăng vừa giảm

Câu 6:  Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi                                                C. Làm đá trong tủ lạnh

B. Rèn thép trong lò rèn.                            D. Đúc tượng đồng.

Câu 7:  Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.

B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.

C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.

D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 8:  Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A. nước trong cốc càng nhiều.                     C. nước trong cốc càng nóng.

B. nước trong cốc càng ít.                            D. nước trong cốc càng lạnh.

Câu 9:  Mây được tạo thành từ

A. nước bay hơi                                       C. nước đông đặc

B. khói                                                      D. hơi nước ngưng tụ

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường

B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi

C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước.

D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước

Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A.thể rắn sang thể lỏng                                         C.thể hơi sang thể lỏng

B. thể lỏng sang thể rắn                                        D.thể lỏng sang thể hơi

Câu 12:  Nước đông đặc ở nhiệt độ

A. 0°C.                                B. 100°C.                                C. – 10°C.                           D. 10°C.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)

a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?

Câu 2: ( 2 điểm)

Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi

Câu 3: (2 điểm)

a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá ?Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?

b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?


3. Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 - Trường THCS Phấn Mễ I

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Một vật hình trụ được làm bằng nhôm. Làm lạnh vật bằng cách nhúng vật vào chậu nước đá thì

 A. Khối lượng của vật giảm.                                       B. Khối lượng riêng của vật tăng.

C. Trọng lượng riêng của vật giảm.                             D. Chiều cao hình trụ tăng.

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.                   B. Rắn, khí, lỏng.                   C. Khí, lỏng, rắn.                   D. Khí, rắn. lỏng.

Câu 3: Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu nào sau đây là đúng?

A. Nước trong bình A cạn chậm nhất.                                      B. Nước trong bình B cạn chậm nhất.

C. Nước trong bình C cạn chậm nhất.                                     D. Nước trong ba bình cạn như nhau.

Câu 4: Xung quanh ly trà đá có đọng những giọt nước. Những giọt nước này do hiện tượng nào sau đây tạo ra?

A. Nóng chảy và đông đặc                    B. Bay hơi.                    C. Ngưng tụ.                    D. Bay hơi và ngưng tụ.

Câu 5: Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng?

A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ tăng.

B. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ giảm.

C. Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi.

D. Cả trong thời gian nóng chảy và và đông đặc, nhiệt độ đều không thay đổi.

Câu 6: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?

A. 0°C và 100°C.                   B. 0°C và 37°C.                   C. -100°C và 100°C.                   D. 37°C và 100°C.

Câu 7: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng nào sau đây?

A. Ngưng tụ.                   B. Bay hơi.                   C. Đông đặc.                   D. Bay hơi và đông đặc.

Câu 8: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Khối lượng                   B. Trọng lượng                   C. Khối lượng riêng                   D. A, B, C

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm

a. Sự chuyển từ thể ……….. sang thể ………... gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ……………….. của chất lỏng.

b. ……….. bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………., ………… và ……...………….……. của chất lỏng.

c. Sự chuyển từ thể ……………. sang thể …………… gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược của quá trình……………. Sự ngưng tụ xảy ra ……………. khi nhiệt độ …………

d. Sau khi mưa, mặt đường sẽ khô nhanh nếu trời ……………….. và có ………………

Câu 10: Giải thích

a. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

b. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?

Câu 11: Nêu sự giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?


4. Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 - Trường THCS Quang Trung

I/ Trắc nghiệm (3 điểm)

Em hãy lựa chọn  phương án đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu đó.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một chất rắn:

A. Khối lượng của vật tăng                                     C. Thể tích của vật tăng

B. Khối lượng của vật giảm                                     D. Khối lượng riêng của vật tăng

Câu 2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít nào sau đây là đúng?

A. Rắn, khí, lỏng.                   B. Khí, lỏng, rắn.              C. Khí, rắn, lỏng.                   D. Lỏng, khí, rắn.

Câu 3: Không khí nóng lên thì khối lượng riêng sẽ

A. Không thay đổi.         B. Giảm xuống.            C. Lúc đầu giảm xuống sau đó tăng lên.            D.Tăng lên

Câu 4:  Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nóng.                               C. Nước trong cốc càng ít.

B. Nước trong cốc càng nhiều.                               D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 5: Khi đun nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh thì

A. Chất lỏng nở ra và khối lượng riêng của nó giảm.                           B. Chất lỏng nở ra và khối lượng riêng của nó tăng.

C. Chất lỏng nở ra và khối lượng riêng của nó không đổi.                   D. Lúc đầu khối lượng riêng giảm sau đó mới tăng.

Câu 6:  Rượu sôi ở

A. 70°C                           B. 80°C                                  C. 90°C                                  D. 100°C

II/ Tự luận (7 điểm)

Câu 7: (2.0 điểm) Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.

Câu 8: (2.0 điểm) Nêu một ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

Câu 9: (2.0 điểm) Giải thích sự tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

Câu 10: (1.0) Một nhóm học sinh làm thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian, thu được kết quả như bảng sau:

Thời gian (phút)

0

1

2

3

4

Nhiệt độ (°C)

28

30

33

36

39

Hãy vẽ đường biểu diễn sự tăng nhiệt độ của nước theo thời gian

Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2