intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Jiayounanhai Jiayounanhai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

184
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn hệ thống kiến thức một cách hiệu quả để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án), cùng tham khảo để ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề thi nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN)
  2. 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT UBND huyện Bình Xuyên 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl – Zuôich 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Ba Bích 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Cao Minh 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Dĩ An 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hương Sơn 9. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên 10. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Đồng 11. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn 12. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Thạch Kim 13. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH-THCS-THPT Việt Mỹ
  3. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá,lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7- Tập I, nhà xuất bản Giáo dục -2020) Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ đó được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định các từ láy trong đoạn thơ? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 4. (0,5 điểm) Có ý kiến cho rằng:“Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Phần II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Tập I, nhà xuất bản Giáo dục -2020) Câu 2. (5,0 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất. -----Hết ----- Họ và tên học sinh:………………………………..….... Số báo danh:………………Lớp:……………….……
  4. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Ngữ văn lớp 7 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 -Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”. 1,0 Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan. -Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật. Hướng dẫn chấm: 1 - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng tên bài thơ, tên tác giả được 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng tên thể thơ được 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng ý nào, không cho điểm. -Các từ láy trong đoạn thơ trên là: lom khom, lác đác 0,5 Hướng dẫn chấm: 2 - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Nếu học sinh xác định đúng một trong hai từ láy trên cho 0,25 điểm. -Đoạn thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, 1,0 thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được nội dung như trên cho 1,0 điểm. 3 - Học sinh chỉ nêu được đoạn thơ tả cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, hoang sơ mà heo hút cho 0,5 điểm. - GV có thể linh hoạt chấm theo cách diễn đạt của học sinh nếu thấy phù hợp. -Em có đồng ý với ý kiến đó. 0,5 - Nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ tả cảnh ngụ tình là vì: Bà Huyện Thanh Quan đã thông qua cảnh sắc thiên nhiên nơi Đèo Ngang để gửi gắm vào đó tâm tư, tình cảm, cảm xúc của bản thân.Đó là nỗi nhớ nhà, là tình yêu quê hương đất nước, tâm trạng hoài cổ. Tình 4 lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. - Học sinh giải thích rõ ràng, thuyết phục: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: không cho điểm. II Câu TẬP LÀM VĂN 7,0 Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy trong 2,0 văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh Hoài 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 1 tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần biểu cảm. 0,25
  5. c. Đảm bảo về nội dụng 0,75 Học sinh có thể biểu cảm bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: -Thủy là cô bé tội nghiệp, đáng thương nhưng lại hồn nhiên trong sáng, giàu lòng nhân hậu, vị tha. - Em thương cảm cho hoàn cảnh của Thủy, một cô bé đang học tiểu học đã phải nghỉ học,lo kiếm tiền.. - Em cảm động, khâm phục trước tình yêu, sự quan tâm của Thủy dành cho anh… -Thủy không chỉ lo cho anh mà còn lo cả cho những con búp bê.Thủy là cô bé nhân hậu biết bao!… - Em thầm cảm ơn khi thấy mình may mắn khi được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc! Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận sâu sắc, lời văn mượt mà, cảm xúc chân thật:0,75 điểm. - Cảm nhận chưa sâu sắc lắm, cảm xúc còn khiên cưỡng, lời văn chưa trôi chảy:0,5 điểm. - Bài viết thiếu cảm xúc, lời văn thiếu sự liên kết, cảm nhận hời hợt thiếu sâu sắc:0,25 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, cảm xúc. d. Chính tả, ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện tình cảm sâu sắc với đối tượng biểu cảm; có cách diễn đạt mới mẻ, có sự liên hệ về bản thân. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em thân yêu quý 5,0 nhất. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: 0,25 Mở bài: giới thiệu được nhân vật, cảm xúc. Thân bài: biểu cảm về nhân vật. Kết bài: khái quát cảm xúc về nhân vật. b. Xác định đúng yêu cầu đặt ra trong đề. 0,5 2 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ: 0,25 điểm. c. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhưng có bố cục rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, tư duy mạch lạc, đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm. Cảm xúc của em. 0,5 Hướng dẫn chấm: 2
  6. - Giới thiệu hấp dẫn, thuyết phục: 0,5 điểm - Giới thiệu chưa hấp dẫn, thuyết phục: 0,25 điểm Thân bài: 2,5 *Biểu cảm về ngoại hình.(0,75 điểm) - Sơ lược về tên tuổi, hoàn cảnh sống, công việc của người thân ấy. - Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói (lưu ý: nên chọn những chi tiết đặc sắc, không miêu tả liệt kê như văn miêu tả mà phải gắn với tình cảm) -Tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà chọn những chi tiết khác nhau. *Biểu cảm về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục…(0,75 điểm) - Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống: - Nên chọn những nét đặc biệt trong tính cách, sở thích, lối sống của đối tượng để phân biệt người ấy với những người khác. Tránh viết rập khuôn nên đem hình ảnh thực tế của người thân mình vào một cách khéo léo. *Biểu cảm về cách đối xử của người thân với những người trong gia đình, đối với em và với mọi người(1,0 điểm) - Là trung tâm của sự hòa giải trong gia đình, là tiếng cười hạnh phúc mỗi khi có người ấy. - Người thân của em đã giúp đỡ em, yêu thương em thế nào (biểu cảm những việc làm cụ thể mà chọn 1 kỉ niệm ấn tượng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người ấy với em). - Cách đối đãi của người ấy với hàng xóm, đồng nghiệp… - Vai trò và bài học mà đối tượng mang lại cho em. - Là người nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ em để em trưởng thành và có cuộc sống sung túc. - Là người thấu hiểu, cảm thông, nguồn động lực to lớn để em vượt mọi khó khăn. - Người dạy cho em bài học quý về cách sống. Hướng dẫn chấm: - Biểu cảm sâu sắc,đảm bảo các yêu cầu về nội dung lời văn mượt mà, bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân, cảm xúc chân thật: 2,5 điểm. - Biểu cảm chưa sâu sắc lắm, cảm xúc còn khiên cưỡng, lời văn chưa trôi chảy: 2,0 điểm. - Bài viết thiếu cảm xúc, lời văn thiếu sự liên kết, cảm nhận hời hợt thiếu sâu sắc: 1,5 điểm. - Đúng kiểu bài, nội dung sơ sài: 1,0 điểm. - Không có kĩ năng làm văn biểu cảm: 0,5 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, cảm xúc. Kết bài: Mở rộng vấn đề, tưởng tượng tình huống và hứa hẹn, 0,5 mong ước. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 3
  7. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc trong quá trình biểu cảm; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, trong quá trình biểu cảm; văn viết chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 4
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa. Như đỉnh non cao tự giấu hình (2) Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh Bác mong con cháu mau khôn lớn Nối gót ông cha, bước kịp mình. (Trích trường ca "Theo chân Bác" - Tố Hữu - Nguồn https://www.thivien.net/) Câu 1 (0,5 điểm): Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ Hán Việt được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ (1) và nêu tác dụng. Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-12 dòng) trả lời câu hỏi: Là học sinh lớp 7 em phải làm gì trong học tập để đáp ứng lòng mong mỏi của Bác? Câu 2 (5,0 điểm): Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ---- Hết ---- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Phần Câu Yêu cầu Điểm - Thể thơ: tự do (7 chữ ) 1 0,5đ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Từ Hán Việt : phù sa, hư vinh 2 0,5đ * HS phải chỉ ra được cả 2 từ Hán Việt mới cho điểm. - Biện pháp điệp ngữ: thương ( lặp 3 lần ) I. ĐỌC => Tác dụng : Nhấn mạnh về tình thương yêu rộng lớn bao la của HIỂU 3 Bác giành cho nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, 1,0đ (3.0đ) qua đó giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hơn tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác. Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh, lòng nhân ái, khoan hòa không khoa trương của Bác đối với nhân loại; mong muốn 1,0đ 4 của Bác đối thế hệ trẻ; Qua đó, tác giả bộc lộ cảm xúc của bản thân, thể hiện niềm yêu mến, tự hào, kính trọng Bác. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có mở đoạn; thân đoạn, kết 0.25đ đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Thân đoạn: Giải quyết được vấn đề; Kết đoạn: Kết thúc được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Là học sinh lớp 7 em phải 0.25 đ làm gì trong học tập để đáp ứng lòng mong mỏi của Bác ? c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 1.0đ - Xác định mục đích học tập đúng đắn: "Vì tương lai của bản Câu 1 thân gắn liền với tương lai của dân tộc" . (2.0đ) - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... - Học phải đi đôi với hành. Phải ứng dụng được kiến thức đã II. học vào thực tế cuộc sống. TẠO c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, chân thật, sâu sắc. LẬP d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25đ VĂN nghĩa tiếng Việt. 0.25đ BẢN a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ Mở bài, 0.25 (7.0đ) Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: Bài thơ “Cảnh khuya” 0.25 của Hồ Chí Minh c. Nội dung biểu cảm: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều 4.0 cách. Dưới đây là một một số định hướng cho việc chấm bài. * Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”; Cảm nhận chung của người viết về bài thơ. 0.5đ * Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản 3.0đ thân về vẻ đẹp (cả nội dung và hình thức nghệ thuật) của bài thơ Câu 2 “Cảnh khuya”. (5.0đ) - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét 1.5đ vẽ về khung cảnh núi rừng Việt Bắc. + Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp tĩnh lặng, gần gũi
  10. và ấm áp. + Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”:  Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.  Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. => Câu thơ gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên. 1.5đ - Cảm nhận về tâm hồn thi sĩ quyện hòa cùng chất chiến sĩ của nhân vật trữ tình. - Hình ảnh gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc. - Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ: - Điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 0.5đ * Đánh giá về nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Cảnh khuya”. - Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh. 0.25 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, chân thành. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. * Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  11. * MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cộng thấp cao Đọc - hiểu Nhận biết tác Xác định và Nhận xét ý Liên hệ thực Đoạn ngữ phẩm, tác giả giải thích ý nghĩa, chủ đề tiễn đến trách liệu trong và hoàn cảnh nghĩa của của khổ thơ. nhiệm của SGK Ngữ sáng tác của phép điệp bản thân. văn 7 tập 1 bài thơ ngữ. - Số câu: 2 1 1 1 5 - Số điểm: 1 1,0 1,0 1,0 4,0 - Tỉ lệ: 10% 10% 10% 10% 40% Tạo lập văn - Viết bài văn bản phát biểu cảm nghĩ về mùa xuân. - Số câu: 1 1 - Số điểm: 6,0 6,0 - Tỉ lệ: 60% 60% - Số câu: 2 1 1 2 6 - Số điểm: 1 1,0 1,0 7,0 10 - Tỉ lệ: 10% 10% 10% 70% 100%
  12. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ——————— NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ———————— I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019) Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta? Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên? Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước? II. LÀM VĂN (6,0 điểm). Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. ------------------ Hết----------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh………………………………………… Số báo danh……………
  13. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 – 2021 ——————— MÔN: NGỮ VĂN 7 HDC thi gồm: 02 trang ———————— I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). Câu Nội dung Điểm 1 Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 0,5 2 Từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ 0,5 của dân tộc ta. 3 Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên: - Điệp ngữ: vì 0,5 - Tác dụng: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu: Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ 0,5 gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. 4 Nhận xét về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ: - Đó là tình yêu rộng lớn, cao cả, sâu sắc. 0,5 - Tình yêu Tổ quốc là tình cảm rộng lớn, thiêng liêng, bao trùm và chi phối các 0,5 tình cảm bình dị, thân thuộc. Và tình cảm trân trọng những gì thân thuộc làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc. 5 Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước? - Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là thiêng liêng. 0,25 - Học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng gia 0,25 đình, quê hương đất nước giàu mạnh. - Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương. 0,25 -Tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về quê hương đất 0,25 nước Việt Nam xinh đẹp. Tổng điểm 4,0 II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0,25 Mở bài: giới thiệu được đối tượng biểu cảm, Thân bài: triển khai bộc lộ cảm xúc do đối tượng gợi lên, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho đối tượng.
  14. b. Xác định đúng đối tượng: 0,25 Mùa xuân trên quê hương. c. Triển khai phát biểu cảm nghĩ. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. I. Mở bài 0.5 - Giới thiệu về mùa xuân. - Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân. II. Thân bài Bày tỏ tình cảm của em với mùa xuân trên quê hương em: - Cảm nghĩ về thời tiết của mùa xuân: Bầu trời cao rộng, khí trời ấm áp, vài cánh 1,0 én chao liệng rộn ràng, mưa xuân nhẹ nhàng reo rắc thổn thức lên mặt đất tràn đầy nhựa sống. 1,0 - Cảm nghĩ về cảnh sắc của mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc; Hoa đào khoe sắc trên phố xá, trên nẻo đường quê, trong mỗi ngôi nhà … - Cảm nghĩ về nếp sống gia đình: hồ hởi đi chợ tết, náo nức đón giao thừa, những 1,0 buổi du xuân rộn ràng;… - Cảm nghĩ về những hi vọng, ước mơ khi mùa xuân về. 1,0 III. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại tình yêu tha thiết với mùa xuân. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Tổng điểm 6,0 Lưu ý: - Phần đọc hiểu giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm đồng thời trân trọng những phát hiện mới mẻ mà hợp lí của học sinh. - Phần Tập làm văn chú ý kỹ năng xây dựng bố cục, đánh giá cao cho những bài văn có năng khiếu biểu cảm. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. ---------------HẾT---------------
  15. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 -2021 QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn - Lớp 7 TRƯỜNG PTDTBT THCS Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) CỤM XÃ CHÀ VÀL - ZUÔICH ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ... (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi, Ngữ văn 7, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 173, 174) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.(1.0 điểm) Câu 2. Tìm các từ láy được sử dụng trong câu văn: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...”. Cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? (1.0 điểm) Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ có trong cụm từ “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt” và cho biết quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (1.0 điểm) Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với mùa xuân? (1.0 điểm) Câu 5. Bức tranh mùa xuân trong đoạn trích có khơi dậy trong em niềm khát khao, mong chờ “Tết đến, xuân về” hay không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý nhất. ----------Hết---------- Họ và tên học sinh: ....................... Số báo danh: ...................................
  16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn – Lớp 7 TRƯỜNG PTDTBT THCS CỤM XÃ CHÀ VÀL - ZUÔICH HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm/biểu cảm 1.0 - Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa 0.5 * Xác định đúng 1 từ láy: 0.25 điểm; đúng 2 từ trở lên: 0.5 điểm. 2 - Những từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa thuộc loại từ láy toàn 0.5 bộ/láy hoàn toàn. - Quan hệ từ: của 0.5 3 - Biểu thị ý nghĩa quan hệ: sở hữu. 0.5 - Tình cảm của tác giả: yêu mến thiết tha, mê luyến trước vẻ đẹp của mùa xuân, nhất là mùa xuân của Hà Nội. Đồng thời, đoạn trích còn 4 thể hiện nỗi nhớ thương da diết của tác giả đối với quê hương miền 1.0 Bắc. * Học sinh nêu được ý ở câu thứ nhất: 0.75 điểm; nêu được ý ở câu thứ hai: 0.25 điểm. Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Song nội dung trả lời cần phải hợp lí, đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây chỉ là những gợi ý: - Có. Vì: + Không khí và cảnh sắc đất trời vào mùa xuân có sức quyến rũ hồn người. 5 1.0 + Tết đến xuân về là dịp để tri ân ông bà, gặp gỡ người thân sau những tháng ngày xa quê. + ... - Không. Vì: + Mùa xuân tuy đẹp nhưng đối với tuổi học trò, em thích nhất là mùa hè vì được nghỉ hè, vui chơi, thăm bà con xa...
  17. + Mùa xuân thì đẹp, Tết thì vui nhưng là học sinh, em còn bận việc học, không có thời gian, điều kiện để tham quan, tận hưởng. + ... - Vừa “có” vừa “không”: Học sinh có thể lí giải bằng việc kết hợp các gợi ý trên. * Cách cho điểm: - Định điểm theo các mức sau: + Thể hiện được thái độ: 0.25 điểm. + Lí giải: Mức 1: lí giải hợp lí, có sức thuyết phục (0.75 điểm) Mức 2: lí giải hợp lí, nhưng chưa có sức thuyết phục (0.5 điểm) Mức 3: có lí giải (0.25 điểm) Mức 4: không có lí giải (0.0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự 0.5 trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về một người mà 0.5 em yêu quý nhất. b. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày bài văn theo nhiều cách khác nhau; song cần đạt được các nội dung sau: * Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và nêu được ấn tượng, cảm xúc ban đầu về đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm: 3.0 Học sinh kết hợp biểu cảm với các yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ những nét tiêu biểu của đối tượng biểu cảm làm cho em yêu quý, cảm phục như: - Ngoại hình, tính tình, tài năng, sở thích... - Khơi gợi những kỉ niệm sâu sắc cùng đối tượng. * Khái quát vai trò, ý nghĩa của đối tượng được biểu cảm. Khẳng định tình cảm đối với đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối 0.5 tượng biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: dùng từ, đặt câu đảm bảo các quy tắc chính 0.5 tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Hết-
  18. BẢNG MÔ TẢ MÔN NGỮ VĂN 7 CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1. Văn bản “Tiếng - Nhớ được tác giả, - Hiểu được nội gà trưa” thể loại; dung đoạn thơ - Nhận biết được phương thức biểu đạt của văn bản/đoạn trích… 2. Tiếng Việt -Biết được các - Hiểu được được Biết cách sử Biết cách sử động; tác dụng của phép dụng các điệp dụng các điệp - Biết được cá điệp điệp ngữ được sử ngữ, động từ khi ngữ, động từ ngữ được sử dung dụng trong đoạn khi tạo câu khi nói hoặc trong đoạn thơ, thơ viết trong đời sống 3. Làm văn Thông qua văn - Vận dụng bản HS Viết hiểu biết về nội được một đoạn dung văn bản, văn ngắn về tình nêu cảm nghĩ bà cháu về tình bà cháu của HS
  19. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2020 -2021 Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 7 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Mức độ cần đạt Vận dụng Cộng Chủ đề Nguồn ngữ liệu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận thấp dụng cao Ngữ liệu: Tiếng - Nhận biết - Nêu được nội gà trưa được các dung đoạn thơ. động từ. - Chỉ ra được - Biện pháp tác dụng của điệp ngữ sử phép điệp ngữ I. ĐỌC - dụng trong được sử dụng HIỂU đoạn thơ. trong đoạn thơ Số câu 2 2 4 Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm Tỉ lệ 10 % 20 % 30 % Viết đoạn văn Viết đoạn - Khoảng 6 – 8 văn câu tả về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 điểm 2,0 điểm II. LÀM Tỉ lệ 20 % 20 % VĂN Văn biểu cảm. Viết bài Cảm nghĩ về bà văn (bà nội hoặc bà ngoại) của em Số câu 1 1 Số điểm 5,0 điểm 5,0 điểm Tỉ lệ 50 % 50 % Số câu 2 2 1 1 6 Tổng Số điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 10,0 điểm cộng Tỉ lệ % 10 % 20 % 20 % 50 % 100 %
  20. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA TƠ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2020 -2021 ---------* * *---------- Môn: Ngữ văn - Khối (lớp): 7 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) Trường TH&THCS Ba Bích Ngày kiểm tra: …............... SBD: ……. Họ và tên: ……………….....................Lớp: …....Buổi:.................... Điểm Lời phê của giáo viên Người chấm bài Người coi kiểm tra (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) ĐỀ CHÍNH THỨC Học sinh làm bài ngay trên tờ giấy này Phần I. Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ : “Cục… cục tác cục ta ” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. (Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1. Các từ: hành quân, dừng chân, nhảy ổ, cục… cục tác cục ta, nghe thuộc từ loại nào? (0,5 điểm) Câu 2. Các điệp ngữ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 4. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu tả về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em. (2,0 điểm) Câu 2. Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em. (5,0 điểm) Bài làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2