intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

178
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 cấp trường có đáp án để có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi chọn học sinh giỏi sắp tới. Tài liệu đi kèm có đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được lực học của bản thân, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập phù hợp giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Ngoài ra, quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và ra đề thi đánh giá năng lực học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án

Tham khảo thêm:

1. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa học - Trường THPT Liễn Sơn

Câu 1 (2,5 điểm)

1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 . Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn và tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố R ở trạng thái cơ bản.

2. Sắp xếp theo chiều tăng các tính chất sau:

a) Tính axit, tính oxi hóa của dãy chất: HClO, HClO2, HClO3 và HClO4.

b) Tính axit, tính khử của dãy chất: HF, HCl, HBr, HI.

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.

b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.

2. Trong công thức hợp chất khí (ở điều kiện thường) của R với hidro có chứa 5,8824% hidro về khối lượng.

a.Tìm nguyên tố R.

b. Viết công thức cấu tạo (theo quy tắc bát tử) của oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro, hidroxit tương ứng. Từ đó xác định liên kết hóa học có trong mỗi công thức?

Câu 3 (2,0 điểm) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Trả lời các câu hỏi sau.

a. Bình (1) đựng dung dịch gì? Bình (2) đựng dung dịch gì? Nêu vai trò của bình (1) và bình (2)?

b. Tại sao phải dùng bông tẩm dung dịch NaOH? Có thể thay bông tẩm NaOH bằng bông tẩm dung dịch KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 được không?

c. Có thể thay MnO2 bằng chất nào sau đây: KMnO4, KClO3, KNO3, K2Cr2O7, CaCl2?

d. Khí Clo khô thu được ở bình tam giác có màu gì?

e. Nếu cho giấy màu ẩm vào bình tam giác sẽ có hiện tượng gì? Tại sao?

f. Viết phương trình hóa học điều chế Clo theo hình vẽ trên, cân bằng? Cho biết tỉ lệ số phân tử chất bị oxh trên số phân tử chất bị khử?

Câu 4 (3,0 điểm) 1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b. Al + NaNO3 + NaOH + H2O → NaAlO2 + NH3

c. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

2. Cho luồng khí Clo qua dung dịch KBr một thời gian dài. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra?

Câu 5 (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào 200 gam dung dịch HCl (dư 20 % so với lượng phản ứng) thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra và thu được dung dịch Y. Mặt khác lấy 0,2 mol X nhiệt phân hoàn toàn thu được 3,584 lít khí ở (đktc) . a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

b. Tính % khối lượng các chất trong X.

c. Tính C% các chất tan có trong dung dịch Y.

d. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất?

Câu 6 (2,0 điểm) Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân. 


2. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa học - Trường THPT Triệu Sơn 4

Câu I: (2 điểm)

1. (1 điểm) Trong tự nhiên Bo có 2 đồng vị: 10B và 11B. Biết thành phần % khối lượng của đồng vị 11B trong H3BO3 là 14,407%. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị Bo trong tự nhiên.

2. (1 điểm) Nguyên tố X có thể tạo thành hai loại cation là X2+ và X3+. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X3+ bằng 79 hạt. Trong ion X2+, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+ . 

Câu II. (3 điểm)

1. (2 điểm) - So sánh bán kính các ion và giải thích: Na+ , Mg2+, K+ , F- , O2- . (Cho biết số hiệu nguyên tử: Na=11, Mg=12, K=19, F=9, O=8) - Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5 . Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì?

2. (1 điểm) Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%. Xác định R và công thức phân tử hai hợp chất trên. Biết a:b=11:4.

Câu III. (3,5 điểm)

1. (2 điểm) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất sau: Cl2, CO2, C2H6, HCl. (Biết số hiệu nguyên tử: Cl =17, C=6, O=8, H=1)

2. (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 25 gam một muối cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ phần trăm là 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thu 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức của muối A.

Câu IV. (4 điểm)

1. (2 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron? a. NH3 + Cl2  N2 + HCl b. FeCl2+ KMnO4 +KHSO4 Fe2(SO4)3+K2SO4+ MnSO4 +Cl2 + H2O

2. ( 2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất R trong dung dịch HNO3 đặc được một hỗn hợp gồm hai khí (tồn tại trong điều kiện thích hợp) nặng 5,75 gam, có tỷ khối hơi so với hiđro là 115/3 và một dung dịch gồm 2 axit có oxi với hàm lượng oxi lớn nhất. Xác định đơn chất R

Câu V: (3,5 điểm)

1. (2 điểm) Viết phương trình phản ứng xảy ra của các thí nghiệm sau. a. Cho nước Clo qua dung dịch KI dư b. Sục khí Flo vào nước. c. Sục khí Clo vào dung dịch Ca(OH)2. d. Bình thủy tinh bị thủng khi đựng dung dịch axit flohiđric.

2. (1,5 điểm) Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thì thu được dung dịch (D) và 11,2 lít khí (đktc). Nếu cho thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng chưa kết tủa hết Ba. Nếu cho thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm.


3. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa học - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu I: (4 điểm)

1. Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang điện.

a. Viết cấu hình electron của X.

b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

c. Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị và thành phần % theo khối lượng của mỗi đồng vị trong X tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK có giá trị bằng số khối.

2. Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại, B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số notron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A số electron bằng số notron, trong 1 phân tử AxB2 có tổng số proton bằng 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%. Xác định A, B.

Câu II: (3,5 điểm)

1. Cho sơ đồ điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm: 

a. Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm đã đánh số trong hình vẽ.

b. Chỉ ra hai chất có thể là X trong sơ đồ trên, viết phương trình phản ứng minh họa.

c. Hãy giải thích tại sao trong thí nghiệm trên?

- Khí O2 lại được thu bằng phương pháp đẩy nước.

- Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.

2. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho toàn bộ lượng khí này hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 41,8 gam chất rắn khan. Xác định R.

Câu III: (3,5 điểm)

1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

a) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 +H2O.

c) CuFeSx + H2SO4(đặc) 0 →t Fe2(SO4)3 + CuSO4 + SO2 + H2O

2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.

b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.

c. Hai lọ hóa chất mở nắp để cạnh nhau: một lọ đựng dung dịch NH3 đậm đặc, một lọ đựng dung dịch HCl đặc.

d. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng, sau đó thêm dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch sau phản ứng. 

Câu IV: (5 điểm)

1. Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ mol/lit: NH4Cl, CH3COONH4, H2SO4, CH3COONa, HCl.

a. Em hãy viết các quá trình điện li khi hòa tan các chất trên vào nước.

b. Sắp xếp giá trị pH của các dung dịch trên theo thứ tự tăng dần. Giải thích ngắn gọn.

c. Dùng quỳ tím và một hóa chất khác, em hãy phân biệt năm dung dịch trên.

2. X là dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH có cùng nồng độ aM, Y là dung dịch HCl có pH = 1. Trộn 100 ml dung dịch X với 400 ml dung dịch Y, thu được 500 ml dung dịch Z có pH = 12. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Tính a, m.

3. Hòa tan 0,42 gam KOH vào 100 ml dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,1M và HNO3 0,12M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X. Tính nồng độ của ion CH3COO- ở thời điểm cân bằng. Biết 3 5 ( ) 1,75.10 Ka CH COOH. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2