intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các chất khí gây ô nhiễm môi trường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

535
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chất khí gây ô nhiễm môi trường a. Thán khí (CO2, dioxyd carbon) CO2 là chất cấu tạo bình thường của khí quyển. Nồng độ 350ppm (1988), nhưng không ổn định mà tăng liên tục từ cuối thế kỷ trước. Chủ yếu là do người ta dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng. Năm 1986 tổng số năng lượng tạo ra trên thế giới đã vượt 11 tỉ tấn đương lượng carbon, mà 9/10 là từ nhiên liệu hóa thạch. Biết rằng 12g C khi bị đốt cháy tạo ra 44g CO2....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các chất khí gây ô nhiễm môi trường

  1. Các chất khí gây ô nhiễm môi trường Các chất khí gây ô nhiễm môi trường a. Thán khí (CO2, dioxyd carbon) CO2 là chất cấu tạo bình thường của khí quyển. Nồng độ 350ppm (1988), nhưng không ổn định mà tăng liên tục từ cuối thế kỷ trước. Chủ yếu là do người ta dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng. Năm 1986 tổng số năng lượng tạo ra trên thế giới đã vượt 11 tỉ tấn đương lượng carbon, mà 9/10 là từ nhiên liệu hóa thạch. Biết rằng 12g C khi bị đốt cháy tạo ra 44g CO2 , ta thấy lượng CO2 tạo ra từ sự oxyd hoá số nhiên liệu trên lớn cỡ nào. Ước lượng có 19 tỉ tấn CO2 thải vào khí quyển trong năm 1985 do văn minh k ỹ nghệ (Ramade, 1989).
  2. Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch ngày càng tăng hơn một thế kỷ nay đã làm xáo trộn chu trình carbon. Con người đã làm cản trở sự cân bằng động giữa lượng CO2 thải ra (hô hấp, lên men, núi lửa) và lượng hấp thu (quang hợp và trầm tích). Các nhân tố ổn định sự cân bằng không còn hữu hiệu, lượng CO2 từ 268ppm vào giữa thế kỷ đã lên đến 350ppm hiện nay. Sự xáo trộn chu trình carbon do hoạt động của chúng ta là 1 hiện tượng sinh thái học đáng quan tâm hàng đầu vì các hậu quả của nó có thể dự kiến được. Bảng 1. Chủng loại và nguồn gốc các nhóm chất ONKK chính THỂ CHỦNG LOẠI NGUỒN THẢI CO2 THỂ Núi lửa KHÍ Hô hấp của sinh
  3. vật Nhiên liệu hóa thạch CO Núi lửa Máy nổ Hydrocarbure Thực vật, vi khuẩn Máy nổ Hợp chất hữu Kỹ nghệ hóa học cơ Ðốt rác - Sự cháy SO2 và các Núi lửa - Nhiên liệu dẫn xuất của S hóa thạch Sương mù biển - Vi khuẩn Dẫn xuất của Vi khuẩn N Sự đốt cháy Chất phóng xạ Trung tâm nguyên tử
  4. Nổ hạt nhân Kim loại nặng - Núi lửa - Thiên THỂ Khoáng thạch RẮN Xâm thực do gió Nhiều kỹ nghệ Máy nổ Hợp chất hữu Cháy rừng cơ tự nhiên Ðốt rác hoặc tổng hợp Nông nghiệp (Nông dược) Phóng xạ Nổ hạt nhân b. Monoxyd carbon, CO Trong điều kiện tự nhiên, CO có hàm lượng rất nhỏ, khoảng 0,1 - 0,1 ppm. Nguồn gốc tự nhiên của nó còn chưa biết hết. Núi lửa, sự dậy men ở môi trường hiếm khí, sấm chớp, cháy rừng là nguồn chủ yếu của CO.
  5. Các sinh vật biển cũng có vai trò đáng kể. Các tảo nâu như Fucus và Neocystis, sứa Physalia physalis và các sứa ống khác cũng có chứa CO với lượng đáng kể. Ngoài ra thực vật cũng tạo ra CO khi các tinh dầu thực vật bị oxyd hoá. Mặc dù vậy, sự đốt nhiên liệu do con người vẫn là nguồn ô nhiễm chủ yếu. Ðộng cơ xe hơi là nguồn thải chính của CO. Chỉ riêng Hoa Kỳ, trong những năm 1970, có đến hơn 67 triệu tấn khí CO thải vào không khí do xe hơi hàng năm. Ngoài ra, sự đốt than đá, củi và sự cháy rừng cũng là nguồn thải CO do con người. CO có nhiều tác động khác nhau lên sinh vật. Liều quá cao sẽ gây độc cho thực vật vì ngăn chặn quá trình hô hấp. Ðộng vật máu nóng rất mẫn cảm với CO, vì CO kết hợp với hemoglobin, tạo thành carboxyhemoglobin,
  6. làm các tế bào thiếu oxygen, gây ngạt thở. Hít không khí ô nhiễm 6,4 x 1000 ppm CO trong vòng 2 phút gây nhức đầu và choáng váng, trong vòng 15 phút có thể bất tỉnh và tử vong. Liều 100ppm CO được xem là giới hạn tối đa cho phép (Ramade, 1987). c. Hydrocarbon, Cx Hy Thực vật là nguồn tạo ra Cx Hy thuộc nhóm terpène tự nhiên. Còn nguồn nhân tạo là do máy nổ hay diesel cũng như lò sưởi dùng dầu cặn (fuel). Sự cháy không trọn vẹn các hợp chất CxHy không no sẽ tạo ra peroxy- acyl-nitrates (PAN) trong không khí đô thị bị ô nhiễm nặng và nắng nhiều gây nên sương mù quang hóa (Smogs photochimiques). Cũng trong quá trình cháy không hoàn toàn sẽ tổng hợp nên chất Cx Hy đa vòng gây ung thư, như benzo-3,4-pyrene, benzanthracène...
  7. d. Aldéhydes Chất acroléine là hợp chất rất độc và gây kích thích (irritant) có trong không khí quanh nhà máy và cả trong hơi thải của sự cháy không hoàn toàn. Các nhà máy lọc dầu, lò đốt rác và máy nổ là nguồn thải acroléine chủ yếu. Nó còn là một trong những chất độc của khói thuốc lá. e. Dioxid lưu huỳnh, SO2 Núi lửa là nguồn tự nhiên chính yếu của SO2. Nhưng đa phần của nó thải vào không khí là do hoạt động của con người, chủ yếu cũng do sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Than đá và dầu FO (fuel oil) chứa một lượng đáng kể SO2. Than đá có thể chứa 5% và dầu nặng 3% lưu huỳnh. Luyện kim và điều chế acid sulfuric cũng có vai trò thải ra lưu huỳnh.
  8. SO2 thải vào không khí có thể biến đổi thành SO3 và acid sulfuric. Chất này là một nguyên nhân của mưa acid ở nhiều vùng trên thế giới. SO2 cũng rất độc đối với thực vật và động vật. f. Dẫn xuất của Nidrogen Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí quyển. Nhưng chúng là sản phẩm với số lượng quan trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là các máy nổ xăng và dầu. Chúng là những chất có vai trò đáng kể trong ONKK. NO2 là một khí bền vững, màu vàng sậm, làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó có độ hấp thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 cũng tạo ra mưa acid. g. Ozon (O3) Ðó là một chất cấu tạo khí quyển. Nồng độ
  9. O3 tăng dần theo cao độ và đạt trị số tối đa trong tầng bình lưu, trong khoảng 18 -35 km. Trong không khí đô thị có nhiều sương mù quang hoá, nồng độ O3 có thể lên trên 1 ppm. Khi đó nó trở nên độc cho sinh vật. Nếu ONKK đô thị gây nên O3 ở gần mặt đất, thì 1 quá trình ô nhiễm khác lại làm giảm O3 trong tầng bình lưu. Việc giảm này là do các oxyd nitơ từ sự cháy, sự sử dụng ngày càng tăng phân đạm và nhất là việc thải khí Fréons (Molina và Rowland, 1974, 1975).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2