CÁC KHOẢN VAY TÀI CHÍNH
lượt xem 83
download
Bạn có thể cân nhắc tới một khoản vay khi bạn tin và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn các chi phí vay vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC KHOẢN VAY TÀI CHÍNH
- CÁC KHOảN VAY TÀI CHÍNH Tại sao nên cần một khoản vay để đầu tư cho công việc kinh doanh? Bạn có thể cân nhắc tới một khoản vay khi bạn tin và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh khác được đầu tư từ khoản vay đó sẽ cao hơn các chi phí vay vốn. Bạn không nên vay để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại. Vì điều đó có thể làm cho bạn lâm vào tình trạng khó khăn hơn về tài chính. Thay cho điều đó, bạn có thể cắt giảm chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh" làm tốt hơn và rẻ hơn". Bạn chỉ nên tập chung vào các hoạt động kinh doanh mà chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không hiệu quả, thì bạn nên suy nghĩ tới việc thay đổi hoạt động kinh doanh của mình. Một vấn đề mà các chủ kinh doanh sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay hộ gia đình kinh doanh hoặc kinh doanh không chính thức, gặp phải ở Việt Nam là những việc đột xuất xảy ra trong gia đình và họ phải chi những khoản tiền cho các những việc này. Đó thường là những chi phí về y tế. Những việc đột xuất này có thể làm tài chính của gia đình hao hụt và hậu quả tiếp theo là làm hỏng hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này không phải do chúng ta tự gợi ra mà do đúc kết từ thực tế. Lúc đó một khoản vay trở nên cần thiết để giúp cho công việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ sau khi bạn đã bị trút sạch tiền vào một việc đột xuất nào đó. Tuy nhiên khoản vay này chỉ có thể giúp được bạn nếu công việc kinh doanh của bạn hiện đang mang lại lợi nhuận và với cơ sở là bạn đã tính toán thấy việc hoàn trả tiền vay sẽ không giết chết hoạt động kinh doanh của bạn CÁC KHOảN VAY TÀI CHÍNH Các loại khoản vay tài chính Vốn chủ sở hữu Vốn của chủ là giá trị các hàng hoá và tiền mặt mà bạn phải bỏ vào công việc kinh doanh của bạn. Đó là khoản tiền vốn của riêng bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp chi muốn kinh doanh trên số tiền của riêng họ mà thôi, bởi vì điều đó làm cho họ độc lập khỏi sự ràng buộc của một bên thứ ba nào đó. Vốn của chủ cũng được tăng lên bằng cách lấy lợi nhuận để đầu tư trở lại vào hoạt động kinh doanh. Dù cho có như vậy nhưng vốn của chủ không đủ để phát triển hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn nên nghĩ tới các khoản tài chính vay bên ngoài khi lợi nhuận, mà bạn hy vọng thu được từ các từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ các nguồn tài chính bên
- ngoài, cao hơn chi phi để có được các khoản tài chính đó. Vốn của chủ là một trong những yếu tố cơ bản mà bên thứ ba cân nhắc khi họ muốn đồng tài trợ cho bạn và cho hoạt động kinh doanh của bạn vì nó chỉ ra mức độ rủi ro của bạn. Các khoản vay từ Gia đình Vay từ các thành viên trong gia đình là điều bình thường xảy ra trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là khi khó xin vay được từ ngân hàng, điển hình là ở Việt Nam. Các điều khoản cho vay có thể rất rộng tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa bạn và ngân hàng. Nhưng một khoản vay trong gia đình thì có thể ít phiền phức hơn. Các khoản vay trong gia đình nói chung rất có lợi, tuy nhiên cũng có thể gây ra các khó khăn và như vậy sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình. Nếu bạn muốn vay tiền từ một thành viên của gia đình cho công việc kinh doanh mà bạn cho rằng đó công việc của riêng bạn (chứ không phải là của gia đình) thì bạn nên phải chắc chắn xem người cho bạn vay cũng biết nhìn nhận vấn đề giống như bạn-ngay từ lúc ban đầu khi chưa cho vay. Hãy tránh những hiểu nhầm như là "chung vốn" - mà được giải thích rõ thêm dưới đây. Các khoản vay từ Bè bạn Các khoản vay từ bè bạn là điều bình thường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở đây, các điều khoản và nghi thức của khoản vay có thể thay đổi. Một khoản vay từ một người bạn tốt có thể hỗ trợ nhiều cho hoạt động kinh doanh đang phát triển của bạn. Khi chuẩn bị đi vay tiền từ bạn bè, chúng ta cần cân nhắc mốt số điều sau: Có khả năng khoản vay từ một người bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình bạn giữa hai người vì sự cân bằng giữa hai người trở nên không cân bằng nữa và khoản vay trở thành vật đứng giữa tình cảm bè bạn. Mọi người có thể là bạn của nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng có khi tình cảm đó bị đứt quãng. Lý do của việc đứt quãng này có thể là do khoản vay của bạn. Một khoản vay từ một người bạn có thể được xem như là một ân huệ. Vậy nên đổi lại cái gì ? Mặc dầu vậy, các khoản tiền vay được từ gia đình và bè bạn là những lựa chọn rất tốt khi các khoản vay của ngân hàng khan hiếm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì những khoản vay từ ngân hàng là thực sự khan hiếm. Các khoản vay từ Ngân hàng Ngân hàng là một ngành kinh doanh. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở giảm đến mức thấp nhất rủi ro của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bạn cũng vậy, bạn cũng không muốn mất khoản tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng cho những khoản vay rủi ro mà ngân hàng quyết định. Khi bạn muốn làm đơn xin vay tại một ngân hàng, các nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá trình độ của bạn trên phương diện là một doanh nhân, đánh giá số liệu của doanh
- nghiệp bạn trong việc hoàn trả nợ (nếu bạn có), tài sản thế chấp, tình hình kinh doanh hiện tại của bạn và kế hoạch kinh doanh mà tiền vay được sử dụng. Do vậy ưu tiên của ngân hàng là tìm biểu xem bản thân bạn có thể là một rủi ro tín dụng chấp nhận được hay không và công việc kinh doanh của bạn có khả năng thực hiện được không: "liệu chúng ta có thể tin tưởng giao tiền cho anh ta hoặc chị ta được không ?" và " liệu hoạt động kinh doanh này có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng được không ?" . Tất cả những việc trên là nhằm đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả. Theo quan điểm của ngân hàng, những câu hỏi trên là cần thiết để đánh giá đúng bạn. Một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với ngân hàng, ví dụ như dưới hình thức đặt một tài khoản tại ngân hàng, sẽ giúp ích cho ngân hàng biết bạn tốt hơn. Bạn cần phải chỉ ra trình độ khả năng của mình bằng một Bản Kế hoạch Kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng và thiết thực. Với một doanh nghiệp nhỏ đang phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hoặc cần vốn lớn, thì đều cần các khoản tài chính trung đến dài hạn để có đất, nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị. ở nhiều nước, đều có các khoản vay ngân hàng dành cho các chủ doanh nghiệp có khả năng và đáng tin cậy với kế hoạch kinh doanh hợp lý và đủ tài sản thế chấp. ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có cơ hội như trên. Các ngân hàng có thể đồng ý với các khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn dài nhất là 6 tháng và doanh nghiệp thường chỉ được xem xét tới nhu cầu vay dài hạn của mình khi họ thành công trong việc xin được các khoản vay ngắn hạn. Đây là một chặng đường dài và vì vậy ít được chọn. Tuy nhiên thực tế cho thấy các khoản vay trung hạn đến dài hạn đều không sẵn có. Chung vốn Chung vốn có nghĩa là chính thức kinh doanh chung với những người khác. Bạn và một hoặc nhiều đối tác khác cùng chia xẻ đóng góp vốn kinh doanh, chia xẻ lỗ lãi theo mức đóng góp của mỗi đối tác trong công việc kinh doanh. Đây cũng là một cách thức tập trung vốn để khởi sự hoặc mở rộng kinh doanh, nhưng điều này cũng có nghĩa là không phải một mình bạn điều hành việc kinh doanh. Các đối tác chắc chắn sẽ quan tâm tới công việc kinh doanh và họ cần có khả năng đi đến thống nhất về các quyết định kinh doanh. Họ cũng phải hợp tác làm việc tốt cùng nhau. Trong trường hợp có những bất đồng, những đối tác có mức đóng góp lớn hơn sẽ là người đưa ra quyết định. Cần phải đưa ra các điều khoản về trường hợp một đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp. Điều khoản thông thường được áp dụng cho đối tác muốn rút khỏi doanh nghiệp là đối tác đó phải bán cổ phần của mình cho các đối tác khác trước khi có thể bán nó cho ai khác. Các khoản ứng trước cho các Nhà cung cấp Một khoản ứng trước cho người cung cấp hàng thực tế là một khoản tiền phải trả cho máy móc, thiết bị hoặc nguyên liệu mà người cung cấp hàng đã chủ định cho hoãn lại. Người cung cấp hàng có thể làm điều này như một phương pháp marketing để bán hàng của mình. Việc này đòi hỏi một mức độ tin cậy lẫn nhau giữa người bán và người mua. Mối tin cậy này sẽ được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau. Đối với các loại hàng hoá đòi hỏi vốn lớn, ví dụ như mua máy móc sản xuất đắt tiền, thì
- người cung cấp hàng có thể thu xếp với ngân hàng cho bên mua vay tiền để mua hàng. Có nghĩa là người cung cấp hàng không trì hoãn việc thanh toán tiền mà đóng vai trò như người trung gian thu xếp một khoản vay ngân hàng cho bên mua hàng. Khoản trả trước của người mua hàng hay tiền bảo chứng của người mua hàng Tiền trả trước của người mua hàng là một khoản tiền đặt cọc khi họ đặt mua hàng của bạn. Số tiền này sẽ giúp bạn chi cho việc sản xuất sản phẩm đã được đặt mua. Việc này tất nhiên cũng đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người cung cấp và tất nhiên sự tin cậy này được hình thành qua mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Thuê Thuê là một khái niệm mới ở Việt Nam và có thể trang thiết bị mà bạn cần thì không sẵn có để thuê. Phương pháp thuê này là một cách thức sử dụng các phương tiện, máy móc và thiết bị mà không cần trả toàn bộ chi phí ngay lập tức. Đây là một hình thức thuê phức tạp hơn nhưng trong thời hạn lâu hơn. Quyền sở hữu của những hàng hoá cho thuê vẫn thuộc về công ty cho thuê. Có hai hình thức cho thuê. Với hoạt động cho thuê này công ty cho thuê có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm. Cá nhân hoặc doanh nghiệp thuê sử dụng trang thiết bị phải trả các chi phí này. Trong khi thuê, bạn nên phải biết rõ các chi phí hàng tháng phải trả cho trang thiết bị thuê. Nói chung, một hợp đồng cho thuê thì thường không ghi là bên sử dụng được phép mua lại trang thiết bị sau khi thuê. Vì các công ty cho thuê cũng cần lợi nhuận , việc thuê trang thiết bị này thường đắt hơn việc vay tiền ngân hàng để mua trang thiết bị, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn sử dụng trang thiết bị đến tận hết vòng đời kinh tế của sản phẩm. Thuê-Mua Hình thức Thuê-Mua cũng tương tự như hình thức Thuê, nhưng có khác là vật được thuê sẽ trở thành tài sản của người đi thuê sau một số đợt thanh toán theo qui định. Với hình Thuê-Mua, bạn phải trả một tỷ lệ lãi xuất nhất định hàng tháng, đắt hơn nhiều so với tỷ lệ lãi xuất tương tự mà bạn chỉ việc trả hàng năm nếu tính theo ngân hàng. Bao thanh toán (mua nợ) Bao thanh toán hay Mua nợ chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam và có thể hình thức này không có trong ngành kinh doanh của bạn. Khi một doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng của họ trả tiền sau hai tháng, nếu khách hàng của bạn tỏ ra thờ ơ trong việc thanh toán thì bạn có thể dùng hình thức "bao thanh toán" để nhận được ít nhất một phần lượng tiền nợ. Bằng hình thức bao thanh toán, doanh nghiệp của bạn có thể bán hoá đơn hoặc giấy nợ cho một "Nhà Mua nợ". Khi doanh nghiệp của bạn bán hoá đơn, thì công ty Mua nợ sẽ lập tức trả cho bạn một lượng tiền mặt nhưng không phải là toàn bộ số tiền nợ. Công ty Mua nợ có thể sẽ giảm giá trị
- các hoá đơn nợ của doanh nghiệp bạn xuống 20% hoặc hơn nữa tuỳ theo mức độ rủi ro của chúng. Sau khi đã bán hoá đơn nợ, bạn không có quyền đòi nó nữa. Lúc này "Nhà Mua nợ" sẽ có trách nhiệm thu hồi nợ. Hình thức mua nợ (bao thanh toán) rất đắt và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc kỹ lưỡng đến khoản chi phí phải mất cho việc này. Các doanh nghiệp cũng nên suy nghĩ đến việc liệu các khách hàng có thực sự muốn "đối đầu" với các "thoả thuận" trong việc thanh toán các hoá đơn cho doanh nghiệp bạn hay không. CÁC KHOảN VAY TÀI CHÍNH Bạn cần làm gì để nộp đơn xin vay ngân hàng ? Bạn cần được chuẩn bị kỹ càng. Phải có hiểu biết cơ bản về chương trình vay mà bạn nộp đơn. Bạn cần phải trình bày kế hoạch kinh doanh mình, ghi chi tiết về hoạt động kinh doanh hay dự án mở rộng kinh doanh. Bạn cần phải nắm chắc các yếu tố đầu vào và kết quả của kế hoạch kinh doanh của mình. Bạn cũng phải chứng tỏ mình là nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, người mà ngân hàng có thể tin tưởng. Đôi khi cũng có lợi nếu bạn có thể nêu tên một số những người biết về khả năng làm chủ doanh nghiệp của bạn. Những người như vậy có thể là Hội đồng Kinh doanh địa phương, đặc biệt là các nhân viên đã trực tiếp hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh trong Hội Đồng này. Họ thường là những người dễ liên lạc. Các chương trình tín dụng dành cho Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Đây là thông tin hướng dẫn tiếp cận với các chương trình cho vay ở Việt Nam. Các bạn sẽ được cung cấp thông tin cần thiết để làm thế nào để xin được một khoản vay và giúp bạn chắc chắn rằng đơn xin vay của bạn đã gửi vào đúng tổ chức tài chính phù hợp. Các bạn hãy xem chương trình "Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn ở Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về hệ thống tài chính
0 p | 536 | 210
-
Kinh tế tài chính - Chương 9 - Kế toán thanh toán trong các doanh nghiệp
76 p | 258 | 153
-
Các báo cáo tài chính cơ bản giúp bạn điều hành doanh nghiệp
7 p | 331 | 144
-
Quá trình hình thành các sản phẩm tài chính trị giá hàng ngàn tỷ
4 p | 209 | 33
-
Bài giảng : Giám sát liên tục các ngân hàng và định chế tài chính
53 p | 152 | 28
-
Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 3 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà
59 p | 192 | 28
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7 - GV. Nguyễn Thu Hà
39 p | 131 | 20
-
Bài giảng Định chế tài chính - Chương 6: Thị trường khoản vay thế chấp bất động sản
26 p | 37 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 3: Kế toán các khoản phải trả
85 p | 15 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Chương 7: Thị trường khoản vay thế chấp bất động sản
24 p | 33 | 4
-
Bài giảng Chương 7: Kế toán nơ vay và dự phòng phải trả - Trần Thị Phương Thanh
34 p | 109 | 4
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 5 - Trần Thị Quế Giang
18 p | 246 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 5 - ThS. Hoàng Huy Cường
55 p | 52 | 3
-
Tác động của các yếu tố tài chính đến thị trường nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 51 | 2
-
Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ ở doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế
3 p | 58 | 2
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 4 - ĐH Thương Mại
11 p | 29 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn