intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 3 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà

Chia sẻ: Nguyễn Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

195
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 3 Rủi ro tín dụng thuộc bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu một số nội dung chính sau: rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ, danh mục khoản vay và rủi ro tập trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro các định chế tài chính: Chương 3 - PGS.TS Trần Thị Thái Hà

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
  2. Chương 3 RủI RO TÍN DụNG 2
  3. Những nội dung chính • Rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ • Phân loại và các đặc trưng của khoản vay • Lãi và phí • Lãi suất và khối lượng tín dụng • Đo lường rủi ro tín dụng • Danh mục khoản vay và rủi ro tập trung – Các mô hình đơn giản về rủi ro tập trung khoản vay
  4. Các loại khoản vay • Khoản vay thương mại (C&I) • Khoản vay bất động sản • Khoản vay cá nhân (tiêu dùng)
  5. Khoản vay thương mại • Ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy mục đích tài trợ (vốn lưu động hay máy móc thiết bị…) • Đồng tài trợ do nhiều FI cung cấp • Có hoặc không có bảo đảm: đánh đổi giữa tài sản thế chấp và lãi suất trên khoản vay. • Khoản vay giao ngay và cam kết khoản vay • Lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi • Khả năng thay thế của thương phiếu làm giảm tầm quan trọng của khoản vay thương mại.
  6. Khoản vay bất động sản • Chủ yếu là khoản vay mua nhà ở và thế chấp nhà (mortgages). • Quy mô khoản vay; hệ số khoản vay trên giá trị (LTV); thời hạn (thường khá dài). • Lãi suất và phí (hoa hồng, chiết khấu, khoản trả trước…) • Lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh
  7. Khoản vay tiêu dùng • Tài trợ các khoản vay tiêu dùng • Do nhiều loại hình FI cung cấp, thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến. • Khoản vay trong hạn mức (được phép rút tiền và hoàn trả nhiều lần trong thời gian của hợp đồng).
  8. Lợi suất trên một khoản vay • Các yếu tố tác động tới lợi suất hứa hẹn trên 1 đồng cho vay – Lãi suất trên khoản vay – Bất kỳ khoản phí nào liên quan tới khoản vay – Mức bù rủi ro tín dụng trên khoản vay – Tài sản thế chấp của khoản vay – Những khoản mục phi giá khác (đặc biệt là số dư ký quỹ và dự trữ bắt buộc)
  9. Lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay • Một FI thực hiện một khoản vay thương mại giao ngay, thời hạn 1 năm, 1 triệu $. Lãi suất cho vay tối thiểu (BR) = 12% + Mức bù rủi ro tín dụng (m) = 2% BR + m = 14% • BR: phản ánh chi phí vốn bình quân của FI hoặc chi phí biên của quỹ (lãi suất thương phiếu; lãi suất quỹ bình quân hay Libor) hay lãi suất cho vay tốt nhất.
  10. Ba loại phí gắn với một khoản vay • Phí phát hành khoản vay, f (xử lý hồ sơ vay) • Tiền đặt cọc bắt buộc, dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, không có lãi (b) • Dự trữ bắt buộc (R) do NHTU đòi hỏi đối với FI trên số tiền gửi không kỳ hạn, bao gồm cả tiền đặt cọc. Cùng với rủi ro tín dụng, những yếu này cần được xem xét khi đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của khoản vay.
  11. Lợi suất gộp trên khoản vay (k) • k = ROA trên 1$ cho vay f  ( BR  m ) 1 k  1 1  [ b (1  R )] • Tử số: dòng tiền vào hứa hẹn trên 1$, phản ánh phí trực tiếp (f) cộng với lãi trên khoản vay (BR + m). • Mẫu số: với mỗi 1$ cho vay, số dư đặt cọc không có lãi là b; số tiền ròng nhận được là 1-b, nếu cộng cả dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ R thì tổng chi phí của FI trên khoản vay 1$ là 1-b + Rb = 1 – b(1- R)
  12. Chú ý • Khi lãi suất tối thiểu trên khoản vay được xác định, thì mức bù rủi ro tín dụng là yếu tố chủ yếu xác định lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay. • Khi thị trường cho vay thương mại trở nên cạnh tranh hơn, thì cả (f) lẫn (b) đều trở nên ít quan trọng hơn.
  13. Lợi suất kỳ vọng của khoản vay • Lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay, (1 + k), bao gồm lãi suất khoản vay + những khoản ngoài lãi. • Lợi suất hứa hẹn có thể rất khác với lợi suất kỳ vọng và lợi suất thực tế, do có rủi ro vỡ nợ. E (r) = p (1 + k) (p = xác suất hoàn trả khoản vay) Nếu p < 1, tức rủi ro vỡ nợ tồn tại.  FI phải: (1) Ấn định m đủ cao để bù đắp rủi ro (2) thừa nhận rằng: m cao; f cao và lãi suất gốc cao có thể làm giảm p.
  14. • Từ đó, FI thường phải kiểm soát rủi ro tín dụng theo hai phương diện:  Giá (tức là lợi suất hứa hẹn): 1 + k  Lượng (tức là tính sẵn có của tín dụng) • Nói chung, so với khoản vay C&I (bán buôn), kiểm soát về lượng đối với những khác biệt rủi ro tín dụng của khoản vay tiêu dùng mạnh hơn kiểm soát về giá.
  15. Quyết định tín dụng bán lẻ • Khoản vay có quy mô nhỏ; chi phí thu thập thông tin cao → đa số các quyết định bán lẻ thường chỉ là chấp nhận hoặc bác bỏ. • Chỉ phân biệt khối lượng mà không phân biệt lãi suất : phân phối tín dụng (“credit rationing”). – Hai người vay có thể chịu cùng mức lãi suất, nhưng khối lượng được vay là khác nhau. – Hai người vay khoản vay thế chấp BĐS có thể đều được chấp nhận, với lãi suất như nhau, nhưng sẽ bị phân biệt theo hệ số LTV.
  16. Quyết định tín dụng bán buôn • Với các khoản vay C&I, FI sử dụng và lãi suất và khối lượng tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng. • Dựa vào lãi suất cho vay tốt nhất BR  Người vay có rủi ro thấp: lãi suất < BR  Người vay có rủi ro cao: lãi suất > BR • FI sẵn sàng cho vay tới người vay C&I rủi ro cao, miễn là họ trả mức lãi suất đủ cao (m đủ cao). 16
  17. Mối quan hệ lãi suất hứa hẹn và lợi suất kỳ vọng trên khoản vay • Ls rất cao khuyến khích đầu tư vào dự án rủi ro cao ; xác suất thu lợi nhuận cao , xác suất vỡ nợ  ; FI có thể bị mất cả lãi lẫn gốc. • Ls cao, những người vay rủi ro thấp sẽ không tới vay FI, hoặc chuyển việc sử dụng tiền vay sang những dự án có rủi ro cao. • → Chất lượng trung bình các khoản vay của FI giảm
  18. Lợi suất dự tính trên khoản vay [p(1+k)] % E(r)* 1 8 14 k* Lãi suất hứa hẹn trên khoản vay (k) % Quá một mức lãi suất nhất định, tốt nhất là FI thực hiện phân phối tín dụng với các khoản vay bán buôn, tức là không cho vay hoặc giảm bớt số khoản vay. Thay vì phân bổ theo giá (đòi mức bù rủi ro), FI có thể cần xác lập một khối lượng trần mà nó sẵn sàng cho vay để tối đa hóa lợi suất dự tính từ việc cho vay.
  19. Đo lường rủi ro tín dụng • Các phương pháp và mô hình đánh giá xác suất vỡ nợ trên trái phiếu và khoản vay là tương tự nhau. • Trái phiếu và khoản vay: thường có các khoản thanh toán cố định hoặc chỉ số hóa, có vị trí ưu tiên cao hơn so với cổ phiếu, và đều có khế ước đi kèm. • Khế ước: – Thỏa thuận về các hành động nhằm nâng cao xác suất hoàn trả. – Những giới hạn đối với loại và khối lượng nợ mới, đầu tư, bán tài sản, hoặc các hệ số tài chính của bên vay, trong khi khoản vay và trái phiếu tồn tại.
  20. Các mô hình rủi ro vỡ nợ • Đánh giá rủi ro vỡ nợ trên khoản vay và trái phiếu – Các mô hình định tính – Các mô hình định lượng • Các mô hình này không loại trừ nhau, có thể sử dụng một hoặc nhiều mô hình để đưa ra quyết định về một mức giá tín dụng (lãi suất) hoặc về phân bổ khối lượng khoản vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2