intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

Chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

617
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991). Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Danh sách nhóm “Hải đường” 1. Nguyễn Văn Chiến 10157022 DH10DL 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 DH10DL 3. Võ Châu Việt Khuê 10157080 DH10DL 4. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 DH10DL 5. Bùi Hữu Long 10157095 DH10DL 6. Lê Thị Kim Ngân 10157119 DH10DL 7. Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 DH10DL 8. Nguyễn Thị Thu Thân 10157175 DH10DL 9. Huỳnh Thị Huyền Trân 10157212 DH10DL
  2. DU LỊCH SINH THÁI I. Định nghĩa: Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991). Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác đ ộng tiêu c ực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du l ịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn: “Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”( Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế). Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác về du lịch sinh thái như: Ủy ban chiến lược du lịch sinh thái Australa cho rằng: “Du lịch sinh thái là chuyến du lịch tự nhiên bao gồm việc giáo dục giải thích về môi trường tự nhiên và quản lí bền vững về phương diện sinh thái”. Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi tr ường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.  Bản chất của Du lịch Sinh thái: Là một hình thức du lịch tự nhiên mang tính khai sáng, góp phần bảo tồn hệ sinh thái mà vẫn tôn trọng sự hoà nhập của các cộng đồng địa phương.
  3. Là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung có đặc trưng là qua những chuyến đi, du khách được tiếp xúc với thiên nhiên bằng phương tiện quan sát đơn giản hay những nghiên cứu có tính hệ thống. II. Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái: 1) Những địa điểm du lịch tự nhiên: Những địa điểm du lịch sinh thái thường là vùng sâu vùng xa, có thể là hoặc không phải là nơi định cư của một cộng đồng nào đó và thuộc một khu vực tự nhiên được bảo vệ ở cấp quốc tế, quốc gia, cộng đồng hay do một cá nhân đứng ra. 2) Hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường: Khác với các loại hình du lịch thông thường, du lịch sinh thái cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn, đường đi, và các công trình khác bằng việc tái sản xuất những chất liệu dồi dào có sẵn trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự nhiên, văn hóa. Việc này cũng đòi hỏi phải kiểm soát số lượng và hành vi của khách du lịch để đảm bảo việc hạn chế các tác hại đối với hệ sinh thái. 3) Xây dựng nhận thức về môi trường: Du lịch sinh thái khác với loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên hay giáo dục khác ở chỗ nó có mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa con người và tự nhiên, và những hướng dẫn viên hiểu biết từ đó có thể chuyển khách du lịch thành những người tích cực bảo vệ môi trường. 4) Cung cấp lợi ích tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn: Du lịch sinh thái giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu và giáo dục thông qua phí vào cửa công viên hay khu vực bảo tồn vườn quốc gia,... và những đóng góp từ thiện.
  4. 5) Cung cấp lợi ích tài chính và quyền hợp pháp cho người dân địa phương: Các vườn quốc gia và khu bảo tồn chỉ tồn tại khi có được những “ cư dân hạnh phúc” trong vùng lõi và vùng đệm của nó. Điều này có nghĩa cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải có thu nhập và những lợi ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn chẳng hạn như nước sạch, đường xá, vệ sinh sức khỏe... địa điểm cắm trại, nơi ở dịch vụ hướng dẫn, quán ăn và các dịch vụ khác nên được hợp tác hoặc quản lý bởi những cộng đồng sống xung quanh công viên hoặc những địa điểm tham quan đó. Quan trọng hơn nếu du lịch sinh thái được nhìn nhận như một công cụ cho sự phát triển nông thôn, nó cũng phải giúp thay đổi cách quản lý kinh tế và chính trị đối với cộng đồng địa phương, làng xã hợp tác xã, doanh nghiệp. Mặc dù, điều này không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian nhưng là việc làm rất cần thiết nếu muốn phát triển du lịch bền vững. 6) Tôn trọng văn hóa địa phương: Du lịch sinh thái không chỉ có nghĩa là “xanh hơn”, mà những tác động ảnh hưởng tới văn hóa cũng phải ít hơn so với những hình thức du lịch thông thường. Trong khi mại dâm, chợ đen và nghiện hút thường là tác dụng phụ của một nền du lịch lớn thì du lịch sinh thái cố gắng tôn trọng một cách văn hóa và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến cả môi trường tự nhiên và văn hóa của quốc gia, khu vực đó. Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi du lịch sinh thái thường bao gồm việc du lịch tới những vùng sâu vùng xa, nơi những cộng đồng nhỏ và biệt lập có ít kinh nghiệm trong việc giao lưu với người nước ngoài. 7) Vấn đề dân chủ, thể chế: Mặc dù du lịch thường được coi là công cụ để xây dựng hiểu biết về các quốc gia và gắn kết hòa bình thế giới nhưng điều này không phải lúc nào “tự động” diễn ra. Du lịch thông thường ít khi chú ý đến vấn đề chính trị tại đ ịa
  5. phương trừ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của khách du l ịch. Du lịch sinh thái đòi hỏi một cách tiếp cận tế nhị hơn, trong đó mọi người tham gia đều cố gắng học hỏi, tôn trọng và làm lợi cho cả môi trường và cộng đồng địa phương. III. Nguyên tắc cần lưu ý đối với du lịch sinh thái Du lịch sinh thái thường gắn với giáo dục dành cho cả khách du lịch và những người cư trú ở các cộng đồng lân cận. Bởi vậy, trước mỗi chuyến khởi hành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch đ ọc những sách báo nói về đất nước, môi trường và người dân địa phương, cũng như một số quy định hướng dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp cho việc tổ chức các tour du lịch nhằm tìm hiểu về con người và vùng đất mới giảm thiểu các tác động tiêu cực, đặc biệt khi tham quan những môi trường và vùng văn hóa nhạy cảm. Nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào hoạt động bảo tồn, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá địa phương. Các hoạt động DLST phải tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Du khách được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đó. Lượng du khách phải luôn được điều hoà ở mức độ vừa phải và đảm bảo rằng không gian môi trường không bị quá tải. • Luôn đặt các nguyên tắc về môi trường sinh thái lên hàng đầu • Đảm bảo lợi ích hài hoà lâu dài cho tất cả các bên liên quan • Hướng dẫn viên và các thành viên tham gia phải chuẩn bị kỹ càng nội dung và có nhận thức cao về môi trường sinh thái • Người tham gia cần có sự đào tạo.
  6. Ở một số nước xung quanh các điểm du lịch có thể đang diễn ra những cuộc xung đột hay bất đồng ý kiến trong việc kiểm soát nguồn tài nguyên hoặc nguồn thu từ du lịch. Trong những trường hợp đó, du lịch sinh thái cần đặt ra những câu hỏi như “Liệu sự tăng trưởng kinh tế xuất phát từ ngành du lịch có thực sự cải thiện điều kiện sống của người dân không? Liệu việc tẩy chay một quốc gia có làm tổn hại những người dân bần cùng không...” Điều cần thiết đối với một chuyến du lịch sinh thái tốt là phải có đ ược hướng dẫn viên được đào tạo kĩ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết về lịch sử tự nhiên, văn hóa có tư chất tốt cũng như có khả năng diễn giải và giao tiếp hiệu quả. Và cũng như du lịch truyền thống, du lịch sinh thái bao gồm những mối quan hệ không bình đẳng giũa người du lịch với “ nhà”, và các mối quan hệ trong việc trao đổi tiền tệ. Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch sinh thái có trách nhiệm thì phải học cách tôn trọng những phong tuc tập quán đ ịa phương, không tự ý xâm nhập vào cộng đồng khi chưa có sự cho phép. Điều quan trọng nhất trong du lịch sinh thái là các nguyên tắc. Vấn đ ề nằm ở chỗ sẽ vận dụng những nguyên tắc đó ra sao. IV. Yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái: Để phát triển du lịch sinh thái cần làm những công việc sau: - Phát biểu chính sách về du lịch sinh thái và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát triển bền vững. - Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệt các kiến thức cổ truyền, nguồn lợi di truyền, quyền sở hữu đất đai và nước. - Khi xây dựng các dự án du lịch sinh thái cũng nên chú ý giáo dục các thành viên của những cộng đồng dân cư xung quanh, nên tổ chức cho họ những chuyến tham quan mang tính chất giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi.
  7. - Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyết định về du lịch sinh thái, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý. - Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham gia vào du lịch sinh thái. - Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sản phẩm du lịch sinh thái. - Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển du lịch sinh thái. - Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng dẫn quốc tế. - Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức du lịch nhỏ và trung bình. - Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó có định hướng các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên. - Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ vào các chiến lược và chương trình chung của quốc gia và quốc tế. V. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DLST Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững, nhiều mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của c ộng đồng đã được khuyến khích phát triển ở các địa phương, đặc biệt tại các trọng điểm du lịch diễn ra sôi động với nhiều cơ hội cho cộng đồng. Thực tế hoạt động du lịch nói chung, DLST nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở việt nam cho thấy những hình thức chủ yếu mà cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch và DLST ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm:
  8. - Tham gia vào các quá trình quy hoạch phát triển du lịch: đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của cộng đồng địa phương. - Là nhà cung cấp đáng tin cậy cho các doanh nghiệp du l ịch những nguyên vật liệu có tính truyền thống của địa phương cần thiết cho việc xây dựng các công trình, cung cấp dịch vụ thực phẩm tươi sống hoặc đã qua sơ chế (rau, hoa quả,thịt cá, đặc sản..), hàng thủ công mỹ nghệ truyền thốngcủa địa phương… - Tham gia vào các hoạt động tác nghiệp giản đơn như nấu ăn,giặt là… trong một số trường hợp, cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên/thuyết minh viên địa phương… Sự tham gia của cộng đồng ngày càng được mở rộng, thu hút ngày một đông sự tham gia của cộng đồng, góp phần tăng cường sinh kế và cải thiện cuộc sống của người dân nơi diễn ra hoạt động du lịch. - Tham gia ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi họ có được sự hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và môi trường du lịch sẽ không có hiệu quả nếu thiếu s ự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. - Cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống: biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; hoạt động trình diễn sản xuất hang thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà ở đó cộng đồng là chủ thể, là những nghệ nhân. - Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển khách (thuyền, xe thô sơ…), dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ…Tuy nhiên để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ…
  9. Vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là bằng thuyền, ở nhiều điểm tham quan như Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, khu cảnh quan danh thắng Tam Cốc – Bích Động, VQG Ba Bể, VQG Tràm Chim, VQG Phú Quốc…cũng là một trong những hình thức phổ biến và ngày càng phát triển hiện nay về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Loại hình du lịch lưu trú tại nhà dân đang là loại hình du lịch thu hút sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sapa, Ba Bể, Vĩnh Long…Tại VQG Ba Bể, nếu như năm 1996 chỉ có 3 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ này thì đến năm 2006 đã lên đến trên 20 hộ. Trong định hướng phát triển du lịch và DLST ở nhiều địa phương nơi có các nguồn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với các giá trị đa dạng sinh học cao như những điểm đến hấp dẫn khách quan trọng như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai…đã chú ý quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát triển đa dạng sinh học với sự tham gia tích cực của cộng đồng. Việc ưu tiên phát triển một số loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng không chỉ với mục đích có thêm môt sản phẩm du lịch mới mà còn tạo ra c ơ hội để cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du l ịch, qua đó góp phần tích cực vào nổ lực bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở những khu vực này. Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế, điển hình là tổ chức phát triển Hà Lan( SNV), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo tồn động vật hoang dã( WWF) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào nổ lực xóa đói giảm nghèo. Ví dụ điển hình đối với những mô hình này có thể thấy ở VQG Ba Bể ( Bắc Kạn), VQG Xuân Thủy ( Nam Định), khu bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hòa ), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp )…
  10. Sự tham gia của các cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch sinh thái ở nhiều điểm du lịch, trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhìn chung có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch địa phương hoặc có sự tư vấn, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, s ự hướng dẫn, giúp đỡ thường chỉ ở giai đoạn đầu còn sau đó hoạt động này bị buông lỏng, thiếu sự giám sát và tư vấn. Kết quả là sự tham gia của cộng đồng hướng tới việc hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, đa dạng sinh học và môi trường không được như mong muốn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn du lịch ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học khu vực. Có thể nêu một số những nguyên nhân chủ yếu sau: - Nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ về lợi ích cũng như nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch nói chung, ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng; - Quyền được biết của cộng đồng về quy hoạch, về các quy định quản lý tại các khu, điểm du lịch, trong đó có các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên còn chưa được thực hiện nghiêm túc - Hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng chuyển đổi nghề, tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch để ổn định cuộc sống còn có những bất cập. - Cộng đồng chưa có sự hỗ trợ đầy đủ về vốn, về kĩ năng, về thông tin,...để phát triển những dịch vụ phù hợp một cách lâu dài. - Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch tại các khu , điểm du lịch tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên còn chưa đáp ứng được yêu cầu. DU LỊCH VĂN HÓA I. Định nghĩa:
  11. Là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán, lễ hội còn hiện diện. Du lịch văn hóa còn được hiểu: -Là tổng của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến du lịch. -Là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành du lịch). -Một loại hình thái văn hóa của đời sống du lịch. -Một loại hình thái văn hóa đặc thù, lấy văn hóa giá trị nội tại của văn hóa chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch. II. Đặc điểm cơ bản: • Tính tổng hợp: Du lịch văn hóa có nhiều loại hình thái: -Vừa có hình thái văn hóa vật chất, vừa có hình thái văn hóa tinh thần. -Vừa có văn hóa cổ đại, vừa có văn hóa cận đại, hiện đại. -Vừa có văn hóa truyền thống bản địa vừa có văn hóa nước ngoài du nhập. -Có tính ngưỡng tôn giáo, quan niệm xã hội, kiểu mẫu chính trị. -Vừa có truyền thống lịch sử, phong thổ nhân tình. • Tính khu vực: Văn hóa bất kể của cả loài người hay của một quần thể cá biệt, bất kể của nhiều nhân tố phức tạp hay của một nhân tố thì sự kế thừa l ịch s ử và biến đổi trong không gian của nó đều liên quan đến một khu vực, một lãnh thổ cụ thể. Mỗi vùng mỗi lãnh thổ có nét đặc trưng riêng, độc đáo về văn hóa du lịch, nó tạo thành sức hấp hẫn đặc sắc riêng để thu hút du khách. • Tính kế thừa:
  12. Tất cả các cảnh quang văn hóa đều là kết quả của sự diễn biến lâu dài của văn hóa nhân loại(bao gồm văn hóa du lịch) hình thành trong quá trình lịch sử tất yếu có tính kế thừa mãnh liệt. • Tính xung đột: Tính xung đột của du lịch văn hóa không những chỉ văn hóa được sinh ra trong sự xung đột, va chạm của văn hóa khác nhau, mà còn xảy ra trong nội bộ hệ thống du lịch văn hóa. Du khách và nhân viên phục vụ du lịch tới từ các nước, các khu vực khác nhau, điều này tất yếu dẫn đến sự hình thành mâu thuẫn và sinh ra xung đột trong hoạt động du lịch, từ đó tác động tới các mặt của du lịch văn hóa. III. Điều kiện để tổ chức: - Nơi tổ chức du lịch văn hóa phải có các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa như: di tích lịch sử, sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín ngưỡng... - Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch như các điều kiện về lưu trú, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe… . - Nguồn nhân lực du lịch phải có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa của địa phương. IV. Nguyên tắc cần chú ý: -Hoạt động du lịch văn hóa thường nên gắn liền với địa phương nơi có các điều kiện cần thiết để tổ chức du lịch như: lễ hội, di tích lịch sử, phong tục... . -Người tổ chức cần phải có những sáng tạo trong du lịch, biết khai thác tài nguyên du lịch văn hóa một cách hợp lí vừa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vừa không làm mất đi giá trị văn hóa của nó. V. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa: • Đối với thế giới:
  13. Du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ y ếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc kể cả những phong tục tín ngưỡng…để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là c ơ hội đ ể thỏa mãn nhu cầu đó. • Đối với Việt Nam: -Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Là loại hình rất phù hợp với bối cảnh Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. -Ở Việt Nam nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên đặc điểm các vùng miền.Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam, Du lịch Điện Biên, con đường Di sản miền Trung… là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. -Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Lễ hội đã giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế và Lễ tế đàn Nam Giao… DU LỊCH NGHIÊN CỨU - HỌC TẬP I. Định nghĩa Du lịch nghiên cứu – học tập là loại hình du lịch kết hợp với học tập, nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế về địa lí, địa chất, l ịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, khoa học, du lịch…cho khách du lịch.
  14. II. Đặc điểm  Khách du lịch: Chủ yếu là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm hiểu thực tế, phục vụ nghiên cứu khoa học.  Cơ sở hạ tầng Các nhà cung ứng dịch vụ thường xây dựng những phòng học ngoài trời được thiết kế phù hợp với từng nội dung học tập. Các điểm đến du lịch có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc tìm hiểu, quan sát, phân tích, nghiên cứu….  Thời gian lưu trú Tùy vào đối tượng, mục đích nghiên cứu, học tập mà thời gian lưu trú có thể là ngắn ngày hay dài ngày. Đa số học sinh, sinh viên tham gia du lịch thường lưu trú trong thời gian ngắn để tìm hiểu thực tế, làm báo cáo môn học,…Còn các nhà khoa học thường có thời gian lưu trú dài ngày để làm các công trình nghiên cứu khoa học.  Hướng dẫn viên du lịch Đa số hướng dẫn viên du lịch là các thầy cô giáo phụ trách chuyên môn, các chuyên gia hoặc người dân địa phương, hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng về điểm đến du lịch.  Điểm đến du lịch Điểm đến của loại hình du lịch nghiên cứu- học tập thường là các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, viện hải dương học, các khu di tích lịch sử, các bảo tàng, công trình kiến trúc, các khu giải trí: thảo cầm viên, công viên nước…. DU LỊCH MICE.
  15. I. Định nghĩa và phân loại du lịch MICE. MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event ( triển lãm, sự kiện). Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour, Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm quyền. Theo đó, MICE tour bao gồm các hoạt động kinh doanh sau: *Meeting tour: Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin mới về 1 loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề đang tồn tại .... Hoạt động Meeting này bao gồm 2 loại: - Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các nhóm người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp. Nguồn khách của Association Meeting thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm....Quy mô của loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 người đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên, trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 1 năm và được tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau. - Corporate Meeting: chia làm 2 loại: + Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thưởng trong nội bộ công ty. + External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới.
  16. Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn Association Meeting. * Incentive tour: Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thành viên hoặc các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc một tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với nhau và với công ty. Theo cách hiểu ban đầu thì tour du lịch này chỉ dành cho nhân viên c ủa hãng nhưng ngày nay thì đã mở rộng hơn, ngoài những người làm việc tr ực tiếp cho hãng còn có thể có những nhân viên thuộc các công ty con, đại lý hay các công ty có liên quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của hãng.. Đó có thể là giám đốc các chi nhánh hay trưởng phòng kinh doanh....Do đó, kích thước tập khách của Incentive tour cũng vì thế được mở rộng hơn. Các tour du lịch như vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích, thưởng cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công ty. Chính đặc điểm như vậy mà số lượng khách tham gia thường khá lớn. Thông thường 1 tour du lịch lớn trung bình, số lượng khách thường chỉ dao động từ 100 – 150 khách, kéo dài từ 4 – 5 ngày hoặc t ừ 8 – 9 ngày v ới những hoạt động mang tính tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Tất nhiên có những đoàn incentive, số lượng khách có thể lên tới hơn 200 hay thậm chí chỉ 30 – 50 khách, nhưng lượng đoàn như thế này thường không nhiều. Nội dung của Incentive tour được tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo yêu cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch đ ược tổ chức cho những đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhưng không phải thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có ít nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive như các chuyến đi du lịch của học sinh, sinh viên, theo đơn vị lớp, khoa, tr ường, các đợt tập huấn, dã ngoại của cán bộ các đoàn thể, tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ.....Những chuyến du lịch này cũng nhằm mục
  17. đích khuyến khích những người tham gia phát huy được năng lực của mình và cũng thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên. * Convention tour: Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo gi ữa những chuyên gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau. Số lượng tham gia khoảng từ 300 – 1500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị không dưới 2 năm. Thông thường hoạt động này được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và bao gồm 2 loại: - Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức bởi các thành viên luân phiên): là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần ABC. - Bid to host a convention (Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xin đăng cai tổ chức): Hội nghị này do một nước tổ chức, các thành viên gửi đại diện tham dự, đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía tư nhân, thời gian chuẩn bị khá dài. Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địa điểm cố định với lượng người tham dự đông. * Exhibition/ Event tour: Exhibition tour: là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá rộng rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại: + Trade show: là một cuộc triển lãm được tổ chức đặc biệt cho giới lãnh đạo kinh doanh. + Comsumer show: là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đó. Event tour: là hoạt động tổ chức các chương trình có qui mô, tầm c ỡ không cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng
  18. khác nhau nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó...thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du lịch. Các hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch...là những ví dụ tiêu biểu của loại hình này. Đặc trưng của du lịch MICE. Du lịch MICE là loại hình du lịch có sự kết hợp với một hoặc nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo, gặp gỡ, khen thưởng, triển lãm, sự kiện nổi bật ở một vùng, một quốc gia nhất định. Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE có những đặc trưng riêng của mình.  Đối tượng khách du lịch MICE: Thường giữ những cương vị, địa vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao của chính phủ, bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thương gia....và thường gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Không những thế, khách du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông, được đài thọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao.  Cơ sở hạ tầng, vật chất: Do thời gian lưu trú ngắn, chương trình hoạt động bận rộn, chặt chẽ nên việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo. Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo, meeting, triển lãm...luôn là nội dung chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường du lịch MICE như phòng ốc với những yêu cầu về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu để tổ chức hội nghị phải thật tốt, đạt tiêu chuẩn cao. Ngoài ra các cơ sở vật chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí…cũng phải thật tốt, thật tiện nghi đ ể thỏa
  19. mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng khách. Bên cạnh đó, các chương trình này còn bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, ăn, nghỉ, thưởng thức văn nghệ...từ đó thỏa mãn các nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng khách.  Thời gian lưu trú Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Điều kiện ra đời và phát triển du lịch MICE. Để hấp dẫn và phát triển loại hình du lịch MICE, mỗi điểm đến (một thành phố, một vùng, một quốc gia...) phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cao trên nhiều phương diện như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như nguồn nhân lực. Trước hết, việc kinh doanh loại hình du lịch này đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, năng động, độc lập và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE còn phải đ ảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng. Đó là sự thuận tiện, an toàn của giao thông vận tải, nhất là các sân bay tầm cỡ quốc gia, quốc tế; là sự hiện đại, nhanh nhạy, phong phú của hệ thống bưu chính viễn thông – thông tin liên lạc, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, truyền hình trực tiếp, liên tục, đa năng và là sự lớn mạnh, linh hoạt, uy tín của hệ thống tài chính ngân hàng. Quan trọng hơn, loại hình du lịch MICE luôn đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi, quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và thường xuyên được nâng cấp, trong đó chủ yếu là các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Cụ thể, không gian tổ chức các hội nghị, hội thảo, meeting...phải là các hội trường, phòng họp rộng lớn, được đảm bảo các điều
  20. kiện an ninh, được cách âm và được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như âm thanh, ánh sáng, máy vi tính nối mạng internet, projector, fax, điện tho ại, các thiết bị truyền hình trực tiếp...Ngoài ra, các cơ sở tổ chức MICE tour còn phải có khả năng cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển cũng như vui chơi, giải trí chất lượng hoàn hảo cùng các chương trình tham quan phong phú, hấp dẫn và ấn tượng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định trực tiếp và cơ bản nhất đến khả năng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE phải kể đến yếu tố con người, bao gồm từ khâu tổ chức đến khâu phục vụ. Những người tổ chức phải luôn là những người có nhiều kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp, sáng tạo và phải có khả năng tổ chức các hoạt động MICE trong khu vực cũng như tại mỗi cơ sở tổ chức riêng biệt. Cuối cùng, không kém phần quan trọng là phải có những chính sách, chiến lược xúc tiến, quảng bá để tạo dựng được hình ảnh về một điểm đến thực sự thành công của du lịch MICE đối với các tập khách tiềm năng và mục tiêu. IV. Thực trạng khai thác du lịch MICE trên thế giới và Việt Nam 1. Thực trạng khai thác du lịch MICE trên thế giới. MICE là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển vì giá trị của dịch vụ này lớn hơn nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch MICE đem lại hiệu quả đáng kể, nhờ lượng khách đông và tập trung. Khách MICE là khách hạng sang, giàu có, mức chi cho tiêu dùng cao, sử dụng nhiều dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú dài ngày. Ngoài lợi ích cho ngành Du lịch, MICE còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác, bởi MICE là sản phẩm tổng hợp từ du lịch riêng l ẻ kết hợp các chương trình du lịch MICE, với sự có mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ và nó có mối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2