intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Đại lý học: Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

614
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng nắm bắt những nội dung về lý luận phát triển bền vững và các loại hình du lịch theo hướng bền vững, tiềm năng và thực trạng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch trên huyện đảo Phú Quốc thông qua luận văn Thạc sĩ Đại lý học: Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Đại lý học: Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- ĐINH THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- ĐINH THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Xuân Hậu, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, phòng KHCN sau Đại Học, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn BGH Trường CĐSP. Kiên Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa và Du lịch, Sở khoa học và công nghệ, Sở tài nguyên và môi trường, UBND huyện Phú Quốc, phòng thống kê huyện Phú Quốc, ban giám đốc điều hành khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc, Thiên Hải Sơn Resort…. Đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tài liệu quý giá và hữu ích để nghiên cứu phục vụ cho luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt. Tác giả luận văn Đinh Thị Thanh Mai
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3 MỤC LỤC ................................................................................................... 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ ...................................................... 8 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 9 1.Tính cấp thiết đề tài .................................................................................................... 9 2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................ 9 3.Các đề tài có liên quan ............................................................................................. 10 4.Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................. 11 5.Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu ...................................................... 11 6.Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................ 14 1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 14 1.1.1.Phát triển bền vững ...................................................................................................14 1.1.2.Du lịch và Du lịch bền vững .....................................................................................14 1.1.3.Phân loại các loại hình du lịch ..................................................................................15 1.1.4.Tài nguyên du lịch ....................................................................................................19 1.1.5.Sản phẩm du lịch .......................................................................................................20 1.1.6.Phát triển du lịch bền vững .......................................................................................22 1.1.7.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................23 1.1.8.Quảng bá du lịch .......................................................................................................25 1.2.Những yêu cầu phát triển các loại hình du lịch bền vững ..................................... 25 1.3.Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững .................................... 26 1.4.Những dấu hiệu nhận biết của phát triển du lịch bền vững .................................. 27 1.4.1.Số lượng các khu, điểm du lịch được bảo vệ ............................................................27 1.4.2.Áp lực lên môi trường tại các điểm du lịch ..............................................................27 1.4.3.Cường độ hoạt động tại các điểm du lịch .................................................................27 1.4.4.Tác động xã hội từ hoạt động du lịch .......................................................................28 1.4.5.Quá trình thực hiện quy hoạch ..................................................................................28 1.4.6.Sự hài lòng của du khách đối với cộng đồng địa phương.........................................28 1.4.7.Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế địa phương ..................28
  5. 1.4.8.Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững ..............................28 1.4.9.Nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.......................29 1.5.Sơ lược phát triển một số loại hình du lịch bền vững ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................................................. 29 1.5.1.Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững .............................................................................................................................29 1.5.2.Một số bài học về phát huy kém hiệu quả khai thác một số loại hình du lịch ..........30 1.5.3.Sự hình thành và phát triển một số loại hình du lịch ở Việt Nam ............................31 CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................... 32 2.1.Khái quát huyện đảo Phú Quốc ............................................................................. 32 2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình du lịch ............................ 36 2.2.1.Vị trí địa lý ...............................................................................................................36 2.2.2.Tài nguyên tự nhiên ..................................................................................................37 2.2.3 Tài nguyên nhân văn .................................................................................................43 2.2.4 Những lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ........................50 2.2.5.Thực trạng phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc .............................55 2.2.5.1.Vị trí du lịch huyện đảo Phú Quốc trong chiến lược phát triển DL Việt Nam..55 2.2.5.2.Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch ở Phú Quốc ...................................56 2.2.5.3.Số lượng khách du lịch ......................................................................................64 2.2.5.4.Doanh thu từ Du lịch .........................................................................................70 2.2.5.5.Sử dụng lao động trong ngành du lịch ..............................................................72 2.2.5.6.Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ngành du lich ................................73 2.2.5.7.Đầu tư cho phát triển du lịch ............................................................................79 2.2.5.8.Nhận xét chung ..................................................................................................82 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .............................................................................. 85 3.1.Những căn cứ để đưa ra định hướng và giải pháp ................................................ 85 3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch quốc gia ......................................................................85 3.1.2.Kế hoạch phát triển kinh tế huyện đảo Phú Quốc.....................................................85 3.1.3.Nhu cầu du lịch .........................................................................................................86 3.1.4.Tiềm năng và thực trạng ...........................................................................................86
  6. 3.2.Định hướng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch ở Phú Quốc theo hướng bền vững ...................................................................................................................... 89 3.2.1.Nâng cao chất lượng các loại hình du lịch vốn có ....................................................89 3.2.2. Xây dựng mô hình du lịch đặc thù của Phú Quốc ...................................................92 3.3.Các giải pháp ......................................................................................................... 96 3.3.1.Lựa chọn ưu tiên các loại hình du lịch hiệu quả .......................................................96 3.3.2.Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỷ thuật .................................................96 3.3.3.Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động ngành du lịch .................................97 3.3.4.Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch ...........................98 3.3.5.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng........................................99 3.3.6.Xây dựng thương hiệu, xúc tiến và quảng bá du lịch .............................................100 3.3.7.Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế ...........................................101 3.3.8.Cải cách mạnh cơ chế quản lí, chính sách ưu đãi với du lich .................................101 3.3.9.Bảo vệ môi trường phát triển bền vững ..................................................................102 3.4.Một số kiện nghị .................................................................................................. 103 KẾT LUẬN ............................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 107 HÌNH ẢNH ............................................................................................. 110
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DL: Du lịch DLBV: Du lịch bền vững GDP: Tổng sản phẩm thu nhập trong nước IUOTO: Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch ( International of Union Offcical Travel Organnizaotion) UBND: ủy ban nhân dân UNEP: Chương trình Môi trường của liên hiệp quốc WTO: Tổ chức du lịch thế giới USD: Đồng tiền Mỹ ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long VQG: Vườn quốc gia AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải CSHTDL: Cơ sở hạ tầng du lịch
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ I. BẢNG Bảng 2.1. Dân cư huyện Phú Quốc từ năm 2005 – 2010 Bảng 2.2. So sánh một số yếu tố về khí hậu Bảng 2.3 . Bảngthống kê tài nguyên rừng Bảng 2.4 . Dân số tỉnh Kiên Giang từ 2006 – 2010 Bảng 2.5 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Phú Quốc Bảng 2.6 Chất lượng lao động Bảng 2.7 Số lao động chưa biết chữ Bảng 2.8. Bảng thống kê các di tích lịch sử Bảng 2.9 Lượng khách du lịch đến Phú Quốc Bảng 2.10. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Phú Quốc Bảng 2.11. Cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân Bảng 2.12 Doanh thu ngành du lịch Bảng 2.13. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Bảng 2.14. Lao động trong ngành du lịch II. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các ngành Biểu đồ 2.2. Khách du lịch đến Phú Quốc Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2010 Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch Biểu đồ 2.5. Biểu đồ gia tăng cơ sở lưu trú
  9. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Với vị trí đặc biệt quan trọng, nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, Phú Quốc có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền kinh tế biển - đảo, trong đó đáng quan tâm nhất là ngành du lịch. Từ những năm cuối thế kỷ XX, số lượng khách du lịch đến với Phú Quốc tăng nhanh, du lịch góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội huyện đảo có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu du lịch chỉ dựa trên thế mạnh về tiềm năng sẵn có (bãi biển dài, cát trắng, nắng, gió và tính hoang sơ…), khai thác một số loại hình du lịch đơn điệu, sản phẩm du lịch mang tính trùng lặp thì ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc không đủ sức thu hút khách. Làm thế nào để vừa phát triển du lịch trên cơ sở khai thác được lợi thế so sánh, vừa phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước đó là mục tiêu mà du lịch Phú Quốc cần đạt tới. Từ thực tế hiện nay của địa phương, tôi chọn đề tài “Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững” với mong muốn góp một phần nhỏ vào mục tiêu khai thác tiềm năng, phát triển đa dạng các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế chủ đạo của huyện. 2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1.Mục tiêu Vận dụng lý thuyết về phát triển Du lịch bền vững trên Thế giới và Việt Nam để phân tích tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp xây dựng mô hình phát triển các loại hình du lịch phù hợp trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả của ngành và kinh tế chung huyện Phú Quốc đến năm 2020.
  10. 2.2 Nhiệm vụ - Tổng hợp một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trên Thế giới và Việt Nam, vận dụng vào nghiên cứu một lãnh thổ cụ thể là huyện đảo Phú Quốc. - Khảo sát thực tế, thu thập tư liệu, phân tích tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên huyên đảo Phú Quốc. - Xác định cơ sở xây dựng, đưa ra những định hướng chiến lược, giải pháp phù hợp, xác định đúng cho phát triển một số loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc. 3.Các đề tài có liên quan Trước những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc, ngày 05/ 10/ 2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Quí I, năm 2005 Tổng cục du lịch trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng chủ yếu là du lịch chất lượng cao, gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng”. Quí II, năm 2005 Bộ xây dựng trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc”. Ngoài các đề án, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc được chính phủ phê duyệt, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khu vực, cấp tỉnh, cấp trường được nghiên cứu và bước đầu áp dụng vào khai thác và phát triển huyện đảo trong đó đặc biệt là các đề tài về phát triển du lịch như: Khóa luận tốt nghiệp (2004) “Bước đầu phân vùng địa lý sinh thái huyện Phú Quốc nhằm định hướng phát triển DL sinh thái” của sinh viên Vũ Quang - Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM với nội dung: Phân vùng địa sinh thái cảnh quan huyện đảo Phú Quốc nhằm định hướng khai thác, phát triển du lịch sinh thái; Mô tả, tổng hợp các đơn vị địa sinh thái cảnh quan, thiết lập sơ đồ phân vùng địa sinh thái, các dấu hiệu đặc trưng của các đơn vị địa sinh thái từ đó đưa ra định hướng quy hoạch thiết kế một số tuyến điểm, khu du lịch sinh thái ở huyện Phú Quốc. Đề tài (2005): “Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do Bộ xây dựng - công ty tư vấn xây dựng Kiên Giang làm chủ đề tài với nội dung: Thu thập và phân tích các dữ liệu về điều kiện tự nhiên. So sánh về quy hoạch dân cư, các
  11. khu đô thị, các khu du lịch… với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc đến 2020 tầm nhìn đến 2030, từ đó xây dựng quy hoạch chung phát triển huyện đảo Phú Quốc đến 2020. Đề tài (2006): “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch bền vững huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do tiến sĩ Trương Thị Kim Chuyên làm chủ nhiệm đề tài với nội dung: Thu thập dữ liệu, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc; Các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển các ngành kinh tế, các vấn đề xã hội của Phú Quốc đang gặp phải; Xây dựng chiến lược phát triển bền vững bằng công cụ SWOT, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề ra chiến lược phát triển bền vững du lịch cho huyện đảo Phú Quốc. Đề tài (2006): “ Du lịch sinh thái Phú Quốc – tiềm năng và triển vọng” của thạc sĩ Lê Thị Lợi với nội dung: Thu thập, nghiên cứu về các tiềm năng tự nhiên, các tài nguyên nhân văn có giá trị trong ngành du lịch. So sánh giữa tiềm năng với thực trạng, tiềm năng với nhu cầu du lịch để từ đó đưa ra những triển vọng phát triển du lịch ở huyện đảo Phú Quốc. Khóa luận tốt nghiệp (2007) “ Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch bền vững đảo Phú Quốc” của sinh viên Trịnh Anh Tuấn – Trường Đại học Dân lập Hùng Vương với nội dung: Dựa vào các chỉ số để đánh giá tiềm năng vốn có về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch, từ đó đưa ra một số định hướng chung về phát triển du lịch ở Phú Quốc theo hướng bền vững. 4.Giới hạn nghiên cứu • Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ huyện đảo Phú Quốc. • Thời gian nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu từ 1995 - 2010 • Về nội dung: Nội dung đề tài tập trung vào phân tích các tiềm năng, những lợi thế so sánh và thực trạng phát triển các loại hình du lịch làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc. 5.Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu 5.1 Các quan điểm nghiên cứu Quan điểm hệ thống: Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp
  12. chúng ta nắm bắt và điều khiển được các hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu đề tài. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Các đối tượng nghiên cứu của địa lí không được tách rời một lãnh thổ cụ thể với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt cho sự phát triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quốc. Quan điểm sinh thái bền vững: Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể thiếu của chính sách sinh thái trọn vẹn. Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Vận dụng những quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển du lịch trên cơ sở môi trường được bảo toàn một các có hiệu quả và bền vững. Quan điểm sinh thái bền vững được quán triệt như là một quan điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá trình của nó. Nghiên cứu quá khứ để có những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển để có cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau với mục đích đề tài có cơ sở khoa học và sát với thực. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Các tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, tài liệu của
  13. các ngành có liên quan. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung cập nhật, tác giả đã chọn lọc, tổng hợp và phân tích trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá trình tìm hiểu khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong đề tài thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ, biểu đồ. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng công cụ bản đồ, biểu đồ, GIS để phân tích không gian, trực quan hóa các dữ liệu thuộc tính và cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng bản đồ. Phương pháp thực địa: Phương pháp thực địa là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Xuân Hậu. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các nhà điều hành du lịch và các nhà lãnh đạo cấp địa phương. 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và các loại hình du lịch theo hướng bền vững. Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên huyện đảo Phú Quốc . Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững trên huyện đảo Phú Quốc.
  14. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1.Phát triển bền vững Phát triển là một trong những quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại, của mọi quốc gia. Mục tiêu của phát triển bền vững không chỉ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau. Theo hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển (World commission of Environment and Development, WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. 1.1.2.Du lịch và Du lịch bền vững Liên hợp quốc (1963) quan niệm về Du lịch như sau:“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Pháp lệnh Việt Nam năm 1999 khẳng định: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cứ trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”.
  15. 1.1.3.Phân loại các loại hình du lịch Phân loại theo mục đích thuần túy : Du lịch tham quan: Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Tùy thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình: Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến viếng thăm. Địa điểm đến tham quan là các viện bảo tàng, các di tính lịch sử văn hóa, các địa điểm tổ chức, các lễ hội địa phương, các liên hoan nghệ thuật (liên hoan phim, âm nhạc...), các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Du lịch sinh thái : Là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch. Địa điểm tổ chức du lịch sinh thái là những nơi thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên... Du lịch giải trí : Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn để phục hồi sức khỏe (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyến đi. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách như: Các công viên vui chơi giải trí, Casino... Du lịch thể thao không chuyên: Là loại du lịch nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch tự mình chơi môn thể thao nào đó, không phải tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí. Các hoạt động thể thao được ưa thích như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván... Để tổ chức loại hình du lịch này cần có điều kiện tự nhiên thích hợp với các cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với từng loại hình thể thao. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách. Du lịch khám phá: Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình. - Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, lịch sử...
  16. - Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện, tự khám phá sức mạnh, ý chí nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là giới trẻ. Địa điểm đến thường là những nơi chưa hoặc ít dấu chân người như những con sông, con suối chảy xiết, những ngọn núi cao chót vót, những vùng núi lửa nóng bỏng, những khu rừng rậm rạp, âm u, những hang động bí hiểm... Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục sức khỏe (thể lực, trí lực) của con người sau ngày lao động căng thẳng nên đây là một loại hình du lịch được du khách ưa chuộng. Khi nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay các quan hệ xã hội thì nhu cầu được nghỉ ngơi càng lớn. Địa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông thôn hoặc ven sông hồ, thác.. Mục đích du lịch kết hợp : Là loại hình du lịch mà người thực hiện các chuyến đi do nhu cầu công tác, học tập, hội nghị, tín ngưỡng..., trong đó có sử dụng các dịch vụ du lịch như tham quan, nghỉ ngơi và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, đời sống văn hóa nơi họ đến. Dựa vào mục đích có thể chia ra làm 6 loại hình du lịch như sau : Du lịch tôn giáo ; Du lịch nghiên cứu học tập ; Du lịch thể thao kết hợp ; Du lịch công vụ ; Du lịch chữa bệnh ; Du lịch thăm thân nhân. Phân loại the phạm vi lãnh thổ Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện, có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế có hai loại : Du lịch chủ động (du lịch đón khách) và du lịch bị động (du lịch gửi khách). Du lịch nội địa (du lịch trong nước): Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước. Phân loại theo đặc điểm địa lí : Du lịch biển : Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển. Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nét, vì vậy thường tổ
  17. chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 200C. Bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút khách sẽ lớn. Du lịch núi : Đây là loại hình du lịch gắn liền với các vùng núi non hiểm trở, thích hợp với những du khách thích khám phá có phần mạo hiểm. Loại hình du lịch này có thể phát triển tốt ở nước ta vì: diện tích ¾ đồi núi, với nóc nhà Đông Dương – Phan Si Păng (3143m), có nhiều khu vực núi non hiểm trở và còn rất hoang sơ... Du lịch đô thị : Điểm đến của du lịch là các đô thị lớn, nơi có công trình kiến trúc nổi tiếng, các khu thương mại sầm uất, các đầu mối giao thông, các khu vui chơi giải trí hiện đại... Du lịch thôn quê : Thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh bình, không gian thoáng đãng. Thôn quê là điểm đến hấp dẫn của du khách, đặc biệt là du khách ở các thành phố, các khu công nghiệp. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận được tình cảm chân quê mộc mạc, chân thành, mến khách, cảm thấy được thư giãn, tìm về nguồn cội... tất cả những cái mà cuộc sống đô thị không có được. Phân loại theo thời gian cuộc hành trình : Du lịch ngắn ngày : Là loại hình du lịch diễn ra từ 1 đến 3 ngày, chủ yếu tập trung vào các ngày cuối tuần. Như du lịch vào 2 ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật, hoặc các ngày lễ như 30/4 và 1/5, giỗ Tổ Hùng Vương... Đặc điểm của loại hình du lịch này là du khách lựa chọn những điểm đến gần nơi cư trú để không mất quá nhiều thời gian di chuyển. Du lịch dài ngày : Loại hình du lịch dài ngày gắn liền với các kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ đông, nghỉ hè kéo dài vài tuần đến một năm tới những nơi cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và nước ngoài. Du lịch dài ngày thường là các cuộc đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các chuyến đi nghỉ dưỡng, các chuyến du lịch bằng thuyền... Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông : Du lịch xe đạp : Đây không phải là loại hình du lịch của nước nghèo mà loại hình du lịch thân thiện với thiên nhiên được phổ biến nhiều nhất ở các nước các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng. Du lịch bằng xe đạp thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày vào những ngày cuối tuần. Tiện lợi của loại hình du lịch này là du khách có thể xâm nhập dễ dàng với đời sống dân cư bản xứ và đi đến các những khu vực đường sá chưa phát triển. Đây cũng là loại hình kết hợp giữa du lịch và thể thao.
  18. Du lịch ô tô: Do ô tô là phương tiện thông dụng chiếm ưu thế so với các phương tiện khác nên loại hình du lịch này phổ biến, chiếm tỉ trọng cao nhất trong các luồng khách du lịch. Đặc điểm của loại hình du lịch này là giá rẻ, tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch. Giá ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng có thể trang bị được và phục vụ cho du khách. Du lịch bằng máy bay: Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiến tiến nhất đáp ứng nhu cầu của khách đến các nước và các tỉnh thành trên cả nước. Ngày nay, ở nước ta, ngành hàng không phát trển tương đối mạnh, với các hãng Vietnam airline, Jetstar airline, Pucific airline... đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Du lịch bằng tàu hỏa: Sự phát minh ra đầu máy hơi nước vào đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu bước bứt phá mãnh mẽ đầu tiên trong việc đi lại. Xã hội đã dần dần coi tàu hỏa hơi nước là một phương tiện đi lại được ưa chuộng. Ưu điểm của loại hình vận chuyển này còn ở chỗ chi phí vận chuyển tương đối thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hỏa không làm hao tốn sức khỏe của du khách, tiết kiệm thời gian đi lại vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm. Ngoài ra, ngồi trên các chuyến tàu, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh vật hai bên. Du lịch tàu thủy: Đầu thế kỷ XIX, tàu thủy lần đầu tiên được đưa vào phục vụ du lịch với chuyến đi vượt đại dương ở Anh quốc. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều tàu du lịch đã ra đời với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng hòa nhạc, sân thể thao, bể bơi, thậm chí có cả sân bay. Loại hình du lịch này đang là mốt thời thượng của các nước giàu có. Ưu điểm của loại hình du lịch này là du khách có thể sống thoải mái dài ngày trên thuyền, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và được tham quan nhiều địa điểm trong một chuyến đi. Phân loại theo hình thức tổ chức : Du lịch có tổ chức theo đoàn : Là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước hay thông qua các tổ chức du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch của chuyến đi du lịch của mình. Đặc điểm của loại hình này trình độ du khách đồng đều, việc phục vụ cũng trở nên dễ dàng theo mẫu chuẩn. Trong toàn bộ quá trình bán sản phẩm, từ khâu tiếp thị đến khâu ăn nghỉ, hướng dẫn, thanh lí hợp đồng, nhà cung ứng đều nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả về tổ chức của đại diện tập thể khách. Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tùy nghi. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và chiếm ưu thế. Phải trả hơn 15 -20 % giá
  19. hợp đồng tập thể. Trong những năm gần đây, một số công ty đã mở ra một phương thức mới để hỗ trợ và thu hút loại du khách đi theo hình thức này như các open tours. Du lịch gia đình: Loại thứ nhất thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị, thời gian chuyến đi không dài thậm chí 1-2 ngày; Loại thứ 2 là những chuyến đi du lịch dài ngày, họ thường chọn địa điểm ở xa, nổi tiếng và để tiết kiệm thời gian trong chuyến đi thì họ thường muốn được đi nhiều điểm. Hiện này loại hình này mới chỉ là hiện tượng xã hội mà chưa có ý nghĩa kinh tế nhiều. Việc tiếp cận và thu hút du khách để kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình cũng là một xu hướng nhiều triển vọng. Ngoài ra, còn có cách phân chia loại hình du lịch : Du lịch theo lứa tuổi (du lịch thiếu nhi, học sinh, du lịch cho người già...); Du lịch theo vị trí địa lí (du lịch miền núi, miền biển, thành phố, nông thôn); Du lịch theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần). 1.1.4.Tài nguyên du lịch Quan điểm : Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Tất nhiên, những ảnh hưởng này chịu sự chi phối của các nhân tố kinh tế - xã hội (phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa và nhu cầu du lịch…). Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các sản phẩm và các phương tiện của nhiều ngành khác cùng tham gia, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã được trùng tu ở một mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Khi được đưa vào sử dụng, chúng trở thành sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử : Do những thay đổi về cơ cấu, chất lượng và nhu cầu đã lôi cuốn những thành phần mới của tự nhiên, sản phẩm xã hội và văn hóa – lịch sử vào các hoạt động du lịch. Nó cũng là một tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Vì vậy, khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác, cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế - kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch, biến chúng trở thành sản phẩm du lịch. Từ những đặc điểm trên, tài nguyên du lịch có thể được định nghĩa như sau : “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng với các thành phần của chúng
  20. được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người”. Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng. Khối lượng, diện tích, phân bố, sự kết hợp tài nguyên, khả năng khai thác, đầu tư, tính bền vững của tài nguyên tạo nên những khác biệt về lợi thế du lịch của mỗi khu vực lãnh thổ. Theo đó, loại hình sản phẩm du lịch cũng phong phú và đa dạng, chúng có những nét đặc trưng riêng. Tài nguyên được chia thành hai loại : Tài nguyên du lịch tự nhiên : Là các đối tượng, các hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được sử dụng vào các việc phục vụ cho mục đích du lịch. Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh đến hoạt động này bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước và động – thực vật, từ đó, có nhiều loại hình du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có nguồn gốc tự nhiên như: Địa hình (địa hình bờ biển, địa hình hang động caxtơ, địa hình đảo và ven bờ, địa hình núi lửa, địa hình núi...); Khí hậu (khí tượng, thời tiết đặc biệt, các hiện tượng thiên văn bất thường...); Thủy văn (sông, hồ, thác nước ...); Cảnh quan tự nhiên (rừng, bờ biển, vườn cây ăn quả, vườn quốc gia...); Các di sản thiên nhiên… Tài nguyên du lịch nhân văn : Tài nguyên du lịch nhân văn mang nhiều ý nghĩa : nó không những mang ý nghĩa khám phá, nghiên cứu, nhận thức, chiêm ngưỡng, giải trí... mà còn có ý nghĩa tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại sản phẩm vật chất và phi vật chất. 1.1.5.Sản phẩm du lịch Khái niệm : Điều 4 chương 1, luật du lịch Việt Nam khẳng định : “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành. Đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch". Hiểu một cách đơn giản :1 Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch được khai thác và sử dụng + các dịch vụ và hàng hóa du lich + dịch vụ du lịch Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hóa vật chất mà ở đây sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1