intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

135
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thanh Thủy LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thanh Thủy Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tôi nhận được sự giúp đỡ và động viên khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp và điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Tâm lý học K21 đã luôn sát cánh bên tôi trong quá trình thực hiện luận văn và luôn nhiệt tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng tôi. Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn Tiến Sỹ Trần Thị Thu Mai, người hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Tôi biết ơn sâu sắc những chỉ dẫn quan trọng về kiến thức chuyên môn cũng như về cách thực hiện mà cô đã truyền đạt cho tôi. Tp, Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thanh Thủy
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN”................................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ........................................ 13 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập ......................... 16 1.2.1. Tính tích cực ................................................................................. 16 1.2.2. Tính tích cực học tập ......................................................................... 22 1.2.3. Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”................................................................ 28 1.2.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên ............................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 40 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 40 2.1.1. Bước khảo sát thăm dò ................................................................... 40 2.1.2. Bước khảo sát thực trạng ................................................................ 41
  6. 2.2. Vài nét về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 42 2.3. Đặc điểm đặc thù của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 43 2.4. Việc giảng dạy học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 44 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................ 44 2.5.1. Kết quả đánh giá về tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ........ 44 2.5.2. Những yếu tố tác động đến tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 61 2.5.3. Kết quả học tập học phần của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 76 2.6. Đề xuất biện pháp phát huy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................ 78 2.6.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.................................................................. 78 2.6.2. Đề xuất một số biện pháp cụ thể ..................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên ......... 49 Bảng 2.2: Hoạt động của sinh viên đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” ................................................... 52 Bảng 2.3 : Xếp hạng các yếu tố theo tầm quan trọng .................................. 61 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập của sinh viên .............................................................................................. 63 Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về các yếu tố.......................................... 65 Bảng 2.6: Tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập học phần của sinh viên....................................................................... 66 Bảng 2.7: Các yếu tố hội tụ nên một giờ giảng tích cực hóa người học ..... 68 Bảng 2.8: Tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập học phần của sinh viên....................................................................... 68 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 69 Bảng 2.10: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 73 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 74 Bảng 2.12: Kết quả học tập của sinh viên ..................................................... 77 Bảng 2.13: Học lực của sinh viên.................................................................. 77 Bảng 2.14: Các biện pháp phát huy tính tích cực của sinh viên. .................. 80 Bảng 2.15: Mức độ cần thiết của việc áp dụng các yếu tố ............................ 81 Bảng 2.16 : Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của sinh viên ............. 84
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Tầm quan trọng của học phần ................................................. 45 Biều đồ 2.2 : Học phần là nền tảng cho môn học sau .................................. 46 Biểu đồ 2.3 : Học phần đem đến hiểu biết lịch sử, chính trị, xã hội ............ 47 Biểu đồ 2.4 : Học phần giúp hình thành thế giới quan cho sinh viên .......... 47 Biểu đồ 2.5 : Việc đến lớp của sinh viên ...................................................... 50 Biểu đồ 2.6 : Mức độ thực hiện việc phát biểu xây dựng bài của sinh viên 51 Biểu đồ 2.7 : Mức độ tập trung trong giờ học của sinh viên ........................ 55
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà đi lên hội nhập với nền kinh tế thế giới, nội lực mạnh mẽ phải kể đến là nhờ có đội ngũ trẻ đang được sử dụng ngày một hiệu quả. Những sản phẩm của giáo dục chính là nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước, như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Sinh viên là những tri thức tương lai của đất nước, họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế trí thức hiện nay. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Họ cũng là những người làm chủ vận mệnh của đất nước tương lai. Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, trong những năm gần đây chính phủ đã không ngừng gia tăng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và cải cách giáo dục, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia học tập. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với những sinh viên, những người đang ngồi trên ghế giảng đường Đại học, đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để tích lũy lâu dài kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát tốt họ sẽ đạt được những bước đi dài ổn định và vững chắc trong tương lai, ngược lại con đường đi sẽ gặp khó khăn trở ngại. Do đó, vấn đề học tập của người sinh viên mà đặc biệt là sự thích thú, tích cực và sáng tạo trong học tập sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành đạt trong tương lai.
  10. 2 Trước những khó khăn, thử thách mà cuộc sống mới đặt ra, người sinh viên càng phải thể hiện tính chủ động tích cực của mình không chỉ trong hoạt động học tập ở nhà trường mà trong hoạt động sống nói chung. Tính tích cực học tập là chủ đề được nhiều trường Đại học hiện nay quan tâm vì nó như một minh chứng phản ánh tình hình học tập của sinh viên và trên cơ sở đó có thể dự đoán được kết quả học tập của sinh viên. Từ đó có thể hình dung ra chất lượng đầu ra của nhà trường. Thực tế cho thấy nhiều nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thiếu nhiều tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc một phần là do sinh viên thiếu tích cực trong học tập và hoạt động sống nói chung ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Vì thế việc tìm hiểu tính tích cực trong học tập của sinh viên là điều rất cần thiết. Trong quá trình học tập tại Đại học hầu hết sinh viên các trường đều phải học tập các môn thuộc chương trình đại cương, và một trong những môn học đại cương mà các em sinh viên chưa tìm được sự hấp dẫn thực sự đó là học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”. Đây không chỉ là học phần bắt buộc về mặt đào tạo chính quy mà nó còn có ý nghĩa trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cho việc nhận thức ở mức độ cao hơn về các môn học nói riêng và về tự nhiên và xã hội nói chung. Do đó việc học tập môn học này một cách tích cực sẽ đem lại hiệu quả cho người học trong việc đánh giá, nhìn nhận, tư duy logic và là tiền đề thuận lợi cho một kỹ sư hay một giáo viên kỹ thuật trong tương lai. Thực tế cho thấy, sinh viên kỹ thuật hiện nay chưa thực sự yêu thích các môn học xã hội nói chung và học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” nói riêng mặc dù các em đã ý thức được phần nào tầm quan trọng của nó. Vì thế việc tìm hiểu về tính tích cực học tập học phần này là việc làm cần thiết không chỉ đối với việc phát triển nhận thức cho người
  11. 3 học mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển toàn diện người học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Tính tích cực học tập của sinh viên đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhưng nghiên cứu về tính tích cực học tập đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có ai nghiên cứu. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. • Khách thể nghiên cứu: - 330 sinh viên thuộc các Khoa: Điện – Điện Tử, Cơ Khí Động Lực, Cơ Khí Chế Tạo Máy, Công Nghệ Thông Tin, Hóa Thực Phẩm, Công Nghệ May & Thiết Kế Thời Trang. - Giảng viên khoa Lý luận chính trị.
  12. 4 4. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật hiện nay đã thể hiện được tính tích cực học tập đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin” nhưng chưa cao. - Có nhiều yếu tố khách quan có tác động đến tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin” nhưng yếu tố về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”. - Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và xác định các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến tính tích cực học tập học phần. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập học phần cho sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài chỉ đề cập đến các chỉ báo thuộc về mặt nhận thức, thái độ và biểu hiện hành vi của sinh viên trong tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”. - Khách thể khảo sát: sinh viên thuộc các Khoa: Điện- Điện Tử, Cơ Khí Chế Tạo Máy, Công Nghệ Thông Tin và Công Nghệ May - Thiết Kế Thời Trang và giảng viên khoa Lý luận chính trị. - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 8/2012.
  13. 5 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận  Phương pháp thu thập tài liệu: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan và xác định được khái niệm công cụ của đề tài để từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu. Cụ thể nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu có liên quan đến tính tích cực học tập và tính tích cực học tập của sinh viên từ nhiều nguồn đáng tin cậy. Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và làm những vấn đề lý luận làm cơ sở công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng các bảng hỏi dành cho sinh viên và bảng hỏi dành cho giảng viên nhằm tìm hiểu những biểu hiện của tính tích cực học tập của sinh viên và những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn sinh viên và giảng viên ngẫu nhiên và bất kỳ về các nội dung đã chuẩn bị trước liên quan đến biểu hiện của tính tích cực đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” và những nguyên nhân của nó nhằm thu thập thông tin. 7.2.3. Phương pháp quan sát Thực hiện quan sát theo mẫu phiếu nhằm thu thập thông tin một cách khách quan thông qua việc quan sát hoạt động học tập của sinh viên trong giờ học ở trên lớp. 7.3. Phương pháp thống kê: sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu đã thu thập từ các phương pháp trên.
  14. 6 8. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần: 8.1. Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” 8.2. Đưa ra những minh chứng cho việc nhìn nhận và đánh giá về thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật hiện nay. 8.3. Là căn cứ để đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát huy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật hiện nay. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 2 phần chính: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Lý luận về tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”. Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục.
  15. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN” 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về tính tích cực học tập của các tác giả trên thế giới chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm nghiên cứu về Tâm lý học hoạt động và nhân cách…Có thể thấy trong các trường phái Tâm lý học, các tác giả đã nghiên cứu về tính tích cực ở mặt nguồn gốc, nội dung và biểu hiện. Theo trường phái Tâm lý học Hoạt động, Tác giả A.N.Lêônchiep cho rằng: nếu không có hoạt động thì cá nhân không thể tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội. Tính tích cực của cá nhân được bộc lộ, nảy sinh và hình thành trong hoạt động [23]. Thuyết Hành vi mới của Tolman cho rằng tính tích cực chỉ là tính kiên trì đạt tới mục đích và tính tích cực này được xem xét trong mối liên hệ nhân quả của khách thể và mục đích. Còn Skinner lại cho rằng tính tích cực của chủ thể được tạo ra trong hệ thống hành vi, một chuỗi phản ứng tạo tác nhắm tới các củng cố đối với một nhu cầu nào đó của cơ thể.[13] Theo X.L.Rubinxtein thì bất kỳ hoạt động nào của con người cũng xuất phát từ chỗ nó như là một cá nhân, một chủ thể của hoạt động đó. Học tập là một hoạt động mang tính tích cực. Nó có nguồn gốc là động cơ cá nhân. Nó là quá trình thích nghi của cơ thể với môi trường. Nó chính là sự chuyển hóa các kích thích của môi trường thành tính cách của cá nhân. Nó là quá trình tái tạo những năng lực và chức năng người ở thế hệ trước, ở nhân loại thành cái riêng của học sinh [dẫn theo 16]. A.N.Lêônchiep cho rằng hoạt động có đối tượng thực hiện mối liên hệ giữa chủ thể và thế giới xung quanh bao giờ cũng là hoạt động có chủ thể.
  16. 8 Tính chất có chủ thể của tồn tại sống trước hết biểu hiện trong tính tích cực của chủ thể, như vậy tính tích cực của chủ thể chính là việc chủ thể vươn tới chiếm lĩnh đối tượng và thực hiện một cách đam mê [10]. Học tập là một hoạt động đòi hỏi tính tích cực của chủ thể trong quá trình cá nhân chiếm lĩnh tri thức. K.D.Usinxki cho rằng cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả là tính tích cực độc lập trong quá trình dạy học. Như vậy tính tích cực được xem là hiện tượng diễn ra ở bên trong. Sự khác nhau giữa hoạt động nói chung và tính tích cực nằm ở chỗ có hoặc không có hiệu quả của sự tác động làm thay đổi cái bị tác động. Hoạt động được coi là quá trình hướng ra bên ngoài còn tính tích cực là quá trình diễn ra ở bên trong. Do đó, tính tích cực của hoạt động là do nhu cầu kích thích và nó hướng tới việc chủ thể tác động vào đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhận thức, học tập của con người nên nó trở thành động cơ đích thực thúc đẩy con người tích cực học tập [ dẫn theo 3]. Trong tác phẩm “Dạy trẻ học”, tác giả Robert Fisher đã giới thiệu công trình nghiên cứu 10 chiến lược dạy học và đưa ra khung hình cho một chính sách học tập tích cực cho học sinh, sinh viên. Đó là “1. Tư duy để học; 2. Đặt câu hỏi; 3. Lập kế hoạch; 4. Thảo luận; 5. Vẽ sơ đồ nhận thức; 6. Tư duy đa hướng; 7. Học tập hợp tác; 8. Kèm cặp; 9. Kiểm điểm; 10. Tạo nên một cộng đồng học tập”. Tác giả đã nêu lên cách thức học tập hiệu quả và một hệ thống bài tập để học sinh, sinh viên bộc lộ, hình thành và phát triển cách thức học tập đó đồng thời tích cực lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại và biến nó thành kiến thức của bản thân [31].
  17. 9 V.Ôcôn trong tác phẩm “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” cho rằng tính tích cực là lòng mong muốn hành động được nảy sinh một cách không chủ định và gây nên những biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của sự hoạt động [30]. Theo Kharlamôp: "Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn.". Như vậy tích cực là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi quá trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy học [20]. Theo quan điểm của các nhà Triết Học cổ đại thì tính tích cực là sự thỏa mãn của cơ thể với môi trường. Theo quan điểm của Democrit (460-370 TCN) thì tính tích cực chịu sự tác động của các trạng thái tâm lý bên trong. Theo quan điểm của Platon (428- 348 TCN) thì ý thức luôn mang tính tích cực. Theo quan điểm của Arixtole (384-322 TCN) thì tính tích cực xuất phát từ quá trình thỏa mãn của cơ thể đối với khách thể bên ngoài và mang tính tự nhiên. Ông giải thích bản chất của lý trí và tính tích cực của lý trí bằng phương pháp quyết định luận. Ông cho rằng tính tích cực của chủ thể thể hiện ở việc cải tạo lại các hình thức của sự vật. như vậy tính tích cực gắn với việc tạo ra các sự vật hiện tượng [13]. Các nhà Triết học Duy vật về sau như C.Mác, Ph.Ăngghen, B.A. Bronôvic [13], …khi nói về tính tích cực đều cho rằng tính tích cực là thuộc tính chung của vật chất, là sự tự biểu hiện của hoạt động, gắn liền với sự phát triển. Tính tích cực có 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển biến từ tính cực là thuộc tính chung của vật chất đến tính tích cực là đặc trưng của từng sự vật. Nó đảm bảo sự sống, tự tồn tại của sự vật, trong đó sự khác biệt giữa hoạt động của loài người và hành vi của loài vật là tính tích
  18. 10 cực của con người gắn với sự sáng tạo trên cơ sở nhận thức và thích nghi từ tự nhiên đến xã hội. Tính tích cực nhấn mạnh tính chủ thể của sự vật. Giai đoạn tiếp theo là sự vận động tự thân của sự vật hiện tượng nhằm thoát khỏi trạng thái nằm yên, quân bình để tạo ra những biến đổi mới. Lúc này tính tích cực thể hiện trong sự biến đổi trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Cuối cùng, tính tích cực là sự biến đổi các trạng thái bên trong dưới ảnh hưởng của các tác động bên ngoài. Như vậy, sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng tính tích cực và nhờ tính tích cực mà sự vật hiện tượng không ngừng phát triển. Nó là động lực thúc đẩy bên trong của mỗi sự vật hiện tượng. Bên cạnh đó các nhà Tâm lý học Xô Viết còn đưa ra 4 xu hướng về tính tích cực [10]. Xu hướng thứ nhất, với các đại diện như: V.P.Ditrencô, V.L.Rômanốp…cho rằng sự phát triển tính tích cực là sự phức tạp hóa các chức năng của tính tích cực của chủ thể [10]. Biểu hiện đầu tiên của tính tích cực là tính chủ định trong ý thức của chủ thể đối với thế giới bên ngoài. Mặt khác tính tích cực của con người gắn với việc tiêu hao năng lượng trong hoạt động, do đó tính tích cực luôn gắn với hoạt động sinh lý và hoạt động tâm lý. Hơn thế nữa tính tích cực là sự sáng tạo của chủ thể đối với thế giới bên ngoài. Xu hướng thứ hai, với các đại diện như: P.I.Ganpêrin, A.Aliublinxkaia, B.G.Iarôxepxki…cho rằng tính tích cực được thể hiện trong mức độ lĩnh hội hành động. Ganpêrin [10 ] đưa ra 4 mức độ hành động thể hiện mức độ của tính tích cực như sau: 1. Mức độ hành động đầu tiên chưa có tính tích cực. 2. Mức độ hành động sinh lý, bắt đầu có tính tích cực và được thể hiện thông qua điều chỉnh hành động và tác động vào nguồn gốc phát sinh
  19. 11 hành động. 3. Mức độ hành động mang tính chủ thể, thể hiện tính tích cực rõ nét trong việc thích nghi của chủ thể đối với điều kiện và hoàn cảnh mới. 4. Mức độ hành động của con người mang tính xã hội với sự ý thức rõ ràng và đầy đủ về hành động xã hội của mình. Theo Liublinxkaia [10] có 3 mức độ thể hiện tính tích cực. Đó là: 1. Hành động bắt chước 2. Hành động theo mẫu 3. Hành động độc lập và sáng tạo. Như vậy tính tích cực của con người luôn gắn với hoạt động và mức độ của nó tăng dần theo sự thích nghi và trưởng thành làm chủ của con người đối với tự nhiên và xã hội. Trong đó mức độ cao nhất là hành động mang tính sáng tạo và độc lập, gắn với việc tạo ra cái mới được nảy sinh từ sự nỗ lực và phát huy khả năng làm việc trí não của chủ thể. Xu hướng thứ 3, với các đại diện như: M.I.Lixina, A.N.Lêônchiep, A.V.Dapôrôzet…[ 11] đưa ra biểu hiện của tính tích cực, đó là: 1. Tính tích cực luôn gắn với hành động cụ thể. 2. Tính tích cực phản ánh sự sẵn sàng thực hiện nhu cầu của chủ thể. 3. Nhu cầu là nguồn gốc và tạo ra động lực cho tính tích cực. Không có nhu cầu thì không có tính tích cực. Như vậy theo xu hướng thứ 3 thì tính tích cực chỉ là sự sẵn sàng và nỗ lực thực hiện các nhu cầu của bản thân chủ thể mà chưa có sự đánh giá về tính chất của nhu cầu và cấp độ của nhu cầu. Xu hướng thứ 4, với các đại diện: L.M.Ackhanghenxki (Liên Xô), R.Mile (CHDC Đức), I.A.Nhetophilic (Tiệp Khắc), M.Mikhalich (Ba Lan), I.Lich (Hungary) [1] cho rằng tính tích cực có 4 chỉ số là: 1. Tính giá trị của hành động và tính tự nguyện.
  20. 12 2. Tính hiệu quả của hoạt động mà tính tích cực hướng tới. 3. Tính sáng tạo trong hoạt động 4. Tính phát triển. Có thể nói theo xu hướng thứ 4, tính tích cực được phân định theo 4 chỉ số nhấn mạnh đến tính chủ thể và tính sáng tạo trong hoạt động. Đây là những yếu tố nằm bên trong chủ thể và nó do chủ thể quyết định. Kết luận về 4 xu hướng trên theo các nhà Tâm lý học Xô Viết có thể thấy tính tích cực được bàn đến ở đây có các dấu hiệu như: luôn gắn với hoạt động cụ thể của con người, nhu cầu là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, luôn gắn với tính chủ động của chủ thể và kết quả của hoạt động phản ánh mức độ của tính tích cực. Các nhà Triết học Mácxít thừa nhận rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới và con người. Tính tích cực của con người được thể hiện trong việc chinh phục, cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân con người. V.I.Lênin khẳng định “Tính tích cực là thái độ cải tạo thế giới của chủ thể đối với khách thể, đối với đối tượng, sự vật xung quanh, là kinh nghiệm của mỗi người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh nhân cách và năng lực của họ thông quan các mối quan hệ xã hội” [22]. C.Mác cho rằng bản chất của con người mang tính lịch sử xã hội và tính tích cực hoạt động. Trong đó Mác nhấn mạnh tính tích cực hoạt động của con người là phương thức để con người tồn tại và con người hoạt động tích cực sẽ đem lại sự hoàn thiện của giác quan. Kết quả của hoạt động hay sản phẩm lao động sẽ phản ánh tính tích cực của chủ thể. Nó phản ánh các phẩm chất tâm lý của chủ thể [26]. S.Freud cho rằng tính tích cực của con người được hiểu như một sức mạnh tự nhiên giống như bản năng động vật. Ông nhấn mạnh 3 khối của đời sống tinh thần của con người là khối cái tôi, cái nó, cái siêu tôi trong đó cái nó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1