Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
lượt xem 15
download
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận, pháp lý của giải quyết khiếu nại về đất đai; Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; Quan điểm và giải pháp giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM BÍCH HIÊN ĐẮK LẮK - NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đàm Bích Hiên. Các tài liệu, số liệu trích dẫn và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn này là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đắk Lắk, ngày 22 tháng 02 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hồng Loan
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây nguyên, quý thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Bích Liên đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Phú Hòa đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành khóa học. Cảm ơn các đồng nghiệp tại Văn phòng HĐND & UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, Thanh Tra huyện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đã cung cấp thông tin, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến trong quá trình nghiên cứu Luận văn. Bản thân đã nổ lực và cố gắn hết sức nhưng do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn nên Luận văn không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo để Luận văn hoàn thiện hơn. Đắk Lắk, ngày 22 tháng 02 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hồng Loan
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan .................................................................................................. Mục lục ........................................................................................................... Danh mục các bảng biểu ................................................................................ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI ...................................................................................... 11 1.1. Khiếu nại về đất đai ............................................................................ 11 1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai ........................................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại về đất đai .................. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ...................... 33 2.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên...................... 33 2.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên ...... 37 2.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên ........................................................................................................... 46 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ............................ 66 3.1. Quan điểm giải quyết khiếu nại về đất đai .......................................... 66 3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên ............................................................................................. 71 KẾT LUẬN ............................................................................................... 855 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình tiếp nhận đơn ............................................................. 388 Bảng 2.2. Tình hình tiếp nhận và phân loại đơn.......................................... 399 Bảng 2.3. Cán bộ, công chức tham gia giải quyết khiếu nại về đất đai.......... 48 Bảng 2.4. Đơn khiếu nại, tố cáo được thụ lý giải .......................................... 51 Bảng 2.5. Đơn khiếu nại, tố cáo, được thu lý giải quyết trên lĩnh vực đất ..... 52
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trước hết là Hiến pháp - đạo luật gốc của nước ta: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” tại Điều 30, Hiến pháp 2013 [23, tr.14]. Khiếu nại là một công cụ hữu hiệu để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực hiện quyền khiếu nại là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì khiếu nại đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung và có nơi trở thành vấn đề nóng của địa phương. Tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp hay khiếu nại không đúng thẩm quyền vẫn còn xảy ra nhiều. Do đó, cần tìm hiểu lý do, nguyên nhân vì sao tình trạng khiếu nại về đất đai trong những năm gần đây tăng về số vụ, phức tạp về nội dung và trở thành vấn đề nóng của nhiều địa phương. Giải quyết khiếu nại là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Giải quyết tốt khiếu nại góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đất đai là tài nguyên vô cùng quí báu, là tư liệu sản xuất đặc biệt của người nông dân và thành phần quan trọng của môi trường sống, là nơi để con người xây dựng nhà ở, phân bổ khu dân cư, các công trình và nhiều cơ sở hạ tầng, phân chia lãnh thổ của một quốc gia. Ngày nay, quá trình đô thị hóa
- 2 đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó dân số không ngừng gia tăng, đã gây áp lực lên quỹ đất hạn hẹp, đất đai ngày càng có giá trị và trở nên khan hiếm. Đất đai trở thành những bất động sản có giá trị vô cùng to lớn, nhu cầu sử dụng và chuyển nhượng đất đai của con người ngày càng nhiều. Tình hình khiếu nại đất đai cũng vì thế xảy ra nhiều hơn. Do đó, việc quản lý đất đai một cách có hiệu quả là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Thời gian gần đây, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân, do đó đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật về vấn đề này như: Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật đất đai năm 2013, Chỉ thị 35/CT-TW ngày 26/5/2014 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại: quy định cụ thể về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, công khai và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quy định về tiếp công dân; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh….Việc ban hành các văn bản pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho công dân thực hiện việc khiếu nại, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, trong đó có khiếu nại về đất đai. Trong những năm gần đây, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định; tỷ lệ giải quyết các vụ, việc qua các năm luôn đạt tỷ lệ trên 90% số vụ việc thuộc thẩm quyền, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai.
- 3 Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên cũng còn những hạn chế nhất định như: nhiều vụ, việc giải quyết khiếu nại về đất đai có lúc chưa triệt để, chưa kịp thời gây bức xúc cho người khiếu nại; mặc dù, một số vụ việc đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết rồi, nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn; trong công tác tiếp công dân hay đối thoại còn nhiều bất cập, năng lực, cán bộ, công chức còn có mặt hạn chế, do đó còn có nhiều trường hợp công dân sau khi nhận quyết định giải quyết khiếu nại, không đồng ý với quan điểm giải quyết của huyện, tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết theo con đường tố tụng hành chính. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện, đồng thời cần nghiên cứu pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, pháp luật về đất đai để làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, việc giải quyết khiếu nại đó gặp những khó khăn, vướng mắc gì, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai và hạn chế mức thấp nhất việc khiếu nại về đất đai tại địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ trước cho đến nay, ở Việt Nam, vấn đề khiếu nại về đất đai và công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ở góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Trong đó phải kể đến các công trình như: Trần Thanh Cường (2017), Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công,
- 4 Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu những cơ sở lý luận, pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; nhận thức rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tìm ra những ưu điểm, những hạn chế, tồn tại của công tác này, xác định những nguyên nhân của hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang [34]. Nguyễn Ngọc Lan Anh (2017), Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc. Từ đó phát hiện ra những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở huyện Phú Quốc, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương [18]. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2010), Thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Tuy Hoà, Phú Yên, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã tập trung phân tích những nội dung lý luận về thủ tục hành chính và nêu rõ vai trò của thủ tục giải quyết khiếu nại đối với việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu phân tích nội dung của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết khiếu nại và những kết quả đạt được cũng như một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn mà thành phố
- 5 Tuy Hòa đã và đang gặp phải trong công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn khi áp dụng những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở những đánh giá khái quát về thực trạng một số quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại rút ra từ thực tiễn ở thành phố Tuy Hòa, tác giả đề cập đến những phương hướng và đề xuất cụ thể những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay [19]. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính và kiện toàn bộ máy Nhà nước, trên cơ sở những thành tựu lý luận hành chính học và luật học, từ khảo sát thực tế công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa, tác giả hướng tới nhận diện thực trạng, kết quả và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, rút ra kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trong phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện [20]. Nguyễn Xuân Trường (2016), Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, đã nghiên cứu những quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị, kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đô thị từ thực tiễn quận Thanh xuân để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó tìm ra quan điểm đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội [22].
- 6 Đỗ Thị Hằng Nga (2017), Giải quyết khiếu nại về đất đai ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Qua việc nghiên cứu tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế nhất định cần được khắc phục. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ea Súp, nghiên cứu pháp luật về khiếu nại, đất đai để làm rõ nguyên nhân từ đâu dẫn đến việc khiếu nại về đất đai tại huyện Ea Súp, từ đó tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai và hạn chế mức thấp nhất việc kiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ea Súp [16]. Nhìn chung, ở một chừng mực nhất định, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến thực trạng khiếu nại, công tác giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng thời gian qua. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này hoặc chỉ tập trung nêu và diễn giải các quy định của pháp luật hiện hành hoặc chỉ nêu một số mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành giữa luật khiếu nại với các luật chuyên ngành; hoặc khái quát thực trạng, nguyên nhân một cách chung chung và đề xuất những giải pháp chủ yếu theo hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về giải quyết khiếu nại; hoặc tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề trong các quy định về giải quyết khiếu nại mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước xuất phát từ thực tiễn tình hình khiếu nại về đất đai ở một địa phương nhất định, trên một địa bàn cụ thể để làm sáng tỏ các vấn đề
- 7 lý luận và thực tiễn có liên quan, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện. Những đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến khiếu nại nói chung và khiếu nại đất đai nói riêng, đã đưa ra được một hệ thống cơ sở lý luận về khiếu nại và khiếu nại về đất đai, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để cải thiện chất lượng công tác giải quyết khiếu nại và khiếu nại về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Tuy nhiên, từ khi Luật Khiếu nại năm 2011 và một hệ thống Luật Đất đai từng thời kỳ có hiệu lực cho đến nay, tình hình khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng tại nhiều địa phương vẫn đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề bất cập không những về khía cạnh pháp lý mà còn từ khía cạnh quản lý và các yếu tố xã hội hoặc có luận văn chỉ nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại tại một địa phương nhất định, chưa đánh giá được chính xác nguyên nhân phát sinh khiếu nại khi thu hồi đất đai từ khía cạnh người dân, chưa đánh giá được sự tác động từ công tác quản lý công chức đến chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại, bỏ qua thực trạng khiếu nại sai sự thật, cố ý khiếu nại kéo dài từ người dân… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện trên cơ sở thực tiễn việc giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu về đất đai nói riêng của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- 8 3.1. Mục đích nghiên cứu Mu ̣c đích nghiên cứu của đề tài nhằ m tìm ra những nguyên nhân, tồ n ta ̣i, khó khăn, vướng mắ c trong viê ̣c giải quyế t khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuấ t giải pháp nhằ m ha ̣n chế tình tra ̣ng khiế u na ̣i về đấ t đai. Đồ ng thời, nâng cao hiê ̣u lực, hiê ̣u quả giải quyế t các vu ̣ viê ̣c khiế u na ̣i về đấ t đai trên điạ bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai của công dân trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian từ khi có Luật Đất đai năm 2013 có hiê ̣u lực thi hành cho đến nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Khiếu nại. Hoạt động giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, không nghiên cứu giải
- 9 quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Về không gian: nghiên cứu hoạt động giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Về thời gian: nghiên cứu hoạt động giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu các nghiên cứu đã có về giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên và ở Việt Nam; đánh giá các quan điểm hợp lý và chưa hợp lý từ đó đưa ra các kiến giải theo cách tiếp cận của tác giả. - Phương pháp thực chứng: Dựa trên những tư liệu thực tiễn của các ngành, các địa phương để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; những kết quả, hạn chế làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích định lượng: Dựa trên tài liệu, thông tin thực tiễn việc giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên và các dữ liệu thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; những kết quả và hạn chế làm cơ sở để đưa ra những kết luận và đề
- 10 xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước và những ai quan tâm đến vấn đề giải quyết khiếu nại về đất đai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ việc phân tích thực trạng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, từ năm 2015 đến năm 2019, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho chính quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Góp phần nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý của giải quyết khiếu nại về đất đai Chương 2: Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
- 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khiếu nại về đất đai 1.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai Tại khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 đã đưa ra định nghĩa về khiếu nại: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”[30, tr.7]. Theo quy định tại khoản 1, Điều 204 Luật Đất đai 2013, thì “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” [31, tr. 247]. Như vậy, Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại do Luật Đất đai và Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.2. Đặc điểm của khiếu nại về đất đai Từ khái niệm khiếu nại về đất đai thì khiếu nại về đất đai có những đặc điểm cơ bản như sau:
- 12 Thứ nhất, khiếu nại về đất đai xuất phát từ nhận thức của người khiếu nại, là một hình thức phản ứng của người khiếu nại với những hiện tượng vi phạm về các quyền và lợi ích hợp pháp của họ về đất đai được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, người khiếu nại không thể tự khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm mà phải thông qua kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền được pháp luật quy định. Thứ ba, mục đích của giải quyết khiếu nại về đất đai là khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khiếu nại bị xâm phạm bởi việc làm trái quy định pháp luật của cá nhân, cơ quan nhà nhước có thẩm quyền. Thứ tư, phạm vi phát sinh khiếu nại đất đai rất rộng trong các hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai như quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; quyết định bồi thường tái định cư; quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Thứ năm, chủ thể của khiếu nại về đất đai rất rộng, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ về quyền và lợi ích với cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước về đất đai. 1.1.3. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại về đất đai Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại về đất đai chính là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất bao gồm: - Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
- 13 - Hộ gia đình, cá nhân trong nước; - Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; - Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. Theo quy định tại khoản 7, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 thì “Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ” [30, tr.8]. Do đó, các chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá nhân) nêu trên và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất đều có quyền thực hiện quyền khiếu nại về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 1.1.4. Đối tượng của khiếu nại về đất đai
- 14 Đối tượng khiếu nại về đất đai là những quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai như quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; quyết định bồi thường tái định cư khi thu hồi đất; quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp về đất đai giữa tổ chức với tổ chức, cá nhân với tổ chức, cá nhân với cá nhân. 1.1.5. Hình thức của khiếu nại về đất đai Theo quy định tại Điều 8, Luật Khiếu nại 2011 thì việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại phải hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như trường hợp khiếu nại thực hiện bằng đơn. 1.1.6. Phân loại khiếu nại về đất đai Hiện nay, khiếu nại về đất đai thường xảy ra có các loại chủ yếu: - Khiếu nại về đất đai liên quan đến việc cơ quan hành chính nhà nước chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khiếu nại việc cán bộ địa chính xã, thị trấn lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 264 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn