intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các món ăn ngon - ngọt lạ từ rau mùng tơi

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùng tơi thường được ăn trong mùa hè, dân gian nói rằng loại rau này có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, ngoài ra còn có thể giúp thải chất béo, nhuận tràng… Loại rau dân dã này hóa ra có rất nhiều cách chế biến khác nhau mà không phải ai cũng đã biết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các món ăn ngon - ngọt lạ từ rau mùng tơi

  1. Các món ăn ngon - ngọt - lạ từ rau mùng tơi
  2. Mùng tơi thường được ăn trong mùa hè, dân gian nói rằng loại rau này có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, ngoài ra còn có thể giúp thải chất béo, nhuận tràng… Loại rau dân dã này hóa ra có rất nhiều cách chế biến khác nhau mà không phải ai cũng đã biết. (Ảnh: blog anhvaemtt1) Cách chế biến cơ bản, quen thuộc nhất với rau mùng tơi có thể kể đến các món canh mùng tơi nấu tôm khô, mùng tơi luộc chấm muối vừng… thanh cảnh, mát ruột. Nhưng ngoài ra, mùng tơi còn có những cách chế biến mỡ màng riêu cua hơn nhiều:
  3. Bạn có thể tham khảo cách nấu canh cua rau mùng tơi theo công thức của ID kiki và Athena: Cho chút muối vào nước lọc cua, khuấy kỹ rồi bắc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy một chút nữa. Đủ nóng thì gạch cua sẽ từ từ nổi lên, khi này ngừng khuấy, vặn nhỏ lửa, để canh sôi nhè nhẹ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ cho tất cả gạch cua dưới đáy nổi lên hết đóng thành bánh. Khi gạch nổi hết, bạn có thể vớt gạch ra tô, nêm lại nước canh cho vừa rồi cho rau mùng tơi (rửa sạch, thái nhỏ) vào. Phần gạch cua, bạn để riêng và xào với hành cho thơm, đến khi rau chín thì bắc nồi khỏi bếp và đổ nhẹ chỗ gạch cua này vào. (Ảnh: Internet) Ngoài nấu canh, rau mùng tơi còn có thể xào. Rau mùng tơi xào tỏi (có thể vẩy thêm mắm tép) theo công thức của ID LE THI VI ANH: Mùng tơi nhặt, rửa sạch, để ráo nước; tỏi nhặt sạch, đập dập lượng vừa đủ với rau. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn bắc chảo sâu lòng lên bếp, cho dầu vào, đợi nóng thì cho ít bột canh và tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau vào, đến khi rau
  4. tái thì bắc ra là dùng được. Lưu ý: rau xào chín tới, với lửa to để rau ngọt và xanh. Bạn cũng có thể tham khảo cách chế biến của ID thuylinh1080, xào mùng tơi với gừng thay vì tỏi; hoặc nếu muốn thêm vị hơn, bạn có thể cho thêm thịt băm, tôm hoặc mực nõn vào xào trước khi cho rau vào. ID Thảo sông Hoài lại có món rau mùng tơi xào trứng bắc thảo, trứng muối: Chọn rau mùng tơi ngọn non, ít lá, nhặt và rửa sạch; trần qua rau trong nước sôi rồi cho vào nước lạnh để rau có độ giòn; trứng bắc thảo xắt miếng cau (có thể bỏ bớt lòng trắng), trứng muối lấy phần lòng đỏ; tỏi bằm và tỏi để nguyên tép; dầu hào và bột nêm. Chuẩn bị xong, bạn cho nửa số tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau vào đảo nhanh tay, hòa dầu hào và bột nêm vào chút nước cho tan rồi đổ vào rau; cho nốt phần tỏi còn lại, trứng bắc thảo và trứng muối vào, đảo đều rồi bắc ra ăn. (Ảnh: Internet)
  5. Rau mùng tơi nay còn hay góp mặt trong các món lẩu như lẩu đuôi bò, lẩu bao tử hầm tiêu, lẩu mực mùng tơi, lẩu cua đồng… ID Meoandchuot chia sẻ: “Hôm qua em làm món lẩu cua đồng, làm thử nghiệm thôi nhưng ăn thấy ngon ra phết, đang rảnh nên em share công thức làm món lẩu này cho cả nhà mình nhé: Nguyên liệu (cho 4 người ăn): - 0,5 kg cua đồng - 0,3 kg tôm sú - 0,3 kg mực - 0,3 kg thịt đùi bò - 3 trái cà chua - Rau mồng tơi, mướp hương, rau muống, rau cải xanh, rau nhút, hành khô, ớt tươi - Gia vị: hạt nêm (hoặc bột canh), giấm bỗng… Chuẩn bị: - Cua đồng mua cả con còn sống về ngâm nước khoảng 30 phút cho bở đất. Rửa sạch cua bằng cách vớt cua vào rổ sau đó xoay tròn trong chậu nước đến khi nào thấy nước trong, hết đục là cua đã sạch; - Xay phần thân cua rồi lọc lấy nước (khoảng 1 – 1,5l nước là vừa), chòi gạch cua để riêng; - Tôm, mực, thịt bò rửa sạch, thái vừa miếng ăn, ướp với chút hạt nêm rồi xếp vào đĩa; - Các loại rau nhặt rửa sạch, mồng tơi nên để cả cây, ăn tới đâu thì ngắt lá cho vào nồi lẩu đến đó, để rau ráo nước rồi xếp vào đĩa hoặc rổ. Chế biến: - Nấu nước lọc cua (giống nấu canh), nêm hạt nêm hoặc bột canh, chú ý lúc
  6. mới đun nên dùng đũa quấy vòng tròn để thịt cua không đọng dưới đáy xoong. Nước cua sôi cho giấm bỗng (khoảng nửa bát ăn cơm) để tạo mùi thơm và vị hơi chua. Phi hành khô rồi cho gạch cua vào chưng đến khi gạch vàng đều, trút vào xoong nước cua. Xào cà chua sơ qua rồi cho vào xoong lẩu; - Đặt bếp lẩu rồi đặt nồi lẩu lên, xếp tôm, mực, thịt bò, rau xung quanh nồi lẩu; - Nước chấm: chỉ cần chút mắm Thanh Hà, cắt thêm mấy lát ớt là có nước chấm lẩu ngon lành rồi. Thành phẩm: nước lẩu trong, thịt cua nổi thành tảng, có màu vàng béo của gạch cua, màu đỏ của cà chua, đặc biệt là mùi thơm của giấm bỗng. Nước lẩu ăn có vị ngọt của cua, chua thanh của giấm bỗng. Ăn với các loại rau như mồng tơi, mướp, rau nhút càng làm tăng hương vị cua.” Món rau mùng tơi tưởng như chỉ được tính mát nhưng hóa ra lại có thể làm thành nhiều món ngon, đa dạng. Nếu bạn còn “bí quyết” nào, hãy cùng chia sẻ nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2