Các quy định pháp luật hiện hành
lượt xem 3
download
Định nghĩa công ty cổ phần, cổ phần hóa, tại sao phải cổ phần hóa, các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa,... là những nội dung chính trong tài liệu "Các quy định pháp luật hiện hành". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các quy định pháp luật hiện hành
- 1.1. Định nghĩa công ty cổ phần, cổ phần hóa 1.1.1. Công ty cổ phần Theo điều 110 Luật Doanh nghiệp 2015 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. 1.1.2. Cổ phần hóa Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 19901991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996. a. Bối cảnh Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi đó là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lời ăn lỗ chịu.
- Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990, Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài chính toàn cầu như Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Một trong những cái giá Việt Nam phải trả là phải tiến hành một số cải cách theo đề nghị của những tổ chức và nhà tài trợ những cải cách mà vào thời điểm đầu thập niên 1990 Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết và do đó rất miễn cưỡng thực hiện. Trong số những cải cách miễn cưỡng này có tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%. b. Quá trình cổ phần hóa Giai đoạn thí điểm rụt rè Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa (try and fix). Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả là có 2 doanh nghiệp trong năm 19901991 được cổ phần hóa. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 12 doanh nghiệp nhà nước để thử cổ phần hóa. Kết quả là đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa. Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước chỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công ty khác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần. Các
- nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua được cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp An, còn lại đều ở khoảng 20%. Giai đoạn thí điểm mở rộng Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị định 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP. Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần. Giai đoạn đẩy mạnh Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐCP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử
- dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Sau khi Nghị định 44/1998/NĐCP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Giai đoạn tiến hành ồ ạt Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CTTTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐCP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa giai đoạn tiến hành ồ ạt. Theo Nghị định số 64/2002/NĐCP có một số hình thức cổ phần hóa sau: 1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. 2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%. Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.[3] Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐCP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó
- cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà nước. Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng.[1] Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm 2005, có 29 công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.[4] Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS MobiFone, Vinaphone,... dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm 2010. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học[5]. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận thương mại hay phi thương mại hóa. 1.2. Tại sao phải cổ phần hóa
- Một thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm trên thế giới các nước có thành phần kinh tế công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này ta muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này. Cổ phần hóa sẽ giúp sàng lọc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã có những người chủ thực sự. Việc cổ phần hóa cũng giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước một con số đáng kể. Mặt khác, thông qua cổ phần hóa Nhà nước thu lại được phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây đã giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Tất cả các khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các dự án mang tầm quốc gia phục vụ lợi ích cho toàn dân tộc như: giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tác động gián tiếp của việc cổ phần hóa cũng có mặt hạn chế của nó chẳng hạn; cổ phần hóa là tiềm ẩn của sự gia tăng thất nghiệp tăng áp lực về số lượng lao động dư thừa trong xây dựng. Vậy việc cổ phần hóa cần có chính sách cụ thể rõ ràng cho người lao động trong tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh những lý do đã nêu, thì hiện nay thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính phát triển ngày càng lớn và nhu cầu có nguồn hàng cung cấp cho thị trường thứ cấp đang khan hiếm chính vì thế, cổ phần hóa là cách giúp cho thị trường giải quyết lượng hàng khan hiếm này, tránh gây ra hiện tượng cổ phiếu thiếu gây ra tình trạng làm giảm giá trên thị trường gây rối loạn thị trường đang trỗi dậy trong khoảng mấy năm trở lại đây. Một cái nhìn khách quan hơn cho thấy công cuộc cổ phần hóa là một giải pháp tích cực để hạn chế tình trạng tham nhũng, nâng cao dân chủ và công bằng xã hội. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoạt động theo Luật doanh nghiệp khi đó có mọi hoạt động theo cơ chế thị trường chi phối bởi quy luật cung cầu và pháp luật, và chủ doanh nghiệp là toàn thể cổ đông không còn hiện tượng tham nhũng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được công khai đối với cổ đông. Công ty cổ phần có: Khả năng huy động vốn lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Được tổ chức quản lý chặt chẽ Gắn người lao động với kết quả cuối cùng
- Để mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm vốn dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu. 1.3. Các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghị định số 189/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐCP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. Thông tư số 127/2014/TTBTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó, đáng chú ý là quy định về các nguyên tắc khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Ở đây mình nêu luật hiện hành hay luật cũ vậy Na, cả những văn bản nữa?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Các quy định pháp luật liên quan đến chào bán ra công chúng và công ty đại chúng - TS. Phạm Trọng Bình
65 p | 92 | 16
-
Đánh giá về tính độc lập trong tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật hiện hành
4 p | 89 | 8
-
Những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành về chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
8 p | 136 | 8
-
Thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
12 p | 29 | 6
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập
8 p | 54 | 6
-
Lĩnh vực dân sự, hành chính tư pháp liên quan đến đời sống của công dân - Hệ thống những quy định pháp luật hiện hành: Phần 2
214 p | 77 | 5
-
Quy định pháp luật có liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Một số bất cập và hướng hoàn thiện
9 p | 68 | 5
-
Lĩnh vực dân sự, hành chính tư pháp liên quan đến đời sống của công dân - Hệ thống những quy định pháp luật hiện hành: Phần 1
221 p | 82 | 5
-
Giấy phép môi trường - từ lý luận đến hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
7 p | 48 | 5
-
Quy định pháp luật về quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ thống bờ kè sông, kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện
8 p | 45 | 5
-
Quản lý giá hợp đồng trọn gói từ điểm nhìn các quy định pháp luật hiện hành
6 p | 59 | 4
-
Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về nhận chìm ở biển
12 p | 67 | 4
-
Hoàn thiện các quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7 p | 54 | 3
-
Một số bất cập của pháp luật hiện hành về quảng cáo thương mại và kiến nghị hoàn thiện
12 p | 41 | 3
-
Hệ thống pháp luật về phí và lệ phí (Tập 4): Phần 2
117 p | 135 | 3
-
Hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho đầu tư xanh ở Việt Nam
8 p | 9 | 2
-
Xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật hành chính Việt Nam
7 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn