intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách sử dụng và ứng dụng của các hàm: DB, DDB, SLN, SYD, VDB

Chia sẻ: Nguyễn Hương Giang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

982
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách sử dụng và ứng dụng của các hàm: DB, DDB, SLN, SYD, VDB

  1. Họ và tên: Nguyễn Hương Giang. Lớp: K42­A Kế Toán Mã sinh viên: 08K4051025 *****&&&***** Cách sử dụng và ứng dụng của các hàm: DB, DDB, SLN, SYD, VDB. 1. Hàm DB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed­ declining balance method) trong một khoảng thời gian xác định.  Cú pháp: = DB(cost, salvage, life, period, [month])  Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản.  Period : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life.  Month : Số tháng trong năm đầu tiên (nếu bỏ qua, mặc định là 12) Lưu ý:  • Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed­declining balance method) sẽ tính  khấu hao theo một tỷ suất cố định. DB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một  kỳ:  DB = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate Trong đó: rate = 1 – ((salvage / cost) ^ (1 / life)), được làm tròn tới 3 số lẻ thập phân. • Khấu hao kỳ đầu và kỳ cuối là những trường hợp đặc biệt:  Với kỳ đầu, DB() sử dụng công thức = cost * rate * month / 12 Với kỳ cuối, DB() sử dụng công thức = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate * (12 – month) / 12 Ví dụ: Tính số tiền khấu hao trong tất cả các kỳ của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày  1/6/2008 là $1,000,000, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 6 năm là $100,000 ?  Vì mua vào tháng 6, nên năm đầu tiên chỉ tính khấu hao cho 7 tháng, 5 tháng còn lại sẽ tính vào  năm thứ 7.  Số tiền khấu hao trong các năm như sau: Năm đầu tiên: = DB(1000000, 100000, 6, 1, 7) = $186,083.33 Năm thứ hai: = DB(1000000, 100000, 6, 2, 7) = $259,639.42 Năm thứ ba: = DB(1000000, 100000, 6, 3, 7) = $176,814.44 Năm thứ tư: = DB(1000000, 100000, 6, 4, 7) = $120,410.64 Năm thứ năm: = DB(1000000, 100000, 5, 7) = $81,999.64 Năm thứ sáu: = DB(1000000, 100000, 6, 7) = $55,841.76 Năm cuối cùng: = DB(1000000, 100000, 7, 7) = $15,845.10 1
  2. 2. Hàm DDB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép (double­declining balance   method), hay giảm dần theo một tỷ lệ nào đó, trong một khoảng thời gian xác định.  Cú pháp: = DDB(cost, salvage, life, period, [factor])  Cost: Giá trị ban đầu của tài sản Salvage: Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life: Hạn sử dụng của tài sản.  Period: Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life.  Factor: Tỷ lệ để giảm dần số dư (nếu bỏ qua, mặc định là 2, tức sử dụng phương pháp số dư giảm dần  kép) Lưu ý:  • Phương pháp số dư giảm dần theo một tỷ lệ định sẵn sẽ tính khấu hao theo tỷ suất tăng dần,  tức là khấu hao cao nhất ở kỳ đầu, và giảm dần ở các kỳ kế tiếp theo tỷ lệ đã được định sẵn  (giảm dần kép là sử dụng tỷ lệ giảm dần = 2). DDB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao  trong một kỳ: DDB = MIN((cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * (factor / life), (cost – salvage –  tổng khấu hao các kỳ trước)) • Hãy thay đổi factor, nếu không muốn sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép.  • Tất cả các tham số phải là những số dương.  Ví dụ: Với một tài sản có giá trị khi mua vào là $2,400, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết  hạn sử dụng là $300, hạn sử dụng là 10 năm, ta có những con số khấu hao như sau đây:  Khấu hao cho ngày đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = DDB(2400, 300, 10*365, 1) = $1.32 Khấu hao tháng đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = DDB(2400, 300, 10*12, 1) = $40 Khấu hao năm đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = DDB(2400, 300, 10, 1) = $480 Khấu hao năm thứ 10, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = DDB(2400, 300, 10, 10) = $22.12 Khấu hao năm thứ 2, dùng phương pháp số dư giảm dần theo tỷ lệ 1.5:  = DDB(2400, 300, 10, 2, 1.5) = $306 3. Hàm SLN() Tính khấu hao cho một tài sản theo phương pháp đường thẳng (tỷ lệ khấu hao trải đều trong suốt thời  hạn sử dụng của tài sản) trong một khoảng thời gian xác định.  Cú pháp: = SLN(cost, salvage, life)  Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Hạn sử dụng của tài sản.  SLN() dùng công thức sau đây để tính khấu hao:  2
  3. Ví dụ: Tính khấu hao bình quân mỗi năm cho một tài sản có giá trị ban đầu là $30,000, giá trị còn  lại sau khi đã khấu hao là $7,500, có thời hạn sử dụng 10 năm ?  = SLN(30000, 7500, 10) = $2,250 4. Hàm VDB() Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng trong nhiều kỳ bằng phương pháp số dư giảm dần kép (double­ declining balance method), hay bằng phương pháp nào khác được chỉ định.  Cú pháp: = VDB(cost, salvage, life, start_period, end_period, [factor], [no_switch])  Cost : Giá trị ban đầu của tài sản Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao) Life : Số kỳ tính khấu hao (hay còn gọi là hạn sử dụng của tài sản).  Start_period : Kỳ đầu tiên muốn tính khấu hao. Start_period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với  Life.  End_period : Kỳ cuối cùng muốn tính khấu hao. End_period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với  Life.  Factor : Tỷ lệ để giảm dần số dư (nếu bỏ qua, mặc định là 2, tức sử dụng phương pháp số dư giảm dần  kép). Để biết thêm về phương pháp số dư giảm dần kép, xem hàm DDB(). No_switch : Một giá trị logic cho biết có chuyển qua phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng  (straight­line depreciation method) không, khi độ khấu hao lớn hơn độ giảm dần số dư. Mặc định là  FALSE.  = TRUE : Excel sẽ không sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, ngay cả khi độ khấu  hao lớn hơn độ giảm dần số dư. = FALSE : Khi độ khấu hao lớn hơn độ giảm dần số dư, Excel sẽ tự động chuyển sang sử dụng phương  pháp tính khấu hao theo đường thẳng.  Lưu ý: • Tất cả các tham số (ngoại trừ no_switch) phải là những số dương.  Ví dụ: Với một tài sản có giá trị khi mua vào là $2,400, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết  hạn sử dụng là $300, hạn sử dụng là 10 năm, và được sử dụng trong nhiều kỳ, ta có những các tính  khấu hao theo từng khoảng thời gian như sau:  Khấu hao cho ngày đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = VDB(2400, 300, 10*365, 0, 1) = $1.32 Khấu hao tháng đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = VDB(2400, 300, 10*12, 0, 1) = $40 Khấu hao năm đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = VDB(2400, 300, 10, 0, 1) = $480 Khấu hao giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 18, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:  = VDB(2400, 300, 10*12, 6, 18) = $396.31 Khấu hao giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 18, dùng factor = 1.5 thay cho phương pháp số dư giảm  dần kép:  = VDB(2400, 300, 10*12, 6, 18, 1.5) = $311.81 • Qua ví dụ trên ta thấy, hàm VDB() chỉ hơn hàm DDB() ở chỗ VBD() tính được khấu hao từ một  kỳ nào đó đến một kỳ nào đó (xem lại các ví dụ của hàm DDB). Còn nếu tính khấu hao tại một  kỳ (tháng thứ nhất, năm thứ hai, v.v...) thì VBD() cho ra kết quả tương tự DDB().  ***Hết*** 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2