intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Chia sẻ: La Cau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

459
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Bài làm Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1947 Khung cảnh được nói tới trong bài thơ là một đêm khuya giữa rừng Việt Bắc. Câu mở đầu được viết theo lối so sánh, ẩn dụ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Giữa bộn bề công việc của một vị tổng chỉ huy thật khó có một chút thảnh thơi để có thể cảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

  1. Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh Đề bài : Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Bài làm Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1947 Khung cảnh được nói tới trong bài thơ là một đêm khuya giữa rừng Việt Bắc. Câu mở đầu được viết theo lối so sánh, ẩn dụ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Giữa bộn bề công việc của một vị tổng chỉ huy thật khó có một chút thảnh thơi để có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng với Hồ Chí Minh, tình yêu thiên nhiên dường như đã trở thành một nét phẩm chất tâm hồn. Còn nhớ, khi phải tù đày trong nhà lao Tưởng Giới Thạch – Người đã từng vượt lên hoàn cảnh trớ trêu mà đắm mình vào sự kì thú của tạo vật : Mặc dù bị trói chân tay
  2. Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu. Rồi : Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ... Ngay trong phẩm chất chiến sĩ cách mạng của Người, tình yêu thiên nhiên vẫn luôn thường trực. Bởi thế, âm thanh tiếng suối mặc dầu rất quen nhưng được gợi ra trong bài thơ lại rất lạ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Giữa bao căng thẳng và hỗn tạp của thanh âm, nghe suối chảy ta có thể cảm nhận âm thanh và sắc độ của nó. Chợt nhớ câu thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Trãi viết khi ở ẩn : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai... (Bài ca Côn Sơn) Hai nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, hai thi nhân tầm vóc thời đại sống cách nhau năm thế kỉ, cùng gặp gỡ diệu kì ở cảm hứng mãnh liệt trước thiên nhiên tươi đẹp. Chỉ có điều, nghe tiếng suối, Nguyễn Trãi liên tưởng tới tiếng đàn huyền diệu mà nghệ sĩ thiên nhiên ban tặng, còn Hồ Chí Minh lại liên tưởng tới âm hưởng hùng tráng vang ngân trong tiếng hát của của đoàn quân chiến thắng. Bài ca Côn Sơn được sáng tác khi
  3. người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi sống nhàn tản, bất đắc chí tại Chí Linh ; còn Cảnh khuya được nhà cách mạng Hồ Chí Minh viết trong cương vị một người tổng chỉ huy ở chiến khu Việt Bắc. Hai cảnh ngộ, hai tâm trạng khác nhau đều có chung tiếng suối làm mạch nguồn cảm xúc, nhưng sự cảm nhận và liên tưởng của mỗi người đều thể hiện nét riêng mang đậm dấu ấn cá nhân và tinh thần thời đại. Trở lại với bài thơ Cảnh khuya, câu thứ hai vẫn theo bút pháp tả thực, Bác viết : Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Trên cái nền rạo rực và gợi cảm của âm thanh tiếng suối, ánh trăng hiện lên thật bao la huyền ảo , mở ra bức tranh thiên nhiên vời vợi và thi vị hẳn lên. Thực ra, đã không ít lần Bác rung động trước vẻ đẹp kì diệu của trăng, kể cả trong hoàn cảnh Người bị giam hãm tù đày, nhưng ở đây ánh trăng mang một sắc thái lung linh tuyệt mĩ : Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Ánh trăng tở mở và chiếu tỏa không gian, ngỡ như xuyên thấm hồn tạo vật. Ánh trăng như chảy qua kẽ lá, choàng ánh sáng xuống bóng cây cổ thụ. Nếu xem hai câu thơ trên là biểu thị một sức nghe (câu thứ nhất) và một sức nhìn (câu thứ hai) tinh tế đặc biệt thì câu thứ ba nêu lên một tình huống : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Cảnh đẹp như tranh quyến rũ nhường vậy mà Người còn thao thức, không nỡ ngủ hay không thể ngủ được trước vẻ hữu tình của thiên nhiên ? Câu thơ cuối bật ra thật bất ngờ : Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
  4. Giản dị và chân thực, câu thơ cuối bộc lộ sức nghĩ của Người về vận mệnh dân tộc, trước cuộc kháng chiến đầy cam go và trước thiên nhiên tươi đẹp. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp so sánh ẩn dụ, tả thực và khả năng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng, phong phú, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết trong phẩm chất thi sĩ – chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2