Đề bài: Cảm nhận về âm hưởng văn học dân gian qua bài thơ Thương Vợ của <br />
Trần Tế Xương<br />
Bài làm<br />
Ông Tú tỏ lòng thương vợ bắt đầu bằng sự tính công. Đúng hơn là sự biết ơn, sự biết ơn <br />
sâu sắc công lao bà Tú:<br />
“Quanh năm buồn bán ờ mom sông<br />
Nuôi đủ năm con với một chồng”.<br />
Ông Tú nói chuyện bà Tú buôn bán để nuôi con và nuôi mình. Cách nói đáng lưu ý. Một <br />
năm có 365 ngày. Chả nhẽ bà chạy chợ hết cả 365? ít nhất bà cũng có mấy ngày nghỉ Tết <br />
nhất giỗ chạp hoặc về bên ngoại thăm bố mẹ, em út… nhưng ở đâỵ ông Tú vẫn tính tất <br />
cho bà trọn 365 ngày, trọn cả quanh năm, mà “quanh năm” tức là “quanh nam” rồi lại <br />
“quanh năm”… Cách nói như là sự xô bồ, cường điệu của chuyện văn chương, trong <br />
trường hợp này chính là sự bày tỏ lòng biết ơn bà Tú một cách triệt để. Người dân lao <br />
động xưa, muốn nói cảnh làm ăn cơ cực của mình – cũng một cách triệt để để tạo ra <br />
thành ngữ “quanh năm tận tháng” bên cạnh thành ngữ “đầu tắt mặt tối”. Ông Tú học cách <br />
nghĩ, cách nói đó của quần chúng để ghi công lao của bà Tú về mặt thời gian lao động. <br />
Còn cái nơi mà bà Tú buôn bán? – “ở mom sông”. Có người ghi chú rằng: “Mom sông là <br />
nơi đất nhô ra sông(?).Mom sông Vị là vùng đất gần làng Phù Long, ở chỗ nhà máy nước <br />
thành phố Nam Định bây giờ”, Có người còn cho biết thêm: Mom sông Vị là nơi đầu chỗ <br />
sông Vị Hoàng chảy thông ra sông Nam Định. Thời sông Vị Hoàng chưa bị lấp thì mom <br />
sông này là nơi buôn bán của bà con tiểu thương, thuyền bè qua lại hay đậu ờ đấy. Bà Tú <br />
có ngôi hàng buôn chung gạo với người khác ở mom sông đó. về sau, sông Vi Hoàng b<br />
̣ ị <br />
lấp. Chốn buôn bán của bà Tú cũng tàn lụi theo. Nhưng như Xuân Diệu nhận xét (ngay <br />
khi sông Vị Hoàng chưa bị lấp): “ở mom là cheo leo, chênh vênh chứ không phải ở một cái <br />
bến ngang sông tấp nập bình thường. Cảnh ngộ làm ăn như thế mà bà Tú vẫn “Nuôi đủ <br />
năm con với một chồng”. Tất cả những sáu miệng ăn, trừ bà Tú chưa tính. Thành tích này, <br />
̀ ảo vất vả, nói là bà Tú vị tha, cao cả thì cũng là tần tảo vât v<br />
nói là bà Tú tân t ́ ả, cũng là vị <br />
tha, cao cả hết mực. Nhưng ở đây, nói sự việc là bất công, vô lí thì củng là hết mực vô lí <br />
bất công. Đẻ con ra, có ít đâu. Những năm đứa. Phải nuôi chúng nó khôn lớn. Trách nhiệm <br />
đó là của bà Tú. Dĩ nhiên rồi, Nhưng anh chồng “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng <br />
cày vợ cấy con trâu đi bừa” đâu? Thì ở đây làm gì có. ông Tu không ph<br />
́ ải loại chông đó,<br />
̀ <br />
Ông là loại chồng “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm” loại chông “Th<br />
̀ ưng đấu nhờ lưng <br />
một mẹ mày”, ông Tú không cùng bà nuôi con đã đành. Mà như có kẻ ác khẩu đã châm <br />
biếm: ông còn là một “thứ con” đặc biệt để bà Tú phải nuôi riêng! Đoảng thế là cùng! <br />
Chế độ xah̃ ội cu đa san sinh ra lo<br />
̃ ̃ ̉ ại ông chồng đoảng, loại ông chổng “dài lưng tốn vải, <br />
ăn no lại nằm” như ông Tú không ít.<br />
Nhưng ở ông Tú, có một điều này là khác, là rất khác: Ông tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền bù <br />
lại bằng cái tình, bằng tấm lòng. Cái thái độ của Tú Xương trở nên dễ thương ở điểm <br />
này. Bài thơ của Tú Xương hay bắt đầu từ điểm này. Ông nói chuyện bà Tú nuôi con đã <br />
đành, mà còn là nuôi mình, nói theo kiểu nói toạc, không một chút ngượng bút, ngượng <br />
miệng, lại như vừa nói vừa tủm tỉm cười, tự trách sao mình vô tích sự, lại để vợ phải <br />
nuôi. Việc nuôi chồng của bà Tú, có thể là ông chưa xem là sung sướng. Cái cảnh “Cơm <br />
hai bữa; cả kho rau muống; quá một chiều: khoai lang lúa ngô” thì có gì là sung sướng, <br />
chắc còn xa sự sung sướng. Nhưng xem ra ông Tú đã không dám đòi hỏi gì hơn. Ông đã <br />
thấy vui, đã ra vẻ bằng lòng, và đặc biệt là đã cảm cái ơn của bà Tú lắm lắm rồi. Và do <br />
như thế mà ngay trong cặp thơ đề, hình ảnh bà Tú đã thấp thoáng hiện lên lớn, đẹp vô <br />
cùng. Cả đám cha con ông Tú sống trong sự cưu mang của bà Tú, tựa như đàn gà con đang <br />
được “mẹ gà ấp ủ”. Văn chương chữ nghĩa của ông Tú ở đây đơn giản mà thân tình đến <br />
kỳ lạ, có sức gợi phong phú vô cùng. Ông nói: “Nuôi đủ năm con với một chồng”, nói như <br />
nói chơi mà ý tình sâu nặng, chân thành biết bao nhiêu. Ông Tú không gộp sáu cha con lại <br />
mà nói. Ông nói “năm con” riêng, “một chồng” riêng. Như thế là vì con ơn mẹ là chuyện <br />
con với mẹ đã đành. Còn phần ông, ông chịu ơn vợ thì ông phải nói riêng ra cho thật rõ, <br />
nói riêng ra để khỏi mập mờ dù là một chút. Cũng như trong ý thơ, ông không tính đến bà <br />
Tú. Chỉ nói chuyện bà “nuôi đủ năm con với một chồng”. Không tính đến bà thì cái lòng vị <br />
tha, cái công lao của bà càng thêm rõ. Mà cái lòng tri ân của ông – thay mặt cả lũ trẻ con <br />
năm đứa nữa – đối với bà Tú cũng càng rõ thêm.<br />
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,<br />
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.<br />
Hai câu thực gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp hàng ngày của bà Tú. Chẳng hay ông <br />
Tú dã đón nhận câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ <br />
non”, từ bao giờ? Qua tiếng ru con của một bà mẹ láng giềng hay chính là ru Trần Tế <br />
Xương của bà cụ Nhuận? Chắc chắn từ “Con cò lặn lội bờ sông”, hình ảnh những bà vợ <br />
Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng <br />
con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa <br />
thương cảm. Để giờ đây, trong lúc nghĩ đến bà Tú thì con cò ấy bỗng vụt dậy vỗ cánh <br />
bay và thi hứng “Thương vợ” của Tú Xương. Ca dao xưa nói: “Con cò lặn lội bờ sông”, <br />
trông đã vất vả, tội nghiệp. Con cò của ca dao lặn lội bờ sông. Khung cảnh đã mênh <br />
mông, heo hút đến rợn người. Trong thơ ông Tú, có cái rợn ngợp của không gian, lại còn <br />
thêm cái rợn ngợp của thời gian. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chép như thế, dễ <br />
thường mất đi cái hoang vắng của thời gian làm mất đi cái khối hình của ý thơ. Ca dao <br />
nói: “Con cò lặn lội”. Tú Xương chuyển lại thành “lặn lội thân cò”. Hai từ “lặn lội” chen <br />
lên đứng đầu câu. Cảnh lặn lội lại càng lặn lội. Ca dao nói con cò, Tú Xương nói “thân <br />
cò”. Ý thơ cứ xoáy sâu vào sự cực khổ. “Thân” trong ngôn từ văn chương tiếng Việt <br />
trước hết là chỉ cái thân thế con người “Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”. (Truyện <br />
Kiều). Nhưng còn là chỉ một đời người, một kiếp người “Thân này ví đổi thành trai được, <br />
sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” – Hồ Xuân Hương: “Thân lươn bao quản lấm đầu, <br />
chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (Truyện Kiều) mà nói chung trong văn học xưa là <br />
đau khổ, là ê chề, tủi cực. Tú Xương đã nghĩ kiếp đời bà Tú bằng thứ ngôn ngữ có độ dày <br />
của giời gian, của truyền thống đó. Trong câu thơ, “thân cò” không “khóc nỉ non”. Bởi ở <br />
đây sự gian khổ đang được nén xuống. Nhưng càng nén lại càng đau. Câu thơ đó vẫn bị rỉ <br />
rả tiếng khóc cho thân cò. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Tú Xương đã nâng cái tầm <br />
khái quát con cò trong ca dao từ ngàn xưa lên một mức để nói cho hết tấm lòng thương <br />
cảm da diết của mình đối với cuộc đời làm ăn vất vả của bà Tú. Câu thơ trở thành như <br />
một bức họa phác thảo về một người dàn bà mỏng manh, gầy guộc, lúi húi một mình <br />
kiếm sống giữa cuộc đời trơ trụi. Cái cảnh bà Tú lặn lội sớm khuya để nuôi chồng nuôi <br />
con giữa cái thời buổi “sống chết mặc bây”, cái thời buổi nghĩa tình đã bạc quá vôi, chính <br />
là người đàn bà trong bức họa phác thảo đó.<br />
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”<br />
Ý tình của thơ đúng là đang triển khai. Câu thực thứ nhất mới nói cái vất vả, cái cô đơn. <br />
Câu thực thứ hai này nói rõ thêm cái vật lộn. Vật lộn là có chuyện đụng chạm đến người <br />
chung quanh, đến xã hội rồi. Có sách chú thích: “Cứ buổi trưa hay chiều có chuyến đò <br />
chở những người đi buôn gạo ở những chợ Thông, chợ Quán (bên kia bên Tân Đệ) về <br />
quán bánh dày ở đầu tỉnh Nam là nơi bán gạo. Quán bánh dày quen gọi là “Mom”, những <br />
người này thường eo sèo với nhau là bán đắt bán rẻ. Có sách lại chú thích: “Eo sèo là kỳ <br />
kèo mặc cả, cãi cọ nhau”. Đúng đây chưa phải là cảnh cạnh tranh cuớp giật gì nhau ghê <br />
gớm, càng chưa phải cái cảnh “cá nuốt cá”, “tre buộc tre” trong bọn thống trị với nhau và <br />
giữa bọn thống trị đối với dân lao động bị áp bức trong xã hội đó. Cảnh làm ăn của lớp <br />
tiểu thương như bà Tú với nhau trong xã hội cũ về bản chất không có như vậy. Ở đây, <br />
trước hết, chỉ mới là sự chen chúc. Vì cái sống mà phải chen chúc. Chen chúc với nhau <br />
trên những chuyến đò đưa khách sang sông. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi <br />
quá chừng! Và dường như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi vơi, <br />
mỏng manh, bấp bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Và tội nghiệp bà Tú. Hẳn đã có lần <br />
bà nghe mẹ dặn: “Con ơi, mẹ dặn câu này, sông sâu chớ lội đò đầy chớ khoan sang” (ca <br />
dao).<br />
Ấy thế mà bây giờ, vì cuộc sống của chồng con mà con gái của mẹ vẫn bất chấp, vẫn <br />
phải liều lĩnh để sang sông “buổi đò đông”. Lời mẹ dặn, có thể vì cuộc sống mà quên. <br />
Hoặc nhớ nữa, nhưng biết làm sao hở mẹ? Cuộc sống trong xã hội bất công khắc nghiệt <br />
với con người đến thế. Bọn bóc lột, ngồi mát ăn bát vàng, sống trên mồ hôi nước mắt của <br />
người bị trị.<br />
Người dân lao động luôn luôn bị cái quy luật cạnh tranh sinh tồn, đặc biệt là cái quy luật <br />
bần cùng hóa của chế độ thực dân nửa phong kiến uy hiếp, nên lắm lúc vì cái ăn cái mặc <br />
hàng ngày của gia đình mà buộc phải liều lĩnh, phải bực dọc, phải cau có, phải mè nheo, <br />
phải chen lấn… thì cũng là điều thường tình, dễ hiểu và đáng thương hơn đáng trách. Sự <br />
tha hóa của con người có khi chính là bắt đầu từ những dấu hiệu đó. Tú Xương nhận biết <br />
sâu sắc cái hiện thực phũ phàng, bất nhân đó mà càng xót xa thương vợ khi viết câu thơ <br />
trên:<br />
“Một duyên hai nợ âu đành phận.<br />
Năm nắng mười mưa dám quản công”.<br />
Trong ấn tượng của ông Tú, kiếp sống của bà Tú thật là căng thẳng, nặng nhọc. Một <br />
cuộc đời, một kiếp sống như thế mà không sinh ra vật vã, dằng dặc với nó sao chịu được. <br />
Tú Xương nói chuyện ông bà lấy nhau, chuyện bà Tú lấy ông Tú. Kể cũng là cái duyên, <br />
về tư cách làm chồng thì quả là ông còn nhiều khuyết điếm. Nhưng chẳng gì thì ông cũng <br />
có chân Tú Tài để may khỏi tiếng “cha cu”. Ông cũng hào hoa, cũng duyên dáng, cũng thơ <br />
phú lừng danh, đặc biệt là đối xử với bà Tú cũng tử tế, cũng nhiều lúc đùa vui, tình tứ. <br />
Còn về đường con cái, thì “Trời cho” cũng “năm con” rồi. Một cảnh chồng con như thế, <br />
bình thường không đáng gọi là duyên sao. Nhưng ở đây, sao đã nói đến “một duyên” rồi <br />
lại nói đến “hai nợ”? Nghe lại nặng nề, chua chát, éo le, thậm chí còn như dằn vặt, vật vã <br />
nữa. Trước hết có vấn đề chữ nghĩa nên hiểu thế nào? “Một duyên hai nợ”, một hai là số <br />
chỉ thứ tự hay số lượng? Có lẽ cái âm hưởng dằn vặt của câu thơ này và cả cái lối nói <br />
cũng theo kiểu tăng cấp, bồi thán (năm nắng mười mưa) trong luật đối của câu thơ sau, <br />
dễ khiến ta hiểu theo nghĩ thứ hai. Và như thế thì ý thơ muốn nói: duyên thì có một mà nợ <br />
lại thành hai. Trở lại nguồn gốc xa xưa của chữ nghĩa thì đúng là giáo lý của đạo Phật đã <br />
nói đến túc trái tiền duyên. Đạo Phật – quan niệm rằng sự vật, con người có quan hệ với <br />
nhau ví như vợ chồng lấy nhau là do có cái duyên từ kiếp trước. Và như thế thì cái duyên <br />
cũng là cái nợ từ kiếp trước mà con người ở kiếp này phải trả. Duyên và nợ, theo quan <br />
niệm đó của đạo Phật thành ra như một. Trong văn học chịu ảnh hưởng của đạo Phật, từ <br />
lâu cũng nói đến duyên nợ “Ví chăng duyên nợ ba sinh, làm chi đem thói khuynh thành trêu <br />
người”. (Truyện Kiều). Nhưng cũng từ lâu, trong văn học và trong ngôn ngữ dân gian đã <br />
có hiện tượng dân gian hóa quan niệm về duyên nợ theo hướng làm mờ nội dung triết lý <br />
siêu hình của nó và muốn tách duyên riêng nợ riêng. Nói đến duyên là nói đến sự may <br />
mắn, thuận chiều. Nói đến nợ là nói đến sự đau khổ, phải chịu đựng. Ở Tú Xương trong <br />
trường hợp này, xu hướng dân gian hoá đó dường như dẫn đến một sự tách chia đã khá <br />
rạch ròi duyên và nợ. Câu thơ của Tú Xương muốn nói: Cuộc đời của bà Tú “duyên” thì <br />
có một mà “nợ” thì đến hai, nghĩa là một cuộc đời oái oăm, cay đắng mà đành cam phận. <br />
Tú Xương thương xót cho cuộc đời đó mà thành ra dằn vặt thay, vật vã thay. “Một duyên <br />
hai nợ âu dành phận”. Âm hưởng của câu thơ đúng là âm hưởng dằn vặt, vật vã. Và nói là <br />
“đành phận” thì đúng lại là vừa cam chịu vừa như không muốn cam chịu. Cái ý có vẻ như <br />
ngược chiều nhau này chính là tâm trạng của Tú Xương trong khi nghĩ đến cuộc đời của <br />
bà vợ. Cái sự thật khách quan chua chát và tâm trạng chủ quan thương vợ của ông Tú xen <br />
lẫn trong ý thơ. Hai câu luật vừa nổi lên hình ảnh bà Tú vị tha, cao cả vừa ngầm chứa ý <br />
nghĩa tố cáo xã hội đương thời, cái xã hội ma quái đã dồn những con người chịu thương <br />
chịu khó như bà Tú đến bước cơ khổ, quằn quại, có duyên mà không vui được với duyên. <br />
Duyên có một mà nợ những là hai, vui sao được.<br />
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,<br />
Có chồng hờ hững cũng như không”.<br />
Không vui được, đã đành. Còn phải phát khùng lên với nó. Bài thơ đã kết lại bằng một <br />
tiếng chửi mát. Nhìn cuộc đời bà Tú như thế, có chửi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng ở dây, <br />
ai chửi, chửi ai? Và chửi cái gì? Thì vẫn là ông Tú thương xót cho bà Tú mà chửi thay cho <br />
bà Tú. Chứ bà Tú mà dư luật thành Nam đã hằng khen là chịu thương chịu khó, tần tảo <br />
nuôi chồng nuôi con, bà Tú “năm nắng mười mưa dám quản công” hẳn có bao giờ lại <br />
chửi như thế. Ông Tú đã chửi mát chính ông Tú về cái tội “ăn ở bạc”, cái tội làm chồng <br />
mà “hờ hững cũng như không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ nghìn cực như thế! “Có <br />
chồng hờ hững cũng như không” chữ nghĩa của Tú Xương ở đây lại cũng buột ra quá cái <br />
mức tự nhiên và giản dị nhưng ý tình lại cũng sắc biết bao nhiêu, cảm động bao nhiêu. <br />
Ngày trước, Thúy Kiều trong buổi trao duyên, tự nhiên cứ cố buộc vào mình cái tội phụ <br />
chàng Kim Trọng “Vì ta khăng khít cho người dở dang”, “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ <br />
đây” (Truyện Kiều) mà thực ra, Kiều đâu có phụ. Ở đây, Tú Xương đối với bà Tú, nói là <br />
không giúp đỡ bà Tú được gì thì đúng, chứ nói “ăn ở bạc” với bà Tú thì đâu đã đến thế. <br />
Và nói là “hờ hững” thì cũng một mặt thôi, chứ đâu tất cả là “hờ hững”, đến mức là kết <br />
tội là “ăn ở bạc”. Đúng là giữa Thúy Kiều và Tú Xương, hai cảnh ngộ khác nhau rất xa, <br />
nhưng nhân cách lại có mặt giống nhau. Đó là nhân cách của những con người biết yêu <br />
thương cho người khác hơn mình biết nghĩ cho người khác hơn mình. Thúy Kiều là cho <br />
người yêu. Tú Xương là cho bà vợ. Tú Xương càng thương, càng nghĩ đến bà Tú bao <br />
nhiêu thì càng thấy mình “ăn ở bạc, càng thấy mình “hờ hững” bấy nhiêu. Đọc đi dọc lại <br />
câu thơ cứ thấy nhói lên một lời tự phán, một lời thương cảm của ông Tú. Nhớ lại xã hội <br />
thời ông Tú, trong tầng lớp của ông (thậm chí cả trong nhân dân lao động một phần) có <br />
khối gì anh chồng lêu lổng chỉ quen hách dịch, ăn bám vợ, không thỏa mãn thì giở trò dã <br />
man đánh vợ. Ít tệ bạc hơn thì cũng ăn bám vợ mà chẳng bao giờ biết nghĩ mình ăn bám. <br />
Người vợ đối với họ, thực tế đã bị biến thành một thứ “nô lệ”, một thứ nô lệ đặc biệt, <br />
một thứ nô lệ mà không bị gọi là nô lệ, vẫn được gọi là bu nó, bà nó, thế thôi. Cho nên, <br />
thái độ, tình ý của thơ của Tú Xương ở đây quả là đáng quý, khiến cho mọi người dễ <br />
cảm thông.<br />
Tú Xương tự phán, tự rủa mà vô hình trung lại để lộ rõ thêm nhân cách của mình, mà vô <br />
hình trung lại tự rũ bỏ được con người phong kiến, con người Nho gia trong mình để cho <br />
một Trần Tế Xương ân tình, một Trần Tế Xương nhân ái, một Trần Tế Xương nhân dân <br />
hiện lên, đáng quý biết bao nhiêu. Nhưng ở đây, Tú Xương chửi mình đã đành, lại còn <br />
chửi lây sang cả cái “thói đời” cái “thói đời ăn ở bạc”. Trong cái “thói đời ăn ở bạc” ấy, <br />
có anh “chồng hờ hững cũng như không” là ông Tú, nhưng còn bao nhiêu thứ khác đáng <br />
chửi hơn. Cái tiếng chửi của Tú Xương lại chính là muốn hướng vào cái “thói đời ăn ở <br />
bạc” nói chung đó. Nghe lại tiếng chửi của Tú Xương. Đúng là ông đang thay bà Tú mà <br />
chửi cả cái “thói đời ăn ở bạc”, nghĩa là cả cái xã hội thực dân nửa phong kiến bất nhân <br />
đương thời. Cái xã hội đó đẻ ra cái thói đời đó. Cái thói đời đó là bạc bẽo, là đểu cáng, là <br />
chen lấn, là cướp giật, là sống chết mặc bây… để những người lương thiện như vợ ông <br />
Tú, tần tảo mà vẫn đói nghèo, thương chồng con mà thành khổ cực, có duyên mà không <br />
vui nổi với duyên. Cái “thói đời” đó, Tú Xương không chửi vung lên sao yên. Tú Xương là <br />
bậc “thần thơ”, “thánh chữ”. Tú Xương chỉ chửi một tiếng, có vẻ như chửi mát, chửi <br />
bâng quơ, chửi cái anh “chồng hờ hững” là mình, mà hóa ra lại là chửi cả cái xã hội, chửi <br />
cả cái đời bấy giờ. Nói chữ nghĩa nhưng chính là nói thái độ. Vấn đề bài thơ đặt ra không <br />
chỉ còn là vấn đề thái độ của Tú Xương đối với người vợ của mình mà đã mở rộng sang <br />
vận đề thái độ của Tú Xương đối với xã hội. Vai trò của các câu kết trong thơ Tú Xương <br />
thường làm nhiệm vụ nâng cao, mở rộng ý nghĩa xã hội của nội dung thơ như vậy. Nói <br />
kết nhưng lại là mở, chính là như vậy.<br />
Bài thơ Thương vợ là tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc, là niềm thương cảm da diết của <br />
Tú Xương đối với cuộc đời cần mẫn, nhân ái nhưng vất vả cực nhọc của bà Tú. Mặt <br />
khác, cũng là sự tự phán, sự hối hận rất mực chân thành của Tú Xương về những thiếu <br />
sót của mình đối với vợ, và đặc biệt cũng là thái độ của Tú Xương oán đời, giận đời bạc <br />
bẽo, gây khổ cực cho những người chân chính như bà Tú. Cảm xúc nghệ thuật của Tú <br />
Xương vừa có cái độ dày của cảm xúc truyền thống, của nhân dân, của văn học dân gian, <br />
vừa nóng hổi cái cảm hứng thời cuộc của ông. Qua bài thơ Thương vợ, hiện lên một bà <br />
Tú chưa phải là một bậc nghĩa liệt, nhưng là một người vợ, một người mẹ Việt Nam với <br />
bao nhiêu phẩm chất cao quý: Chịu thương chịu khó, hy sinh tất cả cho chồng cho con <br />
mặc dù cuộc đời phải ngược xuôi tất tả, tủi nhục, đắng cay. Thơ Thương vợ của ông Tú, <br />
chữ nghĩa giản dị mà ý tình lại sâu nặng.<br />
Đặt bài Thương vợ vào trong lịch sử thơ cả cũ mà đối chiếu, lại càng thấy nó đáng quý <br />
bao nhiêu. Suốt thời đại phong kiến, trong văn học viết, hỏi đã mấy ai trực tiếp làm văn <br />
thơ về người vợ của mình, trừ lúc vợ chết mà họ thường làm văn tế. Hai trường hợp; <br />
Ngô thi sĩ viết “khúc ai lục”, Phạm Nguyễn Du viết “Đoạn trường lục” là quả đặc biệt <br />
mà chính hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII đã cho phép. Sự sụp đổ tan tành của chế độ <br />
phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn, sự trỗi dậy mãnh liệt của trào lưu tư tưởng nhân đạo <br />
chủ nghĩa của quần chúng, đã đề ra “Đoạn trường lục” và “Khúc ai lục”. Nhưng sao đó, <br />
trong hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỷ XIX cũng không còn những tác phẩm như vậy ra đời <br />
nữa. Trước sau Tú Xương một ít, có Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội <br />
Châu, đều có thơ văn khóc vợ. Có nhiều trường hợp khá chân thành, thắm thiết, nhưng <br />
nói chung vẫn chưa ai làm thơ văn về vợ, đặc biệt là khi vợ chồng đang sống với nhau <br />
kiểu Tú Xương. Phải chăng hệ ý thức phong kiến đã không cho phép những bà vợ Việt <br />
Nam xưa trở thành đề tài trong thơ văn của chính những ông chồng của họ? Ở phương <br />
diện này, có lẽ Tú Xương thành ra một trường hợp mới mẻ, độc đáo của văn học. Bài thơ <br />
“Thương vợ” cũng thành ra một hiện tượng đặc sắc, quý báu của lịch sử văn học dân tộc.<br />