CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 : CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP
lượt xem 39
download
Tài liệu tham khảo các câu hỏi thảo luận về luật dân sự. Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 : CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP
- CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 : CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
- CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
- CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; 2. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân; 3. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá nhân; 4. Xác định các quyền nhân thân của cá nhân về hôn nhân và gia đình 5. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người; 6. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về xác định lại giới tính; 7. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về nơi cư trú; 8. Xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân 9. Xác dịnh các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với tư cách là chủ thể của quan hệ; 10. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết; 11. Điều kiện để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; 12. Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết; 13. Xác định quyền nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về; 14. Xác định quyền về tài sản của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về;
- 15. So sánh quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện cho người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự với đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; 16. Phân biệt giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử; 17. Xác định thứ tự giám hộ trong trường hợp người được giám hộ có nhiều người thuộc diện giám hộ đương nhiên cho họ; 18. Xác định các hậu quả pháp lý trong trường hợp người giám hộ vi phạm các nghĩa vụ của người giám hộ; Phân tích điều kiện một tổ chức là người giám hộ cho một cá nhân; 19. Các trường hợp chấm dứt giám hộ; 20. Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân; 21. Xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân có Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc; 22. Xây dựng lý lịch một pháp nhân cụ thể; 23. Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài; 24. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh; 25. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép; 26. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo qui định pháp luật; 27. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo ý chí của chủ thể; 28. Phân biệt giữa: chia pháp nhân với tách pháp nhân;
- 29. Phân biệt giữa hợp nhất pháp nhân và sát nhập pháp nhân; 30. Chứng minh cá nhân, pháp nhân là các chủ thể phổ biến trong các quan hệ pháp luật dân sự Việt nam; 31. Xác định trách nhiệm tài sản của pháp nhân do vi phạm nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự; 32. Phân biệt giữa chấm dứt hoạt động pháp nhân do bị giải thể và do bị tuyên bố phá sản; 33. Xác định tính chất đặc biệt của Nhà nước với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; 34. Xác định các điều kiện để một tổ chức là hộ gia đình; 35. Xác định trách nhiệm tài sản của Hộ gia đình trong giao dịch; 36. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên của hộ gia đình; 37. Xác định các giao dịch dân sự mà Hộ gia đình có thể tham gia xác lập, chấm dứt; 38. Xác định điều kiện thành lập tổ hợp tác; 39. Xác định trách nhiệm tài sản của Tổ hợp tác; 40. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ hợp tác; 41. Xác định các giao dịch mà Tổ hợp tác có thể tham gia xác lập, chấm dứt. 42. Phân biệt trách nhiệm tài sản của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và pháp nhân. 43. Phân tích mối quan hệ pháp lý trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là một tổ chức. 44. Ý nghĩa của việc xác định trụ sở của pháp nhân.
- 45. Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch pháp nhân. 46. Cho biết sự khác biệt trong đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có Hội đồng quản trị và tổ chức kinh tế không có Hội đồng quản trị. 47. Dựa trên điều kiện của pháp nhân hãy chứng minh Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 48. Phân biệt giữa trách nhiệm hữu hạn trong pháp nhân với trách nhiệm vô hạn trong Hộ gia đình và Tổ hợp tác. 49. Phân biệt hậu qủa pháp lý của tuyên bố một cá nhân mất tích (tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố) với hậu qủa pháp lý của việc tuyên bố một cá nhân là đã chết (đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố. 50. Hãy cho biết căn cứ nào pháp luật qui định khi người tuyên bố chết lại trở về và vợ, chồng của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên phục hồi. 51. Các điều kiện pháp lý để xác định lại giới tính. 52. Các điều kiện pháp lý về hiến xác, hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người. 53. Xác định quyền có họ, tên của người bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ. 54. Xác định quyền về dân tộc đối với người là con nuôi, người có cha mẹ mang dân tộc khác nhau. 55. Xác định nguyên tắc trong xác định họ, dân tộc của cá nhân. 56. Phân biệt giữa tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm; 2. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh cùng một thời điểm; 3. Quan hệ đại diện đối với người bị hạn chế chế năng lực hành vi dân sự không phải quan hệ giám hộ; 4. Các giao dịch do người dưới 6 tuổi xác lập, thực hiện, chấm dứt đều vô hiệu; 5. Nơi cư trú của người vợ xác định theo nơi cư trú của người chồng; 6. Nơi cư trú của người dưới 18 tuổi xác định theo nơi cư trú của người đại diện; 7. Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị tuyên bố; 8. Khi người bị tuyên bố đã chết lại trở về thì phục hồi lại toàn bộ quyền nhân thân và quyền về sản của họ; 9. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ phát sinh từ lúc cá nhân được sinh ra; 10. Việc một cá nhân bị tòa án tuyên bố mất tích làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó; 11. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự ; 12. Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân;
- 13. Trong một pháp nhân có ban giám đốc thì Ban giám đốc là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; 14. Sát nhập pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của pháp nhân sát nhập và pháp nhân được sát nhập; 15. Hợp nhất pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của các pháp nhân cũ đã được hợp nhất; 16. Giao dịch vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện thực hiện; 17. Tất cả giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải được sự đồng ý của người đại diện; 18. Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một; 19. Trụ sở của pháp nhân phải là trụ sở nơi cơ quan điều hành làm việc; 20. Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết thì pháp nhân chấm dứt; 21. Phá sản là một hình thức giải thể pháp nhân; 22. Trong trường hợp pháp nhân giải thể do có thỏa thuận của các thành viên thì phải được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 23. Nếu đủ điều kiện trở thành pháp nhân, tổ hợp tác có tư cách pháp nhân; 24. Các tổ viên Tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tái ản của Tổ hợp tác; 25. Các thành viên hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình; 26. Tài sản của pháp nhân là tài sản do các thành viên đóng góp;
- 27. Pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của pháp nhân. Nếu tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được thực hiện bằng tài sản riêng của các thành viên; 28. Các doanh nghiệp do người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam là doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam; 29. Anh, chị thực hiện việc giám hộ cho em khi cha mẹ không còn hoặc còn nhưng không đủ điều kiện giám hộ; 30. Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau; 31. Khi người được giám hộ tròn đủ 18 tuổi thì quan hệ giám hộ đương nhiên chấm dứt; 32. Trong trường hợp một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện thì bệnh viện là người giám hộ cho trẻ sơ sinh đó; 33. Thời điển pháp nhân thành lập là thời điểm xác lập năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân; 34. Các giao dịch do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt được thực hiện bằng tài sản của pháp nhân; 35. Người đại diện của pháp nhân phải là thành viên của pháp nhân; 36. Đại diện của pháp nhân phải cá nhân; 37. Hộ gia đình được thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp cơ sở; 38. Thành viên của Hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng cùng sống chung;
- 39. Các giao dịch liên quan đến tư liệu sản xuất của Hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình; 40. Thành viên của hộ gia đình không bao gồm người không có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự; 41. Nhà nước tham gia các giao dịch dân sự thông qua người đại diện; 42. Nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của Nhà nước; 43. Pháp nhân là tổ chức kinh tế được thành lập theo trình tự mệnh lệnh; 44. Pháp nhân là cơ quan nhà nước chỉ chấm dứt hoạt động khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 45. Pháp nhân chấm dứt hoạt động làm chấm dứt toàn bộ các giao dịch do pháp nhân đó xác lập; 46. Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước; 47. Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý; 48. Tài sản của người đủ 18 tuổi trở lên mất năng lực hành vi dân sự do cha, mẹ của người đó quản lý. 49. Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống, làm ăn lâu dài ở Việt Nam; 50. Khi con chưa thanh niên cha mẹ là người gián hộ nếu có đủ điều kiện giám hộ; 51. Nếu con đã thành niên mất năng lực hành vi dấn ự cha mẹ có đủ điều kiện giám hộ thì phải giám hộ cho con;
- 52. Một người biệt tích đã 6 năm sau đó có căn cứ họ không còn sống thì Tòa án tuyên bố người đó đã chết; 53. Trường hợp một người đã không có tin tức còn sống hay đã chết hơn 5 năm Tòa án chỉ có thể tuyên bố người đó đã chết ngay cả khi có yêu cầu tuyên bố mất tích; 54. Khi người bị tuyên bố chết lại trở về, theo yêu cầu của họ hôn nhân đương nhiên được phục hồi; 55. Pháp nhân được tổ chức lại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 56. Thành viên của pháp nhân phải là cá nhân; 57. Pháp nhân chấm dứt hoạt động đồng thời làm chấm dứt quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó; 58. Cá nhân chết làm chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của cá nhân đó; 59. Thành viên của tổ hợp tác là cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi; 60. Khi tài sản của hộ gia đình không đủ để thanh toán nợ, người có quyền có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào của hộ gia đình phải thanh toán toàn bộ nợ chung của hộ gia đình bằng tài sản riêng của người được yêu cầu. 61. Tổ chức không có tư cách pháp nhân là tổ chức thành lập không hợp pháp; 62. Một tổ chức khi tham gia giao dịch cam kết chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính tổ chức và không chịu trách nhiệm bằng tài sản của các thành viên tổ chức thì tổ chức đó có tư cách pháp nhân; 63. Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đương nhiên là thành viên của hộ gia đình;
- 64. Họ, tên của cá nhân không thể thay đổi; 65. Tên gọi của pháp nhân không thể thay đổi; 66. Pháp nhân chấm dứt khi không còn tài sản; 67. Nhà nước CHXHCNVN chỉ tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập kinh tế vi mô
8 p | 3255 | 1263
-
Đề cương thảo luận: Giáo dục quốc phòng – an ninh
14 p | 3448 | 588
-
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN: ĐÁP ÁN NÀO CHO BÀI TOÁN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
7 p | 319 | 98
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI
10 p | 372 | 88
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT
7 p | 327 | 71
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN
7 p | 229 | 62
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 6: NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU Những câu hỏi
6 p | 166 | 47
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 5: TÀI SẢN Những câu hỏi
7 p | 181 | 37
-
Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Toàn cầu hoá du lịch và địa phương hoá du lịch
499 p | 237 | 31
-
Kinh tế vĩ mô - Lý thuyết tổng cung ngắn hạn
0 p | 219 | 24
-
Chợ truyền thống - ‘nơi chốn’ - hiện hữu của người Việt ở đô thị
13 p | 17 | 7
-
Toàn cầu hóa kinh tế: Xu hướng và thách thức mới
6 p | 110 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Xây dựng văn bản pháp luật năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học
18 p | 23 | 5
-
Nhận diện một số vấn đề lý luận về giới hạn quyền sở hữu: Từ truyền thống đến hiện đại
13 p | 11 | 4
-
Hướng tới Apec 2017: Bàn về mở rộng diện bao phủ nhằm phát triển bền vững bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2020–2030
7 p | 68 | 3
-
Hội thảo khoa học: “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn”
8 p | 44 | 2
-
Sự định vị và tính phản thân trong nghiên cứu định tính một tiếp cận phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế thị trường của người Dao ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
7 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn