intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Lực và áp suất

Chia sẻ: Phạm Tới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

342
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Lực và áp suất bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về đo lực và áp suất thuộc môn học đo lường cảm biến nhằm giúp sinh viên củng cố lại kiến thức được học về đo lực và đo áp suất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Lực và áp suất

  1. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với cảm biến đo lường lực: a. dựa trên hiệu ứng áp điện. b. dựa trên hiệu ứng nhiệt điện. c. dựa trên hiệu ứng hỏa điện. d. tất cả đều sai. Câu 2: Đơn vị đo lường lực trong hệ SI là: a. psi b. bar c. kgf d. tất cả đều sai. Câu 3: Cảm biến biến dạng áp điện trở có: a. giá trị điện trở thay đổi khi bị kéo, nén hay xoắn. b. độ dài thay đổi khi bị kéo, nén hay xoắn. c. hệ số biến dạng GF là hằng số. d. tất cả đều đúng. Câu 4: Hệ số biến dạng GF (Gage Factor) của cảm biến biến dạng áp điện trở: a. có giá trị là hằng số đối với chất bán dẫn. b. là tỷ số của độ biến đổi điện trở và hệ số biến dạng dài. c. Có giá trị thay đổi khi cảm biến bị kéo, nén hay xoắn. d. tất cả đều đúng. Câu 5: Thông số nào sau đây là của cảm biến đo lực: a. dải làm việc 100lbs; độ nhạy 50mV/lb. b. dải làm việc 50klbs; độ nhạy 0.1mV/lb. c. dải làm việc 450N; độ nhạy 1.1mV/N. d. tất cả đều đúng. Câu 6: Để đo lực người ta thực hiện bằng cách: a. Đo gia tốc của vật có khối lượng đã biết. b. Biến đổi lực thành áp suất chất lỏng và đo áp suất này. c. Cân bằng một lực chưa biết với một lực đối kháng sao cho lực tổng và moment tổng của chúng bằng không. d. Tất cả đều đúng. Câu 7: Độ biến dạng dài của cảm biến biến dạng áp điện trở là: a. Tỷ số giữa sự thay đổi kích thước l với chiều dài ban đầu. b. Tỷ số chiều dài thay đổi với chiều dài ban đầu. c. Tỷ số giữa chiều dài dịch chuyển với chiều dài ban đầu. d. Tất cả đầu đúng. Câu 8: Hệ số biến dạng GF (Gage Factor) của cảm biến biến dạng áp điện trở: a. tỉ số của sự thay đổi điện trở với sự thay đổi chiều dài. b. có giá trị lớn khi cảm biến dạng bán dẫn. c. thường có giá trị bằng 2 đối với cảm biến dạng kim loại. d. tất cả đều đúng. Câu 9: Load cell có thông số: khả năng chịu tải định mức 500 kg, điện áp ngõ ra lớn nhất 20,1% mV/V khi được cung cấp điện áp kích thích 10VDC sẽ có điện áp ngõ ra là: a. 1999 mV khi chịu tải định mức. b. 998 mV khi chịu tải bằng 50% định mức. c. 1298 mV khi chịu tải vượt 10% định mức. d. Tất cả đều sai. Hình sử dụng cho câu 10 - 12
  2. Câu 10: Giá trị điện áp ngõ ra của cầu đo Wheatstone xác định bởi: a. Vout = Vin (R3/(R3 + Rg) – R2/(R1 + R2)) b. Vout = Vin (R2/(R2 + Rg) – R3/(R1 + R3)) c. Vout = Vin (R1/(R1 + Rg) – R2/(R3 + R2)) d. Tất cả đều sai. Câu 11: Nếu Rg = R+R, giá trị điện áp ngõ ra xác định bởi: a. Vout = Vin (R/R) b. Vout = Vin (R/2R) c. Vout = Vin (R/4R) d. Tất cả đều sai. Câu 12: Nếu Rg = R+R, và R3 = R - R, giá trị điện áp ngõ ra xác định bởi: a. Vout = Vin (R/R) b. Vout = Vin (R/2R) c. Vout = Vin (R/4R) d. Tất cả đều sai. Câu 13: Thông số nào không phù hợp đối với cảm biến lực: a. Khả năng chịu tải 500Kg, tổng trở ngõ vào 350Ω. b. Khả năng chịu tải 1.200 N, tổng trở ngõ ra 350Ω. c. Điện áp ngõ ra lớn nhất 20,1% mV/V, cấp bảo vệ IP68. d. Tất cả đều sai. Câu 14: Thông số nào phù hợp đối với cảm biến loadcell: a. Khả năng chịu tải 500Kg, tổng trở ngõ vào 350Ω. b. Khả năng chịu tải 1.200 N, tổng trở ngõ ra 350Ω. c. Điện áp ngõ ra lớn nhất 20,1% mV/V, cấp bảo vệ IP68. d. Tất cả đều đúng. Câu 15: Hiệu ứng áp điện là hiện tượng a. Được phát hiện vào thế kỷ 18 bởi Marie Curie. b. Xuất hiện phân cực điện của một số chất khi bị biến dạng dưới tác dụng của lực. c. Xuất hiện phân cực điện của một số chất khi bị biến dạng. d. Tất cả đều đúng. Câu 16: Hiệu ứng áp điện là hiệu ứng a. Có tính thuận nghịch. b. Dưới tác dụng của điện trường có chiều thích hợp vật liệu sẽ bị biến dạng c. Mô tả bởi biểu thức Q = dF. d. Tất cả đều đúng. Câu 17: Hiệu ứng áp điện được xác định bởi biểu thức: a. Q = dF với d: bề dày của chất điện môi. b. Q = dF với F: lực tác dụng lên chất điện môi (N/m). c. Q = dF với d: độ nhạy nạp điện của tinh thể d. Tất cả đều đúng. Câu 18: Trong hiệu ứng áp điện, phân cực điện xuất hiện a. Chỉ tại thời điểm xảy ra sự biến thiên lực tác dụng trên tinh thể. b. Không đổi trong suốt thời gian lực tác dụng tồn tại trên tinh thể. c. Tỷ lệ với lực tác dụng không đổi trên tinh thể. d. Tất cả đều đúng. Câu 19: Đơn vị đo lường áp suất trong hệ SI là: a. psi b. bar c. kgf d. tất cả đều sai. Câu 20: Đơn vị đo lường thường dùng là: a. psi b. bar c. mmHg d. tất cả đều đúng.
  3. Câu 21: Nguyên tắc đo áp suất tuyệt đối là a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn. b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất môi trường. c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không. d. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 1atm. Câu 22: Nguyên tắc đo áp suất tương đối là a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn. b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất môi trường. c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không. d. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 1atm. Câu 21: Nguyên tắc đo áp suất tương đối là a. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chuẩn. b. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất 0 bar. c. xác định độ sai lệch giữa áp suất tại điểm đo và áp suất chân không. d. tất cả đều đúng. Câu 22: Thông số nào phù hợp đối với cảm biến áp suất: a. Dải làm việc 500 psi, điện áp ngõ ra định mức 2,9mV/V. b. Dải làm việc 500 inchH20, điện áp ngõ ra 0 – 10 V. c. Dải làm việc 500 mmH20, ngõ ra 4 - 20 mA. d. Tất cả đều đúng. Câu 23: Thông số nào không phù hợp đối với cảm biến áp suất: a. Dải làm việc 500 Tor, điện áp ngõ ra định mức 2,9mV/V. b. Dải làm việc 500 kPa, điện áp ngõ ra 0 – 10 V. c. Dải làm việc 500 pas, ngõ ra 4 - 20 mA. d. Tất cả đều đúng. Câu 24: Thông số nào phù hợp với cảm biến áp suất trong các thiết bị đo huyết áp: a. Dải làm việc 0 – 10bar, độ chính xác 0.25% b. Cấp bảo vệ IP20, dải làm việc 0 – 2bar c. Dải làm việc 0 – 500psi, ngõ ra 0 - 10V. d. Dải làm việc 0 – 500psi, ngõ ra 4 – 20mA. Câu 25: Cảm biến áp suất được chế tạo với phần tử chuyển đổi là: a. Piezo electric b. Pyro electric c. Photo electric d. Tất cả đều đúng. Hình sử dụng cho câu 26 - 27 Câu 26: Cảm biến áp suất dựa trên nguyên lý chuyển đổi a. Áp điện b. Áp trở c. Điện dung d. Hỏa điện Câu 27: Cảm biến áp suất loại a. Áp điện, đo áp suất tương đối b. Điện dung, đo áp suất sai lệch c. Điện dung, đo áp suất tuyệt đối d. Tất cả cùng sai.
  4. Hình sử dụng cho các câu 28 – 30 Câu 28: Biến trở zero dùng để: a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ. d. Tất cả đều đúng. Câu 29: Biến trở Null dùng để: a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ. d. Tất cả đều đúng. Câu 30: Biến trở Gain dùng để: a. Điều chỉnh điện áp Vo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. b. Điều chỉnh điện áp ra của cầu đo bằng 0 khi áp suất đặt vào cảm biến nhỏ nhất. c. Hiệu chỉnh giá trị sai lệch của cầu đo do nhiệt độ. d. Tất cả đều sai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2