Cấu tạo của bò cạp
lượt xem 23
download
Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp giống nhện, ve, bét...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cấu tạo của bò cạp
- Cấu tạo của bò cạp. Bọ cạp Androctonus crassicauda Phân loại khoa học Giới Animalia (regnum): Ngành Arthropoda (phylum): Phân ngành Chelicerata (subphylum): Lớp (class): Arachnida Bộ (ordo): Scorpiones C. L. Koch, 1837
- Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp giống nhện, ve, bét... Mục lục 1 Giải phẫu 2 Nọc độc 3 Giao cấu 4 Sinh sản và phát triển 5 Đời sống và tập tính 6 Vấn đề tiêu hoá thức ăn 7 Đồ ăn về bọ cạp 8 Những hiểu lầm về vấn đề tự tử của bọ cạp 9 Lợi ích 10 Liên kết ngoài 11 Chú thích Giải phẫu Thân bọ cạp chia làm hai phần: phần đầu ngực (đốt thân trước) và phần bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi. Phần đầu ngực/Đốt thân trước: bao gồm lớp giáp, mắt, chân kìm (một phần của miệng), chân kìm sờ và 8 chân.
- Phần bụng dưới: chia làm 8 đoạn. Đoạn đầu tiên chứa cơ quan sinh dục và dấu vết của một bộ phận phụ nay đã bị tiêu giảm gọi là nắp sinh dục. Đoạn thứ hai là 1 cặp cơ quan cảm giác giống như chất Pectine. Bốn đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi. Phần bụng dưới được bọc giáp bằng chất sừng. Phần đuôi: gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng cuối cùng). Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng, đồng thời đốt này mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc. Giáp: bao quanh cơ thể, một số chỗ có lông làm cơ quan cân bằng. Một lớp phủ ngoài giáp vốn trong suốt sẽ biến thành màu xanh lục huỳnh quang dưới tia tử ngoại. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. Lớp phủ đó có thể không bị sứt mẻ trong hóa thạch suốt hàng trăm triệu năm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bọ cạp sinh ra có thể có hai đuôi. Nó không phải là một loài mới mà chỉ là một sự bất thường trong di truyền học. Nọc độc
- Ngoài ngoại lệ là loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hoại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả. Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của
- Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có thể chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài ngày. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên. Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường 0,1-0,6 mg. Đó cũng là một gợi ý về giả thiết bọ cạp để dành nọc độc của mình trong những trận giao tranh khác. Bọ cạp có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ bọ cạp mất khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc có sẵn. Giao cấu Bọ cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bọ cạp đều có con đực và cái riêng biệt. Bọ cạp sinh sản bằng cách chuyển bào tinh từ con đực qua con cái.
- Đầu tiên bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy. Trên thực tế, con đực đang dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Nghi thức này còn có thể bao gồm thêm vài hành động khác như rung mạnh hoặc hôn vào chân kìm của con cái (đôi lúc con đực bơm một ít nọc độc của nó vào người con cái), tất cả những hành động trên là để làm yên lòng con cái. Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái giữ lấy nó. Con cái sẽ đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Việc giao cấu có thể mất từ 1 đến hơn 25 giờ tùy thuộc vào khả năng của bọ cạp đực tìm thấy nơi đặt túi tinh của nó nhanh hay chậm. Nếu quá chậm, con cái có thể mất kiên nhẫn và bỏ đi. Một khi giao cấu xong, chúng sẽ tách nhau ra. Con đực sẽ rút lui thật nhanh chóng để phòng trường hợp bị bạn tình của mình ăn sống, mặc dù tục ăn sống này hiếm khi xảy ra ở bọ cạp. Sinh sản và phát triển
- Bọ cạp mang con trên lưng Không giống các loài thuộc lớp Nhện, bọ cạp đẻ con. Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng. Bọ cạp con khá giống ba mẹ chúng. Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Sau 5-7 lần lột xác, bọ cạp mới trưởng thành. Việc lột xác bắt đầu bởi lớp xương trong, khi lớp giáp ở mép đốt thân trước bị nứt. Những chân kìm sờ và chân của chúng sẽ được lột xác đầu tiên, sau đó là phần bụng. Khi lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và sẽ bị tổn thương nếu có sự tấn công. Quá trình làm cứng lại lớp giáp này gọi là sự xơ cứng. Bộ giáp ngoài mới đầu không có màu, nhưng khi nó trở nên cứng cáp ta sẽ thấy nó có màu huỳnh quang. Đời sống và tập tính
- Tuổi thọ tối đa của bọ cạp vẫn chưa được xác định. Chúng có thể sống tối thiểu 4 năm và tối đa là 25 năm (loài H. arizonensis). Bọ cạp thích sống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 đến 37 độ C (68-99 độ F) nhưng giới hạn chịu đựng khoảng 14-45 độ C (57-113 độ F). Bọ cạp là động vật về đêm và hay đào bới, chúng đào hang suốt ngày để tìm nơi trú ẩn mát mẻ, thường là mặt dưới các tảng đá, và ban đêm ra ngoài săn mồi. Bọ cạp có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, rết, thằn lằn, những thú có túi và chuột. Vấn đề tiêu hoá thức ăn Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm. Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có mộ số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng
- chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại. Bọ cạp được tìm thấy trong nhiều hóa thạch có độ tuổi khoảng 425-450 triệu năm. Có lẽ chúng có nguồn gốc từ đại dương, có mang cá và vuốt để bám lên đá hoặc tảo biển. Đồ ăn về bọ cạp Bò cạp còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món bò cạp chiên giòn, bò cạp lăn bột chiên bơ... Tuy nhiên có một số loài có độc mạnh không thể ăn được nên cẩn thận đề phòng trước khi ăn thịt bò cạp phải chắc chắn là nó không có độc. Nên làm ăn sau khi mấy ngày bắt về, rửa sạch các chất độc và sau khi chín bỏ thêm hương vị tuy theo sở thích mỗi người, nhiều người nghĩ bụng của bò cạp là ngon nhất. Món bò cạp đa số được bán ở các vùng. Bò cạp hiện có bán tại một số nơi với giá 30.000 đồng cho 10 con.[1] Vì bị săn bắn nhiều quá bọ cạp đang có nguy cơ bị tuy chủng và làm ảnh hưởng tới người nông dân vì bọ cạp là loài vật tốt giúp người dân ăn có côn trùng có hại.[2] Những hiểu lầm về vấn đề tự tử của bọ cạp
- Người ta nghĩ rằng bọ cạp tự sát bằng cách tự chích mình cho tới chết. Tuy nhiên thật ra nọc độc của bọ cạp miễn nhiễm với bản thân nó cũng như bất kỳ con bọ cạp nào cùng loại, trừ khi nọc độc bị tiêm thẳng vào hạch thần kinh. Có lẽ sự hiểu lầm xuất phát từ thực tế đó là bọ cạp là động vật biến nhiệt nhưng một số chuyển hóa trong cơ thể nó làm nó nóng hẳn lên. Điều này làm bọ cạp co thắt bừa bãi và dẫn đến việc là nó tự chích mình. Thêm một ý kiến sai lầm nữa đó là cồn sẽ khiến bọ cạp tự tiêm nọc vào người nó. Lợi ích Bọ cạp còn thường được dùng để làm thuốc đông y gọi là toàn yết, nếu dùng đuôi không gọi là yết vĩ rất có lợi cho người. Đặc trị các bệnh về thần kinh, trẻ em kinh phong... Nọc độc có khi còn được sự dụng như thuốc và rất đắt tiền còn hơn cả nọc độc rắn. Thường mùa xuân và mùa hạ là có nhiều bò cạp nhất để bắt.[3]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
10 p | 695 | 68
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
23 p | 348 | 51
-
Bài giảng Hóa học 11 bài 24: Luyện tập - Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo
16 p | 292 | 42
-
Giáo án Hóa học 10 bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử
9 p | 386 | 34
-
Giáo án Hóa học 11 bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
11 p | 476 | 29
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
29 p | 305 | 24
-
Giáo án Công nghệ 8 bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
3 p | 330 | 16
-
Giáo án Địa lý 6 bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
4 p | 523 | 16
-
Bài 31. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
6 p | 155 | 11
-
Mặt nón - Mặt trụ và Mặt cầu - Ôn thi THPT Quốc gia 2021
35 p | 41 | 8
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 14 | 4
-
Bài giảng Sinh học lớp 10 bài 29: Cấu trúc các loại virut
24 p | 19 | 4
-
Ngành Tảo xanh - GLAUCOPHYTA
2 p | 68 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Đại Lộc
4 p | 9 | 3
-
Bài giảng Sinh học 6 - Bài 29: Tìm hiểu các loài hoa
15 p | 64 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
3 p | 3 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh
10 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn