intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan của trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 317 trẻ mắc ung thư đang điều trị tại khoa Nội III, Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM cơ sở II từ 02/2024 đến 06/2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):73-82 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11 Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Bích1, Thái Thanh Trúc1,*, Lê Võ Hồng Tuyết1, Trần Thị Hoài Thương1, Nguyễn Thị Thu An1, Nguyễn Phương Nguyên2 1 Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Ung bướu Nhi, Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống (CLCS) của trẻ mắc ung thư thường thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh, gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều trị. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu về CLCS ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam còn tương đối hạn chế. Mục tiêu: Xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan của trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 317 trẻ mắc ung thư đang điều trị tại khoa Nội III, Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM cơ sở II từ 02/2024 đến 06/2024. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để khai thác thông tin trong đó sử dụng thang đo PedsQL 4.0 để đánh giá CLCS của trẻ. Thang đo có thể đánh giá 4 khía cạnh của CLCS bao gồm thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và học tập. Kết quả: Trong số 317 trẻ em và vị thành niên tham gia nghiên cứu, 56,8% là nam và 51,1% có độ tuổi từ 6 – 12. Điểm CLCS chung của trẻ là 65,7±18,2. Trong 4 khía cạnh của CLCS, điểm số của khía cạnh học tập và thể chất thấp nhất với trung bình lần lượt là 58,3±18,4 và 61,3±30,4. Kết quả phân tích cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm số CLCS thấp hơn ở nhóm trẻ có yếu tố: dân tộc thiểu số, sống tại TPHCM, bậc học từ cấp I trở xuống, mối quan hệ bình thường với bạn bè, thu nhập gia đình dưới 5 triệu mỗi tháng, đã từng điều trị hóa trị, bệnh lý kèm theo, dân tộc, nơi sống, bậc học đã hoàn thành, thu nhập trung bình của gia đình, mối quan hệ với bạn bè, điều trị hóa trị và bệnh lý kèm theo. Kết luận: CLCS của trẻ em và vị thành niên mắc ung thư tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM còn thấp. Cần có các chương trình can thiệp để giúp trẻ được điều trị cách toàn diện hơn, trong đó có thể tập trung vào nhóm trẻ có các đặc điểm với CLCS thấp tìm được trong nghiên cứu này. Ngày nhận bài: 26-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 25-09-2024 / Ngày đăng bài: 27-09-2024 *Tác giả liên hệ: Thái Thanh Trúc. Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: thaithanhtruc@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 73
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Từ khóa: chất lượng cuộc sống; PedsQL 4.0; ung thư; trẻ em; vị thành niên Abstract QUALITY OF LIFE AND ASSOCIATED FACTORS IN CHILDREN AND ADOLESCENTS WITH CANCER AT HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL Nguyen Thi Ngoc Bich, Thai Thanh Truc, Le Vo Hong Tuyet, Tran Thi Hoai Thuong, Nguyen Thi Thu An, Nguyen Phuong Nguyen Background: The quality of life (QoL) in children with cancer was lower compared to healthy children, affecting their therapeutic process and outcome factors. However, current data on QoL in children and adolescents in Vietnam is relatively limited. Objective: Evaluate the quality-of-life score and associated factors in children and adolescents with cancer at Ho Chi Minh City Oncology Hospital in 2024. Methods: A cross-sectional study was conducted on 317 cancer patients from the age of 6 to 16 year-old, undergoing treatment at the Internal Medicine Department III of Ho Chi Minh City Oncology Hospital (Facility II) from February 2024 to June 2024. Data collection methods included convenience sampling and direct interviews using the PedsQL 4.0 scale to assess the quality-of-life of the participants. Results: Out of the 317 children and adolescents participated in the study, 56.8% were male, and 51.1% were aged from 6 to 12 years. The overall QoL score of the children was 65.7±18.2. Among the 4 aspects of QoL, the scores of the academic and physical domains were lower with an average of 58.3±18.4 and 61.3±30.4, respectively. The analysis showed statistically significant associations between the overall QoL score and factors such as ethnicity, place of residence, level of education completed, average household income, economic perception, friendship, indication of chemotherapy and comorbidities. Conclusion: The quality of life of children and adolescents with cancer at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital remains low. There is an urgent need for intervention programs to provide more comprehensive treatment, specifically focusing on children with factors associated with low QoL as outlined in this study. Keywords: quality of life; PedsQL 4.0; cancer; children; adolescents 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đến sức khỏe [2]. Vì vậy, việc cải thiện CLCS sau khi được chẩn đoán là một việc rất cần thiết trong quá trình điều trị ung thư. Ung thư ở trẻ em đã và đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Mỗi năm, ước tính có khoảng 400.000 trẻ em (từ 0-19 tuổi) mắc Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ mắc ung thư có CLCS bệnh ung thư [1]. Việc phát hiện ung thư sớm là vô cùng quan thường thấp hơn rất nhiều so với trẻ bình thường [3, 4]. Tại trọng, giúp điều trị mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở các nước Việt Nam chỉ có một số ít nghiên cứu về CLCS ở trẻ mắc ung đang phát triển, trong đó có Việt Nam trẻ mắc ung thư thường thư, kết quả cho thấy CLCS chung, cũng như CLCS các khía được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. cạnh thể chất, cảm xúc, học tập, và quan hệ xã hội đều suy Trong quá trình điều trị, trẻ gặp nhiều khó khăn về bệnh tật giảm rõ rệt so với trẻ khỏe mạnh [5]. Ngoài ra, các yếu tố liên cũng như quá trình điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống quan đến CLCS của trẻ mắc ung thư cũng chưa được tìm hiểu (CLCS). Một nghiên cứu cho thấy hai phần ba số trẻ em sau cụ thể. Vì vậy, cần nhiều hơn nữa các bằng chứng khoa học chẩn đoán ung thư phải chịu những ảnh hưởng bất lợi lâu dài về CLCS của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này, từ đó có 74 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 các phương án hỗ trợ phù hợp. Đối với người chăm sóc trẻ các thông tin cần phỏng vấn bao gồm đặc điểm người chăm sóc, đặc điểm lâm sàng - quá Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định trình điều trị của trẻ. Đồng thời nghiên cứu viên cũng tiến điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan ở trẻ em và vị thành niên mắc ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu hành hồi cứu bệnh án để xác nhận thông tin về bệnh và quá Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2024. trình điều trị của trẻ. 2.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu sử dụng thang điểm đánh giá CLCS trẻ em NGHIÊN CỨU (Pediatric Quality of Life - PedsQL 4.0) được xây dựng bởi Varni W (2002), với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,88 2.1. Đối tượng nghiên cứu [6]. Thang đo này đã được chuyển dịch ra nhiều loại ngôn ngữ trên thế giới. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2024 đến 06/2024 trên những trẻ từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi và được chẩn đoán Tại Việt Nam, thang điểm PedsQL đã được nghiên cứu của mắc ung thư đang điều trị tại khoa Nội III, bệnh viện Ung Nguyễn Thị Thanh Mai dịch chuyển ngữ sang tiếng Việt Bướu TPHCM cơ sở II. thông qua quá trình dịch xuôi và dịch ngược bởi các chuyên gia ngành tâm thần trẻ em. Thang đo này đã được áp dụng để 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đánh giá CLCS trong một số nghiên cứu ở trẻ em mắc các Tất cả trẻ từ 6 đến dưới 16 tuổi, đang điều trị tại bệnh viện bệnh mạn tính [5, 7]. Ung Bướu TPHCM cơ sở II đồng ý tham gia nghiên cứu và được sự cho phép từ người giám hộ. Thang đo với 23 câu hỏi nhằm đánh giá 4 khía cạnh CLCS bao gồm sức khỏe thể chất (8 câu), cảm xúc (5 câu), quan hệ 2.1.2. Tiêu chuẩn loại xã hội (5 câu) và học tập (5 câu) của trẻ trong vòng một tháng Những trẻ quá yếu, không đủ khả năng trả lời và hoàn thành trước đó. Mỗi câu trả lời gồm 5 mức độ thường xuyên mà trẻ bộ câu hỏi phỏng vấn như trẻ bị câm điếc, chậm phát triển trí gặp phải các khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày với: tuệ, không có khả năng nói và nghe hiểu tiếng Việt. 0 - không bao giờ, 1 - gần như không, 2 - đôi khi, 3 - thường xuyên, 4 - hầu như luôn luôn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sau đó chuyển đổi mức độ thường xuyên sang thang điểm 100 với 0=100, 1=75, 2=50, 3=25, 4=0 điểm. Nghiên cứu cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu Điểm CLCS chung được tính bằng tổng điểm CLCS của tất cả các câu trả lời chia cho tổng số câu của toàn bộ thang Được tính theo công thức ước lượng 1 trung bình theo kết đo. Tổng điểm càng cao có nghĩa là CLCS của trẻ càng tốt, quả của nghiên cứu trước [2], với dự trù tỉ lệ từ chối tham gia và hao hụt mẫu do không đủ thông tin cho phân tích là 10%, tức mức độ khó khăn càng thấp và ngược lại [8]. do đó cỡ mẫu tính được là 336 bệnh nhân. 2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu được nhập bằng phần mềm REDCAP và Những trẻ được chọn vào nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí được phân tích bằng phần mềm STATA 17.0. chọn vào và loại ra. Nghiên cứu viên cung cấp và giải thích Các biến số định tính được báo cáo bằng tần số, tỷ lệ và các các thông tin liên quan đến nghiên cứu với trẻ và người giám biến định lượng được báo cáo bằng trung bình, độ lệch chuẩn. hộ và hướng dẫn kí phiếu đồng thuận trước khi tiến hành thu Kiểm định T và kiểm định ANOVA được sử dụng để so thập các dữ liệu. Trẻ được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu sánh sự khác biệt về điểm CLCS trung bình giữa các nhóm hỏi soạn sẵn bao gồm các thông tin đặc điểm dân số - xã hội, đặc tính của đối tượng nghiên cứu với mức ý nghĩa thống kê đặc điểm gia đình - bạn bè, chất lượng sống theo thang đo p
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 3. KẾT QUẢ Đặc tính Tần số (n=317) Tỷ lệ (%) Bệnh bạch cầu 49 15,5 Bảng 1. Đặc điểm chung của trẻ mắc ung thư Khối u não, hệ 104 32,8 thống TKTW Đặc tính Tần số (n=317) Tỷ lệ (%) U lympho 37 11,7 Nhóm tuổi Sarcoma 52 16,4 6-
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 triệu mỗi tháng (62,5%), và có từ 3 anh chị em trở lên chiếm hơn một nửa. Tỷ lệ trẻ có bệnh lý kèm theo chiếm (61,5%). Tỷ lệ trẻ có mối quan hệ tốt với bạn bè chiếm khoảng khoảng 13,9% (Bảng 1). một nửa (48,6%), và chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị kỳ thị, xa lánh vì Điểm số CLCS chung của trẻ là 65,7±18,2. Trong đó điểm mắc ung thư (7,3%). Về đặc điểm lâm sàng - quá trình điều CLCS của trẻ ở khía cạnh quan hệ xã hội là cao nhất (76,4 trị, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc loại ung thư cao ±19,6) và ngược lại thấp nhất ở khía cạnh học tập (58,3±18,4). nhất là u não và hệ thống thần kinh trung ương (TKTW) Kết quả cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa (32,85%). Giai đoạn ung thư phổ biến nhất là giai đoạn I, II điểm CLCS chung với các đặc điểm dân tộc (p=0,002), nơi (38,3%), và phân loại theo nguy cơ thấp - trung bình chiếm sống (p=0,025), bậc học đã hoàn thành (p=0,007). Cụ thể, trẻ hơn một nửa (52,4%). Tỷ lệ trẻ có tình trạng di căn chiếm em và vị thành niên không phải dân tộc Kinh, sống ở 27,1%, với hầu hết các trường hợp đã từng điều trị hóa trị TPHCM, có bậc học đã hoàn thành từ cấp I trở xuống thì có (95,3%). Về hình thức điều trị, có khoảng 25% trẻ đang điều điểm số CLCS thấp hơn (Bảng 2). trị nội trú, với số lần đã từng nhập viện điều trị trước đây Bảng 2. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số - xã hội của trẻ Điểm chất CLCS theo từng khía cạnh Đặc tính Điểm CLCS chung Thể chất Cảm xúc Quan hệ xã hội Học tập Chung 61,3±30,4 74,3±18,4 76,4±19,6 58,3±18,4 65,7±18,2 Nhóm tuổi 6-
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 3. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc điểm gia đình - bạn bè của trẻ Điểm chất CLCS theo từng khía cạnh Điểm Đặc tính Thể chất Cảm xúc Quan hệ xã hội Học tập CLCS chung Thu nhập trung bình của gia đình 15 triệu/tháng 63,3±30,6 73,8±18,0 77,3±21,0 59,1±19,3 66,8±19,1 Giá trị p 0,569 0,144 0,010 0,006 0,037 Số anh, chị, em trong gia đình 1-2 59,4±30,6 73,4±19,6 77,1±20,4 60,8±18,9 65,8±19,0 ≥3 62,5±30,3 74,8±17,6 75,9±19,2 57,2±18,2 65,6±17,7 Giá trị p 0,387 0,512 0,594 0,251 0,906 Mức độ nhận hỗ trợ từ người xung quanh Không bao giờ 67,2±29,0 70,0±20,6 77,9±77,9 46,3±46,3 68,2±19,2 Thỉnh thoảng 56,7±32,7 72,3±19,6 72,2±72,2 57,5±57,5 62,6±19,7 Thường xuyên 59,6±28,7 75,6±17,4 77,0±77,0 57,6±57,6 65,9±17,2 Luôn luôn 68,9±28,5 76,0±17,4 81,2±81,2 60,3±60,3 69,2±16,6 Giá trị p 0,036 0,340 0,047 0,461 0,091 Mối quan hệ với bạn bè Tốt 65,9±29,3 78,6±16,4 80,7±80,7 58,5±58,5 69,0±15,7 Bình thường 56,9±30,9 70,2±19,3 72,3±72,3 58,0±58,0 62,6±19,8 Giá trị p 0,008
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Đặc tính Thể chất Cảm xúc Quan hệ xã hội Học tập CLCS chung Phân loại theo nguy cơ Thấp - trung bình 60,9±30,1 74,3±18,5 76,4±18,1 62,5±16,3 65,9±17,7 Cao - rất cao 54,9±30,7 71,1±19,8 73,0±22,8 58,5±20,1 61,6±18,3 Giá trị p 0,316 0,397 0,402 0,433 0,224 Tình trạng di căn Chưa di căn 63,1±29,8 73,5±18,4 76,4±19,3 58,0±18,1 66,1±17,9 Đã di căn 56,5±31,7 76,3±18,2 76,3±20,6 59,4±19,6 64,5±18,9 Giá trị p 0,085 0,220 0,952 0,679 0,493 Hình thức điều trị đang áp dụng Nội trú 57,5±31,0 70,2±20,2 74,9±19,2 57,9±21,3 62,7±18,7 Ngoại trú 62,4±30,2 75,5±17,5 76,8±19,8 58,4±17,5 66,5±17,9 a a a a Giá trị P 0,212 0,026 0,452 0,880 0,100a Số lần đã từng nhập viện điều trị 0 65,3±30,1 75,7±17,4 79,8±18,7 61,4±61,4 67,8±17,4 1-2 59,1±31,0 72,3±19,1 75,3±18,2 56,7±56,7 64,8±18,1 >3 54,0±26,6 72,9±19,1 64,8±27,4 43,9±43,9 59,6±21,7 Giá trị p 0,106 0,505 0,004 0,015 0,089 Các phương pháp đã từng điều trị Hoá trị (có) 62,3±29,7 74,1±18,6 76,6±76,6 58,7±58,7 66,1±18,0 Giá trị p 0,006 0,463 0,452 0,268 0,039 Phẫu thuật 59,7±30,7 74,8±18,1 75,7±75,7 58,2±58,2 64,8±18,3 Giá trị p 0,221 0,463 0,398 0,924 0,284 Xạ trị 55,4±35,5 71,3±20 73,7±73,7 57,3±57,3 61,2±19,5 Giá trị p 0,194 0,281 0,365 0,788 0,104 Bệnh lý kèm theo Không 62,9±30,3 74,5±17,8 77,3±19,0 58,7±18,9 66,5±18,0 Có 51,5±30,0 72,8±21,7 70,6±63,8 55,5±14,8 60,2±18,7 Giá trị p 0,021 0,582 0,034 0,471 0,032 Kết quả cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê 4. BÀN LUẬN giữa điểm CLCS chung với thu nhập trung bình của gia đình (p=0,037), mối quan hệ với bạn bè (p=0,002). Cụ thể, trẻ em Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm trung bình CLCS và vị thành niên có mối quan hệ bình thường với bạn bè, gia chung của trẻ ung thư (65,7±18,2) khá thấp khi so sánh với đình có thu nhập dưới 5 triệu mỗi tháng thì có điểm số CLCS nhóm trẻ khỏe mạnh trong nghiên cứu của Trần Ngọc Hòa thấp hơn (Bảng 3). (82,08±14,55) và Trần Hoàng Linh (85,20±12,13) [9, 10]. Kết quả tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do trẻ mắc ung thư điểm CLCS chung với các đặc điểm từng điều trị hóa trị phải chịu những tác dụng phụ của liệu pháp điều trị gây nên (p=0,039), bệnh lý kèm theo (p=0,032). Cụ thể, trẻ em và vị những triệu chứng thực thể như đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ thành niên đã từng điều trị hóa trị trước đó, có bệnh lý kèm làm thể chất của trẻ thường yếu ớt hơn so với trẻ bình thường. theo thì có điểm số CLCS thấp hơn (Bảng 4). Ngoài ra, trẻ trải qua quá trình điều trị lâu dài nên bị gián đoạn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 79
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 quá trình học tập, hạn chế các hoạt động xã hội, và dẫn đến hơn, tách biệt với mọi người xung quanh, dễ cảm thấy cô đơn tình trạng CLCS của trẻ mắc ung thư thấp hơn rất nhiều so hoặc bị cô lập. Vì vậy, các chương trình chăm sóc giảm nhẹ với trẻ bình thường. Điều này cũng tương đồng với kết quả và chăm sóc toàn diện rất cần thiết đối với bệnh nhân ung thư, nghiên cứu trên trẻ mắc bạch cầu cấp của Nguyễn Thị Thanh và càng đặc biệt hơn với bệnh nhi ung thư. Mai với CLCS chung của trẻ sau một năm chẩn đoán và điều Nghiên cứu của chúng tôi còn tìm hiểu về các yếu tố liên trị thấp hơn rõ rệt so với nhóm trẻ khỏe mạnh [5]. Khi so sánh quan đến CLCS, kết quả cho thấy trẻ là dân tộc thiểu số, nơi với các nghiên cứu khác trên thế giới, kết quả của chúng tôi sống ở TP. HCM, cảm nhận về kinh tế gia đình nghèo, có bậc tương đồng với nghiên cứu của Ji Y với điểm CLCS chung là học đã hoàn thành từ cấp I trở xuống, mối quan hệ bình 68,56±17,4 [3]. Tuy nhiên, điểm CLCS chung trong nghiên thường với bạn bè, gia đình có thu nhập dưới 5 triệu mỗi cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với kết quả của Huijer là tháng, đã từng điều trị hóa trị, và có bệnh lý kèm theo thì có 72,8±15,5, sự khác biệt này có thể do Huijei HAS sử dụng là điểm CLCS chung thấp hơn. Trong đó, tương tự với nghiên thang đo chuyên về ung thư [11]. cứu của Sun Y trẻ ở khu vực nông thôn gặp ít vấn đề CLCS hơn so với trẻ sống ở khu vực thành thị [12]. Khi trẻ không có Khi đánh giá theo từng khía cạnh CLCS, kết quả ghi nhận mối quan hệ tốt với bạn bè làm cho trẻ khó chia sẻ và trở nên khía cạnh học tập có điểm số CLCS thấp nhất (58,3±18,4), dễ lạc lỏng, cô đơn hơn. Ngoài ra, tình trạng kinh tế của gia tiếp đến là khía cạnh thể chất (61,3±30,4). Kết quả này cũng đình thấp hơn cũng phần nào ảnh hưởng làm giảm CLCS tương tự khi so sánh với nghiên cứu của Ji Y và Pan HT với hằng ngày và điều kiện chữa trị của trẻ. Với đối tượng nghiên điểm CLCS thấp nhất ở khía cạnh học tập và thể chất lần lượt cứu của chúng tôi không chỉ bao gồm trẻ em mà còn có trẻ vị là: 62,2±22,5 và 67,9±19,9; 72,2±20,6 và 78,9±22,3 [2, 3]. thành niên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng về khả năng chi trả viện Đối với CLCS khía cạnh học tập thấp có thể do trong quá trình phí và chi phí sinh hoạt. Và cuối cùng, các yếu tố ảnh hưởng điều trị ung thư trẻ thường xuyên phải nghỉ học để điều trị, đến tình trạng sức khỏe của trẻ như đã từng điều trị hóa trị dẫn đến trẻ không theo kịp chương trình học. Bên cạnh đó, trước đây và có bệnh lý kèm theo đều liên quan đến CLCS. tình trạng sức khỏe suy yếu, mệt mỏi, đau nhức kéo dài nên Như đã đề cập ở phần trên, khi trẻ được điều trị hóa trị sẽ kèm trẻ thường khó tập trung hơn cho việc học tập. Vì vậy, nhiều theo các tác dụng phụ dẫn đến suy giảm CLCS. Đồng thời, nghiên cứu trước đây đều chung nhận định rằng lĩnh vực học nếu trẻ có các bệnh lý kèm theo cũng làm tăng gánh nặng tập của trẻ mắc ung thư có điểm số CLCS rất thấp nhất [2, 3]. bệnh tật lên thể trạng của trẻ. Đối với CLCS khía cạnh thể chất, trẻ mắc ung thư có điểm CLCS thấp hơn rất nhiều so với trẻ bình thường 88±13,2 [9]. Nghiên cứu của chúng tôi là một trong số ít các nghiên cứu Điều này có thể do quá trình ung thư tiến triển và quá trình về CLCS trên trẻ ung thư tại Việt Nam và được thực hiện trên tiếp nhận điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, hay hóa trị, xạ trị. một cỡ mẫu tương đối lớn. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ Thật vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi với hầu hết các PedsQL 4.0 để đánh giá CLCS của trẻ đã được sử dụng nhiều trường hợp đã từng điều trị hóa trị (95,3%). Các thuốc điều trị trong các nghiên cứu trước đây với độ tin cậy cao. Bên cạnh thường không chỉ tác động lên cả tế bào ung thư mà còn ảnh các điểm mạnh, nghiên cứu cũng có một số điểm hạn chế như hưởng đến tế bào khỏe mạnh trên toàn bộ cơ thể. Và trẻ có thể không xác định được mối liên hệ nhân quả, và đây cũng là gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn như cảm giác đau, hạn chế chung của các nghiên cứu cắt ngang. Ngoài ra, nghiên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Vì vậy, trẻ rất khó để tham gia cứu này chỉ được thực hiện tại một bệnh viện nên không có các hoạt động thể chất như trẻ bình thường. Ngoài ra, các khía tính khái quát hóa cho tất cả trẻ em và vị thành niên mắc ung cạnh CLCS khác như cảm xúc (74,3±18,4), quan hệ xã hội thư, vì vậy cần tiến hành thêm các nghiên cứu theo dõi để (76,4±19,6) ở trẻ mắc ung thư cũng thấp hơn so với trẻ khỏe khẳng định các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến CLCS của trẻ. mạnh [9, 10]. Lý giải cho sự suy giảm CLCS ở các khía cạnh này có thể do ảnh hưởng của bệnh, tác dụng phụ quá trình điều trị đặc hiệu, dẫn đến trẻ thường đau đớn, khó ngủ, dễ 5. KẾT LUẬN căng thẳng và lo lắng hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi về ngoại hình (rụng tóc, sụt cân…) và thời gian tiếp xúc với các bạn CLCS của trẻ em và vị thành niên mắc ung thư tại bệnh học ngắn đi do tiếp nhận điều trị, khiến cho trẻ sẽ khó mở lòng viện Ung Bướu TPHCM khá thấp. Trong đó điểm CLCS 80 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 chung của trẻ là 65,7±18,2, điểm CLCS ở khía cạnh quan hệ Phân tích dữ liệu: Thái Thanh Trúc, Nguyễn Thị Thu An xã hội là cao nhất (76,4 ±19,6), ngược lại khía cạnh học tập là Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị thấp nhất (58,3±18,4). Nhóm trẻ có yếu tố: dân tộc thiểu số, Thu An sống tại TPHCM, bậc học từ cấp I trở xuống, mối quan hệ Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Thái Thanh Trúc, bình thường với bạn bè, thu nhập gia đình dưới 5 triệu mỗi Nguyễn Thị Thu An tháng, đã từng điều trị hóa trị, bệnh lý kèm theo thì có điểm số CLCS thấp hơn nhóm còn lại. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Ban Giám Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức đốc, nhân viên y tế tại khoa Nội III, bệnh viện Ung Bướu TPHCM cơ sở II đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thu thập Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong số liệu. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn dành lời cám ơn đến nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TPHCM, số tất cả các bệnh nhi và phụ huynh/người giám hộ đã tham gia 278/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 01/02/2024 và Hội đồng Đạo đức vào nghiên cứu. trong nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Ung Bướu TPHCM, số 176/BVUB-HĐĐĐ ngày 28/02/2024. Nguồn tài trợ Nghiên cứu này không nhận tài trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xung đột lợi ích 1. Cải thiện tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở trẻ em. 2023. Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. URL: https://www.who.int/activities/improving- childhood-cancer-cure-rate. ORCID 2. Pan HT, Wu LM, Wen SH. Quality of Life and Its Nguyễn Thị Ngọc Bích, Predictors Among Children and Adolescents With https://orcid.org/0009-0008-2616-6275 Cancer. Cancer Nurs. 2017;40(5):343–51. Thái Thanh Trúc, 3. Ji Y, Chen S, Li K, Xiao N, Yang X, Zheng S, et al. https://orcid.org/0000-0003-2512-8281 Measuring health-related quality of life in children with cancer living in Mainland China: feasibility, reliability Đóng góp của các tác giả and validity of the Chinese Mandarin version of PedsQL Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Thái Thanh 4.0 Generic Core Scales and 3.0 Cancer Module. Health Trúc Qual Life Outcomes. 2011;9:103. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc 4. Barakat LP, Marmer PL, Schwartz LA. Quality of life of Bích, Thái Thanh Trúc adolescents with cancer: family risks and resources. Health Qual Life Outcomes. 2010;8:63. Thu thập dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Võ Hồng Tuyết, Trần Thị Hoài Thương, Nguyễn Phương Nguyên 5. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Thu Lê. Sử dụng Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Thái Thanh thang PEDS QL đánh giá chất lượng sống liên quan sức Trúc, Nguyễn Thị Thu An khỏe của trẻ bị bạch cầu cấp thể lympho. 2024. URL: http://lib.yhn.edu.vn/bitstream/YHN/19711/1/lien4055.pdf Nhập dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Võ Hồng Tuyết, Trần Thị Hoài Thương 6. Varni JW, Burwinkle TM, Katz ER, Meeske K, Dickinson P. The PedsQL in pediatric cancer: reliability Quản lý dữ liệu: Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lê Võ Hồng Tuyết, Trần Thị Hoài Thương and validity of the Pediatric Quality of Life Inventory https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 81
  10. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Generic Core Scales, Multidimensional Fatigue Scale, 10. Trần Hoàng Linh, Lương Thị Thu Hiền. Đánh giá chất and Cancer Module. Cancer. 2002;94(7):2090–106. lượng sống liên quan sức khỏe của trẻ sau phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng fallot, sử dụng thang đo PedsQL 4.0. 7. Nguyễn Thị Thanh Mai, Đào Thị Nguyệt. Ảnh hưởng Tạp chí Nhi Khoa. 2018;11(3):30-35. của yếu tố bệnh đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ở trẻ lupus ban đỏ hệ thống. 2020. 11. Huijer HAS, Sagherian K, Tamim H. Quality of life and symptom prevalence in children with cancer in Lebanon: 8. PedsQL TM. Pediatric Quality of Life Inventory TM. the perspective of parents. Ann Palliat Med. 2024; https://www.pedsql.org/about_pedsql.html. 2013;2(2):590–570. 9. Trần Ngọc Hòa, Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Thanh 12. Sun Y, Zhou HJ, Shen A, Wu B, Wang W, Luo N, et al. Mai. Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức A cross-sectional study evaluating health-related quality khoẻ của bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện trẻ em Hải of life of Chinese pediatric patients with hematological Phòng. Tạp Chí Nhi Khoa. 2017;10(2):50-55. malignancies using EQ-5D-Y. Front Public Health. 2022;10:1050835. 82 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2