intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng nông sản và khả năng sống của hạt

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

t Nhìn chung, những loại nông sản đảm bảo chất lượng như đã chín kỹ, không bị sâu bệnh, hư hỏng thường có khả năng chống đỡ với sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng nông sản và khả năng sống của hạt

  1. Chất lượng nông sản và khả năng sống của hạt Nhìn chung, những loại nông sản đảm bảo chất lượng như đã chín kỹ, không bị sâu bệnh, hư hỏng thường có khả năng chống đỡ với sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật tốt hơn. Do đó, khi bảo quản cần phải loại bỏ những sản phẩm xấu, có phẩm chất chất lượng không đạt yêu cầu… để hạn chế hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản. 3.2.3.3. Tác hại của vi sinh vật đối với công tác bảo quản Vi sinh vật khi đã phát triển trong nông sản, dù chỉ gây hại bên ngoài hay đã qua lớp vỏ vào lớp bên trong cũng đều làm cho chất lượng của nông sản bị giảm đôi khi có thể gây hư hỏng hoàn toàn. Sự xuất hiện của vi sinh vật lúc ban đầu rất khó phát hiện.
  2. Nhưng về sau, khi chúng đã phát triển mạnh làm cho khối nông sản bị bốc nóng, nén chặt và chất lượng giảm mới rõ rệt. Dấu hiệu đầu tiên đặc trưng cho sự phát triển của vi sinh vật là sự thay đổi màu sắc của bên ngoài của nông sản. Trên bề mặt nông sản xuất hiện những chấm khác màu, có hiện tượng thâm nhũn… Các vi sinh vật đầu tiên sẽ phát triển bên ngoài, phá hủy các lớp mô bên ngoài rồi mới xâm nhập vào trong. Khi đã xâm nhập vào trong thì hoạt động phá hoại của nó sẽ tăng lên rất nhanh và làm cho nông sản bị hư hỏng một cách nhanh chóng. Đối với các loại hạt, nhất là hạt giống đã bị nhiễm vi sinh vật, thường nó phát triển mạnh ở phôi
  3. làm cho phôi bị chết hoặc làm giảm sức sống, mất khả năng nảy mầm. Có trường hợp hạt bị nặng, tỷ lệ nảy mầm có thể giảm tới 80 ÷ 100%. Trong quá trình hoạt động sống của mình, các vi sinh vật còn tiết ra nhiều chất độc bao gồm các chất trung gian của quá trình trao đổi chất như các loại acid hữu cơ, aldehyd, ceton… Các chất này một mặt được sinh ra do vi sinh vật, mặt khác còn do các nông sản bị hại sản sinh ra để bảo vệ và chống đỡ. Các chất này sẽ ảnh hưởng xấu đến các quá trình sống của nông sản như sự hô hấp bị phá hủy dần. Khi tích tụ đến một giới hạn nhất định thì các chất này sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật và làm
  4. sự nhiễm bệnh của nông sản và làm cho chúng có mùi vị khó chịu. Bên cạnh các chất trên, một số loại vi sinh vật như nấm mốc, vi khuẩn còn có thể tổng hợp nên các chất độc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đối với hạt, để khử các mùi khó chịu này người ta dùng cách rửa hạt rồi sấy khô hoặc dùng các chất hấp phụ như than hoạt tính, than cám, cỏ thơm… Sự phát triển mạnh của vi sinh vật còn thúc đẩy quá trình hô hấp và thải ra một lượng nhiệt khá lớn. Lượng nhiệt này một phần được dùng cho bản thân vi sinh vật, còn đại bộ phận thải ra môi trường xung quanh làm cho nông sản bị nóng lên. Quá trình phát triển của vi sinh vật càng mạnh thì độ ẩm của khối nông sản càng cao, càng
  5. thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật. Cứ như vậy, khối nông sản nhanh chóng bị bốc nóng. Do sự phát triển của vi sinh vật đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nông sản cho nên cần phải nâng cao những biện pháp nhằm chống lại sự phát triển của chúng. Tăng cường công tác kiểm nghiệm trước khi bảo quản để đảm bảo chất lượng nông sản nhập kho. Thường xuyên kiểm tra trong quá trình bảo quản để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng xấu xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2