Chỉ số giá cả tiêu dùng có liên hệ gì trong lạm phát!
lượt xem 15
download
Lạm phát thường được ưu tiên trong chính sách quản lý kinh tế của các chính phủ vì những hậu quả của chúng để lại hậu quả rất xấu cho nền kinh tế, sau đó là thất nghiệp, lãi suất, năng suất, thâm hụt ngân sách chính phủ, thâm hụt ngoại thương… Lạm phát vừa phải thường có tác dụng tích cực, vì nó gây ra cho tâm lý người người tiêu dùng cần mua sớm nếu không mua thì hàng hóa sẽ còn tăng cao nữa từ đó hàng hóa sẽ được lưu thông tốt hơn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ số giá cả tiêu dùng có liên hệ gì trong lạm phát!
- Chỉ số giá cả tiêu dùng có liên hệ gì với lạm phát! Lạm phát thường được ưu tiên trong chính sách quản lý kinh tế của các chính phủ vì những hậu quả của chúng để lại hậu quả rất xấu cho nền kinh tế, sau đó là thất nghiệp, lãi suất, năng suất, thâm hụt ngân sách chính phủ, thâm hụt ngoại thương… Lạm phát vừa phải thường có tác dụng tích cực, vì nó gây ra cho tâm lý người người tiêu dùng cần mua sớm nếu không mua thì hàng hóa sẽ còn tăng cao nữa từ đó hàng hóa sẽ được lưu thông tốt hơn. xong tới một mức độ nào đó thì nó lại mất tác dụng và gây ra hậu quả cho nền kinh tế. Thường thì lạm phát có nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu từ cung tiền, đổi tiền, thay đổi chính sách về thuế, phúc lợi xã hội, v.v. Song cũng có những trường hợp ngoại lệ như trường hợp của mỹ vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 là một ví dụ điển hình. Xin trích một đoạn từ trang 97 đến 102 trong
- cuốn Macroeconomics Fifth Edition – Robert J. Gordon (1991) NXB KHKT- 2000 Đo lường CPI như thế nào? Bộ Thương mại biên soạn và công bố các số liệu hàng quý về GNP danh nghĩa, GNP thực tế và chỉ số ngầm giảm phát GNP, nhưng trên thực tế không sưu tầm các giá cả cá biệt của thịt bò, trứng và các sản phẩm khác. Cục Thống Kê Lao động (BLS) tiến hành sưu tầm các giá cả cá biệt và công bố hai chỉ số giá cả là Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá cả sản xuất (PPI). Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI), được công bố hàng tháng, dựa vào giá cả của hàng nghìn sản phẩm được xếp thành 224 nhóm. Giá cả mà những người tiều dùng phải trả được hàng trăm người đi thu nhập giá ghi lại, những người này hàng tháng gọi điện thoại đến hay trực tiếp đến hàng nghìn cửa hàng tại 85 khu vực địa lý và thu nhập được trên 100.000 giá. Sau đó, các giá cả trung bình
- của từng sản phẩm cá biệt, như thịt bò và trứng chẳng hạn, được BLS kết hợp lại thành các chỉ số nhóm như chỉ số nhóm “thực phẩm và đồ uống” chẳng hạn. Sau đó các chỉ số nhóm được kết hợp lại thành “tổng chỉ số giá cả tiêu dùng CPI”. Những trọng lượng được sử dụng để kết hợp giá cả những sản phẩm cá biệt thành những chỉ số nhóm rồi đi tới “tổng chỉ số giá cả” dựa vào tỷ lệ các hạng mục ấy trong số chỉ tiêu tiêu dùng như đã ghi được trong cuộc điều tra. Sai sót của việc đo lường CPI Chính phủ công bố hai chỉ số giá cả các sản vật tiêu dùng và dịch vụ. Một trong hai chỉ số đó là CPI. Chỉ số khác là chỉ số giảm phát thành tố tiêu dùng cá nhân của CPI, còn gọi là chỉ số giảm phát tiêu dùng cá nhân (Chỉ số giảm phát mỗi thành tố của GNP, kể cả chỉ số giảm phát tiêu dùng cá nhân, được công bố với ba hệ thống đo lường khác
- nhau để cộng các thành tố của nó: chỉ số ngầm giảm phát (tỷ số của GNP danh nghĩa với GNP thực tế về thành tố này), các trọng lượng cố định năm 1982, và chuỗi những trọng lượng thay đổi hàng quý. Khi so sánh CPI với chỉ số giảm phát tiêu dùng cá nhân, đoạn này và Hình sử dụng dạng trọng lường cố định năm 1982 của chỉ số giảm phát là dạng gần gũi nhất với CPI về mặt phương pháp đo lường). Từ năm 1983 mức tăng trong CPI đã tính sai nghiêm trọng, được tính cao hơn mức tăng giá khoảng trên 10%. Xem hình, hình vẽ mô tả CPI, chỉ số giảm phát tiêu dùng, và tỷ số giữa hai số liệu đó, cho thấy việc tính toán sai lầm ấy. Vùng gạch chéo biểu thị mức tăng quá đáng của giá cả do CPI đưa ra. Xuất phát từ số không trong năm 1970, mức tăng giá quá đáng đó của giá cả đã là 12% trong năm 1982. Những nguyên nhân đo lường sai CPI. Nguyên nhân chủ yếu của việc đo lường sai CPI là cho đến năm 1983 người ta đã quá nhấn
- mạnh những thay đổi trong lãi suất thế chấp, lãi suất này đã tăng nhanh trong những năm 1970. Đa số những người sở hữu nhà đã ký nhận thế chấp trong 20 hoặc 30 năm với những lãi suất cố định. Tuy nhiên CPI lại cho rằng mọi người thế chấp đều phải bốn tháng một lần ký lại giao kèo thế chấp và trả những lãi suất cao hơn trong những thời gian lãi suất tăng lên. Hơn nữa, cho đến năm 1986 CPI đã sử dụng những trọng lượng ấy mà không tính đến những tác động của giá dầu lửa cao hơn đối với lạm phát trong thời gian 1979-81 và của giá dầu lửa thấp xuống đối với lạm phát trong thời gian 1981-86 vì những trọng lượng ấy không tính đến các biện pháp tiết kiệm và bảo tồn năng lượng làm cho mức sử dụng nhiên liệu trong thời gian 1979-86 giảm thấp hơn trong thời gian 1972-73 được dùng làm trọng lượng. Tại sao sai sót về đo lường vẫn còn là một vấn đề? CPI đã cố định việc xử lý sai các lãi suất thế chấp trong năm 1983, và CPI đã chuyển sang những trọng lượng hiện đại hơn trong năm 1987. Nhưng tất cả những sai sót có tính lịch sử được diễn tả trong
- hình 2-7 vẫn còn lại. Tại sao? Khác với chỉ số giảm phát GNP, CPI không bao giờ được hiệu chỉnh lại để sửa chữa các sai lầm, bởi lẽ CPI đã được sử dụng để đòi tăng lương, đòi tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản khác. Nhiều người lao động và nhiều người nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội đã thu nhập được nhiều hơn do căn cứ vào việc CPI thổi phồng mức lạm phát trong những năm 1970. Hiệu chỉnh lại CPI trong lịch sử thì có thể gây ra kiện tụng và rối loạn nếu các hàng đã trả lương quá đáng lại tìm cách cắt giảm các mức lương hay dùng cách nào khác thế để thu lại các khoản tiền đã trả quá trước đây. Vì CPI không bao giờ được hiệu chỉnh lại, bất cứ sự so sánh nào về sự tăng trưởng có tính lịch sử của tiền lương thực tế hay của thu nhập thực tế đều sai lầm nếu sử dụng CPI như một thước đo mức lạm phát. Ví dụ, CPI đã ngụ ý sai rằng tiền lương thực tế không hề thay đổi từ năm 1973 đến năm 1982, trong khi chỉ số giảm phát tiêu dùng, chính xác hơn, lại ngụ ý rằng tiền lương thực tế đã tăng 10.9% trong thời gian ấy. Từ năm 1982 đến năm
- 1988 mối quan hệ đã đảo ngược lại : CPI ngụ ý tăng 4.3% và chỉ số giảm phát tiêu dùng chỉ ngụ ý tăng 1.3%. Do đó, từ các số liệu CPI người ta có thể kết luận sai là trong thời gian 1982-88 thu nhập thực tế của những người lao động đã tăng nhanh hơn trong thời gian 1973-82, trong khi chỉ số giảm phát tiêu dùng, chính xác hơn, lại ngụ ý rằng thu nhập thực tế của những người lao động đã tăng chậm hơn. Trong năm 1988, các ứng cử viên chính trị đã tranh luận về vấn đề đời sống của những người lao động đã khá lên hay tồi tệ đi, và họ có thể đưa ra câu trả lời này hay câu trả lời khác tùy theo họ sử dụng CPI hay chỉ số giảm phát tiêu dùng chính xác hơn. Vì có thể sai lầm trong so sánh lịch sử khi sử dụng CPI để tính toán những thay đổi của các biến số thực tế, chẳng hạn như của tiền lương thực tế hay của lượng cung ứng tiền tệ thực tế. Những sai lầm trong chính sách do sai sót CPI gây ra. Điều không may là CPI đã được sử dụng rộng rãi như thể là một phần nhân tố làm tăng giá sinh hoạt trong các hợp đồng lương cũng
- như trong nhiều chương trình chi chuyển nhượng của chính phủ, kể cả kem lương thực và trợ cấp bảo hiểm xã hội... Trong thời gian 1979 – 81, việc CPI thổi phồng mức lam phát đã làm cho trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng quá nhanh và do đó góp phần trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng của chế độ bảo hiểm xã hội vốn là một chế độ cố định bằng việc làm tăng thuế an ninh xã hội. Hiện nay mọi người đang nộp thuế an ninh xã hội cao hơn, một phần vì đã đo lường sai CPI như vậy! Do làm cho các mức tiền lương tăng qua nhanh vì có sự leo thang của giá sinh hoạt, sai lầm của CPI đã làm kéo dài tình trạng lạm phát cuối những năm 1970 và làm chậm thêm cuộc khủng hoảng 1981 – 82. Cuối cùng, mức lạm phát 17% tính sai của CPI về quý I năm 1980 (so với 12% của chỉ số giảm phát tiêu dùng) đã làm cho chính quyền Carter hốt hoảng và do đó có biện pháp sai lầm là kiểm soát tín dụng làm cho sản xuất, việc làm, lãi suất và lượng cung ứng tiền tệ mất ổn định trong suốt năm 1980 và đầu năm 1981.
- (Để hiểu thêm về việc đo lường sai CPI, xem: Robert J.Gordon, “The Consumer Price Index”: Measuring Inflation and Causing It No.63 (Xuân 1981) trang 112-134.) Chỉ số giá cả sản xuất (PPI) Một chỉ số giá cả khác của Cục Thống kê lao động, chỉ số giá cả sản xuất (PPI), tập hợp giá cả một số lớn hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua. Những mặt hàng này bao gồm những nguyên liều thô như than và dầu thô, nhưng sản vật trung gian như mì và thép, và nhiều loại máy móc do giới kinh doanh mua (máy tính tiền, máy kéo…). Những số liệu về giá cả thực tại được ghi vào các bảng câu hỏi hàng tháng gửi bằng đường bưu điện đến hàng nghìn hãng bán các mặt hàng đó. Cũng như các chỉ số nhóm của CPI được Bộ Thương mại sử dụng cho chỉ số giảm phát thành tố tiêu dùng của GNP, các chỉ số theo sản phẩm và nhóm sản phẩm của PPI được sử dụng để tạo ra chỉ số giảm
- phát những thành tố khác của GNP, kể cả thiết bị lâu bền của các nhà sản xuất và số đầu tư tồn kho. Thậm chí sau khi sử dụng các thông tin có sẵn về các chỉ số cá biệt và các chỉ số nhóm trong CPI và PPI, Bộ Thương mại vẫn phải có những sự lựa chọn khó khăn để đánh giá cả của cục. Thống kê lao động, bao gồm cả máy điện toán, máy bay phản lực, tàu thủy và nhà. Các vấn đề đo lường có dính líu đến các số liệu chính thức về giá cả và đầu ra thực tế khi thỏa thuận vấn đề khó giải quyết là mức tăng chậm lại của năng suất ở Mỹ kể từ năm 1973 trở đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình: " Công ty bạn có ý định xuất 1 mặt hàng qua 1 thị trường, lập phương án kinh doanh mô phỏng"
44 p | 2299 | 748
-
Suy thoái kinh tế: Giá trị ăn đứt giá cả
4 p | 791 | 689
-
Phân tích môi trường vĩ mô chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của Trung Nguyên
6 p | 4544 | 307
-
Môt số giải pháp hoạt động cho quảng cáo sản phẩm
14 p | 387 | 173
-
Đề cương Marketing căn bản - Nguyễn Việt Dũng, Lưu Minh Duy
12 p | 1008 | 154
-
Đề tài thảo luận: Phân tích cung , cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó
36 p | 866 | 125
-
KIẾN THỨC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 2
6 p | 243 | 81
-
Tiểu luận Xuất khẩu cà phê
23 p | 322 | 80
-
Định nghĩa thuế thu nhập cá nhân
43 p | 266 | 79
-
Cty Tường An
4 p | 319 | 75
-
Bài giảng chương 6: Chính sách giá cả
59 p | 318 | 48
-
12 tiêu chí đánh giá thương hiệu-phần2
5 p | 219 | 47
-
Cá tính, các giá trị chuẩn mực và lối sống (VALS)
27 p | 517 | 42
-
Bài 3 - Đo lường giá cả sinh hoạt
47 p | 192 | 41
-
Ngành truyền thông: Những tiêu chuẩn đánh giá mới
13 p | 126 | 15
-
Lý thuyết thuế tiêu thụ đặc biệt
31 p | 115 | 12
-
Bài học về xây dựng một tổ chức trường tồn
7 p | 95 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn