Chinh phục kiến thức Sinh học lớp 12 - Chuyên đề: Di truyền quần thể
lượt xem 3
download
Tài liệu với 28 câu hỏi và bài tập môn Sinh học 12 về Di truyền quần thể; giúp các em học sinh củng cố kiến thức, phục vụ quá trình học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chinh phục kiến thức Sinh học lớp 12 - Chuyên đề: Di truyền quần thể
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN QUẦN THỂ Bài thi: LÍ THUYẾT_CẤU TRÚC DT QUẦN THỂ Thời gian làm bài: 30 phút - 28 câu, không kể thời tải đề. Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang. Đề thi gồm 06 trang “ Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến thành thành công rực rỡ ” – Elbert Hubbard- Câu 1: Về mặt di truyền học mỗi quần thể thường được đặc trưng bởi A. Vốn gen. B. Độ đang dạng. C. Tỷ lệ đực và cái. D. Tỷ lệ các nhóm tuổi. Câu 2: Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể ? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Di nhập gen giữa các quần thể. Câu 3: Điều kiện nào là chủ yếu để đảm bảo thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi tần số alen được duy trì không đổi qua các thế hệ? A. Các cá thể có sức sống như nhau. B. Các loại giao tử có sức sống như nhau. C. Không có đột biến và chọn lọc. D. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên. Câu 4: Vốn gen của một quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do A. Sự giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống. B. Các cá thể nhập cư mang đến những alen mới. C. Chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể. D. Được cách li với quần thể khác. Câu 5: Ở động vật, quần thể giao phối tự do có khả năng thích nghi cao hơn quần thể giao phối gần vì A. Quần thể giao phối có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên. B. Quần thể giao phối dễ phát sinh đột biến có lợi. C. Quần thể giao phối có tính đa dạng về kiểu gen, kiểu hình. D. Quần thể giao phối có số lượng cá thể nhiều. Câu 6: Trong thực tế thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn có xu hướng A. Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp. B. Ngày càng ổn định về tần số các alen. C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. D. Ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen. Câu 7: Vốn gen của quần thể là A. Tập hợp tất cả các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 1
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 C. Tập hợp tất cả các alen của các gen khác nhau có trong quần thể trong suốt lịch sử phát triển của nó. D. Tập hợp tất cả các gen cấu trúc có trong các tế bào sinh dục của các cá thể trong quần thể. Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng? A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. B. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời của các cá thể. C. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. D. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung. Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng đa hình cân bằng là do A. Các kiểu hình đều ở trạng thái cân bằng ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để thay thế hoàn toàn dạng khác. B. Trong quần thể giao phối có sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau trên cùng một quần thể. D. Biến dị tổ hợp và đột biến luôn luôn xuất hiện trong quần thể dù hoàn cảnh sống không thay đổi. Câu 10: Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) tại một thời điểm xác định được tính bằng A. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. B. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể. C. Tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. D. Tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể. Câu 11: Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin đúng với quần thể giao phối ngẫu nhiên? (1) Tần số alen và thành phần kiểu gen có thể bị biến đổi qua các thế hệ do tác dụng của các nhân tố tiến hóa. (2) Có tiềm năng thích nghi cao khi điều kiện sống thay đổi. (3) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng chiếm ưu thế. (4) Là đơn vị tiến hóa cơ sở của loài. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 12: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây không phải là của quần thể ngẫu phối? (1) Thành phần kiểu gen đặc trưng, ổn định qua các thế hệ. (2) Duy trì sự đa dạng di truyền. (3) Làm tăng dần tần số kiểu gen. (4) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể? (1) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. (2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định. (3) Tần số một kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. (4) Tùy theo hình thức sinh sản của loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 2
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 14: Cho các phát biểu sau (1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn. (2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. (3) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp. (4) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương đối của các alen trong quần thể. Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 15: Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? (1) Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại. (2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần thể. (3) Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. (4) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. (5) Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng tần số tất cả các kiểu gen liên quan đến alen đó. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 16: Một quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 480 cá thề có kiểu gen aa. Có 4 kết luận sau đây về quần thể trên (1) Tần số alen a trong quần thể này là 0,32. (2) Quần thể này đang tiến hóa. (3) Quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền. (4) Nếu quần thể bị cách li, không có đột biến và giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ tiếp theo sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền. Số lượng các kết luận đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 17: Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể (1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, giảm tần số alen lặn. (2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. (3) Các quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết thường làm tăng số biến dị tổ hợp. (4) Định luật Hacđi – Vanbec góp phần giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể ổn định trong thời gian dài. (5) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình suy ra tần số các alen trong quần thể. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 18: Trong số các xu hướng sau (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 3
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hoá thành các dòng thuần. (6) Đa dạng về kiểu gen. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện. Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là A. (1), (4), (6), (7). B. (1), (3), (5), (7). C. (2), (3), (5), (7). D. (2), (3), (5), (6). Câu 19: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong các quần thể sau đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. (2) 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. (3) 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa. (4) 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. (5) 0,16AA : 0,2Aa : 0,64aa. (6) 2,25%AA : 25,5%Aa : 72,25%aa. (7) 100% Aa. (8) 100% aa. A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 20: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Số quần thể của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền là (1) Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ. (2) Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. (3) Quần thể gồm toàn cây hoa hồng. (4) Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng. (5) Quần thể gồm toàn cây hoa trắng. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 21: Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hacđi – Vanbec có các nội dung (1) Quần thể có số lượng cá thể lớn,giao phối ngẫu nhiên (2) Quần thể có nhiều kiểu gen,mỗi gen có nhiều alen tương ứng (3) Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau (4) Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột thuận bằng tần số đột biến nghịch (5) Không có di - nhập gen giữa các quần thể (6) Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra Số nội dung đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 22: Khi nói về đặc điểm của quần thể sinh vật có các nội dung (1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật khác loài. (2) Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài. (3) Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ sau. (4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nới xa nhau. (5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. (6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển. Số nội dung đúng là Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 4
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 23: Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locut 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau: (1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội gấp 1,5 lần tần số alen lặn. (2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở quần thể qua rất nhiều thế hệ. (3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ tiếp tục giảm. (4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ. Số lượng các nhận xét không chính xác là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 24: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Cho các nhận xét sau (1) Tần số kiểu gen dị hợp càng cao so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5. (2) Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy nhiêu. (3) Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số một loại alen nào đó càng gần 0. (4) Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng. Số nhận xét có nội dung đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 25: Biết gen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thân thấp. Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát (P) có 100% cây thân cao mang kiểu gen dị hợp. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến, các cá thể có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng. (1) Tần số alen A của quần thể là 0,5. (2) Ở thế hệ F1 kiểu gen dị hợp tử giảm một nửa so với thế hệ P. (3) Ở thế hệ F2 kiểu hình thân cao thuần chủng bằng kiểu hình thân thấp. (4) Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F10 là 3 cây thân cao : 1cây thân thấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA + 0 ,28Aa + 0,26aa = 1. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau (1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. (2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể. (3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng. (4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ. (5) Quần thể này đang có cấu trúc cân bằng di truyền ở thế hệ ngẫu phối thứ 3. (6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 Số lượng các nhận xét đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 27: Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận đúng về quần thể thực vật tự thụ phấn? (1) Quá trình tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 5
- Ngày 13/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 41 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 có kiểu gen khác nhau. (2) Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. (3) Trong quá trình tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ, tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi nhưng cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi. (4) Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, khi các cá thể đồng hợp tử tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ thì luôn tạo ra các thế hệ con cháu có kiểu gen giống thế hệ ban đầu. (5) Trong quần thể thực vật tự thụ phấn, số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, mỗi gen có nhiều alen nên quần thể rất kém đa dạng về kiểu hình. A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 28: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,3 Aabb + 0,3 aaBb + 0,2 AAbb + 0,2 aaBB = 1 trải qua một thế hệ ngẫu phối, trong số các kiểu gen sau đây: (1) AABB. (2) AABb. (3) AaBB. (4) AaBb. (5) AAbb. (6) Aabb. (7) aaBB. (8) aaBb. (9) aabb. Có bao nhiêu kiểu gen có thể tạo ra trong quần thể ở thế hệ sau? A. 3. B. 4. C. 2. D. 6. Hết Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
5 p | 1132 | 81
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
24 p | 1843 | 80
-
SKKN: Khắc phục lỗi chính tả ngữ pháp cho học sinh dân tộc Khmer
25 p | 591 | 58
-
Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 7 có đáp án
29 p | 830 | 37
-
Hóa học theo chủ đề và cách chinh phục các câu hỏi lý thuyết: Phần 1
227 p | 142 | 22
-
Sinh học 7 - TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
11 p | 421 | 14
-
chinh phục điểm câu hỏi phụ khảo sát hàm số từ a đến z: phần 1
162 p | 103 | 14
-
Đề thi vào lớp 10 chuyên Sinh học năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
9 p | 195 | 13
-
Giáo án Sinh học 7: Tiến hoá về sinh sản
7 p | 170 | 11
-
Chinh phục điểm 8, 9 môn Toán: Phần 2 - GV. Đặng Việt Hùng
0 p | 83 | 10
-
Chinh phục lý thuyết sinh học
39 p | 133 | 9
-
Khóa chinh phục kiến thức Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử
11 p | 101 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
5 p | 120 | 6
-
Chinh phục kiến thức Sinh học 12 – Chuyên đề: Di truyền quần thể
6 p | 64 | 5
-
Công phá bài tập Sinh học: Phần 2
305 p | 22 | 4
-
Khóa chinh phục kiến thức Sinh học lớp 12 - Phương pháp giải bài tập đột biến gen
4 p | 55 | 3
-
Đề thi khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Sinh học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 318
4 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn