intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa chinh phục kiến thức Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử

Chia sẻ: Le Huutuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong chương trình học môn Sinh học lớp 12 về cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử từ bài 1 cho đến bài 6. Tài liệu hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức cho các em học sinh. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa chinh phục kiến thức Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử

  1. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 SINH HỌC OCEAN KHÓA CHINH PHỤC KIẾN THỨC SINH HỌC 12 Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử NGUYỄN THANH QUANG (Lời giải gồm 11 trang) Thi online: Ôn tập tổng hợp từ bài 1  6 Thời gian làm bài: 30 phút - 25 câu, không kể thời tải đề. Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang. 1.C 2.D 3.D 4.A 5.D 6.A 7.D 8.D 9.C 10.A 11.D 12.A 13.D 14.C 15.C 16.B 17.A 18.B 19.B 20.B 21.B 22.A 23.A 24.C 25.A Câu 1: Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã 3' AUG 5' của tARN khớp bổ sung với bộ ba mã sao nào sau đây? A. 5' AUG 3'. B. 3' AUG 5'. C. 5' UAX 3'. D. 3' UAX 5'. Đáp án: C - Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao trên mARN. Do đó bộ ba đối mã 3' AXG 5' thì khớp với bộ ba mã sao tương ứng là 5' UGX 3'. Câu 2: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. Đáp án: D - Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. ADN nhân đôi theo nguyên tắc khuôn mẫu tạo nên các ADN con giống hệt ADN mẹ. - Phiên mã dựa trên khuôn mẫu thì mạch gốc của ADN → mARN → dịch mã nhờ sự khớp của anticođon với cođon; tARN có anticođon tương ứng sẽ mang axit amin tương ứng để tổng hợp chuỗi polypeptit. Câu 3: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn ? A. I và III. B. I và II. C. II và III. D. I và IV. Đáp án: D - (3'-5') tổng hợp ADN mới liên tục. - (5'-3') tổng hợp ngắt quảng tạo thành các đoạn Okazaki (gián đoạn) ( Tính theo chiều trượt của enzym tháo xoắn) Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 1
  2. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 Câu 4: Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau: Exon 1 Intron 1 Exon 2 Intron 2 Exon 3 Intron 3 Exon 4 60 66 60 66 60 66 60 Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là (giả sử quá trình cắt ghép các đoạn intron và exon không có tính chọn lọc) A. 78 B. 64 C. 79 D. 80 Đáp án: A Tổng số nu trong các đoạn exon của mARN trưởng thành là: 60 + 60 + 60 + 60 = 240 Số bộ ba trên mARN trưởng thành là: 240 : 3 = 80 Số axit amin trong phân tử protein hoàn chỉnh là: 80 −1 – 1 = 78 ( trừ mã kết thúc và trừ axit amin mở đầu) Câu 5: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi Nhà khoa học bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là nhà khoa học đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì? A. Topoisomeraza. B. ADN polymeraza. C. ARN polymeraza. D. ADN ligaza. Đáp án: D - Ta thấy, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nghĩa là một mạch được tổng hợp một cách liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn nhưng không được enzim nối ligaza nối lại với nhau nên mới xảy ra tình trạng trên. - Vậy nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp enzim ADN ligaza Câu 6: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. D → B → C → E → A B. A → B → C → D → E C. A → E → C → B → D D. D → E → B → A → C Đáp án: A - Liên kết A-T bằng 2 liên kết hidro - Liên kết G-X bằng 3 liên kết hidro → càng nhiều liên kết A-T , nhiệt độ nóng chảy càng giảm - Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A → vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nucleotit tăng dần là: D → B → C → E → A Câu 7: Giả sử một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau: Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 2
  3. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 3' AUG - GAU - AAA - AAG - XUU - AUA - UAU - AGX - GUA - UAG 5' Khi được dịch mã thì chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh gồm bao nhiêu axit amin? A. 9. B. 7. C. 8. D. 6. Đáp án: D - 3' AUG - GAU - AAA - AAG - XUU - AUA - UAU - AGX - GUA - UAG 5' - Đi từ đầu 5' đến 3' có bộ ba mở đầu là AUG, bộ ba kết thúc là UAG - Bộ ba mở đầu cách bộ ba kết thúc là 6 bộ ba mã hóa nên chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh sẽ có 6 axit amin. Câu 8: Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm. Trên mạch 1 của vùng này của gen hiệu số tỷ lệ phần trăm giữa Adenin và Timin bằng 20% số nucleotit của mạch. Ở mạch 2 tương ứng, số nucleotit loại A chiếm 15% số nu của mạch và bằng một nửa số nucleotit của Guanin. Khi gen nhân đôi một lần đã làm đứt và hình thành bao nhiêu liên kết hidro giữa hai mạch đơn của gen? A. 2998 và 5998 B. 5998 và 6000 C. 2998 và 3000 D. 3000 và 6000. Đáp án: D Gen dài 4080 A0 → Gen có tổng số nucleotit là (4080 : 3,4) × 2 = 2400 → Trên mỗi mạch đơn có 1200 nucleotit Mạch 1 có A1 - T1 = 20% số nucleotit của mạch là: 0,2 × 1200 = 240 Mạch 2 có: A2 = 15% số nu mạch: 0,15 × 1200 = 180 hay A2 = 1/2 G2→G2 = 360 Theo nguyên tắc bổ sung: T1 = A2 = 180 → A1 = 420 → Vậy số nu A toàn mạch bằng: A = A1 + A2 = 180 + 420 = 600 Vậy A = T = 600 → G = X = [2400 − (A + T )] : 2=600 Gen nhân đôi 1 lần: - Làm đứt số liên kết H là 2A+3G = 3000 - Số liên kết mới được tạo ra là 2 × 3000 = 6000 Câu 9: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là? A. A = 448; X =350; U = G = 351. B. U = 447; A = G = X = 351. C. U = 448; A = G = 351; X = 350. D. A = 447; U = G = X = 352. Đáp án: C Có 447A trong các bộ 3 đối mã và 1A trong bộ ba kết thúc là 448  trên mARN có 448U. 499 lượt tARN  499 x 3 = 1497 nu trong các bộ ba đối mã  Số nu mỗi loại U = G = X= (1497- 447)/3 = 350 thêm 1U, 1G trong bộ 3 kết thúc nữa  A = G = 351, X = 350 Câu 10: Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E.Coli có ADN vùng nhân chỉ chứa 15N trong môi trường chỉ có 14 N. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có 15N. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 3
  4. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là: A. 1024 B. 970 C. 512 D. 2048 Đáp án: A 8 vi khuẩn 15N trong môi trường 14N trong 3 thế hệ → 8 x 23 = 64 vi khuẩn con Trong đó có 16 vi khuẩn có 2 mạch 15N và 14N; 48 vi khuẩn 2 mạch đều là 14N 64 vi khuẩn trên nuôi trong môi trường 15N trong m thế hệ → 64 x 2m vi khuẩn con Trong tất cả các vi khuẩn con, số mạch 14N là : 16 + 48 x 2 = 112 → số mạch 15N là : 64 x 2m x 2 – 112 = 1936 → m = 4 Tổng số vi khuẩn con được tạo ra là: 8 x 23 x 24 = 1024 Câu 11: Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau: Bộ ba đối mã AGA : vận chuyển acid amin xerin Bộ ba đối mã GGG : vận chuyển acid amin prolin Bộ ba đối mã AXX : vận chuyển acid amin tryptophan Bộ ba đối mã AXA : vận chuyển acid amin cystein Bộ ba đối mã AUA : vận chuyển acid amin tyrosine Bộ ba đối mã AAX : vận chuyển acid amin leucin Trong quá trình tổng hợp một phân tử protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xerin, 70 prolin, 80 tryptophan, 90 cystein, 100 tyrosin và 105 leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là : A. A= 102; U = 771; G = 355; X = 260 B. A = 770; U = 100; G = 260; X = 355 C. A = 772; U = 103; G = 260; X = 356 D. A = 103; U = 772; G = 356; X = 260 Đáp án: D Tổng số nucleotit của mARN là (50 + 70 + 80 + 90 + 100 + 105) x 3 + 6 = 1491 Trên phân tử mARN này mã hóa: 50 xerin ↔ 50 x (2U + 1X) 90 cystein ↔ 90 x (2U + 1G) 70 prolin ↔ 70 x 3X 100 tyrosin ↔ 100 x (1A + 2U) 80 tryptophan ↔ 80 x (1U + 2G) 105 leucin ↔ 105 x (2U + 1G) và mã kết thúc: UAA , mã mở đầu : AUG Mã kết thúc không tham gia dịch mã nhưng vẫn được tính vào số nu của mRNA Vậy trên mARN có số lượng nu là: A  100A  2A  1A  103  U  2x50U  80U  90x2U  100x2U  105x2U  1U  1U  772  G  80x2 G  90 G  105x2 G  1G  356 X  70x3X  50X  260 Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 4
  5. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 Câu 12: Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tiến hành tổng hợp nhân tạo một chuỗi mARN từ dung dịch chứa A và U trong đó tỷ lệ 80% A: 20%U. Trong số các đoạn mARN thu được từ quá trình tổng hợp, người kỹ thuật viên đưa một số chuỗi vào dịch mã invitro (trong ống nghiệm). Tiến hành xác định thành phần của các chuỗi polypeptide tạo thành nhận thấy tỷ lệ các axit amin: Lys > Ile > Asn > Tyr = Leu > Phe. Nhận xét nào dưới đây về các mã bộ ba tương ứng với axit amin là thiếu thuyết phục nhất? A. Axit amin Lys được mã hóa bởi bộ ba AAA và 1 bộ ba khác là AAU. B. Có tổng số 8 loại codon khác nhau trong các đoạn mARN được tổng hợp và có xuất hiện bộ ba kết thúc. C. Các bộ ba mã hóa cho Tyr và Leu có cùng thành phần nhưng đảo vị trí các nucleotide. D. Có hiện tượng thoái hóa mã di truyền trong các bộ ba hình thành từ dung dịch được sử dụng trong thực nghiệm. Đáp án: A A. Chưa có cơ sở để khẳng định B. Đúng vì có 2 nucleotit ⇒ tạo ra 23 bộ ba ⇒ 8 bộ ba. C. Đúng vì tỉ lệ của hai axit amin Tyr = Leu ⇒ tỉ lệ bộ ba mã hóa cho hai axit amin đó bằng nhau ⇒ bộ ba có cùng thành phần và đảo vị trí của các nucleotit. D. Đúng có 8 bộ ba di truyền nhưng chỉ có 6 axit amin ⇒ có 2 bộ ba cùng mã hóa cho cùng 1 axit amin ⇒ thái hóa của mã di truyền. Câu 13: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các mã di truyền đều có tính thoái hoá. II. Tất cả các mã di truyền đều có tính đặc hiệu. III. Mỗi mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axít amin. IV. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mã hóa cho nhiều loại aa. V. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp. A. 1 B. 2 C. 3 D. 0 Đáp án: D I. Sai. Vì bộ ba AUG và UGG không có tính thoái hóa (chúng chỉ quy định duy nhất 1 loại axit amin). II. Sai. Bộ ba kết thúc vi phạm tính đặc hiệu quả mã di truyền. III. Sai. Vì mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axit amin. IV. Sai. Vì Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin. V. Sai. Vì tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng các loài cùng có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ). Câu 14: Có bao nhiêu điểm sau đây là điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo của tARN? I. Phần lớn ADN có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu trúc một mạch. II. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không. III. Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazo khác với đơn phân của tARN. IV. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN. Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 5
  6. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C I. Đúng, phần lớn AND có cấu trúc hai mạch ( vẫn có cấu trúc 1 mạch nhưng không phổ biến) còn tARN có cấu trúc 1 mạch. II. Sai, tARN vẫn có liên kết bổ sung ở một số điểm, số liên kết H đó đó chiểm khoảng 60%. III. Đúng, đơn phân của AND là nucleotit còn tARN là ribonucleotit chúng khác nhau ở thành phần đường và gốc bazo nito. IV. Đúng, AND có cấu trúc gồm hai mạch và số lượng đơn phân rất lớn nên dĩ nhiêu nó có khối lượng lớn hơn tARN. Câu 15: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Diễn ra ở trong nhân tế bào hoặc diễn ra ở ti thể, lục lạp. II. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. III. Nhân đôi ADN là cơ sở để truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. IV. Trên một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều đơn vị nhân đôi. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C I. Đúng, AND có thể nhân đôi ở trong nhân ở kì trung gian và trong tế bào chất (ti thể lục lạp) II. Đúng, chúng thục hiện theo nguyên tác bổ sung và bán bảo tồn. III. Đúng. Nhờ có nhân đôi mà các thông tin di truyền truyền đạt từ thế hệ này đến thế hệ khác ( tế hệ tế bào), vì thế nên cơ chế nhân đôi được thực hiện bởi nhiều enzym vì nó rất quan trọng. IV. Sai ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản còn sinh vật nhân sơ có 1 đơn vị tái bản. Câu 16: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, có mấy phát biểu đúng. I. Trên mỗi phân tử mARN bộ ba 5' AUG 3' làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. II. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG. III. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3' của mARN. IV. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: B I. Đúng, trên mỗi mARN bộ ba 5'AUG3' làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. II Đúng. Vì trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mARN. III Sai. Vì chỉ có duy nhất một bộ ba AUG nằm ở đầu 5’ của mARN thì mới có khả năng trở thành bộ ba mở đầu. IV. Đúng. Chỉ có bộ ba AUG đầu tiến mới làm nhiệm vụ mở đầu Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền I. Mã di truyền là mã bộ ba. II. Có tất cả 62 bộ ba. III. Có 3 mã di truyền là mã kết thúc. IV. Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin V. Từ 4 loại A, U, G, X nucleotit, tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nucleotit loại A. Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 6
  7. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 VI. Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Đáp án: A - Các đáp án: I, III đúng. II. Sai có tất cả 44 = 64 bộ ba. IV. Sai có 60 - 3 = 61 mã di truyền mã hóa cho các axit amin. V. Sai tạo ra tất cả 33 = 27 bộ ba không có nucleotit loại A (U, X, G). VI. Sai tính đặc hiệu là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. Câu 18: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây I. Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom. II. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN. III. Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu đến trượt trên bộ ba kết thúc. IV. Mỗi phân tử mARN hoàn chỉnh có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN có cấu trúc giống nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B Các phát biểu đúng là: II, IV. I. Sai. Các riboxom khác nhau vẫn tiến hành đọc mã tại cùng 1 điểm giống nhau. III. Sai. Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu gặp trên bộ ba kết thúc (không trượt lên) Câu 19: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là I. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã. II. Enzim ARN polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’. III. mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra đến đó. IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. V. Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B I. Chỉ sử dụng mạch gốc của gen tổng hợp quá trình phiên mã nhưng đối với AND có thể sử dụng cả hai mạch. II. Đúng vì mạch mARN có chiều từ 5’ – 3’ III. Sai, sau khi phiên mã xong, ARN cần cắt bỏ intron, nối các exon và thêm mũ G và đuôi polyA. IV. Đúng Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 7
  8. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 V. Sai, quá trình phiên mã tạo ra 1 đoạn ARN dài duy nhất. Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng cho phần lớn các gen? I. Một gen là một đoạn phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo một protein đặc thù. II. Một gen là một đoạn của phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo một ARN đặc thù. III. Một gen là một đoạn của phân tử ADN có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng cùa một sinh vật. IV. Một gen là một phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo nhiều phân tử protein hoặc phân tử ARN khác nhau. V. Một gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc. VI. Một gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Đáp án: B Các phát biểu đúng là: I, II, III. IV. Sai. Gen là 1 đoạn phân tử ADN, mỗi gen mang thông tin mã hóa 1 mARN nhất định, từ đó tổng hợp 1 protein nhất định (đối với sinh vật nhân sơ). Đã nói về khái niệm là phải đúng với mọi trường hợp. Gen có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng của sinh vật. V. Sai. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc. VI. Sai. Gen là 1 đoạn phân tử AND. Câu 21: Khi nói về quá trình dịch mã, có một số phát biểu sau: I. Giai đoạn chuyển axit amin tự do thành axit amin hoạt hóa và giai đoạn gắn amin hoạt hóa vào tARN được xúc tác bởi hai loại enzyme khác nhau. II. ATP chỉ có vai trò chuyển axit amin tự do thành axit amin hoạt hóa. III. Tiểu phần lớn của riboxom liên kết với mARN trước tiểu phần bé. VI. Hiện tượng polixom làm tăng hiệu suất tổng hợp các chuỗi polipeptit khác nhau. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 0 C. 2 D. 1 Đáp án: B I. Sai. Aminoacyl - tARN - synthetase là loại enzyme xúc tác quá trình hoạt hóa axit amin, gắn axit amin vào với tARN tạo phức aminoacyl - tARN để đi đến riboxom. Mỗi axit amin có loại enzyme tương ứng xúc tác. Tuy nhiên, nhiều vi khuẩn có dưới 20 synthetase. Trong trường hợp này, cùng một synthetase chịu trách nhiệm cho hơn một loại amino axit. II. Sai. Ngoài tác dụng hoạt hóa các axit amin ATP còn tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp khác. III. Sai. Tiểu phần lớn liên kết sau tiểu phần bé. IV. Sai. Hiện tượng polixom làm tăng hiệu suất tổng hợp các chuỗi polipeptit giống nhau Câu 22: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN có các phát biểu sau: I. Quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của 5 loại nucleotit. II. Ở sinh vật nhân sơ mỗi phân tử ADN con có một mạch polinucleotit mới trong đó gồm cả đoạn được tổng hợp liên tục và đoạn Okazaki được tổng hợp gián đoạn. Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 8
  9. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 III. Các gen nằm trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. IV. Trong một chạc chữ Y hai mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 5’ – 3‘. Số các phát biểu đúng là A. 2 B. 0 C. 4 D. 3 Đáp án: A I. Sai, quá trình nhân đôi của AND có sự tham gia của U, A, G, X (tổng hợp nên các đoạn mồi) và sự tham gia của A, T, G, X (nguyên liệu tổng hợp các mạch mới) → có 8 loại nu. II. Đúng, mỗi đơn vị tái bản thì gồm hai phếu tái bản như hình minh họa dưới đây: Mỗi phân tử ADN con có một mạch polinucleotit mới trong đó gồm cả đoạn được tổng hợp liên tục và đoạn Okazaki được tổng hợp gián đoạn. III. Sai, các gen trên NST khác nhau có lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã khác nhau tùy theo nhu cầu của tế bào. IV. Đúng, các mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ - 3’. Câu 23: Cho các phát biểu sau đây: I. ADN- pol chỉ có thể xúc tác kéo dài mạch mới khi có sẵn đầu 3’ OH tự do, do vậy cần phải có đoạn mồi để cung cấp đầu 3’ OH. II. Đoạn mồi có bản chất là ARN được tổng hợp bởi enzim ARN-pol. III. Do mỗi nucleotit bị phophoril hóa ở vị trí 3’ OH nên mạch mới luôn được kéo dài theo chiều 5’ – 3’. IV. Có nhiều loại ARN-pol tham gia tổng hợp ADN. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 0 C. 4 D. 3 Đáp án: A Các phát biểu đúng là I, II. III. Sai. Mạch mới sẽ được tổng hợp theo chiều 5' → 3' là do đặc điểm sinh học của ADN-pol chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3' IV. Sai. Chỉ có 1 loại ARN-pol tham gia tổng hợp đoạn mồi trong quá trình nhân đôi AND. Câu 24: Một gen ở vi khuẩn có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 9
  10. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 I. Khi gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cần cung cấp số nuclêôtit loại A là 1586. II. Chiều dài gen nói trên là 2665,6 A0. III. Số nuclêôtit loại G trong gen là: 560. IV. Khối lượng của gen nói trên là: 475800 đvC. V. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có số nuclêôtit là 784. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án: C Gen có 2128 liên kết H = 2A + 3G (1)  A1  T1  x  Mạch 1:  G1  2A1  2x  X  3T  3x  1 1 A 2  T2  x  Do nguyên tắc bổ sung, mạch 2:  G 2  3x X  2x  2 A  T  2x Vậy toàn mạch:   G  X  5x Thay vào (1) có 2 × 2x + 3 × 5x = 2128 Giải ra, x = 112 A  T  224 Vậy   G  X  560 I. Sai. Gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cấp số nu loại A là (23 - 1) × 224 = 1568 II. Đúng. Chiều dài gen trên là (224 + 560) × 3,4 = 2665,6 (A0) III. Đúng. IV. Sai. Khối lượng gen nói trên là (224 + 560) × 2 × 300 = 470400 V. Đúng. Phân tử mARN được tổng hợp tử gen có số nuclêôtit là: 224 + 560 = 784 Câu 25: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã: I. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin (ở đầu chuỗi) được cắt khỏi chuỗi polipeptit. II. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. III. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã. IV. Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học (trừ một số ngoại lệ) V. Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Đáp án: A Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 10
  11. Ngày 26/07/2018 - Bài kiểm tra - Số 07 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042 Các phát biểu đúng là: I, III, V. II. Sai. Sau hoàn tất dịch mã, 2 tiểu phần của riboxom tách ra và tách khỏi mARN. V. Sai. Khi quá trình dịch mã hoàn tất chuỗi polipeptit (không phải protein) cắt bỏ axit amin mở đầu để tiếp tục hình thành nên các cấu trúc bậc cao hơn. Hết Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2