Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng môn Tin học 10
lượt xem 8
download
Mục đích của sáng kiến là với mong muốn giúp học sinh nhận ra và khắc phục những sai lầm hay mắc phải trong quá trình tạo và thao tác với bảng, giúp các em nắm vững, nắm chắc những kiến thức cơ bản về bảng, có thể tự mình giải quyết những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc những bài tập nâng cao hơn một chút cho đối tượng học sinh khá giỏi là chính để các em thấy say mê hơn với bảng biểu nói riêng và tin học văn phòng nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng môn Tin học 10
- SỞ GD&ĐT KON TUM TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN Năm học: 2018 - 2019 ĐỀ TÀI: KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH TRONG DẠY BÀI TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG MÔN TIN HỌC 10 Tác giả : Bùi Thị Nga. Chức vụ : Giáo viên. Môn đào tạo: Tin học. Đơn vị công tác : Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Đề tài thuộc lĩnh vực : Tin học THPT.
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 4 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................... 5 IV. PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................. 5 1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 6 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 6 1. Cơ sở lý luận dạy học ....................................................................................... 6 2. Thực trạng khó khăn khi áp dụng đề tài ........................................................... 7 3. Định hướng vận dụng đề tài ............................................................................. 7 II. VẬN DỤNG TRIỂN KHAI DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH ................................................................. 8 1. Tiến hành khảo sát chất lượng bộ môn............................................................. 8 2. Các giai đoạn để tiến hành dạy học theo phương pháp kết hợp ....................... 8 3. Thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết dạy .............................. 11 4. Giáo án minh họa............................................................................................ 12 III. HỆ THỐNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH MINH HỌA VỀ TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO ................................... 26 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................. 31 PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................... 32 II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................................. 32 III. TÍNH KHẢ THI VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG .......................................... 33 IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................ 33 Trang 2
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Ý nghĩa 1 PPDH Phương pháp dạy học 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KHKT Khoa học kĩ thuật 5 THPT Trung học phổ thông 6 THCS Trung học cơ sở 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 SGK Sách giáo khoa Trang 3
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay trong lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học môn Tin học nói riêng đề cập khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp thảo luận, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm, phương pháp gợi mở vấn đề, phương pháp bàn tay nặn bột… Trong đó việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là phương pháp hay và được đưa vào áp dụng qua nhiều năm học. Mục đích là nhằm áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, nghiên cứu và làm việc một cách tự chủ. Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trong xã hội và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong các kĩ thuật dạy học mới, vai trò của người thầy có sự thay đổi là: “hướng dẫn học sinh biết tự mình tìm ra hướng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, biết cách làm việc độc lập, làm việc tập thể. Thầy là người định hướng, là người cố vấn giúp học sinh tự đánh giá, cũng như giúp học sinh luôn đi đúng con đường tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức…”. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ ngày nay, việc thực hiện các thao tác soạn thảo, định dạng văn bản, lập bảng biểu là không thể thiếu trên thực tế. Các thao tác vi tính văn phòng giúp các em có thêm một định hướng, niềm đam mê về tin học, dùng tin học để giải quyết các công việc trong thực tế và có thêm lựa chọn cho nghề nghiệp sau này. Khi thực hiện giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn, tôi thấy rằng nếu giảng dạy bài 19: Tạo và làm việc với bảng dưới 1 tiết lý thuyết sau đó là một tiết bài tập – thực hành thì lượng kiến thức trong tiết lý thuyết quá lớn khiến học sinh thụ động, giáo viên phải “vội vàng”, khó truyền tải được đầy đủ kiến thức trọng tâm chưa nói gì đến việc mở rộng, và việc thực hành, luyện tập cho một thao tác không được kịp thời khiến cho học sinh khó khắc sâu kiến thức và hoạt động nhóm của học sinh không sôi nổi, kém hiệu quả. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung bài, nhằm giúp các em học sinh khối 10 có thể thực hiện các thao tác tạo bảng và làm việc với bảng một cách chủ động, khoa học, sáng Trang 4
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng tạo, biết dùng bảng biểu để giải quyết các bài toán quản lý đơn giản. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện tư duy và tiếp cận với chương trình bảng tính Exel hay chương trình quản trị cơ sở dữ liệu sẽ học ở các lớp sau. Từ đó tôi đã hình thành ra ý tưởng viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài là: “Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài Tạo và làm việc với bảng”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với mong muốn giúp học sinh nhận ra và khắc phục những sai lầm hay mắc phải trong quá trình tạo và thao tác với bảng, giúp các em nắm vững, nắm chắc những kiến thức cơ bản về bảng, có thể tự mình giải quyết những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc những bài tập nâng cao hơn một chút cho đối tượng học sinh khá giỏi là chính để các em thấy say mê hơn với bảng biểu nói riêng và tin học văn phòng nói chung . III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 10C3 và 10C8 năm học 2016 – 2017 và học sinh lớp 10A5 và 10A9 năm học 2017 – 2018 của trường THPT Trần Quốc Tuấn. 2. Phạm vi nghiên cứu - Gồm 1 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập và 2 tiết bài tập thực hành của bài 19: Tạo và làm việc với bảng - Tin học 10 (học kì 2) IV. PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả trên các đối tượng học sinh tại trường THPT Trần Quốc Tuấn. Trao đổi với đồng nghiệp trong trường và ở trường bạn, với các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đọc kỹ tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10 và một số tài liệu tham khảo khác. Tổng kết kinh nghiệm qua nghiên cứu lí thuyết cũng như thực tế giảng dạy và soạn thảo, thăm dò ý kiến phản hồi từ học sinh, tham khảo các diễn đàn, các website trên mạng. Trang 5
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Bước đầu tiếp cận và nắm rõ về các hình thức dạy học theo nhóm và các phương pháp kĩ thuật dạy học, sau đó áp dụng vào dạy thực tế chương trình tin học lớp 10. Phân tích sự cần thiết, vai trò của tạo bảng biểu trong quá trình dạy và học. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận dạy học Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của một xã hội hiện đại, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin kỹ thuật số, đâu đâu quanh ta, ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề đều có sử dụng các sản phẩm của tin học. Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận với những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Việc tạo và định dạng bảng là công việc rất thường gặp trong công tác văn phòng. Thực tế đã chứng minh hơn 80% các ứng dụng của tin học là trong lĩnh vực quản lý và khi quản lý ta thường sử dụng đến bảng từ đơn giản đến phức tạp. Bảng bao gồm các hàng và các cột, giao của hàng và cột tạo thành các ô. Mỗi một cột là một đặc tính của đối tượng cần quản lý, mỗi hàng là thể hiện các đặc tính cụ thể của một đối tượng. Trên bảng ta có thể so sánh trực tiếp giá trị một đặc tính của các đối tượng cần quản lý; có thể sắp xếp; tính toán từ đơn giản đến phức tạp; có thể trình bày thông tin một cách khoa học có trật tự. Chính vì vậy nếu học sinh có thể biết cách tổ chức dữ liệu dưới dạng bảng, định dạng và thực hiện các thao tác với bảng thì học sinh dễ dàng thực hiện được các bài toán quản lý sau này. Trang 6
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng 2. Thực trạng khó khăn khi áp dụng đề tài Đa số học sinh trong các lớp chưa biết khi nào cần sử dụng bảng, thiết kế một bảng phù hợp yêu cầu, thậm chí đến bảng đã có sẵn mẫu cũng không thể tạo và định dạng được. Dạy theo phương pháp truyền thống khiến học sinh khó tiếp thu, bị động, không tích cực trong hoạt động nhóm và hoạt động ít hiệu quả, không kích thích được tính sáng tạo, tự học của học sinh. Một số học sinh tại xã Đăk La ở chương trình THCS chưa được học tin học, kết hợp với điều kiện không cho phép nên nhiều em chưa biết cách sử dụng máy tính, kiến thức về máy tính và tin học không có. Sĩ số học sinh trong một lớp khá đông thường từ 38 đến 40 học sinh nên việc hướng dẫn, chữa lỗi cho các em khá khó khăn. Điểu kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế: Phòng máy chật, máy tính không đồng bộ, máy chiếu mờ, tiến hành trên phòng máy thì việc đi lại của giáo viên và học sinh bị hạn chế. Dạy trên lớp học bình thường thì chỉ có một máy tính, máy chiếu của giáo viên, gia đình học sinh ít có điều kiện trang bị máy tính xách tay và nếu có thì còn nghi ngại khi cho con em mang tới lớp. Những lỗi mà học sinh thường gặp phải như : - Không biết tổ chức dữ liệu dưới dạng bảng nhằm mục đích gì. - Còn chưa xác định đúng thành phần của một bảng. - Lúng túng chưa biết chọn thao tác gì để có một bảng theo mẫu sẵn - Phần bài tập thực hành trong SGK còn ít, trong SBT thì khá đầy đủ nhưng lại hướng dẫn máy móc không giúp học sinh nắm được bản chất của vấn đề, khiến cho học sinh thực hiện tính toán thường sai. 3. Định hướng vận dụng đề tài Nội dung chủ yếu của đề tài này là đổi mới phương pháp dạy tiết 55, 56 về bảng biểu của SGK Tin học 10, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hiểu bản chất vấn đề. Theo PPCT thì tiết 55 là tiết lý thuyết, tiết 56 là tiết bài tập nhưng trong đề tài này tôi đã lồng ghép nội dung thực hành trong tiết lý thuyết và mở rộng kiến thức nên cả 2 tiết này đều là học lý thuyết phần nào thì áp dụng bài tập và thực hành Trang 7
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng luôn phần đó; thứ tự các cột mục để cho logic cũng có thay đổi một chút so với SGK. Trong 2 tiết học này tôi chia thành 4 nhóm lớn – theo 4 dãy máy ngồi và trong mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ từ 2 đến 4 em và mỗi nhóm phải có một máy tính. Mỗi nhóm phải phối hợp với nhau để chuần bị trước các kiến thức, bài tập được giao đồng thời phải cử được người thuyết trình phần chuẩn bị của cả nhóm. II. VẬN DỤNG TRIỂN KHAI DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH 1. Tiến hành khảo sát chất lượng Kết quả bài kiểm tra 1 tiết thực hành về bảng biểu năm học 2016- 2017 của lớp 10C3(lớp được đánh giá có lực học cao hơn theo thi tuyển đầu vào) và lớp 10C8(lớp được đánh giá có lực học yếu hơn theo thi tuyển đầu vào) khi chưa áp dụng phương pháp mới. GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM LỚP SĨ SỐ SL % SL % SL % SL % SL % 10C3 41 3 7,3 15 36,6 21 51,2 2 4,9 0 0 10C8 32 0 0 8 25 18 56,3 6 18,7 0 0 2. Các giai đoạn để tiến hành dạy học theo phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành 2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống bài tập, chuẩn bị cơ sở vật chất Cài đặt toàn bộ máy của trường, các phần mềm mới được update là: Windows 7, Office 2003 để phù hợp với thực tế phát triển và yêu cầu của xã hội. Cài đặt phần mềm Deep Freeze khóa cứng ổ đĩa máy tính để phòng chống virus gây ra lỗi phần mềm, khắc phục triệt để các lỗi do người dùng gây ra. Chuẩn bị hệ thống bài tập dành cho lớp học được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát phân phối chương trình môn học do Bộ quy định, sau đó đưa cho lớp trưởng các lớp photocopy để làm tài liệu phục vụ cho việc học Trang 8
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng tập của HS. Các bài tập phải có nội dung phù hợp với thực tiễn và phù hợp với lứa tuổi của HS. 2.2 Giai đoạn 2: Hoạt động tổ chức Hoạt động tổ chức là việc giáo viên bố trí lại và phân nhóm lớp học sao cho việc học tập của các em được thuận lợi và hợp lý. Hoạt động tổ chức bao gồm: Tổ chức sơ đồ lớp: GV nên khảo sát trước sức học của HS để bố trí sơ đồ hợp lí vì các em yếu, hơi quậy thường chọn cho mình một máy tính mà giáo viên khó có thể quan sát, kiểm soát, thường các máy tính các em chọn nằm ở phía trong của lớp học. Cùng với đó GV cần giao trách nhiệm cho HS ngồi tại vị trí máy đó phải bảo quản CSVC của trường, bảo quản máy móc và các thiết bị đi kèm. Sau mỗi tiết học nếu bị mất mát hay hư hỏng thiết bị nào thì HS đó phải chịu trách nhiệm. Một phòng thực hành của trường THPT Trần Quốc Tuấn thường bố trí từ 30 đến 40 máy vi tính cho một lớp có từ 35 đến 43 HS. Tuy nhiên có rất nhiều máy cũ, hư hỏng và cấu hình yếu, do đó thường là 2 - 3 HS ngồi một máy. Nên bố trí sao cho các em ngồi cùng một máy trình độ không chênh lệch quá xa. Theo tôi không nên để một em giỏi quá ngồi cùng một em yếu quá, vì như vậy thường là em giỏi sẽ làm hết, còn em yếu thì ngại, không làm và không hỏi. Như vậy sẽ khó đánh giá mà em yếu lại khó tiến bộ. Đặc biệt các em cá biệt trong lớp giáo viên nên xếp các em này ngồi ở các vị trí đầu nằm trong sự kiểm soát tốt nhất của giáo viên. Tổ chức nhóm. Vì số máy không đủ để 1 HS/1 máy nên trong quá trình dạy trên phòng máy cũng nên kết hợp với hình thức cho HS hoạt động nhóm. Dù sao bằng lứa tuổi nhau, học sinh cũng tự nhiên hơn khi hỏi nhau, do đó cũng dễ tiếp thu hơn. Về tổ chức nhóm ta cần lưu ý các vấn đề sau: Không nên để nhóm quá ít hoặc quá đông. Thông thường nên để cho hai máy ngồi gần nhau lập thành một nhóm. Và cũng đừng bao giờ để khoảng cách quá xa trong nhóm, tốt nhất nhóm 4 người nên đầy đủ 4 thành viên giỏi, khá, trung bình, yếu. Để học sinh yếu có khả năng phát huy trong nhóm thường đừng gọi thẳng em Trang 9
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng đó mà có thể gọi học sinh khá sau đó hỏi lại học sinh yếu. Tránh tình trạng tập trung chú ý vào học sinh yếu nhiều quá sẽ làm em đó căng thẳng và tìm cách trả lời đối phó với giáo viên mà không tập trung vào bài học. 2.3 Giai đoạn 3: Giảng dạy theo hình thức lý thuyết kết hợp thực hiện trên máy Công việc của văn phòng sử dụng tin học rất nhiều, đặc biệt là làm việc với các bảng biểu. Việc dạy lý thuyết về tạo bảng và làm việc với bảng bằng hình thức truyền tải kiến thức theo phương pháp cũ (thuyết giảng) sẽ không làm cho học sinh nhận biết được khi nào cần tạo bảng và thao tác với bảng cũng không được thông thạo. Đặc biệt là những học sinh ở dưới xã Đăk La, bản thân các em ở cấp THCS đã không được học về tin học cùng với điều kiện gia đình nhiều em không có máy tính để làm quen. Có thể với những văn bản thông thường các em hay sử dụng điện thoại thông minh để nhắn tin trên Facebook, Zalo hoặc đi chơi game các em đã biết được cách gõ một văn bản tiếng việt. Nhưng với bảng biểu các em chưa bao giờ sử dụng thì sẽ rất khó khăn. Chính vì những lí do đó nên tôi đã đưa ra cho mình một phương pháp dạy bài này là cho các em học tại phòng máy với tiết lý thuyết luôn. GV sẽ là người tạo ra các vấn đề để HS tự tìm hiểu sau đó GV tổng kết lại thành kiến thức mới. Các em tự mình tìm ra kiến thức thông qua những hiểu biết và sự gợi ý của GV thì các em sẽ dễ nhớ kiến thức hơn và từ đó áp dụng vào thực hành sẽ thuận tiện hơn. Qua mỗi bước, mỗi thao tác giới thiệu cho HS, tiến hành cho HS thực hành ngay tại chỗ để HS cảm nhận được thực tế của kiến thức bằng cách: gọi một HS lên làm trực tiếp và chiếu lên máy chiếu, các HS khác thực hiện trực tiếp trên máy tại vị trí ngồi của mình. Sau khi thực hiện thao tác xong tất cả các HS lại chú ý lên bảng để đến với nội dung tiếp theo của bài. Vì nội dung trong đề tài này chỉ nêu lên phương pháp dạy trên phòng máy đối với tiết lý thuyết và bài tập nên để thực hiện giảng dạy trên phòng máy gồm các bước tiến hành như sau: - GV nêu vấn đề, yêu cầu HS tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề. - GV hướng dẫn cho HS các kỹ năng thao tác trong bài, thao tác mẫu cho HS Trang 10
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hiện thao tác, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động. - Sau khi HS giải quyết được vấn đề đưa ra, GV cần tổng hợp lại và đưa ra kiến thức cuối cùng để HS ghi bài. 2.4 Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả thực hiện đề tài Sau mỗi tiết học giáo viên sẽ tổng kết lại kiến thức. Nếu là tiết để các em hình thành lý thuyết thì sau tiết học giáo viên sẽ đưa ra những tình huống hoặc những câu hỏi trắc nghiệm khách quan để các em tự đánh giá năng lực của mình sau khi học xong. Còn đối với tiết bài tập thì giáo viên sẽ đánh giá thông qua kết quả của những bài tập mà học sinh đó đã làm được. 3. Thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết dạy Qua mỗi bước, mỗi thao tác giới thiệu cho học sinh, tiến hành cho học sinh thực hành ngay tại chỗ để học sinh cảm nhận được thực tế của kiến thức bằng cách: gọi một học sinh lên làm trực tiếp và chiếu lên máy chiếu, các học sinh khác thực hiện trực tiếp trên máy tại vị trí ngồi của mình. Sau khi thực hiện thao tác xong tất cả các học sinh lại chú ý lên bảng để đến với nội dung tiếp theo của bài. Thực hiện giảng dạy trên phòng máy gồm các bước tiến hành như sau: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động. - Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: + Trong quá trình học sinh thực hành, GV quan sát, theo dõi và bổ trợ khi cần. + Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho hoc sinh yếu trong nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh khá và giỏi. Trang 11
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng + Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. + Luôn có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. + Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng. 4. Giáo án minh họa 4.1 Tiết dạy với nội dung là kiến thức mới Tiết PP: 55 - Bài 19: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG I. MỤC TIÊU KIẾN THỨC 1. Kiến thức: - Biết các thao tác: tạo bảng, chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng và cột. - Biết các bước để tạo đường biên và đường lưới cho bảng - Biết soạn thảo và định dạng bảng. - Hiểu được khi nào cần trình bày văn bảng theo dạng bảng 2. Kĩ năng: - Vận dụng được thao tác tạo bảng để tạo một bảng theo yêu cầu. - Vận dụng các thao tác làm việc với bảng để hỗ trợ trong quá trình trình bày văn bảng theo dạng bảng - Vận dụng được thao tác tạo đường biên và đường lưới cho bảng để nhận mạnh được những nét quan trọng của bảng. - Có kĩ năng soạn thảo văn bản dạng bảng và định dạng văn bản. 3. Thái độ: - Có tinh thần tự học, tinh thần hợp tác lẫn nhau trong học tập. - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên. - Liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Trang 12
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng 4. Năng lực chủ yếu cần đạt: - Giải quyết vấn đề - Năng lực công nghệ thông tin II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp chủ yếu là gợi mở, hoạt động cá nhân - nhóm, giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV - Chuẩn bị phòng máy, máy tính, máy chiếu - Văn bản dạng bảng mẫu STT Mã HS Họ Tên Điểm hệ Điểm KTHK TBM số 1 hệ số 2 Miệng Viết|15p Viết 1 A001 Trần Thị 7 6 9 7 Mai 2 A002 Lê Thị 8 9 8 8 Anh 3 A003 Nguyễn 5 4 5 8 Văn Hải 4 A004 Lý Văn 6 7 3 5 Nam - File dự đoán để học sinh hình dung các thao tác với bảng Trang 13
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng Điểm hệ Điểm hệ số 1 STT Họ và tên số 2 KTHK TBM XL Miệng Viết|15p LT TH 1 Trần Thị Mai 7 6 9 7 7.4 K 2 Lê Thị Anh 8 9 8 8 8.1 G 3 Nguyễn Văn Hải 5 4 5 8 6.1 TB 4 Lý Văn Nam 6 7 3 5 4.9 Y 5 Trần Văn Minh 5 7 8 7 7.0 K 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tài liệu học tập, vở ghi - Chuẩn bị trước nội dung ở nhà IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài mới Hoạt động 1: Đặt vấn đề GV: Chiếu văn bản mẫu cho học sinh quan sát. Trang 14
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng GV: Hai trang trong văn bản trên có nội dung giống nhau nhưng cách trình bày khác nhau. Vậy theo các em thì cách trình bày nào sẽ thể hiện dữ liệu rõ hơn? HS: Cách thể hiện dạng bảng sẽ hiển thị dữ liệu rõ hơn, giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung hơn. GV: Hãy cho cô biết những dạng văn bản được thể hiện bằng bảng mà chúng ta thường hay gặp ngoài thực tế? HS: Thời khóa biểu, sổ đầu bài, phiếu điểm,…. GV: Tiết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thao tác với bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thao tác tạo bảng GV: Cho học sinh thời gian (2 phút) để 1. Tạo bảng đọc tài liệu và phát phiếu học tập. a. Tạo bảng: GV: Hãy cho cô biết thao tác để tạo Cách 1: Chọn lệnh bảng? TableInsertTable GV: Và tạo bảng gồm 6 hàng 8 cột? (yêu cầu 1) GV: Gọi học sinh lên bảng vừa làm vừa hướng dẫn lại cho cả lớp cùng theo dõi. GV: Quan sát học sinh làm và nhận xét HS: Học sinh đọc tài liệu. HS: Trả lời: Chọn lệnh TableInsertTable HS:Học sinh làm trực tiếp tại máy tính, sau đó lên bảng trình bày. HS: Quan sát bài làm của bạn và nhận xét GV: Ngoài cách của bạn ra, chúng ta còn Cách 2: Nhấp chuột vào biểu tượng có cách nào khác để tạo bảng nữa Insert Table trên thanh công cụ chuẩn không? GV: Gọi HS lên thực hành trên máy tính và trình bày lại thao tác GV: Quan sát HS thực hiện và nhận xét Trang 15
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng HS: Sử dụng trên thanh công cụ chuẩn HS: Thực hiện trên máy tính HS: Quan sát bạn làm và nhận xét GV: Đối với cách 2 thì số lượng hàng cột bị hạn chế, và khi không quen sử dụng chuột chúng ta sẽ khó tạo được bảng với số lượng hàng và cột nhiều. GV: Để chọn từng thành phần của bảng b. Chọn các thành phần của bảng: thì ta sẽ làm như thế nào? Thực hiện yêu Cách 1: Chọn lệnh TableSelect rồi cầu 2 trong phiếu học tập sau đó chọn các thành phần Cell, Row, GV: Gọi học sinh lên thao tác theo từng Column hay Table cách Cách 2: Dùng chuột chọn trực tiếp: GV: Quan sát học sinh thao tác và gọi học sinh khác nhận xét. a) Chọn ô b) Chọn hàng c)Chọn cột GV: Nhận xét chung HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên HS: Lên bảng thao tác theo từng cách HS: Quan sát bài bạn và nhận xét GV: Khi tạo bảng, số hàng và số cột có c. Thay đổi kích thước của cột hay kích thước bằng nhau. Nhưng trong một hàng: số bảng, kích thước hàng cột lại khác - Cách 1: Dùng lệnh Table→Cell nhau.Vậy làm sao để thay đổi được kích Height and Width (Độ cao và Chiều thước của hàng hoặc cột? rộng ô); GV: Cho hs thực hiện yêu cầu 3 - Cách 2 GV: Gọi học sinh thao tác - Đưa con trỏ chuột vào đường biên của GV Quan sát thao tác của học sinh và cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi nhận xét con trỏ có dạng hoặc ; HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên - Kéo thả chuột để thay đổi kích thước; HS: Thao tác trên máy tính và chiếu cho - Cách 3: Dùng chuột kéo thả các nút cả lớp quan sát hoặc trên thước ngang và dọc. HS: Quan sát và nhận xét bài của bạn Hoạt động 3: Làm việc với bảng Trang 16
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng GV: Cho hs mở file văn bản mẫu trong 2. Các thao tác với bảng máy tính cá nhân. Đó là văn bản có sẵn a. Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và cột: bảng mẫu để hs thực hiện thao tác. Cách thực hiện: GV: Cột Mã HS cô không cần quản lý, Bước 1: Chọn ô, hàng, cột cần xóa hoặc giờ cô muốn xóa cột đó thì cô phải làm nằm bên cạnh đối tượng cần chèn như thế nào? Bước 2: GV: Cô muốn thêm cột XL vào bảng Chèn thêm: trên thì cô phải làm như thế nào? Table/Insert GV: Có học sinh bỏ học và có học sinh Colunms mới chuyển đến, giờ cô phải làm như Rows thế nào? Cells GV: Cho hs thực hiện yêu cầu 4 và yêu Xóa: cầu 5 Table/Delete HS: Mở văn bản mẫu và quan sát từng Colunms bảng và trả lời câu hỏi của giáo viên Rows HS: Thao tác từng câu hỏi Cells HS: Lớp quan sát và nhận xét GV: Quan sát bảng trong văn bản dự b. Tách một ô thành nhiều ô: đoán, dự đoán xem là chúng ta phải làm Cách thực hiện: gì để từ bảng ban đầu mà được như Bước 1: Chọn ô muốn tách bảng dự đoán? Cho hs thực hiện yêu Bước 2: TableSplit Cell... hoặc nút cầu 6 và yêu cầu 7 lệnh Split Cell trên thanh công cụ Table GV: Gọi học sinh thao tác cho cả lớp and Borders theo dõi GV: Theo dõi học sinh và nhận xét. HS: Quan sát kĩ từng bảng và trả lời câu hỏi của giáo viên. Bước 3: Nhập số hàng, cột tương ứng HS: Thao tác trên máy tính và chiếu c. Gộp nhiều ô thành 1 ô: cho lớp theo dõi Cách thực hiện: HS: Nhận xét bài bạn Bước 1: Chọn các ô muốn gộp GV: Yêu cầu hs thực hiện yêu cầu 8. Bước 2: TableMerge cells hoặc nút GV: Tại sao lại không thực hiện được? lệnh Merge cell trên thanh công cụ Table Trang 17
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng HS: Thực hiện yêu cầu and Borders HS: Không thực hiện được vì các ô không liền kề nhau. GV: Chúng ta chỉ có thể gộp nhiều ô lại thành 1 ô với điều kiện các ô phải là các ô liền kề nhau. GV: Bảng dự đoán là bảng đã được d. Định dạng văn bản trong ô: định dạng. Tham khảo trong tài liệu và Cách thực hiện: quan sát bảng dự đoán, hãy cho cô biết Bước 1: Chọn ô muốn định dạng để định dạng văn bản trong từng ô thì Bước 2: Nháy chuột phải chọn Cell làm như thế nào? Alignment hoặc chọn nút lệnh Cell GV: Cho hs thực hiện yêu cầu 9 Alignment trên thanh công cụ Table and GV: Gọi học sinh thao tác Borders GV: Nhận xét chung HS: Quan sát và trả lời câu hỏi của GV HS: Thao tác cho giáo viên và lớp theo dõi Bước 3: Sau đó chọn kiểu định dạng mong HS: Quan sát trên máy chiếu và nhận muốn xét bài bạn Hoạt động 4: Kẻ đường biên và đường lưới cho bảng GV: Việc tạo bảng thường đi kèm với 3. Kẻ đường biên và đường lưới cho việc kẻ các đường biên và đường lưới. bảng Tạo các đường biên và đường lưới đa dạng sẽ làm nổi bật những nét quan trọng của bảng. GV: Để tạo đường biên, ta chọn phần của bảng cần được tạo đường biên. GV: Thao tác cho học sinh quan sát GV: Cho hs thực hiện tại máy yêu cầu 10. Gọi học sinh thao tác lại GV: Quan sát học sinh thao tác và nhận Để kẻ đường lưới và đường biên cho xét Trang 18
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng HS: Lắng nghe giáo viên giảng và quan bảng, ta có thể làm theo các bước như trên sát thao tác của giáo viên hình vẽ. HS: Lên thao tác trên máy tính HS: Quan sát bài của bạn và nhận xét Hoạt động 5: Củng cố kiến thức và dặn dò 1. Củng cố: - GV gọi HS thực hiện thao tác để tạo bảng và làm việc với bảng - Gọi HS thực hiện thao tác để tạo đường biên và đường lưới cho bảng 2. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài cho tiết bài tập PHIẾU HỌC TẬP Yêu cầu 1: Tạo bảng gồm có 6 dòng và 8 cột. 1 2 3 4 5 6 7 8 2 3 4 5 6 Yêu cầu 2: Chọn hàng thứ 3, cột thứ 5, ô thứ 4 của hàng thứ 2, chọn cả bảng, chọn ô thứ 2 hàng 2 với ô thứ 7 hàng 5. Yêu cầu 3: Thay đổi kích thước của hàng thứ 6, cột thứ 1. Mở văn bản mẫu trong máy tính, văn bản nằm ngoài màn hình Desktop và thực hiện các yêu cầu dưới trong văn bản mẫu Trang 19
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy bài: Tạo và làm việc với bảng STT Mã HS Họ Tên Điểm hệ Điểm KTHK TBM số 1 hệ số 2 Miệng Viết|15p Viết 1 A001 Trần Thị 7 6 9 7 Mai 2 A002 Lê Thị 8 9 8 8 Anh 3 A003 Nguyễn 5 4 5 8 Văn Hải 4 A004 Lý Văn 6 7 3 5 Nam Yêu cầu 4: Chèn thêm cột XL ở cuối bảng; Chèn thêm 1 dòng với thông tin của hs mới vào: 5 Trần Văn Minh 5 7 8 7 7 K Yêu cầu 5: Xóa cột Mã HS Yêu cầu 6: Tách ô Viết (ở Điểm hệ số 2) thành 2 ô với LT và TH. (theo mẫu ở yêu cầu 9) Yêu cầu 7: Gộp ô Điểm hệ số 1 và ô trống thành 1 ô. (theo mẫu ở yêu cầu 9) Yêu cầu 8: Có thể gộp 4 ô đỏ lại với nhau được không? Tại sao? Yêu cầu 9: Nhập nội dung và định dạng văn bản theo mẫu. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nhận dạng và giải toán di truyền liên kết giới tính có hoán vị - Trường hợp hai gen nằm trên X không có trên Y
22 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài tập peptit
22 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
48 p | 36 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
38 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn