Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là ghi nhận, đúc kết những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp vào trong quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiêp, áp dụng vào trong quá trình hoc tâp, lĩnh hội tri thức, kỹ năng quân sự và tập luyện của học sinh. Tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất , có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong môn học GDQP - AN 11 ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
- I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: KẾT HỢP GIÁO CỤ TRỰC QUAN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn Giáo dục quốc phòng – An ninh (dùng cho học sinh lớp 11) II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm a) Mô tả giải pháp cũ Theo phương pháp cũ thì giáo viên chỉ đơn thuần chuyền tải kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cho học sinh cụ thể như sau: Nêu khái niệm về ngắm bắn. Là cách xác định góc bắn và hướng bắn để súng đưa quý đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu. Nêu các định nghĩa về ngắm bắn. Đường ngắm cơ bản: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm Điểm ngắm đúng. là điểm ngắm đã xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thi quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu Đường ngắm đúng. Nêu ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn. *Đường ngắm cơ bản sai lệch. - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (cao) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp (cao) hơn so với điểm định bắn trúng. - Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (phải) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái (phải) so với điểm định bắn trúng. * Điểm ngắm sai. - Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu. * Mặt súng không thăng bằng. - Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng b) Nhược điểm của giải pháp cũ. - Phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thuyết trình và giảng giải của người thầy. - Học sinh thụ động trong việc tiết thu kiến thức. 1
- - Giáo viên chỉ soạn giảng và dạy học theo cách thông thường dựa trên nền tảng kiên thức trong sách giáo khoa mà không có tư liệu hình ảnh , tranh ảnh và các phương tiện hỗ trợ khác. Ví dụ: Như trong trường hợp nêu định nghĩa về đường ngắm cơ bản, thì giáo viên chỉ đơn thuần nêu: Đường ngắm cơ bản là đường ngắm được xác định từ măt người qua chính giữa khe thước ngắm đến chính giữa phái trên đỉnh đầu ngắm..... mà không làm rõ được chính giữa phái trên khe thước ngăm và chính giữa phái trên đỉnh đầu ngắm cụ thể ra sao, không những thế mà nó còn tốn nhiều thời gian và công sức giải thích nhiều lần cho học sinh, học sinh thì không thể nhanh chóng nắm bắt và định hình, tưởng tượng , tư duy ra ngay được vấn đề, không những thế nó còn dễ dẫn đến việc các em hiểu chưa rõ, chưa hết vấn đề dẫm đến hiểu sai và vận dụng vào thực hành ngắm bắn sai đường ngắm cơ bản. Mà trong bài thực hành ngắm bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC khí đã lấy sai đường ngắm cơ bản thì kết quả bắn không đạt. Cũng như thế ở nội dung định nghĩa đường ngắm đúng chỉ nêu lên được định nghĩa có thể học sinh sẽ hiểu và lĩnh hội được kiến thức tại thời điểm đó mà như chúng ta đã biết thì chương trình GDQP-AN thì một tuần mới có một tiết chính vì thế khi giảng dạy những kiến thức theo phương pháp cũ nó không khắc sâu và rõ ràng trong tâm trí của học sinh nên các em hay quên và lúng túng trong học thực hành ngắm bắn. - Không chỉ ra được cái sai một cách cụ thể cho người học, để còn sửa sai một cách kịp thời. - Mất nhiều gian cho việc giảng giải kiến thức mà hiệu quả lại không cao. - Người học không lĩnh hội hết được ý định giảng dạy của giáo viên. - Về cơ bản nội dung kiến thức sau khi kết thức bài giảng người học có thể nắm được nhưng độ khắc sâu trong trí nhớ của học trò là không có, học sinh hiểu bài nhưng lại nhanh quên. - Ít tạo ra được tính đổi mới đột phá và sáng tạo trong quá trình dạy và học. - Không tạo ra hứng thú và cảm hứng trong quá trình giảng bài. - Nội dung nghèo nàn khô khan, không đa dạng và phong phú trong cách chuyền tải và tiếp cân kiên thức. - Không thu hút được sụ chú ý và tập trung của đại đa số học sinh trong lớp học. - Thiếu hình ảnh minh họa trong các đề bài tập càng làm các em khó hình dung, gây cảm giác ngại làm bài tập, lười suy nghĩ cho HS, nhất là đối với các học sinh lười vận động. - Giáo viên có tâm lý chưa hai lòng với kết quả bài dạy. 2
- c. Ưu điểm. - Giáo viên có thể chuyển tải đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành cho học sinh theo kế hoạch giảng dạy, đảm bảo thơi gian theo phân phối chương cho mỗi tiết học. 2. Giải pháp mới cải tiến Tính mới của giải pháp là: - Gắn kết kiến thức trong SGK với thực tế giáo cụ trực quan và bài giảng ứng dụng cộng nghệ thông tin. - Giáo viên không tốn quá nhiều thời gian vào việc thuyết trình và giảng giải nội dung bài học. - Bắt học sinh phải hoạt động trong tư duy và suy nghĩ về vấn đề mà giáo viên nêu ra. - Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. - Giảm khả năng phụ thuộc hoàn toàn vào kiền thức trong SGK việc soạn giảng và giảng bài của giáo viên chở nên vô cùng đơn giản mà hiệu quả đem lại cao. Vì được hỗ trợ rất lớn từ đồ dùng trực quan kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng bài giảng điên tử và các tư liệu hình ảnh , tranh ảnh và các phương tiện hỗ trợ khác. Ví dụ: Như trong trường hợp nêu định nghĩa về đường ngắm cơ bản, thì giáo viên chỉ trên giáo cụ trực quan thế nào là chính giữa khe thước ngắm và thế nào là chính giữa phía trên đỉnh đầu ngắm, kết hợp với trình chiếu và sau đó kết luận vấn đề “Đường ngắm cơ bản là đường ngắm được xác định từ mắt người qua chính giữa khe thước ngắm đến chính giữa phái trên đỉnh đầu ngắm”..... Lúc này học sinh, mắt vừa được nhìn tai vừa được nghe, trong đầu hình dung thì vấn đề đã được giả quyết một cách triệt để. Mà không tốn thơi gian và thuyết trình của giáo viên, hiệu quả là học sinh hiểu đúng, hiểu hết, hiểu tường tận, hiểu bản chất vì các em vừa được mắt thấy và tai nghe. - Chỉ ra được cái sai cho người học biết được mình sai ở đâu , ở chỗ nào, sai ít hay sai nhiều và cái quan trọng hơn cả là nó có thể sửa sai trong chính tư duy của học sinh để từ đó các em có thể sửa sai kịp thời. - Không mất nhiều gian cho việc giảng giải, thuyết trình kiến thức mà hiệu quả lại cao. - Người học lĩnh hội hết được ý định giảng dạy của giáo viên. - Kiến thức sau khi kết thức bài giảng người học có thể nắm chắc khắc sâu bền vững và lâu dài trong trí nhớ của học trò. - Tạo ra được tính đổi mới đột phá và sáng tạo trong quá trình dạy và học. 3
- - Tạo ra hứng thú và cảm hứng trong quá trình giảng bài. - Nội dung truyển tải và tiếp cận kiến thức phong phú, đa dạng, sinh động. - Thu hút được sự chú ý và tập trung của đại đa số học sinh trong lớp học. - Hình ảnh minh họa trong các vần đề đa dạng phong phú các em dễ hình dung. - Bổ sung thêm một số biện pháp, bài tập kĩ thuật bắn mới vào trong giáo án của mỗi tiết học lý thuyết, thực hành kĩ thuật bắn. - Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, một số bài tập phân đoạn và tích hợp toàn diện nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. - Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong học lý thuyết và tập luyện thông qua việc học sinh tham gia quá trình tập luyện, sữa sai ngay tai chỗ, đúng lúc, đúng thời điểm và hoàn thiện kĩ năng một cách chủ động. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: a) Đánh giá lợi ích thu được: Giáo cụ trực quan kết hợp bài giảng khi ứng dụng công nghệ thông tin và giảng dạy là phương pháp hữu ích cho giáo viên, học sinh khi nghiên cứu bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Giúp cho việc học tập và huấn luyên học sinh một cách hiệu quả; không cần mất thời gian, sức lực, trí óc để tìm và tổng hợp kiến thức. Giúp học sinh rèn kỹ năng tự học tự nghiên cứu, kĩ năng kĩ xảo cơ bản về kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Rút ngắn khoảng cách giữa chương trình GDQP _ AN 11 phổ thông chuyên hiện nay. Nếu phổ biến Giáo cụ trực quan kết hợp bài giảng khi ứng dụng công nghệ thông tin, thì nó sẽ là một công cụ hỗ trợ, một phương pháp quý cho những giáo viên và học sinh cần nghiên cứu về kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC, cần sưu tập hệ thống bài tập về bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC, sẽ không mất chi phí mua sách hoặc download những tài liệu cần bản quyền. b) Ước tính: - Chi phí làm giáo cụ trưc quan và bài giảng điên tủ bao gồm tất cả là 100.000 nghìn đồng. - Có thể sử dụng đề tài để giảng dạy ở trường THPT, mà không mất chi phí bản quyền cho người thiết kế. 3. Hiệu quả xã hội: Giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin này đã được tác giả triển khai thực nghiệm năm học 2016 - 2017 cho lớp 11 mà hiệu quả mang lại cao. 4
- Trước khi thực hiện đề tài, các kết quả kiểm tra chưa thực sự cao, nhưng từ khi thực hiện đề tài các kết quả thi là vượt trội hơn rất nhiều, cụ thể như sau: Kết quả kiểm tra nội dung bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC lớp 11. - Năm học 2014 – 2015: Các lớp11 đạt 8% điểm giỏi, và 73,3% Khá, 15,0% loại trung bình và 1,7% loại yếu. - Năm học 2014 – 2015 Các lớp11 đạt 10% điểm giỏi, và 73,5% Khá, 15,2% loại trung bình và 1,2% loại yếu. - Năm học 2016 - 2017: Các lớp11 đạt 17% điểm giỏi, và 78% Khá, 19% loại trung bình và 0,4% loại yếu. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng Có thể áp dụng ngay tại trường THPT đối với các lớp 11 và đội tuyển HSG tỉnh môn GDQP – AN của nhà trường hoặc tại các trường THPT trong toàn tỉnh và có thể tiếp tục mở rộng và phát triển tiếp trong những năm học sau. V.Những cá nhân đã áp dụng sáng kiến Trình độ Năm Chức Nội dung công việc TT Họ và tên Nơi công tác chuyên sinh danh hỗ trợ môn Giảng dạy bài 5 kĩ THPT chuyên Phó tổ thuật bắn súng TL 1 Mai Văn Nam 1979 Cử nhân LVT trưởng Ak Và Súng trường CKC Giảng dạy bài 5 kĩ THPT chuyên Giáo thuật bắn súng TL 2 Trần Xuân Đức 1971 LVT Cử nhân viên Ak Và Súng trường CKC Giảng dạy bài 5 kĩ THPT chuyên Giáo thuật bắn súng TL 3 Đỗ Thi Lụa 1983 LVT Cử nhân viên Ak Và Súng trường CKC THPT chuyên Giảng dạy bài 5 kĩ LVT thuật bắn súng TL Giáo 4 Bùi Thi Tâm 1974 Cử nhân Ak Và Súng trường viên CKC 5
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục quốc phòng - An ninh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo con người mới XHCN. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh. Trải qua hơn 50 năm (1961 đến nay) hình thành và phát triển môn học GDQP-AN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn. Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT- TTG ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Từng bước tác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học, góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xác định rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ đó, trong những năm qua cấp uỷ, ban giám hiệu trường THPT luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh. Đặc biệt chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học tích cực; Các giáo viên cũng thường xuyên được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đã mạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức lứa tuổi cũng như nội dung và kiến thức môn học. Việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình Dạy - Học, điều đó càng đòi hỏi người Giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Chương trình THPT bộ môn GDQP - AN với thời lượng gồm 105 tiết ở ba khối lớp 10, 11, 12 đã truyền tải cho học sinh những kiến thức phổ thông về truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Quân đội - Công an Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về biển đảo, ma tuý, những kỹ năng thực hành động tác trong quân sự, đặc biệt là học phần “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ”. Nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tăng khả năng lĩnh hội các yếu lĩnh bắn trong học tập lý thuyết và thực hành. 6
- Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên từ phía nhà trường, sự nổ lực của đội ngũ thầy cô bộ môn; Môn học đã từng bước đi vào nề nếp có chất lượng, nhận thức của học sinh về kiến thức môn học được nâng lên đáng kể; Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của môn học, trong các tiết học lý thuyết và thực hành còn mang nặng tính hình thức, khô khan, gò bó hoặc thực hiện các kỹ năng , yếu lĩnh bắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế so với mục đích và yêu cầu. Đặc biệt việc dạy và học học phần “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” nếu giáo viên lên lớp với giáo án thông thường, không kết hợp các giáo cụ trực quan vào nội dung bài học dẫn đến việc tiếp cận kiến thức cho học sinh gặp nhiều khó khănn, gây nhám chán cho cả người dạy và người học, dễ lám cho các em từ chỗ hiểu chưa rõ, chưa hết cốt lõi của vấn đề, đến việc thực hiện sai các yếu lĩnh trong quá trình tổ chức giảng dạy, học tập và luyện tập của các em học sinh. Tất cả các em học sinh bước đầu tiếp xúc với súng và các khái niện về bắn súng, các thuật ngữ chuyên môn nên việc hiểu ngọn nghành bản chất của vấn đề là không có.Trước thực trạng đó trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng. Dụng cụ trực quan và ừng dụng công nghệ thông tin cho thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng các tiết học, lý thuyết, thực hành nội dung học “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ”. Kết quả sau khi vận dụng cho thấy chất lượng dạy và học được nâng lên toàn diện cụ thể, học sinh hăng say tham gia, giờ học đảm bảo quân số đầy đủ hơn, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, tự giác cao trong học tập và tập luyện, em nào cũng cảm thấy thích thú hăng say kiên trì, chịu khó học tập và luyện tập. Đặc biệt qua thống kê so sánh kết quả học tập nội dung “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” trong chương trình GDQP - AN 11, tỷ lệ loại khá, giỏi được nâng lên cách biệt, loại trung bình, yếu giảm xuống một cách rõ rệt. Giờ dạy của giáo viên trở nên phong phú, sinh động và nhẹ nhàng. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân chúng tôi cũng luôn trăn trở muốn bằng cách nào đó giúp cho tất cả các em đều được tham gia học tâp sôi nổi nhiệt tình, tạo cho các em biết hoà mình trong tập thể, một tâm thế sẵn sàng, mạnh dạn tự tin, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, từ những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra của môn học cũng như hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp, bài tập cụ thể vào trong quá trình giảng dạy, học tập và tập luyện điều lệnh đội ngũ. Tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” Nhằm giúp người dạy cũng như người học chủ động xây dựng được kế hoạch giảng dạy và học tập cho bản thân, có những biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy, học và luyện tập nội dung “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” trong chương trình giáo dục Quốc Phòng – An Ninh lớp 11 ở trường THPH . 7
- II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Trong những năm qua, những thay đổi trong cách dạy học môn GDQP – AN của giáo viên còn chậm, gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên đa số con non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Giáo viên mới chỉ biết chú trọng đầu tư trong việc biên soạn giáo án, thục luyện giáo án… theo đúng nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học, tiết học. Chưa có biện pháp để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, chịu khó để khắc phục khó khăn của học sinh trong các tiết học thực hành nói chung và các tiết học nội dung điều lệnh đội ngũ nói riêng. Học sinh chưa nắm bắt kịp thời một các chính xác các nội dung sữa đổi, bổ sung trong điều lênh đội ngũ để thống nhất từ ý chí đến hành động. Chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trong của môn học nói chung, điều lệnh nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là ghi nhận, đúc kết những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp vào trong quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiêp, áp dụng vào trong quá trình hoc tâp, lĩnh hội tri thức, kỹ năng quân sự và tập luyện của học sinh. Tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất , có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC trong môn học GDQP - AN 11 ở trường THPT. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết mục đích đặt ra trong đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 2 nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao kết quả học tập “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” chương trình GDQP – AN lớp 11 ở trường . Nhiệm vụ 2: Áp dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học đã lựa chọn vào thực nghiệm giảng dạy “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” chương trình GDQP – AN lớp 11 ở trường . III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết 2 nhiệm vụ trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: * Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. * Phương pháp quan sát sư phạm. * Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm. * Phương pháp toán học thống kê. 8
- IV/ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu * Phạm vi áp dụng đề tài : Dùng giảng dạy và tổ chức tập luyện “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” trong chương trình giáo dục Quốc Phòng – An Ninh lớp 11 ở trường THPT chuyên Lương Văn Tụy. * Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên giảng dạy môn GDQP - AN và học sinh khối 11 trường THPT chuyên Lương Văn Tụy. 2. Kế hoạch nghiên cứu Thứ tự Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Chọn đề tài, viết đề Bản đề cương chi 1 Từ 01/09 - 01/10/2017 cương sáng kiến kinh tiết nghiệm Đọc, nghiên cứu tài liệu Tổng hợp tài liệu lý thuyết liên quan, viết lý thuyết 2 Từ 01/10 - 01/11/2017 cơ sở lý luận của đề tài. Khảo sát thực trạng, tổng Xử lý các số tham hợp số liệu thực tế khảo Trao đổi, xin ý kiến của Tổng hợp ý kiến đồng nghiệp, đề xuất các đóng góp của đồng biện pháp sáng kiến với nghiệp tổ, nhóm chuyên môn. Từ 01/11 - 01/01/2018 Áp dụng giảng dạy thử Đánh giá hiệu quả nghiệm nội dung “Kĩ áp dụng dạy thử thuật bắn súng tiểu liên nghiệm AKvà súng trường CKC Viết báo cáo SKKN Bản nháp báo cáo 4 Từ 01/01 - 01/03/2018 Xin ý kiến góp ý của Tổng hợp ý kiến đồng nghiệp của đồng nghiệp Hoàn thiện SKKN Bản báo cáo chính 5 Từ 01/03 - 01/05/2018 Báo cáo trước hội đông thức khoa học nhà trường 9
- 3. Địa điểm nghiên cứu Trường THPH chuyên Lương Văn Tụy B. PHẦN NỘI DUNG I/ GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao kết quả học tập “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” chương trình GDQP – AN lớp 11 ở trường THPT. 1. Cơ sở lý luận Giáo dục phổ thông nói chung và môn học GDQP - AN nói riêng là góp phần “giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” chương trình GDQP – AN lớp 11 ở trường THPT. Gồm khái niệm về ngắm bắn, định nghĩa về đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng, ảnh hưởng của sai đường ngắm cơ bản đến kết quả bắn, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, yếu lĩnh cơ bản và những kỹ năng cơ bản về quốc phòng an ninh, làm cơ sở, tiền đề để học sinh tham gia tốt các hoạt động quân sự tại nhà trường và địa phương. Tuy nhiên việc giảng dạy và học “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ”bước đầu gây cho học sinh một số khó khăn nhất định. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 11, lần đầu tiên được tiếp xúc và tiếp cận với súng các em đang còn bỡ ngỡ, lại lẫm, e dè, sợ hãi, hiếu kì khi tiếp cận với súng và đặc biệt các em chưa thự sự định hình trong đầu về những khái niệm, định nghĩa trong bài học. Các khái niệm bắn, định nghĩa đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng, bước đầu còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với các em vì trong suy nghĩ của các em thì chỉ trong các môn học khoa học tự nhiên mới có các khái niệm và các định nghĩa. Những khái niệm, định nghĩa trong bài học là những thuật ngữ chuyên nghành nên việc tiếp thu của các em học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là việc làm cần thiết, thiết thực hiện nay trong giảng dạy “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” chương trình GDQP – AN lớp 11 ở trường THPT . 10
- 2. Cơ sở thực tiển a. Thuận lợi Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường tạo điều kiện giúp đỡ đối với bộ môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ giảng dạy; Luôn khuyến khích, động viên giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện cho giáo viên hằng năm tham gia các lớp tập huấn tiếp thu các chuyên đề môn học ở huyện, tỉnh. Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, hăng say không ngừng tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học; Giáo viên được đào tạo chính quy hoặc đang theo học văn bằng hai để chuẩn hóa đội ngũ chương trình môn học Giáo dục Quốc Phòng…nên việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy một cách thuận lợi. Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho chúng tôi sự cảm hứng , lý thú và muốn tìm tòi, cống hiến nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa để không ngừng hoàn thiện chinh mình. b. Khó khăn : Được Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình cho dự lớp tập huấn, nhưng mới chỉ là bước đầu để làm quen, vì vậy chúng tôi cũng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua bạn bè. Quá trình công tác còn ít, môn GDQP trong trường lại chưa có giáo viên nhiều kinh nghiệm để học hỏi vì vậy phải mò mẫm nên kết quả chậm đạt được. Việc tìm kiếm các Tư liệu, đầu sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học cũng như nghiên cứu khoa học cũng rất khó khăn, phải tìm tòi trên báo, mạng, trên các phương tiện thông tin đại chúng … Nội dung “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” liên quan trực tiếp đên súng đạn mà các em học sinh thì đang tuổi tò mò, ham học hỏi nên dễ làm hưa hỏng và xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn. Số lượng súng tập luyện còn ít toàn trường chỉ có 06 khấu súng tập luyện, còn lại là súng bằng compsite khi cho các em tập luyện chỉ cần các em sơ ý không cẩm thận làm cho súng hỏng ngay lập tức. Đối tượng giảng dạy nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC là học sinh lớp 11, bước đầu làm quen với súng nên gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Cơ sở vật chất nhà trường đang trong gia đoạn xây dựng nên phòng học, bãi tập còn gặp nhiều khó khắn và thiếu thốn. Do đặc thú của bộ môn nên việc dạy học còn phụ thuộc vào thời tiết nhiều. 11
- Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các biện pháp giảng dạy một cách có hiệu quả. Chủ yếu sử dụng các biện pháp truyền thống, học sinh khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kỹ năng thực hành động tác, cảm thấy các động tác đều khó khăn, phức tạp, ngại tập luyện và thành tích tập luyện chưa tốt,có nhiều hạn chế nhất định. 12
- II/ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Xuất phát từ thực trạng giảng dạy và tập luyện kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC trong nhà trường cũng như phản ánh chất lượng dạy và học kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC thông qua kết quả học tập nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC của những năm học trước, chúng tôi đưa ra một số giải pháp và phương thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lương dạy và học kĩ thuật bắn thể như sau. 1. Đối với học sinh Nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa và yêu cầu của điều kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC, xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập, luyện tập khoa học và phù hợp với nội dung. Có ý thức cao trong học tập kể cả khi giáo viên duy trì tập luyện cũng như trong thời gian cá nhân và tiểu đội tự tập luyện. Không nên có tư tưởng học tập đối phó, tham gia học tập, tập luyện chỉ cho có mặt, đủ quân số, tránh hạ điểm thi đua của lớp. Tự nghiên cứu kỹ các nội dung, kỹ thuật động tác để tập luyện một cách nghiêm túc, chính xác. Khi thấy động tác chưa đúng phải tự nghiên cứu và đưa ra các biện pháp khắc phục tối ưu. Tập trung cao trong quá trình học nội dung lý thuyết, tự giác, chủ động, cầm cú chịu khó, siêng năng trong học thực hành bắn tập luyện của tiểu đôi (tổ) hoặc trung đội (lớp). Tự mình nghiên cứu tập luyện ở nhà hoặc tập các cử động của động tác với bạn bè trong lớp để cùng nhau sữa sai. Đặc biệt là động tác lấy đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng vì chỉ khi các em nắm chắc nắm vững, hiểu sâu , hiểu kĩ, hiểu đúng kiến thức về lý thuyết thị khi áp dụng những kiến thức đã học vào nội dung thực hành. Giấy bút để ghi chép cách tổ chức tập luyện, sửa sai động tác giáo viên đưa ra và vận dụng có hiệu quả. 2. Đối với giáo viên Nghiên cứu kỹ, chính xác, cấu tạo, chuyển động của súng, đặc biệt là bộ phận ngắm và đầy đủ các nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết và tổ chức luyện tập một cách khoa học, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và tập luyện, duy trì nghiêm chế độ học tập cho học sinh. Đây là một nội dung quan trọng quyết định đến kết quả học kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Xây dựng kế hoạch luyện tập nhằm điều hành, duy trì học tập của học sinh có kết quả cao trong môn học cũng như đạt kết quả cao trong các môn học khác. Giáo dục cho học sinh nhận thức một cách đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Làm chho học sinh có 13
- chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, có kết quả học tập tốt. Kết quả học tập kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC là sản phẩm của quá trình giáo dục ý thức, trách nhiệm và tổ chức tập kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC ở các trường THPT. Giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm trong quá trình tập luyện, thấy được vị trí, tầm quan trọng của môn học GDQP - AN nói chung và nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC nói riêng nhằm thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng, cũng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, tập luyện phù hợp với khả năng của giáo viên, phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với phong tục tập quán vùng miền, văn hóa địa phương, điều kiện thực tế phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường nhưng vẫn giữ được tính tổ chức, kỹ luật nghiêm minh, khí thế hùng hồn, phong thái nhanh nhẹn, tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo điều lệnh đôi ngũ trong quân đội. 3. Một số biện pháp và bài tập vận dụng trong dạy học, tập luyện kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. 3.1 Các biện pháp được sử dụng Biện pháp 1: Luyện tập và sửa sai trong tập phải thực hiện đúng quy trình từ dễ đến khó, từ luyện tập cơ bản đến luyện tập nâng cao, học sinh phải tự nghiên cứu kỹ các yếu lĩnh và nắm chắc lý thuyết ở nhà, theo dõi động tác mẫu của giáo viên qua kính ngắm kiểm tra, tập luyện động tác dễ thành thục mới chuyển sang luyện tập động tác khó, các động tác phải mang tính chất liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau. Biện pháp 2: Khi đi vào luyện tập phải biết kết hợp làm thuần thục động tác nằm chuyển bi bắn . Tập luyện kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. Thì điều quan trọng nhất là các em phải hiểu được đúng khái niệm về đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng thì lúc này khi học nội dung thực hành bắn các em sẽ dễ dàng lâý được đường ngắm cơ bản và khi đã lấy được đường ngắn cơ bản thuần thị moi vấn đề tiếp theo sẽ được gải quyết một các dễ dàng. Biện pháp 3: Luyện tập kỹ năng động tác phải kiền tri nhẫn nại sửa sai thường xuên liên tục cho các em, chú ý kiểm tra lần lượt hết các em trong lớp sau đó thì chon ra các em có đường ngắm tốt hỗ trợ giáo viên trong việc tập luyện của các bạn trong lớp. Biện pháp 4: Quá trình luyện tập giáo viên không nôn nóng cắt giảm các bước luyện tập, tổ chức luyện tập dứt điểm, thành thạo động tác này mới chuyển sang động tác khác. Biện pháp 5:Trước buổi dạy, giáo viên nêu rõ nội dung, yêu cầu và phương pháp tổ chức tập luyên, trong qua trình tập luyện giáo viên dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để sửa chữa, thực hiện sai đâu sửa đó. Sửa tập không nóng vội nhưng phải làm kiên quyết, học sinh nào thực hiện chưa đúng phải kiên quyết bắt tập lại, học thêm giờ, giao nhiệm vụ về nhà tập luyện hoặc cử người theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ tập luyện. 14
- Biện pháp 6: Kết thúc buổi tập phải tổ chức kiểm tra, hội thao giữa các tiểu đội (tổ) để nhận xét, đánh giá kết quả kịp thời, chỉ ra được những sai sót, ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khắc phục để học sinh vận dụng. 3.2 Các bài tập vận dụng trong giảng dạy, tập luyện Bài tập 1: Luyện tập động tác nằm bắn. Trong bài tập này giáo viên phải nêu rõ ý nghĩa của động tác trong học tập, chiến đấu, và trường hợp vận dụng động tác để người học thấy được mức độ cần thiết: Tư thế, động tác nằm bắn thường vận dụng trong trường hợp địa hình không cho phép người bắn thực hiện động tác đứng bắn, sau đó tiến hành tập luyện động tác nằm bắn cho lớp. Bài tập 2: Tập lấy đường ngắm cơ bản. Trong bài tập này thì giáo viên cần cho các em chuẩn bị: Sáu bệ bắn, sáu khẩu súng tập, bao cát, chiếu, bia số 4, thiết bị kiểm tra đường ngắm ( kinh ngắm). Bài tập 3: Tập ngắm trúng, ngắm trụm. Bài tập 4: Tập ngắm mục tiêu cố định, đường ngắm chết. Lưu ý: Các bài tập phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong mỗi tiết dạy tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, đặc điểm, trình độ của học sinh các lớp cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn để vận dụng các bài tập một cách khoa học, phù hợp và đạt hiệu quả cao. III/ GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp và một số bài tập đã lựa chọn vào thực nghiệm giảng dạy kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC. 1. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng các biện pháp và một số bài tập vào giảng dạy, tập luyện điều lệnh đội ngũ Bảng 1: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC ĐIỀU LỆNH KHI CHƯA ÁP DỤNG SKKN (Chỉ so sánh kết quả nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC của học sinh khối 11 hai năm học trước) TS KẾT QUẢ HỌC LỰC KĨ THUẬT BẮN KHỐI 11 NĂM HỌC HS GIỎI % KH Á % TB % YẾU % 2014 - 2015 472 38 8 355 75,3 71 15,0 8 1,7 2015 - 2016 449 45 10 330 73,5 68 15,2 6 1,3 15
- Biểu đồ 1. 80 70 60 50 2014-2015 40 2015-2016 30 20 10 0 G K TB Y (Trước khi áp dụng sang kiến) Từ kết quả trên và thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong hai năm qua chúng tôi có thể kết luận rằng: Việc dạy và học kĩ thuật bắn của bộ môn GDQP - AN trong trường THPT cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi chưa nhiều, số lượng học sinh đạt điểm trung bình và yếu còn nhiều. Chưa thực sự tương xứng với những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực người thầy và chất lượng chung của môn học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Do giáo viên chưa áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp để phát huy hết tính độc lập, sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh trong tập luyện. Việc sửa sai của giáo viên cho học sinh chưa kịp thời hoặc chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất. Học sinh chưa có phương pháp tập luyện tối ưu trong luyện tập và sửa sai động tác, ý thức tự tập luyện chưa tôt,chưa thật sự chịu khó, chịu khổ trong tập luyện, thời gian tự tập luyện ở nhà chưa nhiều. Học sinh đa số thực hiện sai những yếu lĩnh trong khi bắn. 2. Chương trình thực nghiệm: Sau khi khảo sát, thống kê chất lượng học sinh nội dung kĩ thuật bắn qua 2 năm học một cách chính xác, khách quan. Chúng tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp và bài tập vào giảng dạy và tập luyện kĩ thuật bắn trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 11. 16
- Trong từng tiết học, tùy thuộc vào nội dung của tiết học, đặc điểm, trình độ của từng lớp và từng nhóm học sinh, căn cứ vào thực tiễn việc dạy và học của nhà trường, chúng tôi sử dụng các biện pháp khác nhau, các nhóm bài tập khác nhau cho từng lớp, từng nhóm đối tượng một cách phù hợp và khoa học nhất. Qua quá trình áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào giảng dạy ở tất cả các tiết lý thuyết và thực hành nội dung bài 5: “ Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC ” ở lớp 11, đã phát huy được tính tích cực, tự giác hăng say của học sinh trong tập luyện, đem lại hứng thú cho cả người học lẫn người dạy, giờ dạy trở nên sinh động, sôi nổi có kết quả cao. Hiệu quả học tập kĩ thuật bắn của học sinh thể hiện rõ thông qua bảng thống kê kết quả học nội dung kĩ thuật bắn năm học 2016 - 2017 và biểu đồ so sánh kết quả học tập kĩ thuật bắn so với năm học 2014 - 2015, năm học 2015 - 2016 như sau. Bảng 2: CHẤT LƯỢNG SAU KHI ÁP DỤNG SKKN VÀO GIẢNG DẠY ( kết quả học sinh khối 11 riêng nội dung kĩ thuật bắn, năm học 2016 -2017) XẾP LOẠI HỌC LỰC KĨ THUẬT BẮN NĂM 2016 - 2017 TS NĂM HỌC HS GIỎI % KH Á % TB % YẾU % 2016 – 2017 481 85 17,7 375 78 19 3,9 2 0,4 Biểu đồ 2 80 70 60 50 2014-2015 40 2015-2016 30 2016-2017 20 SSSS 10 0 G K TB Y 17
- Từ số liệu ở bảng 1,2; biểu đồ 1,2 chúng ta thấy: → Tỷ lệ loại giỏi: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng lên đáng kể. So với năm học 2014 - 2015 tăng 9,7%. So với năm học 2015 - 2016 tăng 7,7%. → Tỷ lệ loại TB: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm. - So với năm học 2014 - 2015 giảm 11,1 %. - So với năm học 2015 - 2016 giảm 11,3 %. → Tỷ lệ loại Yếu: - Tỷ lệ học sinh đạt điểm loại yếu giảm. - So với năm học 2014 - 2015 giảm 1,3%. - So với năm học 2015 - 2016 giảm 0,9 %. Sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy và tập luyện, thông qua hội thao, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chúng tôi nhận thấy răng. Học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của bài học kĩ thuật bắn, tích cực, tự giác và sáng tạo trong tập luyện. Thực hiện động tác chuẩn, chính xác. Những sai lầm cơ bản về trong khi học thực hành kĩ thuật được khắc phục và sửa sai kịp thời. Như vậy có thể thấy rằng: Việc sử dụng một số biện pháp và bài tập đã lựa chọn vào giảng dạy nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC” trong chương trình GDQP - AN lớp 11 đã thực sự đem lại hiệu quả cao. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn GDQP - AN ở trường THPT. Từ đó chúng tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị như sau. 18
- GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Khối 10 Tiết ppct 17: BÀI 5: KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC. PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY - HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Mục đích a. Kiến thức: Hiểu được khái niệm ngắm bắn, định nghĩa đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng và khắc phục được những sai lầm trong khi lấy đương ngắm cơ bản. b. Kỹ năng: Thực hiện đúng đường ngắm cơ bản, đường ngằm đúng, điểm ngắm đúng. c. Thái độ: - Tự giác luyện tập để có thể nhanh chóng, chuẩn xác lấy đúng, lây chuẩn đương ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, điểm ngắm đúng. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Yêu cầu Tham gia quân số đầy đủ, tập trung theo dõi tiếp thu bài, tích cực luyện tập để nắm vững và hoàn thiện kỷ năng, kỷ xảo động tác.. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1.Nội dung - Lên lớp: Lý thuyết kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC . 2. Trọng tâm: Đường ngắn cơ bán, điểm ngắm đúng đường ngắm đường ngắm đúng. III. THỜI GIAN Tổng thời gian : 45 phút. IV. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức Lấy lớp học để lên lớp 2. Phương pháp - Phần lên lớp: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp giáo cụ trực quan “Mô hình đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng ” và ứng dụng công nghệ thông tin sao giảng bài giảng powerpoint trình chiếu. V. ĐỊA ĐIỂM Trên lớp của trường hoặc hội trường lớn. 19
- VI. ĐẢM BẢO - GV : Giáo án chuẩn bị chu đáo, giáo cụ trực quan “Mô hình đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng ” và ứng dụng công nghệ thông tin soạn giảng bằng powerpoint trình chiếu, súng, hình ảnh, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. - HS : Đồng phục theo quy định, các dụng cụ phương tiện đã được phân công. PHẦN 2: THỰC HÀN GIẢNG DẠY 1. Nhận lớp kiểm tra sĩ số- kiểm tra bài cũ: (3 phút) 2. Vào bài mới: (2 phút) * Lên lớp: (5 phút) Nội dung- Thời gian Phương pháp Vật chất I. Khái niệm bắn * Sơ đồ lên lớp: T Vị trí tập trung của lớp xxxxx xxxxx ranh ảnh minh xxxxx xxxxx hoạ, xxxxx xxxxx cho quá trình giảng day. xxxxx xxxxx *Gv - Gv: Dẫn dắt vấn đề liên quan đến khái niệm bắn. * Gv: Chia lớp thành bốn nhóm mỗi nhóm cử 1 hs sinh đại diện để thực hiện ý đồ giảng dạy của giáo viên các thành viên còn lại trong nhóm quam sát chuyển động, ném, bắn của đại diện nhóm mình và chuẩn bị câu trả lời mà giáo viên yêu cầu. *Gv Nhóm 1 Nhóm 2 xxxxx xxxxx xxxxx xxxxx Nhóm 3 Nhóm 4 xxxxx xxxxx xxxxx xxxxx - Đại diện nhóm 1: Thực hiện nén vật chúng đích ở 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nhận dạng và giải toán di truyền liên kết giới tính có hoán vị - Trường hợp hai gen nằm trên X không có trên Y
22 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài tập peptit
22 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp giáo cụ trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
48 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn