Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử tại Trường THCS Mê Linh
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Lịch sử, chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử một cách tường tận, khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc, biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Đồng thời lĩnh hội nền văn minh nhân loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử tại Trường THCS Mê Linh
- 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 B. NỘI DUNG..................................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 4 III. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................................ 4 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 20 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20 2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 20
- 2 A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh làm nhiệm vụ trọng tâm của các môn học trong nhà phổ thông. Dạy học hướng tới mục đích học sinh chủ động phát hiện kiến thức, phát huy được các năng lực của học sinh như: tự nghiên cứu, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ nội dung tiết học, xây dựng được phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, tự hào với truyền thống quê hương…Đây là trăn trở của Giáo viên nói chung và Giáo viên Trường THCS Mê Linh nói riêng. Trong các tiết học, Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, giao nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn, khơi gợi để học sinh được tự bộc lộ những năng lực của mình trong quá trình học, để các em chủ động nắm được những nội dung trọng tâm nhất của bài, từ đó các em có thể liên hệ bản thân và thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, viêc sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong giảng dạy còn giúp học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử và nâng cao chất lượng bộ môn. Trong giờ học Lịch sử, giáo viên có thể kết hợp đa dạng phương pháp dạy học như: sử dụng trò chơi, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, giao dự án, đóng vai…., kĩ thuật dạy học như: khăn trải bàn... Trước khi nghiên cứu đề tài, tôi đã thống kê xếp loại học lực bộ môn Lịch sử- Địa lí năm học 2021-2022 của học sinh 2 lớp 6A, 6D và thu được kết quả theo bảng sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp Số HS SL % SL % SL % SL % 6A 41 12 29,3 10 24,4 19 46,3 0 0 6D 42 9 21,4 11 26,2 16 38,1 6 14,3 Tống số 83 21 25,3 21 25,3 35 42,2 6 7,2
- 3 Bằng tâm huyết nghề nghiệp, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: Đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử tại Trường THCS Mê Linh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm giúp học sinh hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Lịch sử, chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử một cách tường tận, khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc, biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Đồng thời lĩnh hội nền văn minh nhân loại. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 6 - Trường THCS Mê Linh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sử dụng trò chơi để khởi động bài học, giúp học sinh có tâm thế thoải mái trước khi tìm hiểu nội dung bài mới. ví dụ: Trò chơi tôi là ai? Hộp quà may mắn… - Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin: ví dụ: phim hoạt hình lịch sử trích trong chương trình Hào khí ngàn năm - VTV1 Đài truyền hình Việt Nam (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Mai Thúc Loan.) - Phương pháp thuyết trình: tường thuật tóm tắt diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ, tóm tắt tiểu sử các nhân vật lịch sử… - Phương pháp giao dự án: là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình tạo ra những sản phẩm học tập. - Phương pháp đóng vai: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu lễ hội đền Hai Bà Trưng hoặc trong vai 1 dân phu miêu tả lại những khó khăn của đoàn phu gánh sản vật cống nạp cho chính quyền đô hộ nhà Đường trong bài khởi nghĩa Mai Thúc Loan. - Kĩ thuật khăn trải bàn. Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
- 4 B. NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Đặc trưng của môn bộ lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ. Xét trên phương diện những nguyên tắc của phương pháp luận sử học, lịch sử được “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Vì vậy, trong học tập lịch sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát các hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ đó, việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh cần chú ý phương pháp thông tin- tái hiện nhằm khôi phục bức tranh lịch sử một cách chân thực, sống động. Mỗi cá nhân học sinh có năng lực, đam mê khác nhau, nên để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân thực cho học sinh, trong dạy học Lịch sử giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật và kĩ thuật dạy học. Điều này còn giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và gây hứng thú học tập từ đó chất lượng dạy học lịch sử được nâng cao. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Mê Linh, tôi thấy nhiều học sinh không yêu thích môn Lịch sử. Có một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy Lịch sử còn để nội dung tiết dạy khô khan, nặng về ghi nhớ sự kiện, chưa liên hệ bài học lịch sử với thực tế cuộc sống, địa phương, từ bài học lịch sử, học sinh chưa rút ra được bài học kinh nghiệm, trách nhiệm cho bản thân, chưa phát huy được năng lực của học sinh như; năng lực tìm kiếm thông tin, thuyết trình, làm việc nhóm… Vì vậy, việc sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong giảng dạy sẽ giúp người học yêu thích bộ môn, chủ động lĩnh hội kiến thức, từ giờ học Lịch sử rèn được năng lực và phẩm chất. III. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Ví dụ a. Ví dụ 1: TIẾT 41, BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (713-722).
- 5 1. Phương pháp giao dự án: (Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các đội trong phần hướng dẫn về nhà của tiết học trước). a. Nhiệm vụ của các dự án: Giáo viên in phần hướng dẫn hoặc định hướng các đội thực hiện dự án ra phiếu sau đó phát cho đội trưởng các đội để đội trưởng phân công thành viên trong đội thực hiện nhiệm vụ học tập. Đội Hoa hồng: Lên kịch bản xây dựng trò chơi: Tôi là ai? cho phần khởi động bài học. Đội Em yêu lịch sử: Tóm tắt tiểu sử nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan. Đội chăm ngoan: Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ. Đội đoàn kết: Kể tên những việc làm của nhân đân ta nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Mai và nghĩa quân. b. Giáo viên hướng dẫn hoặc định hướng các nhóm thực hiện dự án: (GV in ra phiếu phát cho đội). Đội Hoa hồng: - Nội dung của phần gợi ý Tôi là ai trong trò chơi là Sơ đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X, trang 70, sách giáo khoa Lịch sử- Địa Lí (Kết nối tri thức), ví dụ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí- Triệu Quang Phục… - Dẫn chương trình nêu luật chơi: Đội Hoa hồng sẽ đưa ra các gợi ý, nhiệm vụ của người chơi là căn cứ vào gợi ý để đoán Tôi là ai. Trả lời đúng sẽ nhận được quà của đội Hoa hồng. - Phân công các thành viên trong đội đóng vai: Tôi là ai? (4 thành viên tương ứng với 4 cuộc khởi nghĩa). - Dụng cụ trình bày: bìa cứng (40x30), mặt trước ghi chữ tôi là ai, mặt sau ghi tên cuộc khởi nghĩa. -Thời gian của trò chơi không quá 3 phút. Đội Em yêu lịch sử: -Nội dung: Tên nhân vật lịch sử, năm sinh, năm mất, quê, nơi sinh, đặc điểm nổi bật. -Yêu cầu: sưu tầm tranh ảnh dán lên giấy A0 hoặc xây dựng theo hình thức video giới thiệu. -Thời gian của video hoặc clip giới thiệu nhân vật lịch sử không quá 3 phút. Đội chăm ngoan:
- 6 - Nội dung: kênh hình: Hình 7. Lược đồ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722), kênh chữ trang 76, sách giáo khoa Lịch sử- Địa Lí (Kết nối tri thức). - Yêu cầu: dựa vào chú giải của H7. Lược đồ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713- 722), kênh chữ trang 76, sách giáo khoa Lịch sử- Địa Lí (Kết nối tri thức) để trình bày diễn biến (theo các gợi ý sau): + Khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ ở đâu? nhân dân các châu nào hưởng ứng. + Tấn công trị sở của chính quyền đô hộ nhà Đường tại đâu? Quân địch đối phó như thế nào? + Khi nào nhà Đường sang đàn áp, kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao? Giáo viên lưu ý học sinh: thời gian tóm tắt diễn biến, kết quả khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ không quá 3 phút. Đội đoàn kết: - Nội dung (những việc làm của nhân dân ta để tưởng nhớ công ơn của vua Mai và nghĩa quân): xây đền thờ, tổ chức lễ giỗ vua Mai và nghĩa quân tại đền thờ, đặt tên Mai Thúc Loan cho đường phố, trường học, tổ chức hội thảo khoa học đánh giá vai trò của Mai Thúc Loan trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, truyện tranh về Mai Thúc Loan … - Yêu cầu: sưu tầm tranh ảnh dán lên giấy A0 hoặc xây dựng theo hình thức video giới thiệu. - Thời gian của video hoặc bài thuyết trình giới thiệu nhân vật lịch sử không quá 3 phút. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 2. Phương pháp sử dụng trò chơi: Tôi là ai Đội Hoa hồng: Đội trưởng thông qua luật chơi: Tôi ở đây là một trong số các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trước thế kỉ X ở thời kì Bắc thuộc. Đội chúng tớ sẽ đưa ra gợi ý về các cuộc khởi nghĩa. Nhiệm vụ của người chơi là dựa vào gợi ý để đoán tên cuộc khởi nghĩa. Người chơi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên bằng hình thức xung phong trả lời. Trả lời đúng sẽ nhận được quà của đội Hoa hồng. Nội dung trò chơi: Học sinh 1: Tôi ra đời vào mùa xuân năm 40. Nhiệm vụ của tôi là đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Hán, dựng nền tự chủ. Bạn hãy đoán xem tôi là ai? Câu trả lời: Bạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- 7 Học sinh 2: Tôi bắt đầu từ Cửu Chân sau đó lan ra Giao Chỉ, khiến “toàn thể Châu Giao đều chấn động”. Tôi ra đời năm 248. Vậy tôi là ai? Câu trả lời: Bạn chính là khởi nghĩa Bà Triệu. Học sinh 3: Tôi bắt đầu vào năm 542 kết thúc năm 602. Tên tuổi của tôi gắn với nước Vạn Xuân và đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Bạn hãy đoán xem tôi là ai? Câu trả lời: Mình đoán bạn chính là khởi nghĩa Lí Bí- Triệu Quang Phục. Học sinh 4: Mời các bạn quan sát sơ đồ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X. Tôi là cuộc khởi nghĩa tiếp sau các cuộc khởi nghĩa các bạn đã học. Bạn có biết tôi là ai không? Câu trả lời: Bạn là khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Đội trưởng: Mục đích của trò chơi là giúp các bạn nhớ lại những kiến thức cũ. Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia trò chơi.
- 8 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 3. Phương pháp thuyết trình. Đội Em yêu lịch sử: Tóm tắt tiểu sử Mai Thúc Loan? (Hs báo cáo dự án được giao trước).
- 9 4. Sử dụng công nghệ thông tin. Giáo viên sử dụng video phim hoạt hình lịch sử khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722) trích trong chương trình Hào khí ngàn năm VTV 1 Đài truyền hình Việt Nam. https://vtv.vn/video/hao-khi-ngan-nam-mai-thuc- loan-va-ach-thong-tri-cua-nha-duong-124349.htm
- 10 5. Kĩ thuật khăn trải bàn. Cá nhân: hoàn thành phiếu bài tập (3 phút) Trao đổi, thống nhất ý kiến nhóm: 4 phút. GV chuyển giao NV học tập: Nhóm 1: Nêu nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Mai Thúc Loan, ví dụ minh họa? Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Điểm mới trong đánh giặc của Mai Thúc Loan so với các cuộc khởi nghĩa đã học? Nhóm 3: Kể tên những việc làm của Mai Thúc Loan sau khi thắng giặc, tóm tắt quá trình quân Đường đàn áp khởi nghĩa? Nhóm 4: Vì sao khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại? Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Mai Thúc Loan? 1. Nguyên nhân: Chính Nhiệm vụ 1: HS tìm hiểu về nguyên nhân của khởi sách cai trị hà khắc của nhà nghĩa Mai Thúc Loan Đường. Nhóm 1 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Nhóm 2. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu những việc làm của Mai Thúc Loan sau khi thắng giặc, tóm tắt diễn biến của quá trình quân Đường sang đàn áp cuộc khởi nghĩa?
- 11 Nhóm 3. 2. Diễn biến. - Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu (Bắc Hà Tĩnh hiện nay). - Từ Vạn An nghĩa quân tấn công trị sở đô hộ nhà Đường ở Tống Bình (Hà Nội) Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Mai Thúc Loan 3. Kết quả. Nhóm 4. - Đất nước được giải phóng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), chọn thành Vạn An làm kinh đô. - 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Khởi nghĩa kết thúc.
- 12 4. Ý nghĩa. Là dấu mốc quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở thời Bắc thuộc. Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Đội chăm ngoan: Thuyết trình: tóm tắt diễn biến, kết quả đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ. Sản phẩm của học sinh.
- 13 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Đội đoàn kết 6. Phương pháp đóng vai Trong vai một hướng dẫn viên du lịch thuyết trình nội dung tập san ảnh Dấu ấn Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- 14 b. Ví dụ 2. TIẾT 36, BÀI 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC THẾ KỈ X. KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG. 1. Phương pháp giao dự án: (Giáo viên thực hiện ở phần hướng dẫn về nhà của tiết học trước) a.Tên dự án: Trong vai 1 hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về lễ hội Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) tới du khách thập phương. b. Giáo viên đưa ra các gợi ý để học sinh thực hiện: - Tham quan Đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) cùng gia đình hoặc bạn bè để thu thập các thông tin (ví dụ đền thờ ai, tiểu sử của hai Bà, công lao của hai Bà…) - Sưu tầm tranh ảnh về Đền thờ Hai Bà Trưng và lễ hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội). - Nội dung tranh ảnh: 01 ảnh đền thờ, 01 ảnh ban thờ nhị vị vua Bà, 01 ảnh lễ dâng hương tưởng niệm, 01 lễ rước kiệu. Ngoài ra, ảnh trò chơi dân gian, xin chữ, thi văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội hoa (mỗi nội dung không quá 3 ảnh). - Viết lời giới thiệu về Lê hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) c. Trình bày sản phẩm: Trên giấy A0 có dán ảnh minh họa hoặc xây dựng theo hình thức video giới thiệu. Thời gian của video hoặc bài giới thiệu không quá 3 phút. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 2. Phương pháp sử dụng trò chơi. Mục đích: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ, vui vẻ, hào hứng, sẵn sàng tìm hiểu nội dung bài mới. Trò chơi: Hộp quà may mắn.
- 15 - Giáo viên nêu luật chơi: Học sinh chọn hộp quà, mỗi hộp quà chứa một câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi học sinh được nhận quà. Tham gia chơi bằng hình thức xung phong. - Nội dung trò chơi: Hộp quà số 1 (câu 1): Địa danh nào sau đây không phải thành lũy của chính quyền đô hộ? A. Thành Tống Bình (Hà Nội). B. Thành Cổ Loa (Hà Nội). C. Thành Luy Lâu (Bắc Ninh). D. Thành Đại La (Hà Nội). Đáp án: B. Thành Cổ Loa (Hà Nội). Hộp quà số 2 (câu 2): Điền vào dấu “…” Sau khi chiếm Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc chia nước ta thành các quận, huyện và … vào lãnh thổ Trung Quốc. Đáp án: sáp nhập Hộp quà số 3 (câu 3): Đây là bức tranh dân gian Đông hồ nói về cuộc khởi nghĩa nào? Đáp án: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Hộp quà số 4 (câu 4): Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong thời Bắc thuộc A. Nghề rèn sắt B. Nghề đúc đồng C. Nghề làm giấy D. Nghề làm gốm
- 16 Đáp án: C. Nghề làm giấy. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn phim hoạt hình lịch sử trong tập 42 khởi nghĩa Hai Bà Trưng “Hào khí ngàn năm” VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. https://vtv.vn/video/hao-khi-ngan-nam-hai-ba-trung-dung-co-khoi-nghia- 106278.htm
- 17 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 4. Kĩ thuật khăn trải bàn. I. Khởi nghĩa Hai Bà a. Giáo viên giao nhiệm vụ: Trưng Nhóm 1: Tóm tắt những đặc điểm nổi bật về tiểu sử Hai Bà Trưng. Nguyên nhân Hai Bà Trưng tiến hành khởi nghĩa. Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nhóm 3,4 Những chính sách chính quyền Trương Vương đã thi hành? Nêu nhận xét của em về những chính sách đó. b. Giáo viên hướng dẫn: Nhóm 1: Tên của Hai Bà Trưng. Quê, hoàn cảnh xuất thân. Lí do khởi nghĩa: nhân dân ta bị chính quyền phong kiến phương Bắc nào cai trị, cuộc sống của nhân dân ta thời kì đó như thế nào? Nhóm 2: + Khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ ở đâu? nhân dân các châu nào hưởng ứng. + Nghĩa quân tấn công trị sở của chính quyền đô hộ nhà Hán tại đâu? Quân địch đối phó như thế nào? + Khi nào nhà Hán sang đàn áp, kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao? Nhóm 3,4: Kể tên những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi thắng giặc. Những chính sách chính quyền Trưng Vương áp dụng có tác dụng gì với nhân dân ta? Sau khi Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn các nhóm như trên, học sinh thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn. - Nguyên nhân: Giáo viên lưu ý học sinh: + Chính sách cai trị hà + Cá nhân hoàn thành phiếu học tập: 3 phút khắc, tàn bạo của nhà + Thống nhất, ghi ý kiến nhóm: 4 phút Hán.
- 18 5. Phương pháp thuyết trình. + Chồng bà Trưng Trắc Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm khác góp ý, bị Tô Định giết. bổ sung. Giáo viên nhận xét phần báo cáo của các nhóm, chốt kiến thức. - Diễn biến: + Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. + Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, chiếm Luy Lâu (Bắc Ninh). - Kết quả: + Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. + Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân đàn áp, khởi nghĩa kết thúc. - Ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của người Việt. + Cổ vũ các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Học sinh trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
- 19 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 6. Phương pháp đóng vai: Báo cáo dự án: Trong vai 1 hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về lễ hội Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) tới du khách thập phương. 2. Kết quả thực hiện: Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi đã thống kê xếp loại học lực bộ môn Lịch sử- Địa lí, học kì I, năm học 2022-2023 của học sinh 2 lớp 6A, 6D và thu được kết quả theo bảng sau:
- 20 Giỏi Khá TB Yếu Lớp Số HS SL % SL % SL % SL % 6A 45 39 86,7 6 13,3 0 0 0 0 6D 46 21 45,7 17 37,0 8 17,3 0 0 Tống số 91 60 65,9 23 25,3 8 8,8 0 0 C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ. I. KẾT LUẬN. Như vậy, việc tạo hứng thú học tập là điều kiện cần thiết để tiến hành giáo dục và giáo dưỡng có hiệu quả, hình thành thế giới quan khoa học đối với học sinh. Giáo viên bằng cách đa dạng phương pháp và kĩ thuật trong dạy học môn Lịch sử lớp 6 nói riêng và dạy học môn lịch sử nói chung sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. II. KHUYẾN NGHỊ. Để tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học, đảm bảo cho việc dạy và học môn Lịch sử đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến như sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục, đào tạo: - Tổ chức nhiều các chuyên đề, tập huấn kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên để việc triển khai đổi mới dạy học đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. - Tổ chức các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho giáo viên THCS dạy môn Lịch sử- Địa lí. 2. Đối với Trường THCS: - Ban Giám hiệu nhà trường cần hỗ trợ tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ dạy học như: máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt, các phòng chức năng, băng đĩa, các tư liệu tham khảo… để tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả hơn. - Các giáo viên giảng dạy phải có ý thức thường xuyên trau dồi tri thức và tìm tòi những sáng kiến mới có hiệu quả, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để áp dụng vào trong giảng dạy. Áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử với môn Ngữ văn, Địa lí…để tiết học Lịch sử thêm sinh động, cuốn hút học sinh. Trên đây là một vài đề xuất của bản thân tôi trong sáng kiến giáo dục này. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp để sáng kiến đạt hiệu quả. Mê Linh, ngày 1 tháng 4 năm 2023 Người viết Đinh Thị Minh Thúy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài toán tìm x ở số học 6
7 p | 485 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 8
17 p | 51 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh 7
15 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
17 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
17 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức lớp học trong giảng dạy Ngoại ngữ ở trường THCS
19 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp khắc phục những sai sót khi giải toán liên quan đến bội và ước lớp 6
14 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở
20 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn Vật lý lớp 9
19 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng bất đẳng thức Côsi vào giải một số bài toán tìm GTLN, GTNN
10 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Tân Uyên
19 p | 117 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn