intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học lớp 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học lớp 9" nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học. Đảm bảo tính tích cực của người học, học sinh có thời gian và môi trường tìm hiểu những kiến thức mà các em quan tâm, lượng kiến thức thu được nhiều hơn so với mô hình lớp học truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học lớp 9

  1. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS CỬA NAM ------------***------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC DẠY HỌC PHẦN “TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” HÓA HỌC 9 TÁC GIẢ: LÊ THỊ HẢI DUYÊN Năm học: 2021 - 2022 1
  2. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 4 Phần II: NỘI DUNG .............................................................................................. 5 I. Lí thuyết về mô hình lớp học đảo ngược .............................................................. 5 1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược ................................................................. 5 2. Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược ................................................................ 5 3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược............................................................ 5 4. Ưu điểm – hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược............................................. 5 5. Qui trình thiết kế các hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ......... 7 6. Cấu trúc bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược ................................ 8 II. Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược ở một số trường trung học cơ sở hiện nay. .................................................................................................... 8 1.Về cơ sở vật chất của nhà trường ........................................................................... 8 2.Về giáo viên ........................................................................................................... 8 3. Về học sinh ............................................................................................................ 9 4. Nhận xét ................................................................................................................ 11 III. VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VÀO DẠY HỌC PHẦN “TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” (Hóa học 9) ................................................................................................................ 12 1. Mục tiêu của bài học ............................................................................................. 12 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh....................................................................... 12 3. Tiến trình dạy học ................................................................................................. 16 IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIÁO ÁN VIDEO QUAY BÀI GIẢNG ....................... 27 V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......................... 30 2
  3. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học để phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức cũ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh, các em ngồi học tiếp thu thụ động, khả năng tiếp thu còn hạn chế. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, học sinh hiện nay rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (như internet, sách báo, truyền thông…), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có phương pháp dạy học mới đáp ứng được các yêu cầu trên, phát huy được tính tích cực, chủ động và năng lực của học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng. Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những điểm mạnh và điểm yếu, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng ta có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật. Mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những dạng của học tập kết hợp, được quan tâm trong những năm gần đây. Sở dĩ mô hình LHĐN được quan tâm bởi những kết quả tích cực mà nó mang lại. Trong mô hình này, bài giảng của giáo viên được chuyển tải để người học nghiên cứu trước khi đến lớp. Ngoài ra, các kĩ năng giao tiếp của người học được tăng cường. Mô hình LHĐN tạo ra môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển, người học được rèn luyện các kĩ năng, tư duy phản biện. So với lớp học truyền thống, sự tham gia của người học với bài giảng được thể hiện nhiều hơn ở mô hình LHĐN. Đối với các môn khoa học tự nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng, kết hợp giữa bài giảng trực tuyến với dạy học theo mô hình LHĐN sẽ hỗ trợ cho giáo viên khi biểu diễn các sơ đồ, bảng biểu, mẫu vật, phim thí nghiệm… gắn kết học sinh vào quá trình học tập, góp phần nâng cao hứng thú, tăng cường năng lực nhận thức, khả năng tự học, phát triển kĩ năng nghiên cứu của người học. Đặc biệt vào thời điểm này không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang chiến đấu với dịch bệnh Covid -19, học sinh tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đang phải tiến hành hình thức học trực tuyến hoặc cả trực tuyến và trực tiếp thì việc vận dụng mô hình LHĐN sẽ đem lại những hiệu quả tích cực hơn cho người học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9.'’ 3
  4. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ 2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. - Đảm bảo tính tích cực của người học, học sinh có thời gian và môi trường tìm hiểu những kiến thức mà các em quan tâm, lượng kiến thức thu được nhiều hơn so với mô hình lớp học truyền thống. - Học sinh chủ động tiếp thu bài theo thời gian thích hợp của mình. - Học sinh tự bắt tay vào thu nhận tri thức bằng hành động, bằng cách tự nghiên cứu tri thức. Phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. - Tăng cường dạy học phân hóa học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Thiết kế dạy học hóa học dựa trên lý thuyết mô hình “Lớp học đảo ngược” - Thực nghiệm sư phạm về lý luận và phương pháp dạy học tích cực, về lí thuyết mô hình đảo ngược. - Xử lý thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của mô hình “Lớp học đảo ngược”. 4. Phương pháp nghiên cứu Để xác định tính khả thi khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Hóa học tại trường Trung học cơ sở, tôi chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát và thực nghiệm. Các phương pháp này được triển khai thông qua các hình thức tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. 5. Đóng góp mới của đề tài - Về cơ sở lí luận: Góp phần làm phong phú thêm mô hình lớp học đảo ngược. - Về thực tiễn: Góp phần nâng cao dạy học hóa học ở trường phổ thông. 4
  5. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phần II: NỘI DUNG I. Lí thuyết về mô hình lớp học đảo ngược 1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược là một chiến lược hướng dẫn học tập, và là một kiểu học tập kết hợp đảo ngược môi trường học tập truyền thống bằng cách cung cấp nội dung hướng dẫn học tập, thường là trực tuyến, cho học sinh học tập ngoài giờ học trên lớp. 2. Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược cho phép giáo viên (GV) dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân học sinh (HS) chưa hiểu kỹ bài giảng. Và tại lớp học, HS có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với HS có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. 3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng, giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố, mở rộng các kiến thức đã tìm hiểu. Công nghệ E-Learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn các kiến thức lý thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học theo nhóm, làm các bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Hình 1: Mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống 4. Ưu điểm – hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược. - Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ học bài mới ở nhà trước khi đến lớp. Thời gian ở trên lớp sẽ được dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, dành để trao đổi thảo luận những kiến thức khó, những vấn đề mới phát sinh. Do đó, GV có thêm thời gian để giảng kỹ những kiến thức khó cho HS và đồng thời cũng chú ý được nhiều hơn từng HS và hỗ trợ HS yếu kém học bài. 5
  6. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ - Với mô hình lớp học đảo ngược, HS chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kì lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú kiến thức, câu hỏi và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp). HS có thể học trước bài mới ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy mà các em có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và sẽ tự chủ động lĩnh hội kiến thức mà không chờ đợi thầy cô. - Với lớp học truyền thống, HS đến trường nghe giảng bài thụ động. Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu HS không hiểu bài. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc về người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “biết” và “hiểu”). Còn nhiệm vụ của HS làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy. Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được GV chuẩn bị trước cùng thông tin do HS tự tìm kiếm), nhiệm vụ của HS là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Khi ở lớp, các em được GV tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Hình 2: Thang tư duy Bloom Lợi thế của mô hình lớp học đảo ngược rất rõ ràng. Song, mô hình đó cũng có một số hạn chế nhất định như: GV phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài giảng; GV phải có trình độ về công nghệ thông tin. Nếu HS không học bài trước khi đến lớp thì khả năng áp dụng lớp học đảo ngược sẽ không thành công. Bên cạnh đó, không phải bài học nào cũng có thể vận dụng mô hình lớp học đảo ngược. Các yếu 6
  7. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ tố kỹ thuật phục vụ dạy học (Internet, điện…) không ổn định cũng là rào cản không nhỏ trong việc học tập của HS. Mô hình “Lớp học đảo ngược” không phải có thể vận dụng cho tất cả nội dung dạy học, vì vậy giáo viên cần phải có sự chọn lọc khi sử dụng mô hình này. Mặc dù vậy, so với lớp học thuyền thống mà ở đó HS đến trường ngồi nghe thầy cô giảng bài thụ động, sau đó về nhà làm bài tập một cách máy móc thì lớp học đảo ngược giữ ưu thế hơn hẳn. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng lớp học đảo ngược là một sự lựa chọn đúng đắn. 5. Qui trình thiết kế các hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Bước 1: Trước giờ lên lớp GV gửi cho học sinh nguồn học liệu cần thiết để HS tự nghiên cứu, thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập, sản phẩm nhóm trước khi lên lớp. Kịch bản và giáo án của giáo viên gồm 2 phần chính: bài giảng, học liệu và các tình huống giáo viên tương tác với học sinh ở lớp. Giữa nội dung bài giảng cho học sinh ở nhà với nội dung thảo luận trên lớp phải đảm bảo kết cấu hợp lý. Học sinh: Tự học, tự nghiên cứu bài giảng, học liệu của giáo viên và chuẩn bị phần trình bày trên lớp. Việc học tập bị đảo ngược là nhằm hướng vào người học, thay vì giáo viên điều khiển học sinh, giờ đây học sinh chủ động nghiên cứu các bài giảng, học liệu để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung Bước 2: Trong giờ học trên lớp Giáo viên trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá học sinh tại lớp. Giáo viên chủ yếu sữa các lỗi sai, tìm hiểu các kiến thức học sinh chưa hiểu, tìm ra những cách thức làm bài tập hay nhất, tối ưu nhất cho học sinh. Do cá nhân hóa người học nên việc dạy của giáo viên ở các lớp khác nhau thì tình huống cũng như cách xử lý sư phạm sẽ khác nhau. Học sinh được phát triển các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin… Công việc trên lớp của giáo viên và học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh đào sâu kiến thức, học sinh thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và tư duy. Bước 3: Sau giờ học trên lớp Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện giáo viên sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của học sinh qua mạng. Học sinh: Kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm. 7
  8. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ 6. Cấu trúc bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược Cấu trúc chung như sau: - Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS (15 phút) - Giải đáp các thắc mắc và hợp thức hóa kiến thức mới (15 phút) - HS giải bài tập vận dụng theo nhóm (10 phút) - Giao phiếu hướng dẫn tự học cho bài hôm sau (5 phút) II. Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược ở một số trường trung học cơ sở hiện nay. 1. Về cơ sở vật chất của nhà trường: Các trường học bước đầu đã trang bị các thiết bị kỹ thuật dạy học như máy tính, máy chiếu, phòng thực hành Hóa học. Các thiết bị kỹ thuật kể trên có khả năng phục vụ hữu ích cho việc thực hiện hiệu quả dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. 2. Về giáo viên: Khi tham gia các tiết dự giờ của giáo viên môn Hóa học tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh, tôi nhận thấy rằng, phương pháp dạy học tích cực được một số thầy cô sử dụng phổ biến hiện nay là: - Phương pháp dùng lời kết hợp phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, kết hợp với tổ chức hoạt động và thảo luận theo nhóm). - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã sử dụng nhiều hơn các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thay cho phương pháp truyền thống. Ví dụ: thực hành, thảo luận, trực quan, trò chơi… và một số kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép… Tuy nhiên, mô hình lớp học đảo ngược - một mô hình học tập mà đảo ngược hoàn toàn mô hình lớp học truyền thống còn là một mô hình dạy học xa lạ với nhiều giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo kiểu truyền thống, chậm đổi mới hoặc còn băn khoăn về những khó khăn khi áp dụng theo phương pháp dạy học tích cực. Đối với những tiết học mà giáo viên chỉ áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại; nếu giáo viên có đặt câu hỏi thì câu hỏi khá dễ để học sinh trả lời, học sinh ít phải suy nghĩ, tổng hợp kiến thức; học sinh học tập một cách rất thụ động. Giáo viên chưa chú trọng việc hướng dẫn học sinh đọc tài liệu, cách ghi chép, tự kiểm tra đánh giá còn hạn chế. Giáo viên thường sử dụng thời gian 35-40 phút trong một tiết học để truyền đạt kiến thức mới cho học sinh, thời gian còn lại thường là hoạt động hướng dẫn học sinh làm bài tập, mở rộng kiến thức thực tế chiếm rất ít thời gian (khoảng 10-20%) trong tổng thời gian của một tiết học. Như vậy, phần lớn giáo viên dạy theo mô hình lớp học truyền thống, chưa thực sự biết đến mô hình lớp học đảo ngược. 8
  9. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Hầu hết giáo viên đều luôn cố gắng để bài dạy của mình truyền đạt đến học sinh là tốt nhất, nhưng mới dừng lại ở mức nhận thức là Biết và Hiểu, ở mức nhận thức cao hơn là Vận dụng hầu như chưa đạt được. Trong khi đó, môn học Hóa học là một môn học ứng dụng, việc mở rộng kiến thức thực tế, phát triển kiến thức là vô cùng cần thiết. Thời lượng dành cho các tiết thực hành và bài tập trong phân phối chương trình ít nên giáo viên thường cô đọng nội dung trong các tiết lý thuyết để có dư thời gian củng cố và hướng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế, đó cũng là tác nhân làm học sinh không cảm nhận được tầm quan trọng của môn hóa học, không hứng thú với môn học. Nhiều giáo viên đã biết cách khai thác các tài liệu tham khảo để làm phong phú, sinh động và hấp dẫn học sinh học tập nhưng nguồn tài liệu trên Internet hầu như chưa được thẩm định nên phải có trình độ cao thực sự thì giáo viên mới chọn lọc và sử dụng tốt được. 3. Về học sinh: Do môn Hóa học ở cấp trung học cơ sở được học từ lớp 8, các em đã có nền tảng kiến thức về khoa học tự nhiên nên phần lớn học sinh chủ động chú ý nghe giảng, học tập nghiêm túc. Nhưng trong giờ học, học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép theo lời giảng của thầy cô giáo, xem sách giáo khoa. Về nhà, học sinh chỉ cố gắng làm bài tập mà thầy cô giao cho. HS ít được hoạt động, ít động não, không chủ động và tích cực lĩnh hội kiến thức. HS còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn. Để tìm hiểu tính tích cực trong học tập của học sinh đối với môn Hóa học tôi đã tiến hành khảo sát 196 học sinh khối 9 Trường THCS Cửa Nam, năm học 2021- 2022 với các nội dung sau: a. Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh Câu hỏi: Trước khi lên lớp, em chuẩn bị bài như thế nào? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Không chuẩn bị gì. 50 2 Đọc lại bài cũ và xem qua bài mới. 20 3 Học bài cũ và nghiên cứu bài mới cẩn thận. 5 4. Chỉ chuẩn bị bài khi được giáo viên giao. 25 9
  10. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Số liệu cho thấy, nhiều HS chưa có ý thức chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp và chưa nhận rõ tầm quan trọng của tự học. Câu hỏi: Em học môn Hóa học như thế nào? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: Thứ tự Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Hứng thú, yêu thích khi học môn học. 22,3 2 Học thụ động. 37,4 3 Hiểu bài lơ mơ, chưa thực sự hứng thú khi học. 40,3 Có tới 37, 4 % học sinh học thụ động (tức là chỉ học theo những gì được giáo viên truyền đạt), và 40,3% học sinh hiểu bài lơ mơ, chưa thực sự hứng thú. Điều này xuất phát từ đâu? Và làm thế nào để phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi học môn Hóa học? Câu hỏi: Khi gặp một phần kiến thức khó hiểu hay có thắc mắc muốn giáo viên giải đáp, em thường làm gì? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: Thứ tự Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Bỏ qua, không đặt câu hỏi nhờ giáo viên giải đáp. 21 2 Tâm lí ngần ngại, không hỏi giáo viên. 51,6 3 Mạnh dạn hỏi giáo viên, đến khi hiểu rõ vấn đề. 27,4 Số liệu cho thấy, tới 51,6% học sinh có tâm lí ngần ngại, không hỏi giáo viên giải đáp phần kiến thức chưa hiểu. Điều này làm cản trở việc học tập môn Hóa học của học sinh. Nếu điều này liên tục diễn ra đối với đa phần học sinh sẽ gây bất lợi lớn đối với việc dạy và học môn Hóa học. Do vậy, giáo viên cần tìm hiểu phong cách của người học, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của người học, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh phát huy những mặt mạnh và cải thiện mặt yếu. b. Thực trạng hoạt động tự học của HS Câu hỏi: Ý kiến cá nhân về phương pháp học hóa học hiệu quả? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: 10
  11. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Thứ tự Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Chỉ học trên lớp là đủ 28,5 2 Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngoài SGK. 35 3 Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu tham khảo, có 36,5 GV hướng dẫn Số liệu cho thấy, nhiều HS đã có ý thức phải tự học và nhận rõ tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên, các em chưa biết cách tự học như thế nào là hiệu quả. GV cần có các biện pháp định hướng, hướng dẫn cho HS, rèn luyện cho các em các năng lực tự học cần thiết. Câu hỏi: Em tự đánh giá như thế nào về kĩ năng tự học của bản thân? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: Mức độ TT Kĩ năng Tốt Khá Chưa tốt 1 Kĩ năng nghe giảng và ghi chép 46 50 100 2 Kĩ năng hoạt động nhóm 60 40 96 3 Kĩ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp 40 53 103 4 Sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và GV 38 33 125 5 Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập 12 16 168 6 Kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương 10 12 174 tiện công nghệ thông tin & truyền thông Từ ý kiến khảo sát được, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng tự học, đặc biệt 88,7% HS chưa có kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 86% HS cho rằng mình chưa có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chỉ có 48% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi chép nhưng ở mức độ chưa cao. 4. Nhận xét Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút được một số kết luận sau: - Tâm lí của đa số học sinh còn ngại ngần khi phát biểu ý kiến của mình ở trên lớp, khi gặp những vấn đề khó thì ngại giao tiếp với giáo viên để được giải đáp các thắc mắc. 11
  12. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ - Đa số học sinh đều có máy tính tại nhà nhưng phần lớn sử dụng để chơi game, nghe nhạc, xem phim, tán gẫu với bạn bè. Cũng có em tìm kiếm các tài liệu tham khảo, học trực tuyến nhưng chưa nhiều. Nguyên nhân một phần là vì các em chưa được định hướng, chỉ dẫn cách khai thác tài nguyên có ích trên mạng. Muốn vận dụng mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi giáo viên tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm, chuyên môn, kiến thức thực tế và thành thạo công nghệ thông tin. Giáo viên cần nhiều thời gian và trí tuệ, năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp bài dạy. III. VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VÀO DẠY HỌC PHẦN “TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” (Hóa học 9) 1. Mục tiêu của bài học: a. Kiến thức: Biết được: - Tính chất vật lí của kim loại. - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. b. Kỹ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối. c. Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. d. Năng lực: Các năng lực chính hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng CNTT và truyền thông; năng lực hợp tác; - Năng lực đặc thù: Năng lực thực hành hóa học; năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Ghi bài giảng cho học sinh bằng phần mềm camtasia 9, bài giảng cần gửi cho học sinh trước 1 tuần để nghiên cứu. Đưa bài giảng lên hệ thống quản lý học tập chung của lớp, dặn dò các em tham gia nhóm lớp ở facebook để nhận nhiệm vụ (cụ thể nhóm “9C Sky”). 12
  13. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ - Chia lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 8-9 em, phổ biến cách hoạt động nhóm. Các thành viên trong nhóm trước hết sẽ tự nghiên cứu, sau đó mới trao đổi nhau qua messenger, sau đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến để trình bày trước lớp. Các nhóm có thể liên lạc với nhau để cùng tập trung trao đổi trực tiếp khi chưa thống nhất quan điểm. - Chuẩn bị phiếu hướng dẫn tự học ở nhà của bài học theo mô hình lớp học đảo ngược đăng vào nhóm lớp; bài giảng powerpoint để trình chiếu. - Chuẩn bị các thí nghiệm. - Laptop, máy chiếu, màn chiếu. - Giáo viên cung cấp nguồn tư liệu bổ sung cho học sinh: + Video hoạt hình về tính dẫn điện của kim loại. (Video 1) + Video thí nghiệm sắt tác dụng với oxi: (video 2) https://www.youtube.com/watch?v=xX7dGBnbTPc&t=47s + Video thí nghiệm natri cháy trong khí clo: (video 3) https://www.youtube.com/watch?v=SFnZzUfFW8o + Video thí nghiệm Zn tác dụng dd HCl; Fe tác dụng dd H2SO4 loãng; Al tác dụng dd H2SO4 loãng (video 4,5,6) https://www.youtube.com/watch?v=XAkd2PCmlxE https://www.youtube.com/watch?v=rZnxZpIOc3E https://www.youtube.com/watch?v=7ZIYY_u6nH0 + Video thí nghiệm Cu tác dụng dd AgNO3 (video 7) https://www.youtube.com/watch?v=VcJOlkGmWAM + Video thí nghiệm Na tác dụng nước, video thí nghiệm so sánh khả năng hoạt động của Na và Fe (video 8,9) https://www.youtube.com/watch?v=aKB35m1_AvU https://www.youtube.com/watch?v=7LA-t7axhjw - Giáo viên cung cấp phiếu hướng dẫn tự học: Nội dung 1: Tính chất vật lí của kim loại Phiếu học tâp 1: Trả lời các câu hỏi sau. Câu 1: 1.Thực hiện thí nghiệm sau: Dùng tay bẻ đoạn dây nhôm hoặc dây đồng, một đoạn ruột bút chì. Nêu hiện tượng và giải thích? 13
  14. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ 2. Tính dẻo của các kim loại khác nhau như thế nào? 3. Ứng dụng tính dẻo của kim loại dùng sản xuất vật gì? Câu 2: 1. Vì sao người ta dùng đồng làm ruột dây dẫn điện? Ngoài đồng, còn kim loại nào có thể dẫn được điện nữa không? 2. Tính dẫn điện của các kim loại khác nhau như thế nào? 3. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là kim loại gì? 4. Ứng dụng tính dẫn điện của kim loại dùng sản xuất vật gì? Câu 3: 1. Các vật dụng như xoong, nồi, ấm… được tạo nên từ chất gì? Tạo sao chúng có thể nấu chín được thức ăn, nước uống? 2.Tính dẫn nhiệt của các kim loại khác nhau như thế nào? 3. Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt nhất là kim loại gì? 4. Ứng dụng tính dẫn nhiệt của kim loại dùng sản xuất vật gì? Câu 4: 1. Khi quan sát các loại trang sức như vàng, bạc hoặc các vật dụng được tạo nên từ kim loại, em thấy có điểm gì khác so với những vật dụng được tạo nên từ các chất khác? 2. Tính ánh kim của các kim loại khác nhau như thế nào? 3. Kim loại có ánh kim tốt nhất là kim loại gì? 4. Ứng dụng ánh kim của kim loại dùng để làm gì? Nội dung 2: Tính chất hóa học của kim loại Phiếu học tâp 2: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với phi kim Xem video thí nghiệm đốt sắt trong bình khí oxi và đốt natri trong bình khí clo, trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu hiện tượng thí nghiệm quan sát được? 2. Viết PTHH xảy ra? 3. Điền vào chỗ chấm: - Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với.............ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành ............ Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với.............tạo thành… 14
  15. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phiếu học tâp 3: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch axit. Xem video thí nghiệm của một số kim loại với dd HCl, dd H2SO4 loãng: Em có kết luận gì khi cho kim loại tác dụng với dd HCl, dd H2SO4 loãng? Viết các phương trình phản ứng? Phiếu học tâp 4: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch muối. Xem video thí nghiệm Cu với dd AgNO3 (hs đã làm ở bài muối) và trả lời câu hỏi: - Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng? - Đồng đẩy được bạc ra khỏi muối. Vậy đồng hoạt động hóa học mạnh hay yếu hơn bạc? - Từ thí nghiệm trên em có kết luận gì khi cho kim loại tác dụng với dung dịch muối? Phiếu học tâp 5: Tìm hiểu phản ứng của kim loại với nước. Xem video thí nghiệm Na tác dụng với nước và Fe tác dụng với nước, trả lời câu hỏi: Nêu hiện tượng và viết PTHH. Rút ra kết luận về khả năng phản ứng của Na, Fe với nước? So sánh độ hoạt động hóa học của Na với Fe. Nội dung 3: Dãy hoạt động hóa học của kim loại Phiếu học tâp 6: Học sinh xem các video so sánh khả năng hoạt động của các kim loại Fe, Cu, Na. Điền kết quả vào phiếu học tập: Sắp xếp Hiện tượng- Cách tiến hành mức độ PTHH hoạt động Ống 1: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 TN 1 Ống 2: Cho dây đồng vào dung dịch FeSO4 Ống 1: Cho dây đồng vào dung dịch AgNO3 TN2 Cho dây bạc vào dung dịch CuSO4 Ống 1: Cho đinh sắt vào dung dịch HCl TN 3 Ống 2: Cho dây đồng vào dung dịch HCl TN 4 Cốc 1: Cho mẩu kim loại Natri vào nước có nhỏ dung dịch phenolphtalein Cốc 2: Cho đinh sắt vào nước có nhỏ dung dịch phenolphtalein 15
  16. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phiếu học tâp 7: Trả lời các câu hỏi 1. Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hoá học? 2. Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? 3. Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dung dịch axit giải phóng khí hiđro? 4. Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại khác ra khỏi dung dịch muối? b. Học sinh - Tự học với sgk, video quay bài giảng E-learning, video thí nghiệm (GV đã đưa vào nhóm lớp) ở nhà trước khi đến lớp. - Đọc và làm theo hướng dẫn trong phiếu hướng dẫn tự học đã gửi lên padlet theo đường link https://padlet.com/lethihaiduyen2020/8764ck7ij6ilu6hk - Các nhóm học sinh trao đổi nhau qua messenger, sau đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến để hoàn thành phiếu hướng dẫn tự học ở nhà và nộp cho giáo viên vào đầu tiết học. Sau khi tổng hợp, nhóm trưởng thông qua messenger đăng phần hoàn thành phiếu tự học của nhóm mình để cả nhóm cùng biết. Mục đích của giáo viên là để cho các thành viên trong nhóm đều nâng cao tinh thần tự học, không ỷ lại cho nhóm trưởng, phần trình bày sản phẩm của nhóm mình là 1 thành viên bất kỳ do giáo viên chỉ định. - Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ học tập của nhóm. 3. Tiến trình dạy học Bước 1: Trước giờ lên lớp Nội Hoạt động của GV Hoạt động dung của HS - Đăng video nội dung bài học: “Tính chất vật lí của kim - Vào nhóm loại” lên nhóm lớp “9C Sky” lớp xem video I- bài giảng TÍNH CHẤT VẬT LÍ 16
  17. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ - Giao phiếu học tập số 1 cho HS để các em trả lới sau khi xem video nội dung bài học theo đường link: https://padlet.com/lethihaiduyen2020/8764ck7ij6ilu6hk - Cập nhật phiếu học tập số 1 và trả lời, nộp bài lên padlet. - Đăng video nội dung bài học: Tính chất hóa học của kim - Vào nhóm loại lên nhóm lớp “9C Sky”; cung cấp đường link các lớp xem video video thí nghiệm. bài giảng; xem các video thí nghiệm. II. - Xem các video thí nghiệm theo các đường link: TÍNHhttps://www.youtube.com/watch?v=xX7dGBnbTPc&t= CHẤT 47s HÓA + Video thí nghiệm natri cháy trong khí clo: (video 3) HỌC https://www.youtube.com/watch?v=SFnZzUfFW8o + Video thí nghiệm Zn tác dụng dd HCl; Fe tác dụng dd H2SO4 loãng; Al tác dụng dd H2SO4 loãng (video 4,5,6) https://www.youtube.com/watch?v=XAkd2PCmlxE https://www.youtube.com/watch?v=rZnxZpIOc3E https://www.youtube.com/watch?v=7ZIYY_u6nH0 + Video thí nghiệm Cu tác dụng dd AgNO3 https://www.youtube.com/watch?v=VcJOlkGmWAM 17
  18. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ + Video thí nghiệm Na tác dụng nước, video thí nghiệm so sánh khả năng hoạt động của Na và Fe https://www.youtube.com/watch?v=aKB35m1_AvU https://www.youtube.com/watch?v=7LA-t7axhjw - Giao phiếu học tập số 2,3,4,5 cho HS để các em trả lới sau khi xem video nội dung bài học theo đường link padlet: https://padlet.com/lethihaiduyen2020/8764ck7ij6ilu6hk Cập nhật phiếu học tập số 2,3,4,5 và trả lời, nộp bài lên padlet. - Đăng video nội dung bài học: Dãy hoạt động hóa học Xem video bài của kim loại lên nhóm lớp “9C Sky”; cung cấp đường link giảng. các video thí nghiệm. III. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI - Cập nhật - Giao phiếu học tập số 6, 7 theo link phiếu học tập https://padlet.com/lethihaiduyen2020/8764ck7ij6il số 6,7 và trả u6hk lời, nộp bài lên padlet 18
  19. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Bước 2: Trong giờ lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ I - TÍNH CHẤT VẬT - GV chiếu lên màn chiếu kết quả LÍ tự học tại nhà của HS. - HS chú ý theo dõi, - Kim loại có tính dẻo, ghi chép những ý dẫn điện, dẫn nhiệt, có chính quan trọng ánh kim. của bài. - Kim loại khác nhau có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. - Các nhóm HS báo cáo kết quả tự học của mình: Nhóm 2: Tính dẫn điện Nhóm 3: Tính dẫn nhiệt Nhóm 4: Có ánh kim - HS đặt các câu hỏi chưa hiểu liên quan - GV nhận xét, đánh giá kết quả tự đến kiến thức bài học tại nhà của HS học để GV giải đáp. - GV ghi nhận lại những câu hỏi HS chưa trả lời đầy đủ, trả lời sai hoặc những câu hỏi mà HS còn vướng mắc. 19
  20. "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ - GV cho HS tự tóm tắt theo sơ đồ tư duy tùy theo sáng tạo của mình. - GV giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của HS. - GV mở rộng thêm kiến thức về bài học (nếu cần) cho HS: HS : Ngoài ra kim loại còn có khối + Đọc mục em có biết, trả lời câu lượng riêng, nhiệt hỏi: “ Ngoài những tính chất trên độ nóng chảy, độ ra, kim loại còn có tính chất vật lí cứng. nào khác ” II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá việc tự học ở nhà. - GV chiếu lên màn chiếu kết quả tự học tại nhà của HS về tính chất hóa học. - HS chú ý theo dõi, - GV nhận xét, đánh giá kết quả tự ghi chép những ý học tại nhà của HS. chính quan trọng của bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học kim loại - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu HS tiền hành thí cầu HS giải quyết các vấn đề sau: nghiệm, thảo luận II. TÍNH CHẤT HÓA nhóm để rút ra kết HỌC a. Tiến hành các thí nghiệm: luận về tính chất 1. Phản ứng của kim - Đốt sắt trong bình khí oxi; hóa học của kim loại với phi kim - Thí nghiệm cho Fe, Cu tác dụng loại. PTHH: với dd HCl; 3Fe+ 2O2 ⎯t Fe3O4 ⎯→ 0 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2