intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các giải pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Các giải pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường học" nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện và đây cũng là vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các giải pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường học

  1. 1/18 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Cơ sở lí luận Trong quá trình giáo dục học sinh, bên cạnh việc học tập trên lớp thì cần phải có thêm hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp cho các em vui chơi thoải mái hơn, học tập tốt hơn, đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đạt được điều đó thì không thể không kể đến hoạt động của thư viện, Thư viện trường học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng từ rất lâu đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong quá trình bảo tồn, xây dựng và phát triển về mọi lĩnh vực của đất nước. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác Thư viện trường học, ngày 11/1/2001 Chủ tịch nước đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện, ngày 02/01/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 01 về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Người phụ trách thư viện phải làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách bào, tài liệu thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện đọc ngay từ thời ấu thơ Thư viện là không gian học tập chung của nhà trường, là nơi giúp cho giáo viên và học sinh học tập, bổ sung và cập nhật kiến thức, là trung tâm của các hoạt động kết nối và làm việc nhóm của học sinh; nơi diễn ra các hoạt động sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của học trò, nhằm xây dựng và phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ và sáng tạo cho người học, hình thành và nuôi dưỡng các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm cho học sinh. Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như V.Na Xốp đã nói: “Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ”. M.Gorki cũng nói rằng: “Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Vì vậy, từ rất lâu Thư viện đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trường học. Nhận thức được tầm quan trọng của sách, báo trong nhà trường, cũng như nhu cầu sử dụng sách báo của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên ngày càng trau dồi, mở rộng nâng cao kiến thức của mình cho nên phải nâng cao nghiệp vụ Thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và học sinh đối với sách, báo và thông tin khoa học “Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu và đọc sách là một hoạt động chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống của lứa tuổi học sinh”.
  2. 2/18 1.2. Cơ sở thực tiễn Là người phụ trách công tác thư viện qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực này, tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để các em yêu việc đọc sách, nghĩa là các em say mê thích thú tìm hiểu và khám phá ra những điều hay ở sách báo. Vì thế việc tổ chức hướng dẫn tốt việc đọc sách để rèn luyện tính cách, nhân phẩm, tình cảm, kỹ năng giao tiếp, phương pháp học tập, hiểu được nhiều hơn về lịch sử dân tộc. Thông qua hoạt động thư viện nhằm hình thành cho các em năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách. Từ những suy nghĩ trên, đứng trước nhu cầu đổi mới giáo dục, xây dựng thư viện trường học ngày càng trở nên gần gũi với học sinh để đào tạo ra con người toàn diện ở nhà trường. Tôi thấy cần đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động của thư viện và các biện pháp để giúp các em học sinh có khả năng cảm thụ những giá trị văn hóa thẩm mỹ được phản ánh trong sách báo. Trong nhiều năm qua, thư viện trường THCS nói riêng đã luôn đổi mới công tác giới thiệu sách báo phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muôn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Các giải pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường học”. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện và đây cũng là vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công. 1.3. Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu Phạm vi: Đây là đề tài nghiên cứu hoạt động về nhận thức lý luận bên cạnh thực tiễn. Đề tài có phạm vi giới hạn trong không gian cơ sở của trường THCS, khả năng tác dụng trong nhiều năm. Đối tượng: Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong trường THCS. Chủ yếu là hướng đến cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh. Thời gian thực hiện đề tài từ năm học 2017 – 2018 đến nay tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi những cái mới lạ trong hoạt động thư viện, đặc biệt là tuyên truyền giới thiệu sách. Kết quả tôi thu được rất khả quan, cán bộ thư viện cũng như tổ công tác thư viện luôn đổi mới cách thức tuyên truyền giới thiệu sách, học sinh rất hưởng ứng các bài giới thiệu sách, hoạt động trưng bày triển lãm cũng như các hoạt động mà thư viện phát động, có hứng thú đến thư viện nhiều hơn. 1.4. Tình trạng trước khi thực hiện đề tài 1.4.1. Thuận lợi Thư viện là nơi mà các bạn đọc có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau thông qua các buổi giao lưu, tọa đàm, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách...
  3. 3/18 Cán bộ thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hành thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham muốn đến thư viện. Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Tích cực tham mưu các nhà hão tâm hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc. Đội ngũ CB-GV-NV số lượng tương đối đầy đủ, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn tốt; có tâm huyết với nghề nghiệp ý thức ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng hiểu biết. Số đầu sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo đảm bảo cho giáo viên và học sinh mượn. 1.4.2. Khó khăn Do trường dạy 2 buổi nên thời gian đọc sách của giáo viên và học sinh ngay tại thư viện không nhiều, chủ yếu vào giờ ra chơi và mượn về nhà đọc. Một số giáo viên và học sinh trả sách không đúng quy định, khó khăn cho cán bộ thư viện trong việc kiểm kê sách. Phòng đọc hạn chế không thể phục vụ được một lần nhiều học sinh nên thư viện phải có lịch đọc từng khối lớp cụ thể. Tầm hiểu biết của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa định hướng việc đọc sách gì phù hợp với mình, chưa coi thư viện là kho tàng tri thức của nhân loại mà chỉ coi thư viện là nơi giải trí đơn thuần đến thư viện chỉ để chơi đùa. Sách tham khảo còn ít, hạn chế về nội dung, chưa thỏa mãn được nhu cầu của người đọc. Còn một số phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến việc học tập của con em mình cũng như chưa thấu hiểu được nhu cầu đọc sách của các em. Những tiêu cực của xã hội văn hóa phẩm độc hại, dịch vụ điện tử, dịch vụ Internet đã tác động rất lớn đến một bộ phận học sinh. Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện. 1.4.3. Số liệu điều tra được trước khi thực hiện đề tài Tôi nhận thấy rằng, Thư viện trường học có tác động rất lớn trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Đồng thời sách được xem là phương tiện thông tin tối ưu nhất dù ở thời đại nào? Trong nhiều trường THCS cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn chưa chủ
  4. 4/18 động trong việc tìm tòi tài liệu nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân và đồng nghiệp. Ngoài ra, học sinh cũng còn bị động trong việc tiếp thu kiến thức,chưa chủ động đến thư viện nghiên cứu tài liệu để tự học và chiếm lĩnh tri thức. Để tìm hiểu nhu cầu của bạn đọc thư viện nhà trường đã tiến hành gửi phiếu thăm dò bạn đọc với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút bạn đọc đến thư viện trường học. (Mẫu phiếu khảo sát xem phần phụ lục kèm theo) Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài Câu 1: Mục đích bạn đọc đến thư viện trường là? Để học tập 36% Để nghiên cứu khoa học 7% Để giải trí 28% Ý kiến khác 19% Câu 2: Lý do bạn đọc đến thư viện trường là? Tài liệu phong phú, phù hợp với chương trình học 27% Không gian học tập thuận lợi 24% Tài liệu bạn đọc cần không có ở nơi khác 14% Tiết kiệm tiền mua sách, tiền lên mạng tra cứu 30% Ý kiến khác 5% Câu 3: Bạn thường mượn, đọc, nghe những thể loại sách nào? Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo về các môn học 28% Sách khoa học thường thức, từ điển bách khoa 13% Sách truyện thiếu nhi 33% Sách kĩ năng, văn học, lịch sử 15% Các loại sách khác 11% Câu 4: Hàng ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách, nghe đọc sách? Trên 1 giờ 16% Trên 30 phút 14% Dưới 30 phút 70% Câu 5: Bạn thích nghe giới thiệu sách bằng hình thức nào? Giới thiệu sách bằng miệng (không sử dụng hình ảnh) 25% Giới thiệu sách trực quan (sử dụng hình ảnh, câu hỏi vui) 28% Giới thiệu sách bằng hình thức sân khấu hóa 26% Khác: Vẽ tranh theo sách, viết bài cảm nhận…. 21% Câu 6: Sau khi nghe giới thiệu về một cuốn sách bạn sẽ làm gì? Đến thư viện trường mượn đọc 47% Đến hiệu sách mua 16% Khác 37% Câu 7: Bạn sử dụng thư viện như thế nào? Đến hàng ngày 25% Đến 1 lần/tuần 25%
  5. 5/18 Đến 1 lần/tháng 16% Không đến 34% Câu 8: Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện với bạn ra sao? Chu đáo, nhiệt tình giúp đỡ 85% Bình thường 15% Hay cáu kỉnh, khó chịu 0% II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động thư viện. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện ngay từ đầu năm học để tham mưu với ban giám hiệu và hội cha mẹ học sinh huy động nguồn kinh phí từ ngân sách và hội phụ huynh học sinh, bổ sung đầu sách kịp thời đáp ứng nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Nhiệm vụ của Thư viện là: Tổ chức hướng dẫn tốt cho học sinh đọc sách và đồng thời cung cấp cho học sinh tất cả những loại sách báo có trong thư viện trường, giúp cho các em có thói quen đọc sách, làm việc có khoa học, góp phần giúp các em hình thành thói quen học và làm theo sách. Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão, những mặt tiêu cực của lối sống mới đã làm ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của các em học sinh, làm cho tinh thần học tập của các em ngày càng sa sút. Nhiều em học sinh không có ý thức trong học tập, không có ước mơ, không có mục đích học tập. Lên kế hoạch hoạt động thư viện năm, tháng cụ thể và có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của trường. Trao đổi với đồng nghiệp để cùng tiến hành tìm hiểu và nắm bắt tình hình về nhu cầu đọc sách của học sinh. Tham mưu với ban giám hiệu để thành lập tổ thư viện tại trường gồm có Đại diện BGH, thủ thư, học sinh, giáo viên, phụ huynh. Thành lập tổ mạng lưới này nhằm để các em trong tổ mạng lưới phục vụ bạn đọc, sắp xếp lại sách báo sau khi học sinh mượn trả. Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh học sinh định hướng cho học sinh đọc sách, tham gia vận động xã hội hóa cho thư viện. Tiếp theo là tiến hành tổ chức kho sách theo đúng chuyên môn nghiệp vụ của ngành đã quy định. Phân chia các loại sách theo tính chất như tủ sách Bác Hồ - Danh nhân, tủ sách Đạo đức – Pháp luật, sách kĩ năng sống, sách truyện thiếu nhi, sách song ngữ, tủ giới thiệu sách mới nhập… nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho tất cả bạn đọc khi vào thư viện sử dụng sách báo thuận lợi nhất và đạt kết quả tốt nhất trong tổ chức kho sách của thư viện.
  6. 6/18 2.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo của thư viện 2.2.1. Xây dựng tiêu chí mỗi ngày một cuốn sách. Hàng năm, thư viện nhà trường phát động các phong trào, hoạt động thiết thực nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn như: “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”, tổ chức “Ngày hội đọc sách”, “Tuần lễ học tập suốt đời” với nhiều chủ đề khác nhau, trưng bày triển lãm sách nghệ thuật, giới thiệu sách mới nhập vào thư viện trên bảng tin thư viện, dưới cờ, trưng bày trong thư viện hoặc ngoài trời.... đã thu hút nhiều cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. Hình 1: Trưng bày, triển lãm sách Ngoài ra, cán bộ thư viện còn vận động những học sinh ở nhà có sách mang cho thư viện mượn để các bạn khác cùng được đọc và tìm hiểu cuồn sách đó hàng tuần, tuyên dương những học sinh tích cực trong các phong trào, hoạt động của thư viện. Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những phút giải lai cuối tiết như buổi học thể dục, học tin, học phụ đạo hay các em đi lao động, tập huấn Đội... Trong những lần đọc sách như thế này cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy. Mặc dù còn khó khăn nhưng thư viện trường đã cố gắng duy trì, củng cố và đầu tư xây dựng thư viện trường học theo hướng chuẩn hoá, đặc biệt chú ý đến
  7. 7/18 việc tổ chức các hoạt động phong phú, hiệu quả nhằm thu hút ngày càng nhiều giáo viên và học sinh đến sử dụng thư viện. 2.2.2. Giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tuần, tháng Hàng tháng thường xuyên tổ chức giới thiệu sách dưới cờ, trên bảng giới thiệu sách của thư viện theo chủ điểm của mỗi tháng nhằm tuyên truyền cho bạn đọc các ngày lễ trong tháng, các hoạt động điển hình. Tổ chức tuyên truyền nhằm tập trung bạn đọc đến thư viện. Việc lựa chọn những cuốn sách phù hợp với chủ đề, chủ điểm của tháng đòi hỏi cán bộ thư viện phải tư duy, nghiên cứu lựa chọn sách báo để giới thiệu, vừa đáp ứng được theo chủ điểm, vừa hướng tới thu hút bạn đọc đến thư viện trường học ngày một đông. Ví dụ: Giới thiệu sách mới bổ sung vào thư viện với những thể loại phong phú về điều kì lạ của trái đất, lịch sử đất nước, các cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của nhân dân ta, các tác phẩm văn học, truyện thiếu nhi….được tất cả các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Ví dụ: Chủ điểm ngày 20/11 nhằm tuyên truyền giáo dục cho học sinh biết ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Giới thiệu cho các em đọc một số cuốn sách viết về thầy cô có trong thư viện. Hoặc chủ điểm về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, đây là ngày để cả thế giới vinh danh, tôn vinh vẻ đẹp của một nửa thế giới bằng những lời chúc mừng, những món quà, những đóa hoa tươi thắm nhất. Để cả xã hội quan tâm, dành những tình cảm thân thương, đặc biệt nhất bù đắp những thiệt thòi, vất vả, sự hy sinh của người phụ nữ trong cuộc sống. Phối hợp với đoàn đội cho các em thi tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam qua tất cả các thời kì lịch sử nhân ngày 20/10, với những câu hỏi gọn nhẹ, đơn giản ở trong sách báo giúp các em hào hứng trả lời câu hỏi một cách chính xác, đầy đủ và có phát thưởng. Dưới đây là một bài giới thiệu sách: “Tôi muốn viết những vần thơ về mẹ Để đọc lên cho nước mắt trào rơi Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.” Vâng! một tiếng gọi Mẹ thiêng liêng mà tất cả chúng ta biết đến trong cuộc đời, từ tấm bé cho đến lúc chúng ta thành cha, thành mẹ, thành ông, thành bà. Trong cuộc đời này có ai không lớn lên trong vòng tay mẹ, được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không chìm vào giấc mơ, gió mát tay mẹ quạt mỗi
  8. 8/18 trưa hè oi ả và cuộc đời này có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt cuộc đời này vì con như mẹ. Hạnh phúc thay cho người nào được thượng đế ban tặng cho người mẹ hiền, thật vậy hạnh phúc của con trong cuộc đời này là có mẹ. Để nói về mẹ, có lẽ dùng bao nhiêu mỹ từ cũng không thể nào nói hết. Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ dành cho những người con thân yêu, cả cuộc đời con chẳng thể nào quên. Thế nhưng để đứng trước mặt mẹ và nói rằng “con yêu mẹ” lại là điều không phải người con nào cũng có thể làm được. ….. Hoà chung không khí ngày 8/3 tôi muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách “Truyện cổ tích về Mẹ” của tác giả Sergey Sedov do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2014. Cuốn sách đoạt giải thưởng Sách đẹp của Hội đồng sách quốc gia Nga dành cho những người con yêu mẹ và những người mẹ yêu con. Tác giả là một nhà văn viết truyện cổ tích hiện đại tuyệt vời nhất nước Nga. Những câu chuyện của ông rất ngắn và súc tích nên rất hợp với cuộc sống hiện giờ. Ông đã mang đến những câu chuyện của ông sự hóm hỉnh, ấm áp, sâu sắc, tràn đầy lòng tin vào lòng tốt và tình yêu thương. Cuốn sách gồm 20 câu chuyện muôn màu muôn vẻ về các mẹ, có mẹ tốt ở điểm này, có mẹ mạnh ở mặt kia… và họ có một điều chung là tình yêu vô hạn dành cho con, răn dạy chúng, cứu chúng khi chúng gặp nguy hiểm. Nhờ có mẹ, mặc dù lâm vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn tưởng chừng không lối thoát, cuối cùng bọn trẻ đều bình yên vô sự. Mỗi chúng ta xuất hiện trên đời này đều nhờ có mẹ, dù mẹ có những điểm đặc biệt này hay khác, thì chúng ta cũng yêu mẹ mình. Bởi vì các mẹ đều yêu con. À, các bạn có biết Bác Hồ đã trao tặng cho Phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng đó là chữ gì nhỉ? Có bạn nào trả lời được câu hỏi này hôm nay mình sẽ tặng bạn một món quà.(Đáp án: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang). Các bạn ạ! Cuốn sách chỉ có 70 trang nhưng tác giả đã viết lên những mẫu chuyện về tình mẹ. Nếu dòng sông cứ mượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tươi tốt thêm ruộng đồng thì một cuốn sách này sẽ làm tươi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người đọc. Chắc hẳn khi chúng ta đọc nó sẽ có những cảm xúc khác nhau, và tôi tin chắc rằng trong mỗi một chúng ta vẫn thầm cảm ơn thượng đế đã ban tặng món quà quý giá đó là mẹ, vì thế: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên nước mắt mẹ nghe con Với ít thời gian tôi không thể giới thiệu hết nội dung của cuốn sách mong các bạn đến thư viện tìm đọc với số đăng kí cá biệt (ĐKCB) từ 190 đến 192
  9. 9/18 thuộc thể loại sách tham khảo tác phẩm văn học (STK 2). Cuối cùng xin chúc quý thầy cô sức khỏe và hạnh phúc, chúc các bạn học giỏi. Xin chân thành cảm ơn! Ngoài ra khi học sinh mượn những cuốn sách mà cán bộ thư viện giới thiệu đến trả sách, thủ thư lại giới thiệu những cuốn sách cùng chủ đề các em đang đọc, những cuốn sách mới, những sách kĩ năng, tâm lý… 2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách Làm cách nào để thu hút bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh đến thư viện đọc sách là nỗi trăn trở, băn khoăn của tôi nói riêng và của tất cả cán bộ thư viện trường học nói chung. Để giới thiệu được những cuốn sách hay, bổ ích đến với các em học sinh đòi hỏi cán bộ thư viện phải tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, bỏ ra rất nhiều công sức. Trong các công việc tuyên truyền sách thì công việc lựa chọn sách, báo là công việc tác dụng rất lớn đến quá trình tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Để làm tốt được công tác này người cán bộ Thư viện phải nắm bắt được nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc cần đọc những gì để tuyên truyền những nội dung sát thực hơn. Các bạn cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là dạy và học. Cho nên, tuyên truyền sách, báo rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập của thầy và trò. Giới thiệu sách báo phù hợp sẽ giúp cho công việc dạy học ngày càng được nâng cao hơn, chất lượng dạy học ngày càng hoàn thiện hơn. Giới thiệu sách và tuyên truyền sách phù hợp sẽ tạo cho người đọc sự lôi cuốn và sẽ tự tìm tòi ra những kiến thức đó để thoả mãn nhu cầu của mình. Hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng miệng chưa áp dụng trình chiếu hình ảnh. Khi mới vào nghề hình thức tuyên truyền của tôi là truyền miệng và qua công tác giới thiệu sách trong buổi sinh hoạt, buổi học chuyên môn và lúc chào cờ đầu tuần. Hình 2: Giới thiệu sách trong buổi chào cờ đầu tuần Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc, trình bày nội dung một hoặc một số cuốn sách theo dàn bài đươc chuẩn bị kĩ càng, có phân tích và đánh giá tác phẩm về mặt tư tưởng,
  10. 10/18 khoa học, nghệ thuật… Điểm sách không phải là việc kể lại đầy đủ nội dung cuốn sách mà chỉ gợi ra những vấn đề quan trọng và chủ yếu nhằm gợi hứng thú để cho bạn đọc tìm đọc sách. Đối với đối tượng là các em học sinh thì phương pháp tối ưu cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tuyên truyền bằng miệng là hình thức giới thiệu sách trực tiếp nhất. Phương pháp này tương đối gần gũi với học sinh, với việc lên lớp của giáo viên, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần tình trạng thiếu sách hiện nay. Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít. Việc tuyên truyền giới thiệu sách có hiệu quả cao thì bài giới thiêụ phải có bố cục rõ ràng, phân chia thời gian hợp lý, từ ngữ dễ hiểu, chọn sách phù hợp với người nghe. Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ sinh động, giọng nói lên bổng xuống trầm, âm lượng khoẻ khoắn thu hút người nghe từ đầu đến cuối. Chọn được những chi tiết điển hình, có thể đặt ra những câu hỏi, sử dụng những tình tiết tạo ra mâu thuẫn gay gắt, những nút thắt và những vấn đề bức xúc tạo ra sự tò mò, gợi mở cho người đọc nhưng lại không giải quyết vấn đề hoặc trả lời những câu hỏi đó. Hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng trực quan. Tuyên truyền, giới thiệu sách bằng trực quan thông qua sự cảm thụ bằng mắt phù hợp với quá trình nhận thức của con người (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng), giúp bạn đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc nên được các thư viện thường xuyên sử dụng. Xã hội phát triển cùng với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được. Ở thư viện trường học cán bộ thư viện luôn phải không ngững tìm kiếm sự đổi mới trong các buổi giới thiệu sách. Từ giới thiệu sách bằng miệng chỉ thông qua lời nói, ngôn ngữ cử chỉ đến việc thông qua sử dụng CNTT kết hợp với văn nói và biểu cảm để bài giới thiệu sách trở nên hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Từ đó thu hút được rất nhiều bạn đọc đến thư viện tìm đọc cuốn sách đó vì nó có những hình ảnh rất sinh động, câu chuyện hấp dẫn. Không những thế cán bộ thủ thư còn đưa vào, lồng ghép những câu hỏi vui, những câu hỏi mang tính chất lịch sử để bài giới thiệu không bị nhàm chán, thu hút bạn đọc tham gia các hoạt động trong quá trình tuyên truyền giới thiệu sách.
  11. 11/18 Hình 3: Giới thiệu sách vừa kết hợp trưng bày vừa kết hợp trình chiếu Sử dụng hình thức trực quan để tuyên truyền, giới thiệu sách ngoài hình thức sử dụng CNTT để trình chiếu còn có trưng bày sách báo là hình thức tuyên truyền trực quan được áp dụng phổ biến và được thực hiện bằng cách trưng bày trực tiếp sách báo cùng những hình ảnh và lời giới thiệu ngắn thể hiện nội dung. Hình thức trưng bày giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với sách báo, tránh được tâm lý cần tài liệu nhưng ngại tìm, ngại hỏi. Việc trưng bày đơn giản, ít tốn công, không tiêu hao kinh phí. Đây là hình thức trang trí, làm cho thư viện thêm sinh động và hấp dẫn. Nhân những sự kiện lớn trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội của đất nước các thư viện thường tổ chức triển lãm sách báo. Đây thực chất cũng là hình thức trưng bày nhưng quy mô lớn hơn, số lượng tài liệu nhiều hơn, được chuẩn bị tỷ mỉ chu đáo hơn và đòi hỏi có kinh phí tổ chức. Sách báo của triển lãm thường được trưng bày trong không gian lớn, được bài trí hoành tráng và được truyên truyền, quảng cáo rầm rộ bằng các pano, áp phích, biểu ngữ và đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng. Để các cuộc triển lãm sách báo sống động hấp dẫn, các thư viện thường kết hợp việc trưng bày các ấn phẩm với việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn: các cơ sở dữ liệu dữ kiện có âm thanh, hình ảnh, các băng đĩa chuyên đề… Có thể nói, các cuộc triển lãm sách báo như một hình thức phục vụ tài liệu dưới dạng kho mở theo chuyên đề, vì ở đây người đọc có thể đọc hoặc photocopy một cách đầy đủ nhất những tài liệu về một đề tài nào đó mà thư viện có khả năng cung cấp. Vì vậy, mỗi khi thư viện mở triển lãm, lượng bạn đọc đến thư viện tăng lên rất nhiều.
  12. 12/18 Hình 4: Trưng bày sách trong phòng thư viện Hình 5: Trưng bày sách bên ngoài phòng thư viện Hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng sân khấu hóa. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách là một hoạt động nghiệp vụ giúp cho thư viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt việc đọc và góp phần quan trọng trong việc xây dựng con người mới, nền văn hoá mới, xã hội mới; là cầu
  13. 13/18 nối thư viện với bạn đọc. Trước đây với hình thức tuyền truyền bằng cách trưng bày sách, giới thiệu sách... thư viện trường đã thực hiện nhưng hiệu quả thu được chưa thực sự như mong muốn, học sinh chỉ được lắng nghe, quan sát một cách thụ động. Hình 6: Học sinh giới thiệu sách bằng tiểu phẩm về an toàn giao thông Hình 7: Sân khấu hóa giới thiệu sách bằng tiểu phẩm “Vợ nhặt” Với cách tuyên truyền được chuyển thể bằng hình thức sân khấu hóa đi vào lòng người, những tiểu phẩm minh chứng thực tiễn sinh động, nội dung tuyên truyền mang tính thông điệp đã làm cho người nghe hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính sự ủng hộ và nhận thức một cách đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, mục đích, vai trò chủ thể của học sinh, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, giáo viên để
  14. 14/18 hình thức tuyên truyền sân khấu hóa tiếp tục được khẳng định và phát huy vai trò của nó. Hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách khác. Vẽ tranh theo sách cũng là một trong những rất nhiều thư viện trường học áp dụng thực hiện, tạo sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh có cơ hội được thỏa sức đam mê và sáng tạo với những nhân vật, nội dung bất kì trong cuốn sách đã đọc. Đây vừa là cơ hội để một lần nữa, các bạn được trải nghiệm lại cuốn sách mình đọc, vừa chia sẻ được cuốn sách mình yêu thích đến cho tất cả mọi người thông qua những bức tranh mà các bạn tái hiện. Ở bậc Tiểu học và bậc Trung học Cơ sở các em cũng có cách nhìn khác nhau cả về bố cục bức tranh lẫn nội dung câu chuyện. Các em tham gia cuộc thi bằng cách vẽ tranh bám sát chủ đề, nhân vật qua câu chuyện mà các em đã được đọc trong những trang sách, báo, truyện cổ dân gian, truyền thuyết, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta… mà các em đã đọc, cảm nhận, ghi nhớ được. Những nhân vật trong các cuốn sách yêu thích đã được các con được thể hiện một cách sống động qua nét vẽ đáng yêu mang đầy cảm xúc. Với trí tưởng tượng phong phú, đa dạng các em đã thể hiện các câu chuyện bằng những bức tranh sinh động và rất có hồn. Có khi cùng một câu chuyện nhưng mỗi em lại thể hiện bằng hình ảnh, góc độ khác nhau. Cùng với đó các bạn học sinh có thể thỏa sức viết những cảm nhận, suy nghĩ của chính bản thân mình lên những trang giấy trắng về cuốn sách bạn đọc, bạn yêu thích. Dù không chau chuốt về câu chữ, dù không được đầu tư bài bản về cách thức diễn đạt nhưng những bài viết của các bạn mang những suy nghĩ, cảm giác rất hồn nhiên, ngây thơ, thật thà. Mỗi một bài viết có dài, có ngắn là một lối cảm nhận khác nhau, có khi trong cùng một câu chuyện những lại có những nhận xét khác nhau qua từng câu chữ: có vui, có buồn, có mơ mộng, có tưởng tượng…., rất nhiều những lối suy nghĩ đưa đến cho bạn đọc các mạch cảm xúc đan xen.
  15. 15/18 Hình 8: Học sinh khối 6 tự quay video giới thiệu sách tại lớp học Hình 9: Học sinh khối 9 tự quay video giới thiệu sách Trong các phong trào được thư viện đưa ra cũng có thể kể đến giới thiệu sách bằng quay video do chính các bạn giới thiệu và tự quay hoặc có sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành được một đoạn video tuyên truyền giới thiệu sách. Tuyên truyền sách bằng cách ứng dụng CNTT để quay video tới bạn đọc được xem và cảm nhận. Cách thức này không mang tính chất thông thường là sự lắng nghe, cách diễn cảm, kĩ năng ứng dụng CNTT mà có ý nghĩa lớn hơn thế. Đó là sự đồng điều của những tâm hồn yêu sách. Tại đây, các bạn được chia sẻ những cuốn sách mình yêu thích bằng video và có cơ hội trải nghiệm cảm giác của một diễn giả khi chính bản thân có thể xem lại bài giới thiệu sách của mình. III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết quả thực hiện Với nhiều phương pháp giới thiệu sách đa dạng thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện trường học. Nắm bắt được tâm lý ở từng lứa tuổi, từng đối tượng bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo khác nhau, hướng dẫn bạn đọc sử
  16. 16/18 dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Với học sinh cán bộ thư viện hướng dẫn các em cụ thể, trực tiếp vào những môn học của các em. Dưới đây là kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài mà tôi tiến hành lấy kết quả vào cuối học kì I năm học 2020 – 2021: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Câu 1: Mục đích bạn đọc đến thư viện trường là? Để học tập 61% Để nghiên cứu khoa học 13% Để giải trí 21% Ý kiến khác 5% Câu 2: Lý do bạn đọc đến thư viện trường là? Tài liệu học tập phong phú, phù hợp với chương trình học 31% Không gian học tập thuận lợi 25% Tài liệu bạn đọc cần không có ở nơi khác 13% Tiết kiệm tiền mua sách, tiền lên mạng tra cứu 28% Ý kiến khác 3% Câu 3: Bạn thường mượn, đọc, nghe những thể loại sách nào? Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo về các môn học 35% Sách khoa học thường thức, từ điển bách khoa 13% Sách truyện thiếu nhi 33% Sách kĩ năng, văn học, lịch sử 15% Các loại sách khác 4% Câu 4: Hàng ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách, nghe đọc sách? Trên 1 giờ 18% Trên 30 phút 52% Dưới 30 phút 30% Câu 5: Bạn thích nghe giới thiệu sách bằng hình thức nào? Giới thiệu sách bằng miệng (không sử dụng hình ảnh) 14% Giới thiệu sách trực quan (sử dụng hình ảnh, câu hỏi vui) 35% Giới thiệu sách bằng hình thức sân khấu hóa 31% Khác: Vẽ tranh theo sách, viết bài cảm nhận…. 20% Câu 6: Sau khi nghe giới thiệu về một cuốn sách bạn sẽ làm gì? Đến thư viện mượn đọc 79% Đến hiệu sách mua 12% Khác 9% Câu 7: Bạn sử dụng thư viện như thế nào? Đến hàng ngày 80% Đến 1 lần/tuần 16% Đến 1 lần/tháng 2% Không đến 2% Câu 8: Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện với bạn ra sao?
  17. 17/18 Chu đáo, nhiệt tình giúp đỡ 86% Bình thường 14% Hay cáu kỉnh, khó chịu 0% Qua quá trình thay đổi, áp dụng những hình thức tuyên truyền giới thiệu sách khác nhau, phong trào đọc sách trong những năm qua nhà trường đã được đông đảo học sinh tham gia, một số em trước đây chưa có thói quen đọc sách thì nay đã khắc phục. Trước và sau khi học thể dục, sinh hoạt đội, lao động, giờ ra chơi học sinh đến thư viện để đọc sách, báo, truyện. Rèn luyện cho các em tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu sách tham khảo để nâng cao trình độ hiểu biết, muốn hiểu biết nhiều, bổ sung tri thức mới thì phải đọc sách. Không những vậy nó còn mang lại những hiệu quả đáng khích lệ: Đến nay có đến 90% học sinh và 100% giáo viên toàn trường sử dụng sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một nhiều, học lực của học sinh toàn trường tăng lên. Nhờ có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự tìm tòi, học hỏi không ngững của cán bộ thư viện nên trong những năm vừa qua việc đổi mới các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách đạt được những thành quả đáng kể thu hút bạn đọc đến thư viện trường ngày một đông. Nhanh nhạy, kịp thời phát hiện ra nhiều sách, báo mới, hay phục vụ bạn đọc xứng đáng là “linh hồn của thư viện”. Các buổi hoạt động thư viện mang tính cởi mở, thân thiện, dân chủ. Các thành viên trong nhà trường tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp nhiều ý kiến hay cho các hoạt động thêm phong phú. Có tâm huyết, tận tụy với nghành nghề mình đã chọn, giành nhiều thời gian cho công việc, thường xuyên tìm hiểu tham khảo các loại tài liệu, luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp thích hợp để hoàn thành tốt công việc. Nhiều học sinh đã tạo một phương thức học tập mới “Học tại thư viện” ngoài giờ lên lớp. Các em không còn thấy nhàm chán khi vào thư viện mà là phấn chấn hơn, sẵn sàng tự tin tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức mới đó là điều đáng mừng trong suy nghĩ của tôi. Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn trường, học sinh trong trường đều biết sử dụng các công cụ tra cứu ở thư viện. Giáo viên tích lũy thêm được nhiều kiến thức cho bản thân mình, bổ sung và hoàn thiện thêm kiến thức cho bản thân ngày càng được hoàn thiện hơn, giúp cho công tác dạy học ngày càng được nâng cao hơn.
  18. 18/18 3.2. Kết luận và khuyến nghị 3.2.1. Kết luận Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì công có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”, vì thế việc nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà người phục vụ thư viện phải luôn chú trọng, tạo ra phong trào đọc sách sôi nổi trong nhà trường, từ đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đây cũng là nhiệm vụ mấu chốt của hoạt động thư viện, bởi nếu thư viện mà không có bạn đọc thì chẳng khác nào “Một bảo tàng sách”. Nhìn chung học sinh đã nắm bắt được phương pháp đọc sách, phương pháp tự học với niềm đam mê thực sự, góp phần nâng cao kết quả học tập và giáo dục toàn diện. Phong trào đọc sách, báo ở thư viện đã thực sự thu hút các em, giảm được các trò chơi vô bổ, hạn chế các trò chơi điện tử… 3.2.2. Khuyến nghị Đối với lãnh đạo Phòng giáo dục: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện một cách thường xuyên, tạo điều kiện cho họ có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm các thư viện trong và ngoài huyện. Đối với lãnh đạo nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn. Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung sách báo cho thư viện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng sách báo của bạn đọc trong dịp thay sách giáo khoa sắp tới. Đối với đồng nghiệp: Tích cực tham gia các hoạt động của thư viện. Đóng góp ý kiến, kinh nghiệm trong quá trình hoạt động cho cán bộ thư viện để xây dựng một thư viện trường học không có học sinh không có sách. Đối với học sinh: Năng nổ tham gia các hoạt động của thư viện, mạnh dạn có những ý kiến cho cán bộ thư viện trong các hoạt động như giới thiệu sách, trưng bày triển lãm sách… Thường xuyên đến thư viện đọc sách nhằm học hỏi được những điều hay, lẽ phải ở những trang sách, ở những bạn học.
  19. PHỤ LỤC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Các bạn thâm mến! Chúng ta đã và đang học được rất nhiều điều bổ ích qua những trang sách có cũ, có mới. Để tạo những điều kiện tốt nhất phục vụ bạn đọc, các bạn hãy trả lời một cách trung thực, thẳng thắn tạo thuận lợi cho buổi khảo sát đạt kết quả tốt nhé. I. Thông tin cơ bản Bạn đọc là? a. Giáo viên b. Học sinh Nếu là giáo viên bạn dạy môn gì? ……..……………………………….. Nếu là học sinh bạn thuộc khối nào? …………………………………… Giới tính? a. Nam b. Nữ II. Nội dung khảo sát Câu 1: Mục đích bạn đọc đến thư viện trường là? Để học tập Để nghiên cứu khoa học Để giải trí Ý kiến khác Câu 2: Lý do bạn đọc đến thư viện trường là? Tài liệu học tập phong phú, phù hợp với chương trình học Không gian học tập thuận lợi Tài liệu bạn đọc cần không có ở nơi khác Tiết kiệm tiền mua sách, tiền lên mạng tra cứu Ý kiến khác Câu 3: Bạn thường mượn, đọc, nghe những thể loại sách nào? Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo về các môn học Sách khoa học thường thức, từ điển bách khoa Sách truyện thiếu nhi Sách kĩ năng, văn học, lịch sử Các loại sách khác Câu 4: Hàng ngày bạn dành bao nhiêu thời gian đọc sách, nghe đọc sách? Trên 1 giờ Trên 30 phút Dưới 30 phút Câu 5: Bạn thích nghe giới thiệu sách bằng hình thức nào? Giới thiệu sách bằng miệng (không sử dụng hình ảnh)
  20. Giới thiệu sách trực quan (sử dụng hình ảnh) Giới thiệu sách bằng hình thức sân khấu hóa Khác: Vẽ tranh theo sách, viết bài cảm nhận…. Câu 6: Sau khi nghe giới thiệu về một cuốn sách bạn sẽ làm gì? Đến thư viện mượn đọc Đến hiệu sách mua cuốn sách đó Khác Câu 7: Bạn sử dụng thư viện như thế nào? Đến hàng ngày Đến 1 lần/tuần Đến 1 lần/tháng Không đến Câu 8: Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện với bạn ra sao? Chu đáo, nhiệt tình giúp đỡ Bình thường Hay cáu kỉnh, khó chịu MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2