Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn" nhằm giúp giúp cho học sinh được rèn luyện các thao tác, kĩ năng cho thuần thục, mà lại được tự do sáng tạo, được bày tỏ những gì mà mình nghĩ. Được yêu – ghét hồn nhiên mà ít bị lệ thuộc vào sự gò bó nghiêm ngặt. Ở những tiết học ấy, kiến thức về các bài học vẫn được củng cố mà không khí không còn căng thẳng, học sinh hào hứng với tâm thế chủ động, tích cực, say mê sáng tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” Lĩnh vực: Ngữ văn Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Đặng Thị Vân Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên \
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” NĂM HỌC: 20162017 2/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” MUC LUC ̣ ̣ A. ĐĂT VÂN ĐÊ ̣ ́ ̀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. PHAM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ̣ II. TINH TRANG TH ̀ ỰC TÊ KHI CH ́ ƯA THỰC HIÊN ̣ ̀ ̀ ̣ 1. Vê phân hoc sinh. 2.Vê phân giao viên. ̀ ̀ ́ ́ ̣ III. SÔ LIÊU ĐIÊU TRA ̀ IV. NHƯNG BIÊN PHAP TH ̃ ̣ ́ ỰC HIÊN ̣ ̉ V. KÊT QUA TH ́ ỰC HIÊN CO ĐÔI CH ̣ ́ ́ ỨNG C. KÊT LUÂN CHUNG VA KIÊN NGHI. ́ ̣ ̀ ́ ̣ 3/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” A. ĐĂT VÂN ĐÊ ̣ ́ ̀ I. LI DO CHON ĐÊ TAI : ́ ̣ ̀ ̀ Trên văn bia Văn Miêu – Quôc T ́ ́ ử Giam co viêt : “Hiên tai quôc gia chi ́ ́ ́ ̀ ̀ ́ nguyên khi, nguyên khi thinh tăc quôc thê c ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ường di long , nguyên khi nôi tăc ̃ ́ ̃ ́ quôc thê nh ́ ́ ược di ô”. Nghia la: Hiên tai la nguyên khi quôc gia, nguyên khi ̃ ̃ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̣ thinh thi n ̀ ươc manh, nguyên khi yêu thi n ́ ̣ ́ ́ ̀ ươc suy. Nh ́ ư vây, ro rang nhân tô ̣ ̃ ̀ ́ con ngươi trong moi th ̀ ̣ ơi đai la vô cung quan trong. ̀ ̣ ̀ ̀ ̣ Ngay nay, đât n ̀ ́ ươc ta đang b ́ ước vao xu thê hôi nhâp. Đang va Nha ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ nươc vân kiên đinh con đ ́ ̃ ̣ ường đi lên chu nghia xa hôi v ̉ ̃ ̃ ̣ ới nhiêm vu tr ̣ ̣ ước măt́ vô cung b ̀ ưc thiêt la th ́ ́ ̀ ực hiên thanh công s ̣ ̀ ự nghiêp công nghiêp hoa, hiên đai ̣ ̣ ́ ̣ ̣ hoa đât ń ́ ươc. Va giao duc la quôc sach hang đâu nhăm giao duc nâng cao dân ́ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ̣ tri, đao tao nhân l ực, bôi d̀ ương nhân tai đê đap ̃ ̀ ̉ ́ ứng nhu câu cua th ̀ ̉ ời đai. Coṇ ngươi lao đông m ̀ ̣ ới phai la con ng ̉ ̀ ười phat triên toan diên. ́ ̉ ̀ ̣ ̣ Vây ma, co môt th ̀ ́ ̣ ực trang đang tôn tai trong nha tr ̣ ̀ ̣ ̀ ương phô thông hiên ̀ ̉ ̣ ̀ ̣ nay la hoc sinh không thich hoc môn Ng ́ ̣ ữ văn. Vi sao lai co th ̀ ̣ ́ ực trang đo ? Co ̣ ́ ́ ̣ rât nhiêu nguyên nhân. Môt phân do xu thê chon nghê cua xa hôi; môt phân do ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ̃ ̣ ̣ ̀ ̣ đinh h ương cua cac bâc phu huynh h ́ ̉ ́ ̣ ̣ ương con em ho ́ ̣ ưu tiên cac môn hoc t ́ ̣ ự nhiên; môṭ phân ̀ cung ̃ do ban̉ thân môn Ngữ văn là môn hoc̣ không dễ và nguyên nhân nưa không thê không kê đên la do kiên th ̃ ̉ ̉ ́ ̀ ́ ưc, ph ́ ương phap truyên ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ thu co phân han chê, cách thi ́ ết kế nội dung, các bước tổ chức cho học sinh tiếp cận tri thức thiêu sinh đông cua chinh giao viên. ́ ̣ ̉ ́ ́ Hiện nay, việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới ,lạ, cập nhật với cuộc sống. Không những thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Có nghĩa là học sinh được rèn nhiều kĩ năng, được phát triển nhiều năng lực tiềm ẩn bên trong các em như : năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực cảm thụ thẩm mĩ…Mỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ đối với các em, 4/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” như đại văn hào Nga M.Gor ki đã từng nói: “Giáo dục nhằm phát triển tài năng chứ không tạo ra tài năng”! ̉ ̣ Đê hoc sinh yêu thich môn Ng ́ ữ Văn thi ng̀ ươi thây đong môt vai tro c ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ực ki quan trong. Nh ̀ ̣ ư Han Du – môt hoc gia Trung Hoa nôi tiêng, đa t ̀ ̃ ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ̃ ừng noi :́ “Thây la ng ̀ ̀ ươi truyên đao, trao nghiêp, c ̀ ̀ ̣ ̣ ởi giai mê hoăc”. Đung vây, môt gi ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ơ ̀ hoc Ng̣ ữ văn thanh công la s ̀ ̀ ự nô l ̃ ực song song giưa thây va tro. Thây đong vai ̃ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ̣ tro dân dăt, chi đao, tro gi ̀ ̃ ́ ̀ ữ vai tro chu đông, tich c ̀ ̉ ̣ ́ ực kham pha, tich luy tri ́ ́ ́ ̃ thưc. Điêu nay cang thê hiên ro ́ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ̃ ở nhưng ph ̃ ần luyện tập giup cho hoc sinh ́ ̣ được rèn luyện các thao tác, kĩ năng cho thuần thục, mà lại được tự do sang ́ ̣ tao, đ ược bay to nh ̀ ̉ ưng gi ma minh nghi. Đ ̃ ̀ ̀ ̀ ̃ ược yêu – ghet hôn nhiên ma ít b ́ ̀ ̀ ị lệ thuôc vao ṣ ̀ ự gò bó nghiêm ngặt. Ở những tiết học ấy, kiến thức về các bài học vẫn được củng cố mà không khí không còn căng thẳng, học sinh hào hứng với tâm thế chủ động, tích cực, say mê sáng tạo. Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, với cương vị là Tổ trưởng chuyên môn, tôi đã được dự khá nhiều giờ của đồng nghiệp trong trường cũng như trường bạn, song điều tôi còn băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi còn mang tính áp đặt, đặc biệt là khâu ĐọcHiểu văn bản; các thầy ít giao bài tập cho nhóm, cá nhân chuẩn bị từ lúc ở nhà; trên lớp, không tạo điều kiện cho các em được thể hiện…Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo và năng lực của học trò như giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định: “Trong quá trình dạy học, không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” II. PHAM VI, TH ̣ ƠI GIAN TH ̀ ỰC HIÊN ĐÊ TAI : ̣ ̀ ̀ ́ ́ ữ văn dạy phần văn bản Cac tiêt Ng Học kì I Năm hoc : 20162017 ̣ III. ĐÔI T ́ ƯỢNG NGHIÊN CƯU: ́ lớp: 9C IV. PHƯƠNG PHAP NGHIÊN C ́ ƯU: ́ 5/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” ̀ ̉ Điêu tra, khao sat, quan sat, đôi chiêu, phân tich, th ́ ́ ́ ́ ́ ực nghiêm ̣ B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS với đặc điểm tâm sinh lí hết sức điển hình. Đây là thời kì quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này, hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao; hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Việc tò mò thích thú môn Văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó, ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống và khám phá những năng lực tiềm ẩn trong bản thân khá cao đó là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS.Song song những ưu điểm trên là những nhược điểm mà nhiều em mắc phải, đó là còn rụt rè e ngại; còn tự ti trong việc nhận thức, đánh giá về bản thân; còn ngại khó, chưa chủ động trong học tập… nên chưa đánh thức, phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân mình. Vậy làm thế nào để giải quyết những khó khăn đó? Làm thế nào để giờ dạy và học môn Ngữ văn có hiệu quả? Làm thế nào để đánh thức , khơi dậy khả năng của học trò? II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Như chúng ta đã biết “Văn học là nhân học”; “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Chính vì vậy, việc học Văn không phải đơn giản.Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, môn Ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn: Toán, Lí, Hóa, Anh văn…mặc dù đó là một trong hai môn chính chiếm số lượng tiết không nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lí do là văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về 6/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong, học sinh không nắm được nghệ thuật tiêu biểu, nội dung ý nghĩa của bài thơ. Các em không chủ động tìm tòi, nghiên cứu tác phẩm ở nhà, cộng với trên lớp thầy cô “làm hộ” các em nên học sinh không được rèn kĩ năng …vì thế các năng lực tiềm ẩn của học sinh không được đánh thức, khơi dậy dẫn đến kiểu học nhồi sọ, rập khuôn máy móc không hiệu quả. Những lí do trên khiến tâm lí học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập? Để trả lời cho câu hỏi đó, mỗi người thầy giáo phải rèn cho mình trái tim nhiệt huyết, tri thức phong phú sâu sắc và bản lĩnh vững vàng khi đứng trên bục giảng. Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ Văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kì diệu của cuộc sống con người. Cũng trong các giờ học đó mà học sinh được rèn nhiều kĩ năng, được tự khám phá khả năng của bản thân như năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực làm việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề; đặc biệt là năng lực cảm thụ thẩm mĩ…Để có giờ Văn như thế thì học sinh được rèn bằng cách giao bài tập nhóm, cá nhân chuẩn bị bài ngay từ ở nhà từ khâu ĐọcTìm hiểu chung đến khâu Đọc Hiểu văn bản và cả phần Luyện tập, vận dụng của bài học. Đồng thời nó cũng đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị kĩ càng, công phu và chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng. III. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh cấp THCS. IV. TINH TRANG TH ̀ ̣ ỰC TÊ KHI CH ́ ƯA THỰC HIÊN.̣ 1 .Vê phân hoc sinh : ̀ ̀ ̣ Ngại học do kiến thức dàn trải và có phần nhồi nhét. Kiến thức hổng nhiều. Các kĩ năng còn non yếu chưa được rèn luyện cho nên khá lúng túng trong các khâu như cảm hiểu và phân tích tác phẩm; chưa nhuần nhuyễn khi áp dụng kiến thức đã học vào làm bài tập, nhất là quá trình tạo lập văn bản... 7/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” Thiếu sự chủ động, sáng tạo, còn thụ động trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức; chưa biết làm việc theo nhóm cho có hiệu quả. ̣ Hoc sinh th ờ ơ, it rung đông v ́ ̣ ơi ve đep cua tac phâm văn hoc; ch ́ ̉ ̣ ̉ ́ ̉ ̣ ưa được làm quen nhiều về các kiến thức lí luận văn học . ́ ừ ngữ it oi, cho nên dung t Vôn t ́ ̉ ̀ ừ con sai va thâm chi dung ma không ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ̃ ̉ ư.̀ hiêu nghia cua t Diên đat lung cung, không thoat y; nhút nhát ng ̃ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ại trình bày trước tập thể. Giơ hoc trâm, buôn te, không tích h ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ ợp được liên môn, không biết vận dụng kiến thức bài học giải quyết các vấn đề tương tự hay liên quan ngoài cuộc sống; kết quả thấp. 2. Vê phân giao viên: ̀ ̀ ́ Chưa thât s ̣ ự chu trong trong nh ́ ̣ ưng gi ̃ ơ hoc nay. ̀ ̣ ̀ ̉ Chuân bi s ̣ ơ sai, thi ̀ ếu định hướng rõ ràng. Không xác định rõ trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần rèn cho học sinh. Không giao bài tập về nhà và kiểm tra sát sao sự chuẩn bị của các em. ́ ̣ ̣ Pho măc cho hoc sinh t ự lam. ̀ Không đầu tư nghiên cứu hệ thống câu hỏi dẫn dắt cho khoa học nhất là hệ thống câu hỏi mở và cách thức tổ chức các hoạt động trên lớp để phát huy năng lực cuả học sinh . ́ ̉ ́ ́ ́ ̃ ́ ờ day va hoc văn ch Tât ca cac yêu tô trên dân đên gi ̣ ̀ ̣ ưa thanh công. Cac ̀ ́ em không co h ́ ưng thu hoc Ng ́ ́ ̣ ữ văn; vôn t ́ ừ it đ ́ ược trau dôi cho phong phu; to ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ̃ ̣ ̉ ̉ ra vung vê trong viêc diên đat suy nghi, tinh cam, cam xuc cua ban thân. T ̀ ̃ ̀ ́ ̉ ̉ ừ đo,́ ̣ ̉ ̉ viêc cam hiêu cac tac phâm trên l ́ ́ ̉ ơp cung bi han chê do cam quan không đ ́ ̃ ̣ ̣ ́ ̉ ược đanh th ́ ưc va ren luyên. Nhi ́ ̀ ̀ ̣ ều kĩ năng yếu kém không được rèn giũa. Chất lượng giáo dục chưa được cải thiện. V. SÔ LIÊU ĐIÊU TRA ́ ̣ ̀ : LỚP/SĨ SỐ NĂNG LỰC HỌC VĂN GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM 9C/40 2 (5%) 5 (12,5%) 17 (42,5%) 6 (15%) 4 (10%) 8/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:1. Giáo viên trau dồi để có vốn kiến thức phong phú về môn học: Giáo viên phải nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học, bao gồm : kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức về lí luận văn học; kiến thức về tác phẩm văn học cụ thể. * Kiến thức về văn học sử : Là có sự hiểu biết về quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nắm chắc kiến thức văn học sử có nghĩa là giáo viên trong quá trình luyện tập ,sẽ giúp học sinh có cách nhìn hệ thống về tiến trình phát triển nền văn học, từ đó nắm rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Các em hiểu được văn học Việt Nam có mấy bộ phận? Có thể chia văn học Việt Nam ra mấy giai đoạn lớn? Mỗi giai đoạn có tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào? Những chủ để lớn xuyên suốt nền văn học dân tộc là gì? Tác phẩm đang học ra đời trong hoàn cảnh nào? Vị trí của nhà văn ấy trong nền văn học dân tộc?...Nắm vững văn học sử, các em sẽ tiếp nhận văn học một cách có hệ thống, không phiến diện, không lẫn lộn…để từ đó có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tác giả và tác phẩm. Rõ ràng khi phân tích một tác phẩm nào đó, chúng ta phải xem xét không chỉ những yếu tố trong văn bản mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản, như: hoàn cảnh sáng tác , cuộc đời nhà văn, bối cảnh lịch sử xã hội, gia đình, bạn bè…đã góp phần hình thành tác phẩm đó như thế nào?...Những kiến thức ấy chính là do văn học sử cung cấp. Khi phân tích bài thơ “Ngắm trăng”( Hồ Chí MinhSGK Ngữ văn 8 Tập 2) chẳng hạn: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” (Trích “Nhật kí trong tù”). Ở đây, ngoài việc phân tích cái hay, cái đẹp của văn bản, từ văn bản, trong từng câu chữ, ý tứ của bài thơ như nhiều người đã chỉ ra, nếu chúng ta lại đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của toàn tập thơ, soi rọi nội dung và nghệ thuật bài thơ từ ánh sáng chung, phong cách chung của toàn bộ tập “Nhật kí trong tù”; rồi lại liên hệ với những sáng tác của các nhà thơ khác ở 9/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” cùng một giai đoạn, cùng viết về trăng nhưng ở hoàn cảnh khác nhau…chúng ta sẽ thấy bài thơ đẹp hơn nhiều lần, sâu sắc hơn và thấm thía hơn. *Kiến thức tác phẩm văn học: Đây là một bộ phận quan trọng nhất của hệ thống kiến thức cơ bản về văn.Vì một lẽ đơn giản là nếu không nắm được tác phẩm thì coi như mọi kiến thức về văn đều trống rỗng. Trước hết cần nắm vững nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa, sau đó tham khảo mở rộng khác ngoài chương trình.Ví dụ, khi dạy bài thơ “Ngắm trăng” (Hồ Chí MinhSGK Ngữ văn 8tập 2), giáo viên phải biết liên hệ, so sánh với nhiều bài thơ cùng viết về trăng trong và ngoài nước. Có thể dẫn ra trăng trong thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, trăng trong ca dao dân ca, trăng trong thơ Nguyễn Trãi, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Có thể dẫn ra những vầng trăng trong một số thi phẩm cùng thời với bài “Ngắm trăng” của Bác: trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… Có thể so sánh vầng trăng của Bác ở những bài thơ Người viết trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Trăng lúc Bác ở trong tù, trăng khi Người ở chiến khu Việt Bắc… …Làm thế nào để khi bàn một vấn đề hay viết về một ý nào đó, bình giảng hay phân tích một câu thơ, đoạn thơ nào đó, giáo viên không những hiểu nó một cách chính xác, sâu sắc mà còn mới mẻ và diễn đạt, trình bày nó một cách hấp dẫn , có thể đưa ra nhiều dẫn chứng văn thơ của nhiều tác giả khác nhau tuy cùng viết về một đề tài, một ý, nhưng cách thể hiện phong phú, đa dạng… Trước một tình huống hấp dẫn, hình ảnh đẹp, từ ngữ chứa đựng nhiều thông tin…trong tác phẩm, giáo viên biết gợi dẫn cho học sinh tìm tòi, giải mã theo suy nghĩ của các em nhưng có định hướng của người thầy trên lập trường , quan điểm đúng đắn…về tác giả, tác phẩm. Như ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học,về nội dung, là một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Và qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống. Nhưng những tác phẩm văn học muốn tồn tại được không cho phép dập khuôn lặp lại giữa các tác giả, thậm chí cùng một tác giả. Vì vậy, khi giúp học sinh khám phá tác phẩm văn học, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng phân tích , tổng hợp, biết so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và những nét đặc sắc riêng để từ đó mà có kiến thức sâu sắc về mỗi tác 10/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” phẩm. Chẳng hạn khi dạy “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng SGK Ngữ văn 9), để phân tích khía cạnh nội dung “ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của những người đồng chí được nối dài trong kháng chiến” thể hiện qua các nhân vật ông Sáu, ông Ba, cô giao liên Thu , giáo viên có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả khác cùng đề tài: “Xưa tiễn chồng đi rười rượi tóc xanh Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc” ( Lưu Trọng Lư). Còn Tố Hữu thì: “Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Hoàng Trung Thông lại viết: “Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.” Và vẫn ý ấy, Trinh Đường không muốn lặp lại: “Cha còn đeo quân hàm Con đã ra nhập ngũ. Một hòn đá Trường Sơn Cha con cùng gối ngủ”. Còn về phương diện nghệ thuật, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện và phân tích giá trị ,ý nghĩa để làm nổi bật nội dung, tư tưởng của tác phẩm. *Dấu câu và cách ngắt nhịp: Nhà văn Tô Hoài coi dấu câu là một loại từ, là hình thức của chữ trong tác phẩm. Và cả cách ngắt nhịp cũng vậy. Nó góp phần tạo nên ý tại, ngôn ngoại, nó có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết”, nhất là trong thơ. Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng , giây phút Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 mươi năm xa cách bằng mấy dấu câu trong đoạn thơ sau: “Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về…Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ…” 11/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” (Tố Hữu Theo chân Bác) Hay ta cùng đọc đoạn văn sau đây: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (Thanh Tịnh Tôi đi học. SGK Ngữ văn 8 Tập 1) 2 Đoạn văn của Thanh Tịnh mỗi đoạn chỉ 1 câu với 62 chữ, 2 dấu chấm và 2 dấu phảy. Nhịp điệu câu văn nhẩn nha, không gấp gáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng. Cả hai đoạn văn là những tiếng nói thì thầm, nhỏ nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời…Tất cả nhằm diễn đạt một tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang “náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”. *Vần điệu, âm hưởng và nhạc tính: Tiếng Việt rất giàu nhạc tính. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và ngôn từ văn học nói riêng, nhất là thơ. Một trong những tác dụng quan trọng của Vần là tạo nên âm hưởng vang ngân trong thơ, chẳng hạn bài thơ “Tức cảnh Pac Bó” (Hồ Chí Minh SGK Ngữ văn 8Tập 2). Bài thơ độc đáo ở chỗ cả bài gieo một vần “ang” và đều nằm ở cuối đủ 4 câu thơ (hang; sàng; Đảng; sang) của 1 bài thơ tứ tuyệt! Người đọc hiểu rằng ,vào thời điểm đó, dẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phải hoạt động cách mạng trong vòng bí mật (trong “hang”), dẫu phải lấy “cháo bẹ”,”rau măng”, “bàn đá chông chênh” để sống, sinh hoạt và làm việc… ấy vậy mà cái “hang” ấy lại rời rợi ánh sáng huy hoàng; cuộc sống và công việc hoạt động cách mạng ấy lại rất sang, bởi nó lấp lánh lòng lạc quan ,niềm tin tưởng vào tương lai chói ngời của sự thành công và thắng lợi…Có lẽ tất cả đều do âm hưởng của vần “ang” rộng mở, ngân nga mang lại… *Từ ngữ , hình ảnh, các biện pháp tu từ: Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thống từ ngữ này. Các phương tiện như dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm ở trên cũng chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ làm nền tảng. Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông 12/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” qua từ ngữ. Muốn nói đến nỗi lòng của mình, tình cảm và tư tưởng của mình cũng phải thông qua từ ngữ…”Văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là như vậy. Quả thật ngôn từ trong các tác phẩm văn học vừa có tác dụng biểu ý, vừa có tác dụng biểu cảm, gợi hình ảnh, hương vị, âm thanh… Chẳng hạn như câu thơ của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều”: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Hay đoạn văn của Nam Cao khắc họa hình ảnh về lão Hạc: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.” (Lão Hạc SGK Ngữ văn 8 Tập 1). Ngôn từ văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm ngôn từ văn học, đó là các biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ…Giáo viên rèn kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ tức là rèn cho học sinh biết chỉ ra hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi được tên, liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng. Chẳng hạn , trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên SGK Ngữ văn 8 Tập 2) đã sử dụng phép tu từ nhân hóa rất thành công: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu”. “giấy” và “mực” ,hai vật vốn vô tri vô giác vậy mà giờ đây cũng biết buồn bã, thảm sầu. Phải chăng chúng cũng biết đồng cảm, sẻ chia cùng chủ nhân là ông đồ một thời vang bóng giờ đây thất thế, đang rơi vào tột cùng của cô đơn, sầu tủi giữa sự thờ ơ ghẻ lạnh của thế thái nhân tình? Vũ Đình Liên thật tài tình , sử dụng phép nhân hóa, một mũi tên mà trúng hai đích: vừa phả hồn vào vật để đồng cảm, sẻ chia, nuối tiếc, hoài cổ về một nét đẹp văn hóa 13/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” Việt đang bị mai một; đồng thời lại thạch hóa những tâm hồn vô cảm, vô tri!?... *Câu trong văn bản và thể loại văn bản: Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học được phân tích, bên cạnh việc chú ý khai thác các yếu tố hình thức nghệ thuật nói trên, cũng cần để ý đến kiểu câu và thể loại văn bản. Hiểu biết về các kiểu câu cũng góp phần lí giải tốt tác phẩm. Ví dụ như trong “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn SGK Ngữ văn 8 tập 2) đã sử dụng chủ yếu câu văn biền ngẫu( câu văn có nhiều vế ,cân chỉnh, đăng đối như những con ngựa đi sóng đôi với nhau) khiến cho câu văn có kết cấu trùng điệp, lời văn cuồn cuộn như triều dâng, mạch văn liên tục, tâm tư và tình cảm của người viết sục sôi nơi đầu ngọn bút …góp phần không nhỏ để làm nên áng thiên cổ hùng văn bất hủ . *Thể loại văn bản: Bên cạnh việc chú ý đến đặc điểm cú pháp, khi phân tích tác phẩm văn học, còn phải xem xét một cấp độ cao hơn, đó là văn bản và thể loại của văn bản. Tác phẩm được phân tích có thể là một tác phẩm trọn vẹn , nhưng cũng có thể chỉ là một đoạn trích. Điều này cũng chi phối cách thức và phương hướng phân tích, tìm hiểu. Tiếp theo là thể loại của văn bản( khá quan trọng). Nếu là tác phẩm thơ thì làm theo thể gì: lục bát, Đường luật hay tự do?...Nếu là văn xuôi thì là truyện ngắn hay tiểu thuyết, kí hay kịch bản? …Thậm chí còn phải chú ý đến tiểu loại nếu thấy cần thiết. Ví dụ: trong kí còn có: bút kí, tùy bút, nhật kí, phóng sự…Trong tiểu thuyết thì có: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết hiện đại…Trong kịch lại có : bi kịch, hài kịch, kịch cổ điển, kịch hiện đại…Mỗi một thể loại lại có những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật riêng biệt. Chính vì thế, nắm chắc đặc điểm thể loại của tác phẩm văn học, sẽ phân tích đúng hướng. Ví dụ: Một trong những đặc điểm nổi bật của tác phẩm kí là sự phong phú, sống động và chính xác về số liệu (người và việc), tạo nên tính chân thực và sức thuyết phục. Trong khi đó, cái hay của truyện ngắn lại là ở chỗ nhà văn biết lựa chọn được một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, qua tình huống ấy mà con người và sự việc được bộc lộ. Chính vì thế, khi đọc “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc, ta thấy Người luôn dẫn ra 14/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” rất nhiều số liệu về con người, và sự việc: số lượng, nơi chốn, ngày, tháng, nguồn tin với những chi tiết cụ thể, sống động như đang chứng kiến. Đây là cuộc hành hình kiểu Luynch: “…Chúng trói người da đen bị hành hình vào một gốc cây to trong rừng, tưới dầu lửa vào người. Trước khi châm lửa, chúng bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, rồi móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo những mảng da đẫm máu…Người da đen không kêu được nữa: lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ gí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con rắn bị đánh dập nửa mình, dở sống, dở chết”. Còn đây là “thuế máu” của người bản xứ: “Bảy mươi vạn người bản xứ đã bước chân lên đất Pháp và trong số ấy tám vạn người đã không còn trông thấy mặt trời trên quê hương họ nữa”. Ở truyện ngắn thì lại khác. Khi phân tích truyện ngắn, nên chú ý đến tình huống truyện, cách kể chuyện và hình tượng nhân vật. Chẳng hạn, cái hay của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh (SGK Ngữ văn 6tập 2) chính là chỗ tác giả xây dựng được tình huống bất ngờ ở cuối truyện, cách chọn ngôi kể là nhân vật người anh xưng “tôi” cùng với bút pháp miêu tả nội tâm tinh tế làm cho câu chuyện hấp dẫn, cảm động, mà lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về cuộc sống. *Nhân vật trong tác phẩm văn học: Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là người hoặc có thể là vật (nhưng chứa đựng suy nghĩ, tình cảm của con người) . Nhân vật trong thơ trữ tình là nhân vật trữ tình thường xưng tôi, ta, anh, em, mình… hoặc không thấy xưng ai cả, ví dụ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. (Quê hương Tế Hanh, SGKNgữ văn 8) “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”. ( Sang thu Hữu Thỉnh ,SGK Ngữ văn 9 ) Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ( tự sự) là những con người cụ thể được tác giả miêu tả, có thể có tên hoặc không tên xưng “tôi”. Nhiều khi 15/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” học sinh nhầm lẫn đồng nhất nhân vật xưng “tôi” với tác giả như ở truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh chẳng hạn. Vì vậy phải giúp học sinh lưu ý trong những trường hợp này. *Chú ý phong cách nghệ thuật của tác giả: Nói về phong cách thì không phải nhà văn nào cũng đều xây dựng cho mình một phong cách nghệ thuật rõ nét. Phong cách nhìn ở một phương diện nào đó, và nói một cách đơn giản nhất, có thể gọi là chỗ hay nhất, mạnh nhất của một nhà văn về tư tưởng và nghệ thuật, thường trở đi trở lại trong sáng tác của người đó. Phong cách ở mỗi nhà văn là sự sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng, có sức hấp dẫn riêng của nhà văn đó. Ví dụ nhà văn Nguyên Hồng, với những trang văn xuôi sôi nổi trữ tình, thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết. Ông thường viết về những kiếp người đau khổ, bất hạnh (đặc biệt là những người đàn bà) bị những tai họa dồn dập vùi xuống bùn đen, nhưng vẫn quyết vùng vẫy để vươn lên ánh sáng. Còn Nam Cao luôn đau đớn trước tình trạng người trí thức phải sống mòn, người nông dân phải vứt bỏ nhân tính vì miếng cơm manh áo, các nhân vật trong tác phẩm thường đấu tranh, giằng xé nội tâm gay gắt… Nắm chắc những đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, trong quá trình cảm thụ , phân tích tác phẩm sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những hiểu biết và cảm nhận của mình. *Kiến thức lí luận văn học: Ở cấp THCS, học sinh chưa được học lí luận văn học thành những bài riêng và cũng không được nhiều thầy cô chú ý đúng mức. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp cho học sinh các khái niệm, thuật ngữ về lí luận văn học như: đề tài, chủ đề, hình ảnh, hình tượng, tự sự, trữ tình, hư cấu, ước lệ, tượng trưng, hiện thực, lãng mạn, phong cách, các thủ pháp nghệ thuật…vì nó có mặt hầu như ở bất kì bài giảng văn nào trên lớp của thầy, hay các bài làm văn của trò. Trong những giờ học Ngữ văn trên lớp, giáo viên giúp các em lí giải : Thế nào là đề tài? Thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học? Đề tài khác chủ đề ở chỗ nào? Nhân vật trong truyện cổ dân gian có những đặc điểm gì? Loại nhân vật ấy có gì khác so với các nhân vật trong các tác phẩm văn học hiện đại? Tại sao loại nhân vật này thì được miêu tả theo bút pháp này còn loại nhân vật kia lại miêu tả theo bút pháp khác? Để hình thành và củng cố kiến thức lí luận cho các em được một cách vững chắc, giáo viên phải gắn các kiến thức ấy vào tác phẩm văn học cụ thể, 16/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” liên hệ, đối chiếu để làm sáng tỏ qua các hình tượng văn học cụ thể, sinh động, tránh lí luận chung chung, khô khan, trừu tượng và làm một cách thường xuyên . Tiết Đọchiểu văn bản cũng là những dịp thuận lợi có thể đưa vào để khắc sâu kiến thức lí luận văn học cho học sinh. Ví dụ: Khi phân tích đến câu cuối “Một mảnh tình riêng ta với ta” (“Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan SGK Ngữ văn 7), một em HS (7D) viết: “Mảnh tình riêng đó, chỉ riêng bà và cảnh biết thôi, bà và cảnh tuy hai mà một, bởi vì có chung tâm trạng. Trước cảnh, bà đã bộc lộ tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ. Chính nét đặc sắc đó về nội dung cũng như nghệ thuật” tức cảnh sinh tình”khiến cho thơ bà mang một phong cách riêng, một phong cách thơ rất đặc biệt.” hay em HS khác khi bàn về “Thuế máu”( Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp” SGK Ngữ văn 8tập 2) như sau: “…sự thực ấy đã được Nguyễn Ái Quốc vạch trần bằng những tư liệu phong phú, xác thực với giọng văn trào phúng sắc sảo”. Tất cả những kiến thức trên, giáo viên có thể đưa vào phần luyện tập để bổ trợ kiến thức cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi thì rất tốt. 2. Giáo viên cần nắm chắc chương trình dạy phần văn bản trong sách giáo khoa: Có thể liệt kê các văn bản trong chương trình SGK Ngữ văn 8 như sau: THỂ LOẠI VĂN BẢN TÊN VĂN BẢN Tôi đi học (Thanh Tịnh). Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấuNguyên Truyện hiện đại Hồng). Việt Nam Lão Hạc (Nam Cao). Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn Ngô Tất Tố). Cô bé bán diêm (An đéc xen). Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn ki hô tê Xec Truyện hiện đại van téc). nước ngoài Hai cây phong ( Ai ma tốp). Chiếc lá cuối cùng (O.Hen ri). Thơ hiện đại Việt Nam Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu). Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh). Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà). 17/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” Hai chữ nước nhà (Á Nam Trần Tuấn Khải). Nhớ rừng (Thế Lữ). Quê hương (Tế Hanh). Khi con tu hú (Tố Hữu). Tức cảnh Pac Bó; Ngăm trăng (Hồ Chí Minh). Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn). Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi). Nghị luận Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp). Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn Ái Quốc). Đi bộ ngao du (Trích Ê min hay về giáo dục). Ông Giuốc đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả Kịch học làm sang– Mô li e). Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000. Văn bản nhật dụng Ôn dịch, thuốc lá. Bài toán dân số. 3. Nội dung của giải pháp: Sau khi đã nắm chắc chương trình SGK , Phân phối chương trình và các tiết yêu cầu giảm tải, giáo viên tìm ra điểm yếu mà học sinh hay mắc về kiến thức, về kĩ năng thực hành để bồi dưỡng. Trong kinh nghiệm của bản thân thực tế giảng dạy 16 năm nay, tôi nhận thấy: Về mảng văn, các em thực sự lúng túng ở khâu cảm hiểu văn bản, chưa biết khai thác những tín hiệu nghệ thuật sáng giá để làm nổi bật nội dung tư tưởng tác phẩm; mảng kiến thức về văn học sử còn yếu; năng lực tổng hợp, khái quát chưa tốt; chưa thực sự hứng thú với những bài tập giao về nhà; chưa phát huy được sở trường của bản thân như: + Năng lực tự học. + Vẽ tranh minh họa nội dung bài học… + Tìm tòi nghiên cứu tài liệu. + Phỏng vấn ý kiến những người xung quanh, nhất là những người hiểu biết, có uy tín. + Thuyết trình trước đám đông. 18/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” + Viết kịch bản; khả năng nhập vai diễn xuất. + Đọc diễn cảm; đọc sáng tạo. + Cảm thụ những giá trị thẩm mĩ về nội dung và nghệ thuật. Đối với môn Ngữ văn, ngoài việc phát triển cho HS năng lực chung còn phát triển cho các em năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt , năng lực cảm thụ thẩm mĩ… Để phát triển năng lực HS, nhất là trong môn học Ngữ văn thì GV phải rèn cho các em kĩ năng Tự học. Tự học là một năng lực chung mà mọi HS cần được hình thành và phát triển. Tự học tức là tự mình tìm hiểu, suy nghĩ và rút ra kết luận về một vấn đề hay một hiện tượng nào đó. Muốn có năng lực tự học, đương nhiên phải có tri thức về lĩnh vực mà mình muốn tự học. Muốn có tri thức về lĩnh vực đó theo tinh thần tự học thì phải tự đọc, đọc qua tài liệu, sách vở, các phương tiện thông tin khác nhau; cũng có thể tìm hiểu, học hỏi qua kinh nghiệm của người khác, nhưng chủ yếu tự học là tự đọc, tự suy nghĩ và vận dụng. Tự học phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác, niềm đam mê và tính tò mò , nói cách khác là ham hiểu biết. Không có yếu tố này thì không thể có năng lực tự học. Đối với môn Ngữ văn, năng lực tự học thể hiện trên hai bình diện: + Tự đọc hiểu văn bản, tự mình đọc và tìm tòi nội dung , ý nghĩa văn bản, thể hiện sự ham thích đọc các loại văn bản. Sau đó biết suy nghĩ về những điều đã đọc, liên hệ với cuộc sống xung quanh mình. Cụ thể như: Hoạt động 1: Đọc văn bản và xác định thể loại (văn bản văn học hay văn bản thông tin, đặc điểm nào của thể loại văn bản cần chú ý trong việc đọc hiểu) Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu nội dung chính của vă bản: Tóm tắt văn bản; nêu ý chính của văn bản. Hoạt động 3: Tổ chức tìm hiểu vai trò, tác dụng của hình thức văn bản. Yêu cầu học sinh tìm, nêu lên các biểu hiện về hình thức của văn bản: Tên văn bản, bố cục, cấu trúc văn bản; các từ ngữ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, chi tiết…chỉ ra một số yếu tố hình thức nổi bật nhất và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố đó. Hoạt động 4: Tìm hiểu mục đích của văn bản: Mục đích của văn bản là gì? Mục đích ấy thể hiện ở chỗ nào, qua câu chữ nào?...Với văn bản văn học, mục đích phức tạp hơn, có khi không nằm ở câu chữ cụ thể. 19/25
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giờ Đọc Hiểu văn bản môn Ngữ văn” Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản. Văn bản chỉ có một, bất biến nhưng ý nghĩa thì nhiều , nhất là văn bản văn học. Sau khi học sinh đã xác định được nội dung chính (Hoạt động 2), giáo viên yêu cầu tìm hiểu ý nghĩa của câu hỏi : Văn bản nói về nội dung này, nhưng có phải chỉ nói về nội dung cụ thể ấy không? Chẳng hạn 4 câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh có phải chỉ đơn thuần phác họa hình ảnh người tù khổ sai đập đá ở Côn Lôn hay không? Hoạt động này sẽ mất nhiều thời gian để học sinh tìm ra tầng nghĩa thứ hai là tác giả còn khác họa bức tượng đài uy nghi, lẫm liệt về một đấng anh hùng cách mạng…Người giáo viên phải có trình độ để làm trọng tài, gợi ra những hướng tiếp nhận và cảnh báo những tiếp nhận suy diễn máy móc, khiên cưỡng. Hoạt động 6: Yêu cầu học sinh đánh giá những giá trị của văn bản và rút ra cách đọc văn bản này: Cần chú ý gì khi đọc văn bản này? Ví dụ khi học xong truyện ngắn Cô bé bán diêm (Anđecxen) , em cần chú ý cách đọc tác phẩm của nhà văn Anđecxen như thế nào? ( Chú ý về thủ pháp đối lâp, đan xen; chú ý màu sắc cổ tích trong truyện ngắn Anđecxen, Cách kết vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa hiện thực vừa nhân đạo là nét nổi bật trong truyện ngắn Anđecxen). +Tự tạo lập văn bản. Biết cách thẻ hiện những điều mình nghĩ bằng hình thức nói hoặc viết một cách trong sáng, dễ hiểu từ đúng đến hay. Dạy học tích hợp là một trong những con đường để phát triển năng lực HS năng lực vận dụng tổng hợp . Vì việc tổ chức nội dung và yêu cầu dạy hoc, học theo hướng tích hợp đòi hỏi người dạy và người học phải vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp để giải quyết vấn đề, qua đó mà hình thành và phát triển năng lực này. Dạy tốt một giờ Ngữ văn là đã thực hiện yêu cầu tích hợp. Vì theo yêu cầu dạy Văn phải thông qua các hình thức thể hiện, nhất là ngôn từ; phải hiểu ngôn từ, hiểu câu, hiểu đoạn, mới có thể hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản. Như thế phải nắm rất vững về tiếng Việt, cả lí thuyết lẫn cách sử dụng. Từ đó có năng lực phân tích , lí giải vẻ đẹp của văn bản văn học qua chất liệu ngôn từ. Đối với các văn bản văn học (tác phẩm hình tượng) , nội dung hình tượng lại là một bức tranh tổng hợp sinh động về cuộc sống muôn màu muôn vẻ; vì thế GV Ngữ văn cần phải trang bị cho mình rất nhiều những hiểu biết về xã hội và tự nhiên để hiểu văn bản văn học, từ đó mới hướng dẫn học sinh về cách đọc hiểu văn bản được. Tìm hiểu những ý 20/25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6
12 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh
24 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
20 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng dạy học Hình học bậc THCS bằng phương pháp trực quan thông qua phần mềm Sketchpad
43 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn
21 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn