intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính trị tổng hợp

Chia sẻ: Kinh Khung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

147
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ đầu thế kỷ XX, VN bị Pháp thống trị bằng chủ nghĩa thực dân cũ, các phong trào yêu nước nổi lên nhưng đều bị thất bại. Vì vậy, nhu cầu lịch sử đòi hỏi con đường khác để giải phóng dân tộc. Con đường đó được Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính trị tổng hợp

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG 1. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập ĐCS Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ đầu thế kỷ XX, VN bị Pháp thống trị bằng chủ nghĩa thực dân cũ, các phong trào yêu nước nổi lên nhưng đều bị thất bại. Vì vậy, nhu cầu lịch sử đòi hỏi con đường khác để giải phóng dân tộc. Con đường đó được Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Những hoạt động NAQ trong việc thành lập ĐCS VN: - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Với lòng yêu nước, yêu dt, trong thời gian bôn ba trên thế giới, Người đã thương yêu những người lao động bần cùng trên thế giới, tìm hiểu CM tư sản Pháp và nhận thấy: Trong giai đoạn đầu CM tư sản ấy thì tiến bộ, nhưng giai đoạn sau ngày càng biểu hiện những hạn chế mà hạn chế lớn nhất là không giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, tư sản với vô sản. - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập ĐCS Pháp. Từ đây, NAQ đã đọc những sách báo nói về chủ nghĩa Mác, CM tháng 10 Nga. Năm 1920, Người tham gia đại hội Tua và bỏ phiếu thành lập quốc tế III của Lênin. Tháng 7/1920, Người đọc sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc là CM vô sản. Năm 1920 là móc lịch sử vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của NAQ từ chủ nghĩa yêu nước chuyển sang yêu nước theo lập trường giai cấp vô sản. Từ nay, Người sẽ gắn CM VN với CM vô sản thế giới, hay nói khác, Người sẽ gắn độc lập dân tộc với CNXH, để làm được việc này thì phải có 1 tổ chức lãnh đạo phong trào CM trong nước, đó là ĐCS VN. - 1920 – 1925, Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác_ Lênin vào VN (viết báo, lập hội, đào tạo những chiến sĩ cộng sản đưa về nước hoạt động). - 6/1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội, giác ngộ lí tưởng CM thanh niên VN yêu nước, hoạt động chính là vô sản hóa. - 1925 – 1930, khi chủ nghĩa Mác_ Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân thì những cuộc đấu tranh công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, phong trào ngày càng rộng khắp, chất lượng ngày càng cao. Phong trào công nhân nhận thấy VN thanh niên CM đồng chí hội không đủ sức đảm đương nên có nhu cầu thành lập ĐCS. Phong trào yêu nước cũng vậy, trước đây phong trào yêu nước chịu ảnh hưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám. Nhưng từ khi có VN thanh niên CM đồng chí hội, phong trào yêu nước dần dần trở nên độc lập và chịu ảnh hưởng từ VN
  2. thanh niên CM đồng chí hội. Song, phong trào yêu nước cũng nhận thấy rằng VN thanh niên CM đồng chí hội không đủ sức đảm đương nên cũng có nhu cầu thành lập ĐCS. 6/1929, Đông Dương Cộng Sản Đảng được thành lập ở miền Bắc. 7/1929, An Nam Cộng Sản Đảng được thành lập ở miền Nam. 9/1929, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn được thành lập ở miền trung. Ba đảng như ba luồng gió mới thổi vào phong trào CM ở VN, nhưng sẽ không có lợi trong việc thống nhất tư tưởng, tổ chức và hoạt động. Vì vậy, NAQ chủ trì hội nghị hợp nhất 3 Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc). 3/2/1930 hội nghị đã quyết định lấy tên Đảng là ĐCS VN. Ý nghĩa lịch sử Hội nghị hợp nhất: - Hội nghị hợp nhất đã qui tụ 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất tại Việt Nam theo một đường lối chính trị đúng đắn, dẫn đến thống nhất về tư tưởng và hành động của phong trào CM cả nước. - ĐCS VN ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử CM nước ta, chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc trong những năm sau. 2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương chiến lược mới của Đảng 1939 – 1941 và nghĩa của nó đối với sự thành công CM 8/1945. Năm 1939 – 1941 là giai đoạn nhân dân ta đấu tranh công khai, bán công khai để hình thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Năm 1939, thế chiến thứ II bùng nổ đã tác động rất lớn đến tình hình Việt Nam buộc Đảng ta chuyển chỉ đạo chiến lược từ đấu tranh dân sinh dân chủ sang đấu tranh bạo động giành chính quyền. * Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương chiến lược mới của Đảng năm 1939_ 1941 - Hoàn cảnh lịch sử: + Tình hình quốc tế: 1/9/1939, thế chiến thứ II bùng nổ. CM Pháp bị đàn áp, ĐCS Pháp bị tổn thất nặng nề, nguyên nhân do những người phản động Pháp ra sức đàn áp, khủng bố rảnh tay để đối phó với thế chiến II. + Tình hình trong nước: Để chuẩn bị cho thế chiến II, Pháp ra sức vơ véc thuộc địa tại Việt Nam, bắt phu bắt lính. Vì vậy, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Pháp trở nên sâu sắc. 9/1940, phát xít Nhật có mặt tại Việt Nam và Nhật cũng ra sức vơ véc dân tộc ta. Nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng. Đứng trước tình hình như vậy, Đảng ta đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. - Chủ trương mới của Đảng:
  3. Chuyển đấu tranh dân sinh dân chủ sang đấu tranh bạo động giành chính quyền. Đường lối này phải được hoàn thiện dần thông qua 3 hội nghị lớn, hội nghị T.Ư Đảng 6,7 và 8. + Hội nghị T.Ư 6: Diễn ra 11/1939 tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Nội dung: Xác định mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai. Phương pháp CM: Chuẩn bị điều kiện bạo động giành chính quyền. Lực lượng CM: Là mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Nghị quyết T.Ư 6 là bước ngoặc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sau nghị quyết trung ương 6 có 2 sự kiện quan trọng diễn ra: Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn bị bắt, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (Khởi nghĩa BS là khởi nghĩa non, nhưng nó là tiếng súng báo hiệu nhân dân miền Bắc muốn bạo động giành chính quyền). Hội nghị T.Ư 6 có nhiều ưu điểm nhưng chưa hoàn thiện vì chống đế quốc Pháp trong điều kiện phát xít Nhật có mặt tại VN là chưa phù hợp. Vì vậy, hội nghị T.Ư 7 đã họp. + Hội nghị T.Ư 7: Diễn ra 11/1940 tại Đình Bảng (Bắc Ninh) do Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh chủ trì. Nội dung: Mục tiêu trước mắt là chống phát xít Pháp và Nhật. Phương pháp CM: Là mặt trận dân chủ thồng nhất chống phát xít Pháp _ Nhật tại Đông Dương. Ngoài ra, ta còn lập ra đội quân du kích Bắc Sơn, lập căn cứ địa Bắc Sơn, Vũ Nhai. Trong hội nghị Trường Chinh được bầu làm quyền tổng bí thư. Sau hôi nghị T.Ư 7 thì có 2 sự kiện quan trọng: Khởi nghĩa Nam Kỳ và Đô Lương nổ ra. Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương đã đánh dấu thời kỳ CM mới, thời kỳ cả nước nổi dậy giành chính quyền. + Hội nghị T.Ư 8: Diễn ra tháng 5/1941 tại Bắc Bó (Cao Bằng). Nội dung: Do tình hình thế giới có nhiều thay đổi: Phát xít Đức đánh Liên Xô, Nhật đặt bộ máy cai trị tại Đông Dương. Vì vậy, hội nghị T.Ư 8 họp để xác định nhiệm vụ trước mắt là phải gpdt. Phương pháp CM: Khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị giành chính quyền khi thời cơ đến. Nếu giành chính quyền thì sẽ lập ra nhà nước VN dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm cờ toàn quốc. Lực lượng CM: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Trong hội nghị này Trường Chinh chính thức được bầu làm tổng bí thư. Như vậy, chủ trương chiến lược mới của Đảng đã được hoàn thiện dần thông qua 3 hội nghị trên. Đường lối gpdt với việc xác định mục tiêu trước mắt là chống phát xít Nhật là do
  4. xuất phát từ tình hình cụ thể thế giới và trong nước. Vì mục tiêu CM thay đổi nên phương pháp CM cần thay đổi phù hợp với tình hình mới. * Ý nghĩa Chủ trương chiến lược mới của Đảng là chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ đấu tranh dân sinh dân chủ sang bạo động giành chính quyền, có nghĩa lịch sử rất quan trọng đến thắng lợi CM 8/1945: - Mở đầu cho chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ở nước ta. - Quyết định đường lối CM nước ta là chống phát xít Nhật, giành chính quyền từ tay Nhật là hoàn toàn đúng đắn. Phương pháp CM là đợi thời cơ đến sẽ khởi nghĩa giành chính quyền và trên thực tế CM 8/1945 khởi nghĩa giành chính quyền bằng cách chóp thời cơ. Thời cơ là đỉnh điểm cơ hội, nhờ có chủ trương chiến lược mới mà ta giành chính quyền từ tay Nhật. Lực lượng tham gia khởi nghĩa giành chính quyền 8/1945 là mặt trận Việt Minh, trong đó chủ yếu là lực lượng đấu tranh chính trị. Lực lượng này hình thành từ những năm 1930, 1936, 1939, đã được chủ trương chiến lược của Đảng tổng kết thành mặt trận Việt Minh. Nhìn chung, CM 8/1945 thắng lợi là do chủ trương chiến lược mới của Đảng 1939 – 1941. 3. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương và biện pháp để xây dựng và bảo vệ chính qưyền CM 1945 _ 1946 CM 8 thành công, HCM đã khai sinh ra nước Việt Nam DCCH. Chính quyền VNDCCH ra đời trong điều kiện chóp thời cơ. Vì vậy, giành chính quyền thì dễ nhưng giữ chính quyền thì khó. Do đó Đảng ta đã có những chủ trương và biện pháp để xd và bv chính quyền những năm 1945 - 1946. * Hoàn cảnh lịch sử - Tình hình thế giới: Thuận lợi: + Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống XHXN xuất hiện ở Liên Xô và Đông Âu. + Một số nước thuộc địa đòi độc lập, một số theo XHCN, một số theo TBCN. + Tại Pháp Đờgôn nắm chính quyền và đồng ý cho người Cộng sản tham gia nắm chính quyền Đờgôn. Khó khăn: + Chưa có nước nào công nhận chính quyền VNDCCH về mặt pháp lí. + Đảng viên ĐCS Pháp chia làm 2 xu hướng, một số khuyên ta vào khối liên hiệp Pháp, một số khuyên ta vào liên bang Đông Dương. + Pháp muốn khôi phục thuộc địa tại Đông Dương bằng bất cứ giá nào.
  5. - Tình hình trong nước: Thuận lợi: + Ta có chính quyền trong tay, ta có công cụ quyền lực cao nhất để giải quyết vấn đề trong và ngoài nước. + Khí thế CM nhân dân ta rất cao và nhân dân ta ủng hộ chính quyền VNDCCH. + ĐCS VN có nhiều đảng viên kiên cường, trung thành và yêu nước, nhất là Hồ Chủ tịch quan tâm lèo lái con thuyền VN vượt qua nhiều sóng to gió lớn để giữ chính quyền. Khó khăn: Nạn đói, nạn dốt hoành hành. Chính quyền còn non trẻ. Thù trong giặc ngoài ra sức chống phá. Tất cả những khó khăn trên đã đặt chính quyền VNDCCH vào thế nghìn cân treo sợi tóc. * Chủ trương và biện pháp để xây dựng và bảo vệ chính quyền 1945 - 1946 - Chủ trương và biện pháp để xây dựng chính quyền: +Tăng cường sức mạnh của Đảng: 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật để bảo toàn lực lượng. +Củng cố sức mạnh chính quyền nhân dân: Củng cố mặt trận Việt Minh, thành lập các đoàn thể như hội Liên Việt, tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Ban bố chính sách miễn giảm thuế, xóa nợ cho dân, phát động tuần lễ vàng, bạc, mở lớp bình dân học vụ để giải quyết nạn dốt. + Củng cố sức mạnh chính quyền: Nhân dân đi bầu cử quốc hội 6/1/1946. Hiến pháp VNDCCH ra đời. Chiến sự ở Nam bộ bùng nổ khi Anh và Pháp kéo vào. - Chủ trương và biện pháp để bảo vệ chính quyền: + Nhân nhượng với Tưởng để tập trung ngăn chặn bước tiến của Pháp ra Bắc Vì: Tưởng quá hung hăng. Cần xd chính quyền non trẻ. Tận dụng thời gian hòa bình để vận chuyển sức người, sức của lên Việt Bắc, chuẩn bị khả năng chiến tranh nếu xảy ra. Kết quả: Ta tận dụng thời gian để chuẩn bị lực lượng. Ta ngăn chặn được bước tiến quân Pháp ra Bắc. Nhân nhượng chỉ là sách lược mềm dẻo nhưng nguyên tắc chiến lược là giữ vững chính quyền từ trung ương đến cơ sở là không đổi.
  6. + Hòa với Pháp để loại Tưởng ra khỏi Việt Nam: 28/2/1946, Pháp và Tưởng kí hiệp ước Pháp _ Hoa tại Trùng Khánh. Nội dung : Pháp sẽ nhường quyền lợi kinh tế Pháp cho Tưởng; bù lại Pháp được quyền đem quân ra miền Bắc Việt Nam, quân Tưởng phải rút hết về nước. Lí do ta hòa với Pháp: Là mượn tay Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. Pháp sợ ta bắt tay với Tưởng nên muốn hòa với ta để đuổi Tưởng ra khỏi Việt Nam. Biểu hiện ta hòa với Pháp là hiệp định sơ bộ được kí ngày 6/3/1946. Nội dung hiệp định sơ bộ: Pháp công nhận Việt Nam có chủ quyền độc lập, có quân đội, có tài chính riêng; ta thì chấp nhận nằm trong khối liên hiệp Pháp. Pháp đồng ý với ta thời gian rút quân Tưởng ra khỏi miền Bắc chậm nhất là cuối tháng 6/1946; ta đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, hạ vũ khí Nhật, nhưng sau 5 năm rút về nước. Ngừng bắn ở Nam bộ và sẽ bàn biện pháp giải quyết vấn đề Nam bộ bằng chính trị. - Kết luận: Chủ trương và biện pháp của Đảng trong việc đấu tranh xây dựng chính quyền CM thời kỳ 1945_ 1946 đã đạt những thành tựu rất lớn, đó là biết phân hóa cao độ kẻ thù, tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kè thù mạnh hơn ta. Ta đã biết tổ chức lực lượng, biết phát huy sức mạnh tổng hợp nhân dân để xây dựng và giữ vững chính quyền. Ta tận dụng khả năng hòa bình, đồng thời đối phó khả năng nếu chiến tranh xảy ra. 11/1946, Pháp kéo quân ra miền Bắc, thay vì hạ vũ khí Nhật thì lại bắn phá miền Bắc nước ta, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và can thiệp Mỹ. 4. Trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh dấu sự thắng lợi CM miền Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai (1954_ 1965) *1954 – 1960: Nhân dân ta chống lại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ Khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc quá độ lên XHCN; miền Nam bị Mỹ nhảy vào, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. - Chính trị: Mỹ lập ra ngụy quyền với tổng thống Ngô Đình Diệm, Mỹ giữ vai trò cố vấn chính trị. - Quân sự: Mỹ xây dựng ngụy quân trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, Mỹ giữ vai trò cố vấn quân sự. - Kinh tế: Mỹ thực hiện chính sách viện trợ cho phát triển CNTB ở miền Nam. - Văn hóa: Mỹ đưa chủ nghĩa duy tâm vào miền Nam Việt Nam, đề cao chủ nghĩa cá nhân, chống lại chủ nghĩa Mác _ Lênin.
  7. - Xã hội: Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đã phân hóa xã hội miền Nam một cách sâu sắc, mức độ hưởng thụ nhân dân miền Nam không đồng đều. Mục đích: Mỹ muốn biến miền Nam thành căn cứ quân sự để ngăn chặn CNXH tràn xuống ĐNA, nếu đủ điều kiện thì Mỹ sẽ tấn công ra miền Bắc, tiêu diệt hệ thống XHCN phía nam. Mỹ muốn biến miền Nam thành quốc gia TBCN, thành thị trường tiêu thụ hàng viện trợ của Mỹ, nhưng nhân dân miền Nam không đồng tình vì muốn thống nhất đất nước. Vì vậy, đã diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam. Giai đoạn này xét về Mỹ, Mỹ đã thực hiện chiến lược vành đai toàn cầu mang tên Aixenhao. Mỹ muốn bình định Việt Nam trong vòng 18 tháng. Mỹ _ Diệm lập ra khu dinh điền, khu trù mật. Ai không vào khu này sẽ bị luật 10/59 bắt và giết. Về phía ta, nhân dân miền Nam đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi thực hiện hiệp định Giơnevơ. 1954, một số cán bộ tập kết ra Bắc, số còn lại chia ra làm 2 hướng : muốn đánh Mỹ, e ngại không đánh Mỹ, cả 2 tư tưởng trên nhìn chung đều không đúng. 1/1959, nghị quyết 15 ra đời, nêu lên nội dung quan trọng là phải giải phóng miền Nam nhưng phải chuẩn bị điều kiện, quân đội và căn cứ địa. Tinh thần nghị quyết 15 lan rộng xuống cơ sở quần chúng. 6/1/1960, phong trào đồng khởi nổ ra tại huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Đây là phong trào nhổ đồn, nhổ bót, phá khu dinh điền, khu trù mật. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Trung Trung bộ. Phong trào đồng khởi có ý nghĩa lịch sử to lớn : Ta đã phá được chính sách bình định của Mỹ_ Diệm trên toàn miền Nam. 20/12/1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN ra đời, từ nay CM miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến công CM, chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ cơ bản bị phá sản. Vì vậy, Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược chiến tranh khác. * 1961- 1965: Nhân dân ta đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ Mỹ áp dụng chiến lược chiến tranh đặc biệt (bước thứ nhất trong chiến lược toàn cầu) đối với miền Nam Việt Nam. Nội dung: Bình định vẫn là quốc sách. Mỹ bỏ khu dinh điền, khu trù mật thành lập ấp chiến lược, ai ngoài ấp chiến lược Mỹ_ Diệm dùng quân đội tìm diệt. Về phía ta, 2/1962, bộ Chính trị họp và đưa quyết tâm là phải chống lại chiến tranh đặc biệt. Đấu tranh chính trị ở thành thị kết hợp với đấu tranh vũ trang ở nông thôn và rừng núi. Năm 1963, trận Ấp Bắc nổ ra. Mỹ_ Diệm đã dùng trực thăng, chiến sa đổ bộ tìm diệt chúng ta. Chiến thắng của quân và dân ta với trận Ấp Bắc đã làm cho chính quyền Diệm_ Nhu lung lay, nhân cơ hội này, quân dân ta đã nổi dậy đánh thắng lớn ở các trận An Lão, Ba Gia, Bình Giã,
  8. Đồng Xoài. Ngoài ra, thắng lợi đấu tranh chính trị ở thành thị của sinh viên, học sinh, phật giáo...cơ bản làm cho chiến tranh đặc biệt bị phá sản. Mỹ buộc phải chuyển sang bước thứ hai trong chiến lược toàn cầu là chiến tranh cục bộ. 5. Trình bày những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của công cuộc xd CNXH miền Bắc thời kỳ 1954- 1975 * Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện 3 năm khôi phục kinh tế 1954 - 1957 Chính sách cải cách ruộng đất bắt đầu năm 1953, nhưng do kháng chiến chống Pháp ở mức độ cao, nên 1954 khi hiệp định Giơnevơ được kí kết thì Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục cải cách ruộng đất. Thành tựu cải cách ruộng đất : Nhân dân làm chủ ruộng đất mình, nhất là nông dân nghèo. Tuy nhiên, hạn chế chính sách cải cách ruộng đất là tịch thu rưộng đất của địa chủ, phú nông, một số trung nông là không hợp lí. Theo lẽ ta phải trưng mua và chia lại cho dân nghèo. Sau chiến tranh nhiều nơi bị tàn phá, đê điều hư hỏng, công nghiệp bị đình đốn. Tháng 9/1955, nghị quyết bộ Chính trị đưa ra quyết tâm thực hiện khôi phục kinh tế trong 3 năm. Kết quả, nạn đói cơ bản được giải quyết, lương thực thực phẩm tăng lên từ 2,4 triệu tấn lên 4 triệu tấn. * Đảng lãnh đạo thực hiện 3 năm cải tạo XHCN 1958- 1960 11/1958, nghị quyết 14 đã khẳng định 3 năm cải tạo XHCN. Đến 1960 cơ bản hoàn thành. Kết quả: Ta thực hiện bao cấp quá sớm, cải tạo quá mạnh tay, làm ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của các thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên thành tựu nổi bật của giai đoạn này: Nhân dân miền Bắc đã cung ứng sức người sức của cho miền Nam chống Mỹ cứu nước nhanh, đúng, đủ, kịp thời. * Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) 9/1960, đại hội đại biểu toàn quốc lần III đã hợp và đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: - Mục tiêu: Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hóa XHCN, hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN. - Nhiệm vụ: + Phải thực hiện mối quan hệ 3 cuộc CM: CM quan hệ sản xuất, CM tư tưởng văn hóa, CM khoa học kỹ thuật (then chốt). + Tích lũy vốn ban đầu. Phải tạo mối quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng, xd KT đi đôi với củng cố quốc phòng.
  9. + Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, KT trung ương với địa phương. Kế hoạch này được thực hiện 4 năm thì phải chuyển hướng vì chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Đánh giá thành tựu giai đoạn 1961- 1965, ta đã thực hiện cải tạo nông nghiệp tốt, lương thực thực phẩm đủ ăn và có một phần đưa vào miền Nam chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, quan niệm công nghiệp hóa ở miền Bắc lúc này còn đơn giản, giáo điều, đề cao công nghiệp nặng. Tình hình miền Bắc xuất hiện nhiều tiêu cực: quan liêu, tham nhũng, lãng phí...Cho nên Đảng chủ trương thực hiện 3 xây 3 chống. * Đảng lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng XHCN miền Bắc và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 (1965-1968) 5/8/1964, Mỹ dựng nên sự kiện vịnh Bắc bộ, rồi ném bơm một số nơi ở miền Bắc. 7/2/1965, viện cớ trả đũa quân giải phóng ở sân bay Plâycu, Mỹ đã liên tục ném bơm ra miền Bắc, gây ra chiến tranh phá hoại lần 1. Nhân dân miền Bắc tay cày tay súng, vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại lần 1 của Mỹ. Thành tựu lớn nhất giai đoạn này là miền Bắc vẫn là hậu phương lớn của miền Nam máu thịt. Kết quả : Mỹ buộc ngưng ném bơm vô điều kiện lần 1. Thắng lợi nhân miền Bắc cùng thắng lợi nhân dân miền Nam đã buộc Mỹ chuyển từ chiến tranh cục bộ sang Việt Nam hóa chiến tranh và ngồi vào bàn hội nghị Pari (10/1968). * Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc ổn định kinh tế và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Mỹ (1969- 1965) 1969, Bác Hồ mất, Níchsơn lên thay Giônsơn làm tổng thống, thực hiện chiến lược toàn cầu với vai trò xứ già hòa bình đi thương lương với các nước XHCN để giải quyết chiến tranh ở Việt Nam. 1972, những cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Bắc Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã đẩy chiến trường miền Nam dâng lên rất cao. Đứng trước tình hình này, Mỹ điên cuồng ném bơm vào những nơi đông dân miền Bắc. Mỹ muốn nhân dân miền Bắc đầu hàng, nhưng nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng CNXH. Thành tựu lớn nhất giai đoạn này là Mỹ buộc phải ngưng ném bơm vô điều kiện lần 2 và kí hiệp định Pari năm 1973. Mỹ rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam. 1973- 1975: Nhân dân miền Bắc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Năm 1975, đời sống nhân dân miền Bắc trở lại bình thường. * Ý nghĩa lịch sử
  10. Miền Bắc là hậu phương lớn của miền Nam. Những thành tựu miền Bắc đạt được có nghĩa lịch sử rất lớn, là nhân tố quyết định thắng lợi hàng đầu cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân miền Nam ; còn công cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân miền Nam là nhân tố thắng lợi trực tiếp. Thành tựu nhân dân miền Bắc đã làm thất bại bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại lần 1,2, buộc Mỹ ngưng ném bơm vô điều kiện và chấp nhận thất bại. Đây là điều kiện, thời cơ thuận lợi để quân và dân ta làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Tuy 2 miền Nam, Bắc có nhiệm vụ khác nhau nhưng hỗ trợ nhau cùng hướng tới mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà và cả nước đi lên CNXH
  11. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Hãy phân tích nội dung tư tưởng HCM về vấn đề ‘ Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm’. Tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm HCM: ‘Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước’ trong giai đoạn phát triển đất nước ta hiện nay a) Nội dung tư tưởng HCM về vấn đề ‘Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm’ Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. HCM nói:‘Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn’. ‘Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra được bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do’. Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các đồng minh thắng trận trong thế chiến thứ I thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam, Người gửi tới hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân VN. Tuy bản yêu sách đó không được bọn đế quốc chấp nhận, nhưng giúp Người đi đến kết luận: Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trong chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. Năm 1941, HCM chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc: ‘Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy’. CM tháng 8 thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khẳng định trước toàn thế giới về nền độc lập Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: ‘Không ! Chúng ta thề hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, HCM nêu ra một chân lí có giá trị cho mọi thời đại: ‘Không có gì quí hơn độc lập tự do’. Không có gì quí hơn độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng dân tộc VN, đồng thời cũng là nguồn động viên lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn được thừa nhận là Người khởi xướng cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX.
  12. b) Vận dụng quan điểm HCM: ‘Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước’ trong giai đoạn phát triển đất nước ta hiện nay Trong sự nghiệp đổi mới, càng phải xác định rõ các nguồn lực và phải phát huy tối đa các nguồn nội lực (con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống CM, đất đai, tài nguyên...) trong đó yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất, tinh thần của nó. Con người VN vốn có nhiều truyền thống yêu nước, gắn kết cộng đồng, có ý chí kiên cường bất khuất, không cam phận nghèo hèn... Chúng ta phải ra sức phát triển tinh thần yêu nước ấy, làm cho nó thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, truyền thống quí báu ấy cần tiếp tục được khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên XHCN. 2. Hãy trình bày quan điểm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH. Tại sao ở nước ta hiện nay, trong quá trình đổi mới cần phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH a) Quan điểm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH * Mục tiêu - Chính trị: Xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. HCM nói: ‘Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công _ nông do giai cấp công nhân lãnh đạo’. - Kinh tế: Đó là nền kinh tế công _ nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nền kinh tế xóa dần sự bóc lột giữa người với người. Nền kinh tế có 4 hình thức sở hữu chính: nhà nước, tập thể, người lao động riêng lẻ, nhà tư bản. - Văn hóa: Văn hóa CNXH theo tư tưởng HCM là giải phóng con người. Nền văn hóa đó về nội dung và hình thức là phải tiếp thu có chọn lọc văn hóa dân tộc khác, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa CNXH cao hơn văn hóa CNTB vì văn hóa CNXH là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. HCM nói : ‘Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, nền văn hóa ấy phải XHCN về nội dung, về hình thức và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác’. - Xã hội: Thực hiện công bằng xã hôi, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, có chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, đạo đức lối sống xã hội phát triển lành mạnh.
  13. Tóm lại, mục tiêu chung của CNXH là giải phóng con người để phục vụ cho công cuộc xd CNXH. Xd CNXH là để giải phóng con người ở mức độ cao hơn. * Động lực Động lực của CNXH là sự kích thích sự phát triển của CNXH. Động lực của CNXH gồm : - Nội lực: Là toàn bộ những gì nằm trên đất nước. Trong đó, nguồn nội lực quan trọng quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là liên minh công _ nông _ trí. - Ngoại lực: Là sự hỗ trợ của các nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Trở lực: Là sự kiềm hãm phát triển đất nước. Theo tư tưởng Người, trở lực là chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật. Tóm lại, hiện nay nước ta có nguy cơ tụt hậu về nhiều mặt, nổi bật là tụt hậu về trí tuệ. Vì vậy, học tập tư tưởng HCM về mục tiêu và động lực của CNXH sẽ có giá trị rất lớn cho những ai biết tận dụng nó. b) Trong quá trình đổi mới cần phải kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH Trong điều kiện nước ta, ĐLDT phải gắn liền với CNXH, sau khi giành ĐLDT phải đi lên CNXH, vì đó là qui luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc : độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Thực tiễn phát triển cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở vững chắc đảm bảo ĐLDT. Hiện nay, ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là tiếp tục con đường CM ĐLDT gắn liền với CNXH mà HCM đã lựa chọn. Đổi mới, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng HCM, kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH, chứ không phải thay đổi mục tiêu. 3. Trình bày quan điểm HCM về đại đoàn kết dân tộc. Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của HCM trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay a) Quan điểm HCM về đại đoàn kết dân tộc * Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có nghĩa chiến lược quyết định thành công của CM HCM nói: ‘Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công’. Tư tưởng đại đoàn kết HCM có nghĩa chiến lược, vì nó xuyên xuốt, nhất quán trong suốt tiến trình CM VN. Tư tưởng đại đoàn kết là một tư tưởng cơ bản để tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong chiến tranh CM cũng như trong xd CNXH.
  14. Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh và sức mạnh đó sẽ nhân lên nếu thật sự đoàn kết. * Đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ hàng đầu của CM HCM nói: Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm 8 chữ : ‘Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc’. Là mục tiêu nghĩa là mọi đường lối, chính sách của Đảng đề ra phải lấy đại đoàn kết làm mục tiêu hướng tới. Là nhiệm vụ hàng đầu bởi vì nó là lực lượng duy nhất của Việt Nam. Vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ hàng đầu để tập hợp quần chúng đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc tiến bộ của con người. * Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân HCM nói: ‘Ta đoàn kết đấu tranh để thống nhất nước nhà, ta còn cần phải đoàn kết xây dựng đất nước. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự đất nước, có lòng phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ’. Theo Người khái niệm nhân dân bao gồm một tập hợp đông đảo quần chúng, hay nói khác là một con người cụ thể. Từ dân tộc mà Bác dùng đó là dân tộc thuộc địa, cũng chính là nhân thuộc địa. Vì vậy, đại đoàn kết dân tộc cũng chính là đại đoàn kết toàn dân. Đại đoàn kết toàn dân phài dựa trên cái gốc cái nền, đó là liên minh công nhân, nông dân và nhân dân lao động. Nói khác, HCM giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp. Trong nhân dân thì có người tốt, người xấu, theo Người thì ai cũng có ít nhiều tấm lòng tốt ẩn chứa bên trong, vấn đề cần khơi dậy mặt tốt bằng mọi cách để mặt tốt ngày càng nhiều hơn, mặt xấu ngày càng ít đi. Với những người lầm đường lạc bước biết hối cải thì vòng tay đại đoàn kết sẵn sàng dang rộng đón họ về với dân tộc. Có thể nói, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM rất rộng rãi, bao dung và vị tha. * Đại đoàn kết dân tộc là lực lượng to lớn của nhân dân nằm trong mặt tận dân tộc thống nhất Đại đoàn kết dân tộc không dừng ở quan điểm, tư tưởng mà phải đặt trong tổ chức nhất định (mặt trận tổ quốc Việt Nam). Hoạt động của mặt trận là hiệp thương dân chủ. Đứng trước nhiều tầng lớp trong mặt trận, tất nhiên sẽ có nhiều quyền lợi khác nhau thì cần lấy quyền lợi của công nhân, nông dân, nhân dân lao động làm nền tảng.
  15. * ĐCS vừa là thành viên mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận để xd khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc Đảng là tổ chức chính trị, cách mạng nhất, Đảng lãnh đạo mặt trận bằng đường lối chủ trương. Khi đảng viên là thành viên trong mặt trận thì toàn bộ hoạt động đảng viên phải mang bản chất thành viên như các thành viên quần chúng khác, không áp đặt vai trò của Đảng trong mặt trận. Đảng không tự phong quyền lãnh đạo, quyền lãnh đạo đó là do nhân dân có thừa nhận hay không. Muốn nhân dân thừa nhận sự lãnh đạo của mình thì mọi đường lối, chủ trương phải phù hợp với lòng dân, lợi ích dân và lãnh đạo phải có hiệu quả. * Đại đoàn kết dân tộc phải gắn với đại đoàn kết quốc tế Vì chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng nên đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đại đoàn kết quốc tế. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở đại đoàn kết quốc tế, đại đoàn kết quốc tế là nhân tố thúc đẩy đại đoàn kết dân tộc phát triển. b) Tầmquan trọng của việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của HCM trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay Cần phải xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững vì đó là sức mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước chúng ta hiện nay. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc phải được khơi dậy để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu. Phải quán triệt tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc để cùng nhau phát triển tư tưởng ấy phù hợp với tình hình mới hiện nay. Việc ta mở cửa hội nhập với bạn bè thế giới là rất cần thiết, trong quá trình đó thì bên cạnh những thuận lợi, thời cơ thì không ít những khó khăn, thử thách. Ngoài ra, nền KTTT định hướng XHCN sẽ dẫn đến phân tầng, phân lớp trong xã hội một cách sâu sắc. Do đó, ta cần phải khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì đó là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. Cơ sở để hình thành khối đại đoàn kết hiện nay là: Phát huy tình năng động mọi người, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển đất nước. 4. Phân tích tư tưởng HCM về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ. Vận dụng tư tưởng Người trong việc xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn CM hiện nay. a) Tư tưởng HCM về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ
  16. HCM nói: ‘Chúng ta có một hiến pháp dân chủ, tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổn tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu’. ‘Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói dám làm’. - Theo tư tưởng HCM, một nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trước hết phải là nhà nước hợp hiến, trước hết nhà nước được bầu cử. - Nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ là nhà nước quản lí đất nước bằng pháp luật và làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với việc thực thi pháp luật. Trong việc thực thi pháp luật, có quan hệ hệ rất lớn đến trình độ dân trí của nhân dân, vì vậy cần nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân. Theo quan điểm HCM: Lúc dân biết và dám phê bình người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao. - Muốn có một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ thì ta phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức nhà nước, có trình độ văn hóa, am hiểu luật pháp, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức. b) Vận dụng tư tưởng Người trong việc xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn CM hiện nay - Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Khi chuyển sang hòa bình, xây dựng, trong điều kiện khó khăn, phức tạp của tình hình đất nước hiện nay thì mở rộng dân chủ là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác sức mạnh vô tận của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, mở cửa với thế giới. - Cải cách và kiện toàn bộ máy nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch và vững mạnh. Để nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, cần thiết phải: + Cải cách thủ tục hành chính, ban hành và hoàn thiện chế độ công vụ. + Đề cao giải quyết khiếu kiện của dân, sao cho thủ tục khiếu kiện đơn giản, nhanh chóng, đúng pháp luật, không để dân phài tốn quá nhiều thì giờ, công sức đi lại, do tình trạng đùn đẩy, vòng vo. + Sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, thực hiện tinh giản biên chế; xử lí nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm pháp luật. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng với cải cách thủ tục hành chính.
  17. Đảng mạnh thì nhà nước mạnh. Không thể có một Đảng mạnh mà nhà nước và hệ thống hành chính lại yếu kém. Để chỉnh đốn lại nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, Đảng phải tự chỉnh đốn, phải nêu gương về mặt trong sạch, vững mạnh. Đó là nhân tố cơ bản, then chốt. Chỉ có sự lãnh đạo Đảng trong sạch, vững mạnh mới đưa cải cách bộ máy nhà nước đi đến thành công. 5. Trình bày quan điểm HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Hãy vận dụng những nguyên tắc trên vào việc xây dựng đạo đức mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay a) Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới * Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Hơn nữa, chúng ta thấy người nói ít mà làm nhiều, có những vấn đề về đạo đức Người làm không nói. Theo HCM hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt chú trọng đến nêu gương. Nêu gương có nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau. Ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Giai đoạn CM nào cũng cần nhiều tấm gương, tùy theo nhiệm vụ, tình hình cụ thể mà tấm gương đó biểu hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu lao động, học tập, cuộc sống đời thường. * Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Chống là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. * Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời HCM nói: ‘Đạo đức CM không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bĩ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mày càng sáng, vàng càng luyện càng trong’. Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bĩ. Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác tự nguyện, dựa vào lương tâm, trách nhiệm mỗi người.
  18. b) Vận dụng những nguyên tắc trên vào việc xây dựng đạo đức mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng mà làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, chúng ta phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch lành mạnh về đạo đức. Hơn nữa còn thấy trước những gì có thể xẩy ra để đề phòng, ngăn chăn. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn. Trong cuộc sống mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình. Có rèn luyện công phu như vậy, con người mới có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp và nâng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2