intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ động trên lớp học

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng tham gia bài học tức là phát biểu gì đó khi được gọi đến hoặc chỉ đơn giản là “có mặt” trên lớp. Tuy nhiên, tham gia bài học là một quá trình trong đó học viên được khuyến khích tham gia bài học một cách chủ động. Chủ động tham gia bài học bao gồm: Đặt câu hỏi Làm tăng thêm ý nghĩa bài học và cung cấp thêm những hiểu biết dưới hình thức những tranh luận tích cực, quan điểm, ý kiến và kinh nghiệm cá nhân Phân loại tài liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ động trên lớp học

  1. Chủ động trên lớp học Có thể bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng tham gia bài học tức là phát biểu gì đó khi được gọi đến hoặc chỉ đơn giản là “có mặt” trên lớp. Tuy nhiên, tham gia bài học là một quá trình trong đó học viên được khuyến khích tham gia bài học một cách chủ động. Chủ động tham gia bài học bao gồm: Đặt câu hỏi o Làm tăng thêm ý nghĩa bài học và cung cấp thêm những hiểu biết o dưới hình thức những tranh luận tích cực, quan điểm, ý kiến và kinh nghiệm cá nhân Phân loại tài liệu được trình bày o Tìm hiểu những cách hiểu mới o Để tham gia bài học một cách chủ động, bạn cần phải luyện tập óc phê phán và đi sâu hơn việc thu thập thông tin thông thường. Bạn cần phải “thu nhận thông tin, đặt câu hỏi về thông tin đó, và sử dụng nó để đưa ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định, xây dựng lập luận, lập kế hoạch, và điều chỉnh lại cách bạn nhìn nhận thế giới”. Ngược lại, nếu bạn phê phán nhưng chỉ giữ suy nghĩ đó cho riêng mình thì đó là một ví dụ của việc tham gia bài học một cách thụ động. Tham gia bài học một cách chủ động đòi hỏi bạn có một quan điểm mở rộng và chia sẻ những suy nghĩ của bạn với các học viên khác.
  2. Bảng sau đây minh họa 3 ví dụ của việc tham gia bài học chủ động: Tình huống Tham gia bài học tích cực Giáo viên đang 1. Xem xét những gì đã được trình bày và ghi chép: giảng về tầm quan - những điểm mà bạn muốn tìm hiểu rõ hơn trọng của óc phê phán - những câu hỏi bạn muốn hỏi - những kinh nghiệm/ hiểu biết bạn có mà bổ sung/ phản biện lại tài liệu đang nói đến - quan điểm cá nhân của bạn về đề tài thảo luận 2. Sẵn sàng chia xẻ những ghi chép trên với cả lớp khi thích hợp Giáo viên gọi bạn 1. Xem xét câu hỏi và:
  3. trả lời một câu hỏi - chia xẻ câu trả lời/ quan điểm của bạn - nếu không rõ câu hỏi hỏi gì, hãy đề nghị giáo viên làm rõ - cho dù không chắc chắn về câu trả lời, vẫn cứ nói lên những suy nghĩ của mình để giáo viên và các bạn có thể giúp bạn giải thích những thắc mắc. 2. Không sợ trả lời sai bởi vì tham gia bài học một cách tích cực không nhất thiết đòi hỏi phải trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên mà cần thiết là sự sẵn lòng học lẫn nhau bằng cách chia xẻ thông tin, quan điểm và suy nghĩ. Người hướng dẫn/ 1. Xung phong chia xẻ ý kiến và quan điểm của mình giáo viên mời bất cứ với cả lớp. Trình bày những hiểu biết của mình về ai đóng góp ý kiến vấn đề và những thắc mắc bằng cách xem xét: - những câu hỏi nếu… thì… - những kinh nghiệm trước đây
  4. - kiến thức có được từ các bài học trước 2. Thảo luận tiếp phần các bạn cùng lớp đang dừng lại, thêm các đánh giá, bày tỏ sự tán thành/ bất đồng với những điều đã được trình bày, hoặc đặt câu hỏi. 3. Tìm kiếm thêm thông tin hoặc làm rõ thêm vấn đề bằng cách đặt câu hỏi hoặc chia xẻ suy nghĩ Những ví dụ trên đã nêu những điểm cơ bản thể hiện một thái độ tham gia bài học chủ động: không chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi. Khi bạn bước vào buổi học tiếp theo, hãy nhớ rằng tham gia bài học một cách chủ động không có gì là khó khăn: Sự sẵn sàng chia xẻ hiểu biết với người khác chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng trong kinh nghiệm học tập của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2