CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH HIẾU ĐỘNG Ở LỚP 1 <br />
TẬP TRUNG, CHÚ Ý TRONG GIỜ HỌC”<br />
<br />
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
Họ và tên: Lý Thị Hiệu<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Xuân TP Cao Bằng<br />
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG<br />
Sáng kiến về công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học<br />
III. THỰC TRANG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG<br />
Năm học 2015 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ <br />
nhiệm lớp 1C. Là lớp đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, vào đầu năm học <br />
nề nếp lớp chưa được ổn định. Các em chưa ý thức được các việc trong lớp, <br />
nội quy của trường, của lớp đề ra. Nhưng trong khoảng thời gian 1 tháng đầu <br />
tiên các em đã bắt đầu quen với nề nếp học tập và sinh hoạt ở trường Tiểu <br />
học. Theo điều tra cơ bản tôi nhận thấy:<br />
Đầu năm học có tới 82% số học sinh đã quen và thực hiện tốt nề nếp <br />
học tập và sinh hoạt ở lớp học.<br />
Lớp học còn 1 số em rất hiếu động, chưa tập trung chú ý trong giờ học, <br />
còn làm việc riêng hay nghịch bạn bên cạnh, không tập chung chú ý bài, ít khi <br />
hợp tác với giáo viên mà chỉ hành động theo ý thích mặc dù được sự quan tâm, <br />
động viên khuyến khích của giáo viên<br />
Những học sinh hiếu động này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên <br />
chủ nhiệm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ học của cả lớp và hơn thế nữa <br />
nếu giáo viên dành nhiều thời gian cho những em học sinh đó quá thì chất lượng <br />
lớp học sẽ không đạt hiệu quả. Với thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm <br />
tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra một số giải pháp nhằm giúp các em tập trung, <br />
chú ý trong giờ học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục chung cho lớp học. <br />
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN<br />
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học;<br />
Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 1C trường Tiểu học Ngọc <br />
Xuân Thành phố Cao Bằng năm học 2015 2016.<br />
Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế <br />
hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể cho lớp, đặc biệt là đối với các em học <br />
sinh hiếu động.<br />
* Giải pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.<br />
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trực tiếp trao đổi với <br />
phụ huynh về từng đối tượng học sinh để nắm được tình hình chung của lớp.<br />
1<br />
Ngay từ buổi học đầu tiên: Tôi cho học sinh học nội quy của trường, <br />
của lớp để đưa các em đi vào kỉ cương, nề nếp học tập và rèn luyện theo 5 <br />
Điều Bác Hồ đạy. <br />
Bầu ban cán sự lớp: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, cùng giáo <br />
viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong <br />
lớp. <br />
* Giải pháp 2: Xây dựng, hình thành và rèn ý thức tự giác, hợp tác với cô giáo <br />
và bạn bè trong lớp học cho học sinh hiếu động.<br />
Trong các giờ học tôi đã tạo một bầu không khí thân thiện cho các em, <br />
tạo mối quan hệ cô trò thân thiết, cởi mở, tạo không khí lớp học sôi nổi để <br />
các em mạnh dạn phát biểu, nói lên suy nghĩ của mình một cách tự nhiên. Từ đó <br />
các em thấy được cô giáo khen, được cô giáo quan tâm, yêu quý, làm cho học <br />
sinh phấn khích học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt <br />
khác sẽ hạn chế được nhiều tính cách tăng động của trẻ<br />
Mỗi một học sinh đều thích được quan tâm chú ý và khen trước tập thể <br />
lớp. Bởi vậy tôi gắn ý thích của các em đó theo hướng tích cực, đôi khi cũng <br />
phải có những phần thưởng nho nhỏ vào cuối giờ học như: một cái tẩy nhỏ, <br />
một cái nhãn vở hoặc một lá cờ chiến thắng được gắn vào bảng thi đua của <br />
lớp… để cho các em có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập. Ví dụ: Khi <br />
các em không thích chép bài và làm bài, nếu có viết thì viết nguệch ngoạc cho <br />
xong bài tôi sẽ ra điều kiện và động viên: Nếu em tập trung chú ý học bài và <br />
làm bài cẩn thận thì em sẽ trở thành “Thủ lĩnh” của lớp mình trong ngày hôm <br />
nay và được nhận một cờ thi đua và được đề nghị tuyên dương trong thứ hai <br />
đầu tuần.... Bên cạnh đó tôi còn tạo cho các em những cuộc đua ngầm nhỏ nhỏ <br />
giữa các lớp trong khối 1 với nhau để tìm người dành "chiến thắng" và trở thành <br />
“Thủ lĩnh” trong học tập, rèn luyện, chơi trò chơi ... Từ những mục tiêu như <br />
vậy các em luôn cố gắng phấn đấu và đã đạt hiệu quả rõ rệt. Các em có ý thức <br />
hợp tác với cô giáo và hoàn thành được bài mà giáo viên yêu cầu.<br />
* Giải pháp 3: Rèn kĩ năng tập trung, chú ý nghe giảng, không làm việc <br />
riêng, nghịch trong giờ học.<br />
Tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em chưa ngoan, trong lớp chưa <br />
chú ý nghe giảng, nghịch ngợm nhiều hơn so với các bạn trong lớp, không hợp <br />
tác với giáo viên trong giờ học... Với phương châm: Học sinh đến trường là <br />
phải được vui chơi. Giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi, cho các em được <br />
cười thật vui vẻ. Trong giờ học để các em tiếp thu bài hiệu quả hơn tôi cũng <br />
thường tổ chức các trò chơi, làm sao cho hầu hết các em học sinh trong lớp <br />
được tham gia. Ví dụ: Trong giờ học tạo cho các em bất ngờ bằng cách kể một <br />
số câu chuyện cười, trò chơi để thư giãn giữa giờ học hoặc chơi một số trò <br />
nhẹ nhàng cả lớp cùng vận động, … Qua đó thu hút được sự chú ý và hứng thú <br />
học tập của các em, các em sẽ tập trung vào giờ học hơn. Nhưng đôi lúc tôi <br />
cũng tỏ thái độ cứng rắn, ra điều kiện để các em hoàn thành bài theo yêu cầu. <br />
Sử dụng những phương pháp dạy học đa dạng phù hợp với đối tượng <br />
học sinh lớp 1, lôi cuốn được sự chú ý tối đa của các em vào bài học. Đồng thời <br />
2<br />
người giáo viên phải có kỹ năng, kỹ xảo để lôi kéo các em hoạt động tích cực <br />
nhất vào bài học mà không có thời gian để làm việc riêng.<br />
* Giải pháp 4: Tạo sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò; giữa trò và <br />
trò.<br />
Bản thân tôi luôn chú ý tới các em, tạo sự thân thiện cởi mở, gần gũi với <br />
các em, trò chuyện vui vẻ, thể hiện sự quan tâm cảm hóa các em bằng tình <br />
thương yêu, trìu mến qua ánh mắt, nụ cười…để các em thấy được các em luôn <br />
được quan tâm và không bị bỏ rơi. <br />
Thường xuyên nhắc nhở các bạn trong lớp học luôn đoàn kết, chia sẻ <br />
lẫn nhau trong học tập và các hoạt động trong trường, lớp học, không trêu trọc <br />
bạn, xa lánh bạn ...Từ đấy các em thấy vui hơn, được quan tâm hơn và thích <br />
gần gũi hơn với cô giáo và bạn bè vì mình được quan tâm nên sẽ không đánh <br />
bạn, xé sách vở và đồ dùng của bạn ….<br />
* Giải pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.<br />
Thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi kịp <br />
thời những biểu hiện tích cực cũng như tiêu cực của các em để cùng phối hợp <br />
và có biện pháp cùng giúp đỡ các em như: Hàng tuần giáo viên trao đổi với phụ <br />
huynh thông qua hệ thống tin nhắn edu<br />
2. Hiệu quả.<br />
Với những giải pháp và kinh nghiệm trên, các em học sinh lớp 1C tôi chủ <br />
nhiệm trong năm học 2015 2016 đã có ý thức hơn trong học tập và cùng thi đua <br />
học tốt ngay từ đầu năm học. Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà <br />
trường, của lớp, các em học sinh hiếu động đã có những nỗ lực cố gắng và tiến <br />
bộ nhất định.<br />
Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến:<br />
* Trước khi áp dụng SK: <br />
Các biểu hiện của HS Số Tỉ lệ %<br />
học <br />
sinh<br />
Học sinh rụt rè, thiếu tự tin trong học tập 6 19,3%<br />
Học sinh trong lớp hay nghịch ngợm, chưa chú ý nghe giảng 10 32,3%<br />
Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, linh hoạt trong học 5 16,1%<br />
tập<br />
Học sinh ngoan, chú ý nghe giảng 10 32,3%<br />
<br />
* Sau khi áp dụng SK: <br />
Các biểu hiện của HS Số Tỉ lệ %<br />
học <br />
sinh<br />
Học sinh rụt rè, thiếu tự tin trong học tập 1 3,2%<br />
Học sinh trong lớp hay nghịch ngợm, chưa chú ý nghe 2 6,4%<br />
<br />
3<br />
giảng<br />
Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, linh hoạt trong học 11 35,4%<br />
tập<br />
Học sinh ngoan, chú ý nghe giảng 17 55%<br />
<br />
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.<br />
* Sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi các trường tiểu học trong toàn <br />
tỉnh.<br />
* Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:<br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học<br />
Để thực hiện tốt việc dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải thật sự yêu <br />
quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui và hạnh phúc của <br />
mình.<br />
Phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực, đặt tâm huyết vào sự nghiệp giáo <br />
dục, cần phải gương mẫu, chuẩn mực, tất cả vì học sinh thân yêu ...<br />
Việc tìm hiểu học sinh không chỉ dừng lại trên sổ sách mà cần phải đi <br />
sâu vào hoàn cảnh thực tế của từng em. Đặc biệt chú trọng đối với học sinh <br />
hiếu động để có biện pháp uốn nắn kịp thời, nhẹ nhàng khéo léo răn dạy các <br />
em.<br />
Phải có các hình thức khen thưởng khơi dậy tinh thần học tập sôi nổi ở <br />
các em, kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía: Nhà trường Gia đình Xã <br />
hội.<br />
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần <br />
đầu<br />
Thời gian áp dụng sáng kiến: năm học 2015 2016 và những năm học tiếp <br />
theo.<br />
Do giáo viên và các em học sinh lớp 1C trường Tiểu học Ngọc Xuân <br />
thực hiện.<br />
V. KẾT LUẬN.<br />
Qua nhiều năm giảng dạy, với những việc làm cụ thể tôi nhận thấy học <br />
sinh ngày càng có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Bằng sự cảm nhận của bản <br />
thân tôi đã đọc được tình cảm của học sinh và các bậc phụ huynh dành cho mình. <br />
Tôi nghĩ những việc làm nho nhỏ đó đã góp phần tích cực vào giai đoạn đầu hình <br />
thành và phát triển nhân cách của học sinh lớp chủ nhiệm trong những năm đầu cấp <br />
tiểu học này.<br />
Vì vậy việc làm tốt vai trò của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm <br />
và trong hoạt động dạy học của nhà trường là việc làm rất quan trọng và cao cả <br />
đối với bất cứ ai khi bước chân vào sự nghiệp trồng người.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp nhằm giúp học sinh <br />
hiếu động ở lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học". Đây cũng là một kinh nghiệm <br />
rất nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm nghề giáo. Để công tác chủ nhiệm <br />
và giảng dạy đạt kết quả cao hơn nữa bản thân tôi còn phải nỗ lực cố gắng <br />
4<br />
nhiều hơn, và học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ từng dạy: "Vì lợi ích mười <br />
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".<br />
<br />
Ngọc Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2017<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lý Thị Hiệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />