intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Tích hợp một số trò chơi trong môn toán để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Kim Đồng năm học 2021-2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dạy học Toán việc tổ chức các hoạt động trò chơi được tích hợp vào môn học sẽ tạo cơ hội cho học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề hoạt động với phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó phát triển các năng lực cho học sinh theo định hướng mà trong chương trình GDPT 2018 đã nhấn mạnh các phẩm chất. Trong báo cáo sáng kiến này, tác giả trình bày phương pháp tích hợp một số trò chơi trong môn toán để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Kim Đồng năm học 2021-2022 nhằm giúp giờ học toán trở nên sôi nổi hơn, học sinh hứng thú và tích cực hơn, các em nhớ kiến thức lâu hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Tích hợp một số trò chơi trong môn toán để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Kim Đồng năm học 2021-2022

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÍCH HỢP MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN ĐỂ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 3/2 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG NĂM HỌC 2021-2022 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: * Giải pháp 1: Đảm bảo nguyên tắc khi sử dụng trò chơi toán học. * Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy toán lớp 3. * Giải pháp 3: Thiết kế một số trò chơi Toán học trên powerpoint. * Giải pháp 4: Động viên, khích lệ học sinh kịp thời. 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Đối với môn Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là một môn học then chốt nhằm cung cấp cho các em những kiến thức Toán học, qua đó giúp các em vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào đời sống thực tiễn. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã nêu rõ về mục tiêu giáo dục là phải chuyển từ “xu hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học”. Vì vậy, dạy học ngày nay không chỉ đơn thuần là hình thành tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là dạy cho các em biết cách học, cách vận dụng tri thức vào thực tiễn. Trong dạy học Toán việc tổ chức các hoạt động trò chơi được tích hợp vào môn học sẽ tạo cơ hội cho học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề hoạt động với phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó phát triển các năng lực cho học sinh theo định hướng mà trong chương trình GDPT 2018 đã nhấn mạnh các phẩm chất. Chính vì những lý do nêu trên kết hợp với kinh
  2. nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm qua. Nhằm giúp học sinh khắc sâu được những kiến thức đã học, biết vận dụng vào trong thực tế hằng ngày. Năm học 2021- 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 3/2 số lượng học sinh là 34 em, ban đầu tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, chưa mạnh dạn, tự tin, học trước quên sau. Khi tôi bắt đầu nhận lớp, giờ học đầu tiên lớp học rất trầm, nhất là trong những giờ học môn toán, các em không có hứng thú với những giờ học toán, tiết học không sôi nổi , học sinh chưa tích cực. - Học sinh còn rụt rè; chưa tập trung, chú ý trong giờ học. - Học sinh chưa hào hứng học môn Toán. - Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. - Học sinh học trước quên sau. Vì vậy, tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao để biến những giờ học toán trở nên sôi nổi hơn, học sinh hứng thú và tích cực hơn, các em nhớ kiến thức lâu hơn? Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi mong muốn giúp các em giải quyết được những khó khăn này. Tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước có kinh nghiệm để tìm các biện pháp hay áp dụng trong dạy học môn toán. Tôi đã mạnh dạn đưa những trò chơi lồng ghép vào trong toán học để gây sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Nhằm khắc phục những tồn tại trên, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: * Giải pháp 1: Đảm bảo nguyên tắc khi sử dụng trò chơi toán học a. Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học: Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi
  3. trong dạy toán có hiệu quả thì người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích khởi động cho tiết học hoặc phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn, sự chuẩn bị của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh. b. Cấu trúc của trò chơi học tập: Từ những nguyên tắc trên, để trò chơi học tập đạt kết quả cao tôi đã xây dựng cấu trúc của trò chơi như sau: + Tên trò chơi: Gây được sự hứng thú, tò mò của học sinh. + Mục đích Trò chơi: Nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. + Nêu lên cách chơi. + Nếu cần thiết cho học sinh chơi thử. + Phần thưởng cho đội thắng, phạt đội thua thế nào? c. Cách tổ chức trò chơi: Khi đã xây dựng được nguyên tắc và câu trúc của trò chơi rồi thì việc tổ chức trò chơi cho học sinh là vô cùng quan trọng nó quyết định sự thành bại trong trò chơi. Vậy cách tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán thích hợp là:
  4. + Thời gian tiến hành: thường từ 3 - 5 phút + Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. + Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. + Tiến hành chơi thật. + Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những kiến thức được củng cố qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. + Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho học sinh thấy thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...). Tuyệt đối không được phê bình hoặc nói nặng lời mà phải luôn động viên, khích lệ các em. d. Tích hợp 1 số trò chơi trong môn Toán lớp 3 1. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số. * Trò chơi: Kết bạn * Trò chơi: Chính tả Toán * Trò chơi: Gieo xúc sắc * Trò chơi: Phân tích số * Mục đích chơi : - Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại . - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp.
  5. - Rèn tác phong nhanh nhẹn . * Chuẩn bị chơi: - Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng . - Học sinh chuẩn bị phấn ( hoặc bút dạ ) Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. ( Giáo viên trình bày 2 đội 2 bên của bảng lớp) * Thời gian chơi: 3 – 5 phút * Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi (5 em), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình . Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mãnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát, so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1-2 phút ) Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền …. Cứ thế tiếp tục cho đến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong
  6. trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. - Trò chơi: Giải đáp nhanh * Mục đích chơi: - Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ ( tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn), nhân chia trong bảng . - Rèn kỹ năng tính toán nhanh nhạy . * Thời gian chơi: 5 phút * Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình ( chẳng hạn thỏ Trắng - thỏ Nâu ). - Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình . * Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm. Đại diện 2 nhóm oẳn tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu tên một phép nhân, phép chia đã học hay một phép tính cộng, tính trừ các số tròn chục, tròn trăm. Nhóm thứ hai trả lời kết quả. Nếu nói sai thì khán giả (các em ở dưới ) được quyền trả lời . Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết quả đúng ghi 1 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Trò chơi này được sử dụng ở tiết bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9 có bài tính nhẩm, sử dụng ở tiết luyện tập.
  7. ( Hình ảnh trò chơi “ Hỏi đáp nhanh”) Trò chơi: Bác mặt nạ thông thái . * Mục đích chơi: - Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức . - Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin . * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 3 biển hình mặt nạ cười, 3 biển hình mặt nạ mếu. Chọn 3 đội chơi, mỗi đội chơi khoảng 3 em. Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên . * Thời gian chơi: 3 – 5 phút * Cách chơi: Chơi thi đua giữa các đội - Giáo viên lần lượt xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện 1 biểu thức . 96 : 4 x 2 = 96 : 8; 96 : 4 x 2 = 24 x 2; 12 + 38 : 2 = 50 : 2; 12 + 38 : 2 = 12 + 19 = 12 = 48 = 25 = 31 - Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chất vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như vì sao đội em cho là đúng ? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ? - Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
  8. - Ban thư ký tổng hợp điểm sau một cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm, nếu quay mặt nạ đúng xong chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1- 2 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì, vở viết . + Trò chơi được sử dụng ở tiết: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) * Trò chơi: Trổ tài mua sắm 2. Trò chơi có yếu tố hình học * Trò chơi: Rùa tìm nhà * Trò chơi: Kể tên các đồ vật dạng hình tròn * Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn, sử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng. Đặc biệt sách giáo khoa Toán lớp 3 chủ yếu là kênh chữ, rất ít kênh hình nên việc thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Hoặc khi tóm tắt bài toán có thể dùng hình ảnh phù hợp để minh họa cho đề bài. Những bài toán về đếm hình được đưa lên màn hình lớn và tạo hiệu ứng tách, ghép hình sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
  9. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm âm thanh như tiếng chuông, tiếng vỗ tay,…để thu hút sự chú ý của học sinh. Ngoài ra, tôi thường xuyên vào các trang violet, kinhnghiemdayhoc.net. Hành trang số,… để tham khảo cách thiết kế giáo án điện tử của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi còn ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ cho các em còn hạn chế về nhận thức. Tôi lập nhóm học trực tuyến để bổ trợ kiến thức Toán cho các em theo hình thức nhẹ nhàng, học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với những áp lực từ công việc, từ cuộc sống đã khiến nhiều phụ huynh rất ít thời gian ở bên con, nhiều đứa trẻ có thể bị rơi vào trạng thái cô đơn trong chính ngôi nhà của mình nên việc tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ là vô cùng cần thiết, trong đó có một phần trách nhiệm của các thầy cô. Bởi vậy, tôi thường tạo những sân chơi cho các em thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là những trò chơi Toán học. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin không chỉ góp phần tạo được hứng thú cho học sinh mà còn làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết . Không chỉ những thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự trở thành người mẹ thứ hai của các em. Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin không chỉ góp phần tạo được hứng thú cho học sinh mà còn làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết . Không chỉ những thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự trở thành người mẹ thứ hai của các em. * Giải pháp 3: Thiết kế một số trò chơi Toán học trên powerpoint
  10. Đối với bài dạy trên máy chiếu có sức hấp dẫn hơn so với cách dạy thông thường. Bởi cách dạy trên máy, GV cung cấp kiến thức cho học sinh qua nhiều phương tiện phác nhau như: hình ảnh, trò chơi trực quan,…Ở thể loại này tôi cũng sử dụng một số trò chơi lồng ghép trong bài để tăng sức hấp dẫn của nội dung bài học và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Cụ thể tôi đã thiết kế một số trò chơi trong bài giảng trình chiếu như sau: * Trò chơi 1: Khởi động: Vòng quay may mắn (Áp dụng được tất cả các tiết học) - Mục đích: Đây là loại trò chơi dùng để ôn lại kiến thức cũ, thông qua trò chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sở trò chơi để gây hứng thú cho các em đồng thời phát triển phẩm chất năng lực các em. Cách làm như sau:. - Cách chơi: Bắt đầu nội dung bài học tôi ôn kiến thức học sinh bằng cách tổ chức trò chơi “Khởi động”. Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến hành trình chiếu và bấm máy để học sinh quan sát và chờ xem máy tính sẽ gọi tên ai trả lời. Khi máy tính dừng lại sẽ xuất hiện tên một học sinh, tôi mời em đó đứng dậy trả lời. Tương tự em thứ hai cũng thực hiện cách chơi như vậy. Ví dụ: Khi dạy ôn lại kiến thức của bài Gấp một số lên nhiều lần, tôi đã tiến hành ôn kiến thức cũ 2 câu bằng trò chơi như sau: Câu 1: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?.
  11. Câu 2: Gấp 7 lần của 6kg Đáp án: Gấp 7 lần của 6kg được 42 kg - Tác dụng: Đối với trò chơi “Khởi động” nhằm thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ bằng hình thức sinh động hơn, hấp dẫn hơn, từ đó thu hút học sinh tham gia bài học một cách sôi nổi tự giác, tránh nhàm chán lặp lại. * Trò chơi : Bác đưa thư * Trò chơi : Ngôi nhà tình thương * Trò chơi : Tiếng chuông may mắn * Trò chơi : Món quà bất ngờ * Trò chơi 2: Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia) - Mục đích: Giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân, bảng chia. Tránh học và ghi nhớ máy móc. Tăng khả năng tư duy. Kết hợp giáo dục HS thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì. - Cách chơi: + Sử dụng các số làm số nhà (Mỗi số nhà là kết quả của bảng nhân hoặc bảng chia) + Yêu cầu 1 HS đeo thẻ “bác đưa thư”, đóng vai làm nhân viên bưu điện . Em đó sẽ đưa thư đến 3 nhà liên tiếp(tức là trả lời 3 câu liên tiếp). Nếu HS trả lời đúng 3 câu liên tiếp sẽ được tuyên dương và tiếp tục nhường lượt chơi cho bạn khác. Cứ chơi như vậy cho đến hết các số nhà + Sau khi chơi xong, tôi sẽ đưa ra toàn bộ bảng nhân (bảng chia) để HS quan sát và đọc to đồng thanh 1 lần để khắc sâu kiến thức  Ví dụ: Khi dạy bài Bảng nhân 8
  12. - Bác đưa thư trên Powerpont đi đến số nhà 1. Lúc đó sẽ xuất hiện câu hỏi: 8x?=1 A: 1 C: 3 B: 2 D Không có đáp án - Lúc đó “bác đưa thư” sẽ chọn đáp án hiển thị trên màn hình. Nếu đúng sẽ tiếp tục đến số nhà thứ 2. Nếu không đúng sẽ mất lượt chơi * Trò chơi 3: Ngôi nhà tình thương (Áp dụng ở các phần bài tập sau khi hình thành kiến thức mới hoặc chia lớp thành đội nhóm) - Mục đích: Giúp học sinh chữa phần bài tập sau khi đã làm bài cá nhân hoặc chia theo đội nhóm. Đồng thời qua trò chơi giáo dục học sinh tình yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn. - Cách chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Sau đó giao nhiệm vụ: “ Trong một trận bão lớn, ngôi nhà của bác Ba đã bị bão tàn phá. Các em hãy giúp bác Ba xây lại ngôi nhà mới bằng cách trả lời đúng các câu hỏi”
  13. + Mỗi đội lần lượt chọn và trả lời câu hỏi trên màn hình. Đội nào trả lời đúng sẽ giúp bác Ba xây lại được từng phần của ngôi nhà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho đội còn lại. + Kết thúc trò chơi, đội nào giúp bác Ba xây dựng lại ngôi nhà nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc  Ví dụ: Khi dạy bài Chu vi hình vuông - Chia lớp thành 2 đội. Giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi ở phần bài tập và nhiệm vụ các đội lần lượt nêu đáp án Cạnh hình vuông là 8cm. Tính chu vi hình vuông Cạnh hình vuông là 12 cm. Tính chu vi hình vuông - Kết thức trò chơi Giáo viên lồng ghép giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương giúp nhỡ những người gặp khó khăn * Giải pháp 4: Động viên, khích lệ học sinh kịp thời Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học. Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em.
  14. 1.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Hiện tôi đang áp dụng sáng kiến lớp 3/2 tại trường Tiểu học Kim Đồng và đạt kết quả tốt. Sáng kiến áp dụng được cho tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. 1.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về giáo viên + Tìm hiểu và hiểu rõ nguyên nhân vì sao học sinh chưa hứng thú với môn học để đưa ra những giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy. + Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp, nắm chắc kiến thức, kĩ năng của môn học và dự kiến được những tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết toán. + GV phải nắm được xu hướng đổi mới của giáo dục để điều chỉnh giải pháp cho phù hợp. + Khi vận dụng các giải pháp cần linh hoạt, vừa sức với học sinh. + Động viên khen thưởng kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh. - Về nhà trường: + Đầy đủ về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học cho học sinh như: máy chiếu, tranh ảnh, bộ đồ dùng học toán,.. 1.5. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Với những trò chơi tôi đã áp dụng trong những bài dạy bằng bài giảng trình chiếu, tôi đã nhận thấy kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chăm học bài cũ hơn vì các em sợ vòng quay tên ngẫu nhiên sẽ quay đúng tên mình. Khi đưa các trò chơi toán học vào trong lớp học không những giúp các em khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm
  15. chất như tình đoàn kết, thân ái, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và đã có sự tiến bộ rõ rệt, thu được kết quả cao trong các tiết học. Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh sau khi về nghe con kể cách kiểm tra của cô giáo đã gọi điện khen ngợi cô giáo đã làm con em biết lo và chăm học hơn. Họ còn hứa sẽ cùng với cô giáo động viên dạy bảo cho cháu học ở nhà nhiều để kịp với bạn bè. Về kết quả học tập thì số lượng học sinh hoàn thành tốt cũng cao hơn so với đầu năm. Điều này cho thấy việc thiết kế trò chơi tương tác để lồng ghép vào trong tiết học Toán là một bước đi đúng hướng. Đây là một tín hiệu làm tôi rất vui. Bao nhiêu công sức đổ ra cả năm học trước (chỉ tổ chức để thăm dò) và nữa học kì II vừa qua đã mang lại hiệu quả. - Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không 1. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 2. Hồ sơ kèm theo: Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2