intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp; Tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGV, NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; Kiểm tra các điều cơ sở vật chất, tham mưu với các cấp đầu tư nguồn lực để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp

  1. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”(Điều 22 - Luật Giáo dục). Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Trẻ đến trường mầm non được tham gia vào hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại… trẻ còn được chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, được theo dõi sức khoẻ hàng ngày, hình thành các nề nếp, thói quen, các kỹ năng, các hành vi văn minh trong giao tiếp ứng xử, phẩm chất và năng lực của con người trong thời đại hiện nay, đặc biệt đối với trẻ 5- 6 tuổi chuẩn bị sẵn sàng tâm thế tốt cho các cháu vào trường phổ thông. Chính vì vậy trường mầm non phải là nơi trẻ được chăm sóc giáo dục tốt nhất về mọi điều kiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua, đã có nhiều văn bản quy phạm phát luật của bậc học mầm non đã quy định việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tuy nhiên tai nạn thương tích vẫn xảy ra tại các cơ sở giáo dục mầm non. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng, thiếu phòng học, một số lớp xây dựng lâu năm đã xuống cấp, nền nhà nứt nẻ, trơn trượt, đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn, sân chơi không bằng phẳng, không đủ diện tích. Nhà trường không có nhân viên y tế trường học, thiết bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ. Việc kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường chưa được chú trọng. Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, không rõ ràng…tất cả những điều đó đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Vì vậy, việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ hàng đầu, hết sức quan trọng, của các nhà quản lý, giáo viên ở trường mầm non trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy và giáo dục trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 1
  2. Ở trường mầm non Tân Hợp, đội ngũ giáo viên trong trường đa số là giáo viên trẻ, có năng lực nhiệt huyết, yêu mến trẻ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bao quát, tổ chức các hoạt động nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh còn nhiều hạn chế trong việc trao đổi về tình hình phòng chống tai nạn thương tích. Đứng trước thực trạng đó, là người đứng đầu nhà trường tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để các cháu trong nhà trường được bảo vệ an toàn tuyệt đối về tính mạng và tinh thần, phòng trách các nguy cơ tai nạn thương tích luôn tiềm ẩn xảy ra? Và thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non ra đời, đó chính là cơ sở pháp lý, điều kiện để tôi tiếp tục nghiên cứu thực hiện. Chính vì lẽ đó trong năm học 2022 - 2023 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp” ở tại chính trường mình đang công tác với mong muốn bằng những kinh nghiệm thực tế và những hiểu biết của bản thân, tôi sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cùng nhau phối hợp trong công tác nhằm thực hiện tốt việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. II. NỘI DUNG Hiện nay, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều văn bản quy phạm phát luật của bậc học mầm non: Điều lệ trường mầm non; Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT… và đặc biệt Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non ra đời thay thế thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, đây là văn bản cơ sở pháp lý đầy đủ nhất giúp các nhà trường dựa vào để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 1. Thực trạng công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Tân Hợp Trường mầm non Tân Hợp là một trường miền núi nằm ở phía Tây huyện Hướng Hóa. Trường có tổng số CBGVNV là 33 người. Trong đó: CBQL: 03; Giáo viên: 22; Nhân viên 08. Trường có 3 điểm trường (01 điểm chính và 02 điểm trường lẻ) với 12 nhóm, lớp và 292 trẻ (trong đó 01 nhóm trẻ 25-36 tháng, 11 lớp mẫu giáo) 2
  3. 1.1. Thuận lợi Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, của các cấp lãnh đạo Huyện Hướng Hóa, của Phòng GD&ĐT Huyện, của Đảng Ủy- HĐND- UBND xã Tân Hợp; sự hỗ trợ của Trung tâm Y tế huyện, sự phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã, Ban đại diện Cha mẹ trẻ… luôn tạo điều kiện động viên, quan tâm đến các hoạt động, phong trào của nhà trường…tạo môi trường tốt nhất để trẻ được học tập, vui chơi hoạt động khám phá và trải nghiệm. Trường có điểm trường Trung Tâm và điểm trường Lương Lễ được xây dựng đảm bảo quy cách, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. Công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Trường có phòng y tế riêng, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cứu ban đầu: Băng, gạt, thuốc sát trùng, hạ sốt, dầu gió … Bếp ăn bán trú thực hiện đảm bảo theo quy trình bếp một chiều, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi được đầu tư theo hướng chuẩn Quốc gia, đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. 100% CBGV,NV đạt trình độ chuyên môn nghiệp trên chuẩn, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, quan tâm đến trẻ và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ một số hành động hoặc các nơi có nguy cơ xảy ra các tình huống tai nạn thương tích cho trẻ. Đầu năm học nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ổn định đi vào hoạt động. Tiến hành kiểm kê tài sản nắm bắt tình hình cơ sở vật chất trang thiết bị trường, lớp để mua sắm bổ sung và tu sửa các trang thiết bị phục vụ cho học tập và công tác y tế trường học. 1.2. Khó khăn Do đặc thù khí hậu vùng miền núi, buổi sáng và buổi chiều thường xuyên có sương mù ẩm, đặc biệt về mùa Đông và mùa Xuân sương mù nhiều, nên nền nhà và sân chơi thường xuyên ẩm ướt dễ gây trơn trượt cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi. Điểm trường Tà Đủ có 2 phòng học xây dựng lâu năm, diện tích nhỏ nên chưa đáp ứng quy cách, cầu thang nằm ở ngoài trời chưa có mái che nên dễ gây trơn trượt cho trẻ khi trời mưa và nóng khi trời nắng. 3
  4. Đội ngũ giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm lường trước các tình huống có thể xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ trong khi tổ chức các hoạt động ở trường. Đa số phụ huynh làm nghề buôn bán nhỏ, nông dân… nên ít có thời gian quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe và học tập của con em mình. Trường không có nhân viên y tế (nhân viên kiêm nhiệm) nên khó khăn trong công tác y tế trường học, chính vì vậy công tác phối hợp với giáo viên các lớp chưa chặt chẽ trong công tác y tế học đường. Bên cạnh đó, giáo viên lại chưa mạnh dạn trong việc tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường như thế nào, chưa phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ có những hành vi sử dụng đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích. Bởi vậy, phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non có tác động đến từng cá nhân trẻ. 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng Để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường, tôi đã nghiên cứu và bám vào nội dung Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đã tiến hành khảo sát giáo viên, trẻ của nhà trường vào thời điểm đầu năm học 2022 - 2023, kết quả khảo sát như sau: Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tổng Kết quả đạt được TT Nội dung số GV T % K % TB % Y % Nắm được nội dung xây dựng trường học an toàn, 1 22 5 22,7 8 36,4 9 40,9 phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Có năng lực về bảo đảm an 2 toàn, phòng, chống tai nạn 22 4 18,2 7 31,8 11 50 thương tích; kỹ năng sơ, cấp cứu; phòng, chống bạo 4
  5. hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm. Tổ chức lồng ghép giáo dục trẻ kiến thức, kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương 3 22 5 22,7 9 40,9 8 36,4 tích trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày. Thực hiện công tác truyền thông phối hợp với phụ 4 huynh học sinh để làm tốt 22 6 27,3 9 40,9 7 31,8 công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ . Bảng đánh giá trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tổng Đạt Chưa đạt TT Nội dung số trẻ T % K % TB % Y % Nhận ra các đồ vật, 1 những nơi có thể gây 292 53 26,8 69 29,9 81 36,6 17 6,7 nguy hiểm Biết tránh xa các mối 2 292 60 31,5 81 31,9 75 29,5 18 7,1 nguy hiểm Có kiến thức, kỹ năng 3 tự phòng tránh tai nạn 292 51 27,2 79 31,1 85 33,4 21 8,3 thương tích xảy ra Quan sát 2 bảng khảo sát, đánh giá trên ta thấy: Giáo viên đã nắm được nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhưng còn nhiều giáo viên chưa nắm chắc; có năng lực về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; kỹ năng sơ, cấp cứu; phòng, chống bạo hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm nhưng chưa sâu, vẫn còn khá nhiều giáo viên còn chậm, lúng túng chưa có kỹ năng sơ, cấp cứu phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ . Việc thực hiện lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương 5
  6. tích cho trẻ vào các hoạt động trong ngày của trẻ và công tác tuyên truyền phối hợp cùng gia đình của giáo viên hiệu quả chưa cao. Đa số trẻ có hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các loại đồ dùng đồ chơi, các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích nhưng lại chưa có một số kỹ năng đơn giản trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân và những người xung quanh. Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng trên, căn cứ vào Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nghiên cứu tham khảo các văn bản tài liệu liên quan phòng chống tai nạn thương tích, cách xử lý những trường hợp tai nạn xảy ra đối với trẻ làm cơ sở đưa ra một số biện pháp phù hợp với thực tế của nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 2. Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp 2.1. Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Tân Hợp” Để đạt được mục tiêu đề ra thì việc xây dựng kế hoạch rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Xây dựng kế hoạch giúp chúng ta định hướng được những nội dung công việc, thời gian cụ thể và người thực hiện một cách rỏ ràng và thuận lợi để triển khai nhiệm vụ hiệu đạt hiệu quả nhằm đạt mục tiêu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nên ngay từ đầu năm học, cùng với BGH nhà trường chúng tôi đã lập kế hoạch “xây dựng trường học an toànphòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường trong đó có các nội dung cụ thể sau: KẾ HOẠCH CỤ THỂ Thời Người thực Kết quả thực TT Nội dung gian hiện hiện - Khảo sát tất cả các nội dung - Ban giám hiệu - 100% công trình 8/2022 theo Bảng kiểm cơ sở GDMN -Nhân viên kiêm vệ sinh các lớp 1 an toàn, phòng tránh TNTT y tế được tu sửa đầu (TT45/2021) - Bảo vệ năm - Đã lắp đặt và sửa chữa hệ thống 6
  7. - Bổ sung thay thế mới, sửa điện, nước, cửa, chữa những hạng mục cơ sở mua sắm bổ sung vật chất bị hư hỏng bình chữa cháy, - Kiếm tra hệ thống điện, ốp gạch nền ở nước, hệ thống cửa, đồ dùng Trung Tâm, tu đồ chơi các lớp, nhà bếp, nhà sửa lại đồ chơi vệ sinh, sân vườn trường, đồ ngoài trời… chơi ngoài trời, tường rào… - Kiện toàn Ban chỉ đạo “Xây Tháng - Ban giám hiệu - Ban chỉ đạo dựng trường học an toàn, 9/2022 - Nhân viên y tế phân công nhiệm 2 phòng chống tai nạn thương - Tổ trưởng CM vụ cụ thể. Từng tích cho trẻ”trong trường - Trưởng ban đại thành viên thực mầm non. diện CMHS hiện tốt nhiệm - Phối hợp với trạm y tế Xã tổ Tháng - Ban giám hiệu - Phối hợp với chức cho cán bộ, giáo viên, 8/2022 - Nhân viên Công đoàn nhân viên tập huấn về vệ sinh kiêm y tế trường. an toàn thực phẩm, phòng - Giáo viên - 100% CBGV- 3 chống ngộ độc thực phẩm - Cô nuôi NV đảm bảo sức trong bếp ăn tập thể của khỏe và có giấy trường. chứng nhận bồi - Khám sức khỏe cho CBGV- dưỡng kiến thức NV, làm các xét nghiệm… về VSATTP - Cử cán bộ phụ trách, nhân 9/2022 - Hiệu phó phụ - Nhân viên kiêm viên kiêm nhiệm y tế nhà bán trú y tế được đánh trường tham gia lớp bồi - Nhân viên giá xếp loại : Tốt dưỡng về y tế học đường do kiêm y tế Phòng GD&ĐT tổ chức - Tập huấn tại Trung tâm y tế - Hiệu phó phụ - 100% CBGV- huyện và phổ biến về cách xử 10/2022 trách bán trú NV tham gia tập 4 trí cấp cứu ban đầu một số - Nhân viên huấn tại trường bệnh thường gặp: ngã, bỏng, kiêm y tế hóc sặc, đuối nước, điện giật, ngộ độc do uống nhầm thuốc, tai nạn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tai nạn khi chơi đồ chơi… cho giáo viên, cô nuôi trong trường 7
  8. - Nhân viên - 100% giáo viên - Tuyên truyền PHHS về an kiêm y tế các lớp đã phối toàn giao thông, nguy cơ và Thường - Giáo viên hợp với phụ cách phòng chống tai nạn 5 xuyên - Phụ huynh học huynh thực hiện thương tích qua sinh hoạt sinh tốt hàng ngày của trẻ đồng thời phối hợp với PHHS thực hiện Thực hiện lồng ghép chuyên - Giáo viên - 100% giáo viên đề giáo dục an toàn giao Cả năm các lớp đã thực thông, nội dung phòng chống 6 hiện tai nạn thương tích trong các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ 10/2022 - Đại diện Ban - Đã tham gia đầy - Tập huấn, tổ chức bếp ăn giám hiệu đủ các buổi kiến bán trú tại trường học. Quy - Nhân viên tập trình thực hiện bếp một chiều. kiêm y tế Công tác vệ sinh học đường. Đại diện cô nuôi 7 - Ban giám hiệu - Đã bổ sung - Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung 11/2022 - Nhân viên kịp thời cơ sở vật chất, đảm kiêm y tế bảo các điều kiện an toàn cho - Giáo viên - Đã phun thuốc trẻ tham gia hoạt động. - Bảo vệ diệt muỗi,mối… - Diệt côn trùng có hại (mối, muỗi, chuột, …) Cả năm - Hiệu phó phụ - 100% giáo viên - Tổ chuyên môn xây dựng kế trách chuyên các khối lớp thực hoạch. Tổ chức sinh hoạt môn hiện tốt chuyên đề và thường xuyên - Giáo viên thực hiện giáo dục trẻ về an 8 - Nhân viên toàn giao thông, nguy cơ và kiêm y tế cách phòng chống tai nạn - Tổ trưởng thương tích cho bản thân trẻ chuyên môn lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn - Ban giám hiệu Bảo vệ cùng công Tăng cường phối hợp với Cả năm - Bảo vệ an viên thường 9 công an xã để giải quyết hiện - Phối hợp với xuyên thực hiện. tượng ùn tắc tại cổng trường công an viên trong giờ đón trả trẻ. 8
  9. 2.2. Tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGV, NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích Xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Giáo viên, nhân viên là những người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết họ phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử lý được các tình huống khi tai nạn xảy ra. Với cương vị là Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo xây dựng trường phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường, tôi luôn tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về: đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ... do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn kiến thức tại trường về phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non, cách xử trí sơ cứu thương, phòng tránh một số tai nạn thường gặp như: gãy xương, hóc, sặc dị vật, đuối nước... Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn lồng ghép cho cán bộ giáo viên, nhân viên tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến không đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, từ đó lập kế hoạch dự báo các tình huống không đảm bảo an toàn cho trẻ có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. Khuyến khích giáo viên, nhân viên tham khảo các tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử lý tình huống các tai nạn thương tích thường gặp phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế tại các nhóm lớp do mình phụ trách. Tham khảo các tài liệu của Trung tâm y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh tự nghiên cứu và học tập. Qua các buổi trao đổi, thảo luận, qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và những tài liệu mà nhà trường cung cấp. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã tích cực hưởng ứng tham gia học tập, rút ra được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nắm được 9
  10. kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xảy ra với trẻ. 2.3. Kiểm tra các điều cơ sở vật chất, tham mưu với các cấp đầu tư nguồn lực để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là điều kiện thiết yếu, cần và đủ để nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tuy nhiên cơ sở vật chất không đảm bảo sẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn tai nạn thương tích trong nhà trường đặc biệt là với các trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường, ngay từ đầu năm học, thực hiện kế hoạch đã đề ra, tôi đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, tiến hành kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi… kịp thời phát hiện các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và báo cáo với ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch khắc phục. Đối với các hạng mục cơ sở vật chất lớn, căn cứ vào thông tư 13/2020/TT- BGD&ĐT và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 3 và chuẩn quốc gia mức độ 2 tôi tiến hành rà soát các khối phòng có còn thiếu phòng nào không? sân chơi đã đảm bảo về diện tích, quy hoạch bố trí các khu vực vườn hoa, vườn rau, khu vận động, trải nghiệm đã phù hợp ? các thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời đảm bảo và đủ số lượng? Hệ thống hạ tầng kỷ thuật: hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy đã đảm bảo quy định hay chưa?... Đối với đồ dùng, đồ chơi ở trong các nhóm, lớp tôi chỉ đạo khảo sát đánh giá việc sắp xếp, bố trí các góc hoạt động có phù hợp với không gian và diện tích lớp hay không? Xây dựng môi trường lớp học có đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho trẻ? Các ổ cắm điện có cao, xa tầm tay trẻ theo quy định? Các kệ giá góc có dễ di chuyển khi tổ chức các hoạt động cho trẻ? Bên cạnh đó tôi còn chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ... Với bếp ăn bán trú, tôi chỉ đạo kiểm tra hệ thống ga có đảm bảm, đường ống có bị rò rỉ ga? Kiểm tra nguồn thực phẩm cung cấp cho bếp ăn nhà trường có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo hợp đồng? Có thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định?... 10
  11. Phòng y tế đã có đủ trang thiết bị thiết yếu để sơ cứu ban đầu khi có tai nạn thương tích xảy ra chưa? Có trang bị đủ số thuốc thông thường theo quy định và thay thế thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng hay không?... Từ kết quả khảo sát đánh giá trên bản thân tôi đã thấy được những ưu điểm và những hạn chế của công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cần khắc phục. Thông qua cuộc họp Hội đồng trường và họp Ban chỉ đạo đầu năm tôi lên kế hoạch tham mưu với các cấp đầu tư các hạng mục lớn, lập kế hoạch mua sắm, thay thế, sữa chữa, bổ sung các hạng mục nhỏ theo thứ tự ưu tiên. Sau khi thực hiện giải pháp này kết quả đạt được như sau: Các hạng mục cơ sở vật chất lớn: Nhà đa năng đã được UBND huyện đầu tư xây mới; nhà vệ sinh các phòng học ở trung tâm cùng khối phụ trợ, hành chính quản trị đã được UBND xã đầu tư sửa chữa; cơ quan doanh nghiệp đã đầu tư cải tạo khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ; nhà trường đã mua sắm trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định như bình xịt chữa cháy tại các khu có các lớp học, bếp ăn tập thể; bắt lại hệ thống cung cấp ga cho bếp ăn đảm bảo an toàn. Phòng học đảm bảo thông thoáng, nền nhà luôn được vệ sinh sạch sẽ chống trơn trượt, đồ dùng đồ chơi để đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng sạch sẻ, phù hợp với trẻ, dể thấy, dễ lấy và sử dụng, đảm bảo an toàn … Bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, nhân viên thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh theo chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong năm học được các đoàn kiểm tra đánh giá bếp ăn Đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. Phòng y tế nhà trường có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu, có các bảng biểu theo dõi sức khỏe, bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Các đồ dùng đồ chơi ngoài trời được bổ sung mua mới sân chơi bằng phẳng, không trơn trượt, các cây to, cao ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong lúc tham gia các hoạt động ngoài trời cùng người lớn. Qua việc rà soát cơ sở vật chất, Ban giám hiệu nhà trường đã đề xuất ý kiến lên cấp trên để xây mới, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục lớn, dành nhiều công sức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và cải tạo kịp thời các hạng mục nhỏ, để nhà trường có môi trường đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. 11
  12. tôi nhận thấy rằng việc tham mưu kịp thời, đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, phù hợp với Thông tư đề ra đã đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ, và thuận tiện cho giáo viên, cô nuôi, nhân viên y tế thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 2.4. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung xây dựng trường học an toàn, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong các chủ đề, các hoạt động hàng ngày của trẻ Để giúp cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non và dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã chỉ đạo các giáo viên tích cực suy nghĩ tìm tòi các hình thức tổ chức lồng ghép một cách phù hợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các chủ đề và các hoạt động trong ngày của trẻ. Dựa vào kế hoạch chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích của nhà trường đầu năm học. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, giáo viên các lớp đưa nội dung lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích vào kế hoạch từng chủ đề sao cho phù hợp với từng độ tuổi trẻ, từng nhóm lớp, đảm bảo tính lôgic, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tăng dần yêu cầu để trẻ có sự cố gắng để đạt được kết qảu cao hơn. Ví dụ: Khi thực hiện Chủ đề “Trường mầm non của bé”: Dạy trẻ đoàn kết trong tham gia các hoạt động nhóm, hoạt dộng vui chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn, không chơi đồ chơi sắc nhọn, không bỏ các loại hột, hạt nhỏ vào tai, mũi…Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp ở các góc chơi. Hay khi thực hiện chủ đề “Gia đình thân yêu”: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt một số đồ dùng gây nguy hiểm ở bếp (bình nước nóng, các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo…), các đồ dùng sử dụng thiết bị điện trong gia đình: quạt, ti vi, tủ lạnh, ấm điện … và một số nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng điện: điện giật, chập cháy, nổ… biết cách phòng tránh: khi sử dụng phải có người lớn, không tự ý cắm phích điện hay thò tay vào ổ điện…Thực hiện chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Một số quy định đơn giản, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông đơn giản…để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, 12
  13. đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ngồi trên ô tô không thò đầu thò tay ra ngoài tránh tai nạn... Trong tất các chủ đề trong năm học, giáo viên đều có thể lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động hàng ngày (vui chơi, học tập, ăn, ngủ, hoạt động chiều, đi dạo...) giáo viên trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Giáo dục trẻ không được xô đẩy bạn, không trèo cây và các con vật ngoài vườn cổ tích, biết tránh những nơi nguy hiểm ...Đối với giờ ăn: Không để trẻ chạy nhảy, không nghịch vào những nồi cơm, nồi canh nóng. Không nói chuyện, cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa trong khi ăn dễ gây hóc, sặc …Đối với giờ ngủ: Không để trẻ được tự ý trốn ra ngoài chơi, không được nghịch đồ chơi, không cầm đồ chơi khi đi ngủ, không ngậm đồ chơi trong miệng… Từ đó giáo viên dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Như vậy, việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các chủ đề các hoạt động mọi lúc mọi nơi đã từng bước hình thành ở trẻ những nhận thức về một số tai nạn thương tích gây nguy hiểm cho bản thân và có kỹ năng biết cách phòng tránh. 3. Những điểm mới của sáng kiến Đề tài được nghiên cứu dựa trên thực tiễn, phân tích thực trạng những thuận lợi khó khăn trong công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Tân Hợp. Một số nội dung trong các giải pháp được đề xuất chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình bắt buộc phải thực hiện, chưa công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu như: Giải pháp “Kiểm tra các điều cơ sở vật chất, tham mưu với các cấp đầu tư nguồn lực để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non”. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa giải pháp mới so với giải pháp trước đây đó là: Trước đây áp dụng các giải pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích còn chung chung, chưa đi sâu vào thực trạng, phân loại mặt mạnh mặt yếu để có các giải pháp phù hợp, đặc biệt là việc kiểm tra các điều cơ sở vật chất, từ đó rà soát và lập kế hoạch sửa chửa, cải tạo đáp ứng các điều kiện an toàn trường học, đồng thời tham mưu với các cấp đầu tư nguồn lực để đảm bảo môi 13
  14. trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Các giải pháp đưa ra cụ thể, được mô tả, phân tích rõ ràng, dễ dàng áp dụng và triển khai. 4. Tính thực tiễn của sáng kiến Áp dụng các biện pháp Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích vào điều kiện thực tế của nhà trường đã giúp cho CBGVNV trong nhà trường có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà, luôn luôn chủ động bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi và kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ. Giúp nhà trường chủ động hơn, kịp thời hơn trong việc rà soát các điều kiện để xây chiến lược phát triển nhà trường từng giai đoạn, chủ động tham mưu với các cấp trong việc đầu tư cơ cở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học. Thực hiện các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non góp phần giúp nhà trường thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong năm học 2022 - 2023 trong đó có nhiệm vụ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3. 5. Tính hiệu quả của sáng kiến Sau khi áp dụng “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non Tân Hợp”, CBGVNV trong nhà trường được giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường, biết lồng ghép nội dung xây dựng trường học an toàn, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong các chủ đề, các hoạt động hàng ngày của trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Góp phần giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn trong trường học đối với trẻ, trẻ tự tin, hoạt động vui chơi, khám phá trải nghiệm trong môi trường giáo dục an toàn, có các kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích xảy ra dối với bản thân. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng đạt kết quả tốt, phụ huynh tin tưởng khi gửi con vào trường, nhà trường được cấp các cấp ghi ngận và đánh giá cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng hài lòng của phụ huynh và người dân. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên được bồi dưỡng về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ tay nghề nâng cao, chủ động linh hoạt, thực hiện tốt mọi công việc được giao. 6. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến Sau một thời gian thực hiện áp dụng sáng kiến (9/2022 – 5/2023) “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 14
  15. ở trường Mầm non Tân Hợp” cùng với sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, đã đạt được kết quả như sau: 6.1. Đối với trẻ Bảng đánh giá trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Chưa Tổng Đạt TT Nội dung đạt số trẻ T % K % TB % Y % Nhận ra các đồ vật, 1 những nơi có thể gây 292 112 38,3 123 41,1 57 19,5 0 nguy hiểm Biết tránh xa các mối 2 292 109 37,3 105 36,0 75 25,7 3 1,0 nguy hiểm Có kiến thức, kỹ năng tự phòng tránh 3 292 106 36,3 107 36,7 71 24,3 8 2,7 tai nạn thương tích xảy ra Qua bảng tổng hợp ta thấy, số lượng trẻ Nhận ra các đồ vật, những nơi có thể gây nguy hiểm, biết tránh xa các mối nguy hiểm tăng lên rõ rệt, đặc biệt có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra năng, nhận diện các nguy cơ nguy hiểm mất an toàn, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân an toàn. Trẻ ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp, cứu thương, cứu cháy; trẻ vui vẻ tự tin, thân thiện, yêu thích đi học. Trẻ tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động một ngày trên lớp. Hạn chế được tai nạn xảy ra đối với trẻ mọi lúc, mọi nơi. 6.2. Đối với giáo viên Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tổng Kết quả đạt được TT Nội dung số GV T % K % TB % Y % Nắm được nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng 1 22 8 36,4 10 45,5 4 18,1 tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 15
  16. Có năng lực về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn 2 thương tích; kỹ năng sơ, cấp 22 10 45,5 9 40,9 3 13,6 cứu; phòng, chống bạo hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm. Tổ chức lồng ghép giáo dục trẻ kiến thức, kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương 3 22 12 54,5 8 36,4 2 9,1 tích trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày. Thực hiện công tác truyền thông phối hợp với phụ 4 huynh học sinh để làm tốt 22 11 50,0 9 40,9 2 9,1 công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Qua bảng khảo sát trên ta thấy 100% giáo viên hiểu rỏ được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ, có các kỹ năng chăm sóc, theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. Nắm vững kiến thức về đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, năng lực về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích được nâng cao: kỹ năng sơ, cấp cứu; phòng, chống bạo hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm. Tổ chức lồng ghép tích hợp nhuần nhuyễn phòng, chống tai nạn thương tích trong các chủ đề và các hoạt động giáo dục hàng ngày. Nắm vững quy trình cấp cứu ban đầu cho trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích, phối hợp chặt chẽ với nhân viên kiêm y tế thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ. Có thói quen thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất của lớp học và những nơi tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây ra tai nạn thương tích. Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6.3. Đối với cô nuôi Có thói quen vệ sinh hàng ngày theo quy định về VSATTP. Làm tốt công tác giao nhận thực phẩm đúng quy định, thực hiện đảm bảo VSATTP tại bếp ăn trong quá trình chế biến, lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ, có hồ sơ theo dõi hàng ngày. Không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra tại trường. 16
  17. 6.4. Đối với nhân viên kiêm y tế Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non và có những biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện tốt quy trình sơ cứu ban đầu cho trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích, phối hợp chặt chẽ với giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ như cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng lần/năm, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Đối với trẻ suy dinh dưỡng và nguy cơ béo phì, nhân viên y tế cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, phối hợp với giáo viên có những biện pháp phù hợp với từng cá nhân trẻ. Có thói quen phối hợp với giáo viên thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất của lớp học và những nơi tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc và những dụng cụ y tế, thay thế kịp thời thuốc hết hạn sử dụng, dụng cụ cũ hỏng không đảm bảo khi sơ cứu ban đầu. Kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nhân viên y tế theo dõi như sổ khám sức khỏe, sổ theo dõi chung sức khỏe của trẻ… 6.5. Đối với phụ huynh Phụ huynh có nhận thức đúng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Nắm vững kiến thức về cách phòng chống và xử trí tai nạn thương tích. Phối hợp với giáo viên để dạy trẻ cách phòng tránh những nguy cơ gây tai nạn thương tích. Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Thực hiện các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các nhà trường hiện nay. Để đạt được kết quả nêu trên thì mỗi một người cán bộ quản lý, đặc biệt là người hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường phải làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên thấy được tầm quan trọng nâng cao ý thức trách nhiệm, trong thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường để chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện có hiệu quả tốt. Phát huy mọi khả năng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất, tích cực chủ động tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình tổ chức thực hiện thường xuyên rút kinh nghiệm, điều chỉnh, để tìm ra biện pháp và 17
  18. hình thức tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao hơn. 2. Kiến nghị và đề xuất 2.1. Đối với phòng GD & ĐT huyện Các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện, mở nhiều lớp tập huấn, chuyên đề để cán bộ giáo viên, nhân viên được học hỏi nâng cao nghiệp vụ xây dựng học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non. 2.2. Đối với UBND huyện Quan tâm hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng các điều kiện để nhà trường thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục. 2.3. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Quan tâm, tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đò dùng dạy học, để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ trong trường mầm non. Trên đây là “Một số biện xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non Tân Hợp” của bản thân. Tôi kính mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng chí cán bộ quản lý và các giáo viên để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo ngày càng đạt kết quả cao. Tân Hợp, ngày 28 tháng 4 năm 2023 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ khác. Trần Thị Hồng Khánh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2