intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

báo cáo sáng kiến "Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam" nhằm đề ra một số giải pháp cụ thể hướng dẫn giáo viên giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng như lứa tuổi mình cần phải thế. Ngoài ra với những trường thuộc vùng xa, như trường mẫu giáo Trà leng chúng tôi, lại càng ít trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện trước mọi người. Các giải pháp còn có thể giúp cho giáo viên tạo được sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng-Huyện Nam Trà My – Quảng Nam”. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên, các cô giáo luôn ý thức được sự cần thiết phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh và giáo viên luôn nghĩ rằng nếu vui vẻ và dễ dãi thì sẽ mất nề nếp gây ồn ào mất trật tự trong lớp. mặt khác cô thường dạy rập khuôn theo giáo án ít có sự linh hoạt trong các hoạt động học ở lớp Một điều đáng nói nữa ở đây đa số trẻ em là người dân tộc thiểu số sự mạnh dạn tự tin của trẻ rất ít, trẻ rất là thụ động, nhút nhát không dám trò chuyện với cô và bạn bè khi đến lớp.Mặt trái của việc đó là trẻ mất đi sự tự tin, mạnh dạn, sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn ở trường phổ thông sau này. Để khắc phục vấn đề này tôi đề ra một số giải pháp cụ thể hướng dẫn giáo viên giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng như lứa tuổi mình cần phải thế.Ngoài ra với những trường thuộc vùng xa, như trường mẫu giáo Trà leng chúng tôi, lại càng ít trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện trước mọi người. Chính vì thể tôi viết các giải pháp giúp cho giáo viên tạo được sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam 1.1. Các giải pháp thực hiện: + Giải pháp 1: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên + Giải pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường lớp tích cực Tạo môi trường giao tiếp thân thiện 1
  2. + Giải pháp 3: Công tác phối kết hợp với phụ huynh. + Giải pháp 4: Cho trẻ tham gia trải nghiệm vào tất cả các hội thi của trường tổ chức + Giải pháp 5: Học và nói tiếng “Mơ Nông” đơn giản cùng với trẻ. * Các bước và cách thực hiện: * Giải pháp 1: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên - Chương trình giáo dục Mầm Non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Với chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.Vì vậy chương trình giáo dục Mầm Non mới đòi hỏi giáo viên phải có nhiều thủ thuật hấp dẫn, thu hút trẻ. Tạo nhiều tình huống làm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã hỗ trợ tài liệu để giáo viên tham khảo. Cử giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn do các cấp tổ chức về trường để tập huấn lại cho toàn bộ giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, cách lập kế hoạch… - Trong bối cảnh GD-ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, để chuyên môn thực hiện tốt và có hiệu quả trước tiên tôi lên kế hoạch dựa vào kế hoạch năm học chuyên môn phòng dục như: Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học; kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV; kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo từng lứa tuổi; kế hoạch đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn; Quy định về hồ sơ sổ sách, phương pháp soạn giáo án của từng bộ môn phù hợp với từng độ tuổi… Phù hợp với tình hình covid-19 đang diễn biến phức tạp, Mọi kế hoạch được lập ra từ đầu năm học và được thông qua hội đồng nhà trường. - Do đặt thù của xã đa số các điểm đều nằm rải rác các thôn đường xá đi lại rất khó khăn nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng một lần sau mỗi chủ đề để giải quyết những tồn đọng, thắc mắc của đội ngũ giáo viên trong chủ đề mình vừa thực hiện và có kế hoạch cho chủ đề tiếp theo. Ban Giám Hiệu luôn theo sát công tác giảng dạy của giáo viên bàn giúp dỡ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong chuyên môn vì vậy chất lượng chuyên môn ngày càng được cải thiện. - Trong kế hoạch giảng dạy giáo viên tự chọn đề tài sao cho phù hợp với tình hình của lớp, khi giảng dạy phải linh hoạt và sáng tạo trong mọi tình huống 2
  3. Giải pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường lớp tích cực Tạo môi trường giao tiếp thân thiện - Mặc dầu gặp nhiều khó khăn vì trường sạt lỡ phải di dời họ tạm nhưng khi được bàn giao vào ngôi trường mới xây. Các cô giáo lại bắt tay ngay vào xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để cho trẻ vui chơi và trải nghiệm để lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho bé. Cho bé tham gia thường xuyên các hoạt động tham quan, lễ hội, sự kiện của trong trường, giao lưu với các cô trong trường là tạo cơ hội cho bé được trải nghiệm một cách tích cực mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè ngay tại chính ngôi trường bé vui chơi và học tập. - Chỉ đạo giáo viên tận dụng khu hành lang để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ trải nghiệm như khu thể giới động vật bằng đá, khu biển đảo quê em khu “Bé lắng nghe âm thanh”, “Khu phát triển thể chất,” Khu “Vườn cổ tích”… đặt biệt là xây dựng “Thư viên của Bé” để cho trẻ có cơ hôi tải nghiệm với tranh ảnh, sách báo tạo cơ hội cho trẻ tự tin hơn trong giao tiếp… - Cô giáo luôn chủ động tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi để nói chuyện với trẻ chắc chắn sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, giáo viên mầm non nên chú ý quan sát và tạo tình huống kích thích trẻ trả lời cũng như nói lên nhu cầu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình với cô. Giáo viên phải biết lắng nghe và chờ đợi trẻ: đây là việc làm cần thiết và có hiệu quả khi giáo viên tiếp xúc, giao tiếp với trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Bất kỳ người nào khi nói cũng mong muốn người khác lắng nghe mình. Hơn nữa, giáo viên kết hợp vừa chờ đợi vừa lắng nghe giúp trẻ giao tiếp được nhiều hơn. Khi lắng nghe giáo viên nên thể hiện nét mặt vui, thân thiện và có cử chỉ khuyến khích trẻ nói Giải pháp 3: Cho tất cả trẻ tham gia trải nghiệm vào các hội thi trường tổ chức - Thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm cuả chuyên môn phòng đưa ra, Tổ chức tốt chương trình văn nghệ vào các dịp quốc tế thiếu nhi, “Ngày hội bé đến lớp’’….để cho các cháu mạnh dạn tự tin khẳng định mình trước đám đông. - Ngoài ra Ban Giám Hiệu nhà trường còn mời các ban ngành đoàn thể ở tại địa phương,và các bậc phụ huynh tham dự. Qua đó tạo cho phụ huynh niềm 3
  4. phấn khởi khi thấy con em mình vui chơi và học tập hiểu được kết quả giáo dục của cô giáo đối với con em mình. Làm mất đi suy nghĩ mặc cảm là người đồng bào dân tộc thiểu số trong phụ huynh. Qua những hình thức trên giúp các cháu tiếp xúc được với hoạt động tạo hình, kể chuyện, múa hát, sinh hoạt văn nghệ…Từ đó giúp cho trẻ manh dạn, tự tin, vui tươi, hồn nhiên gần gũi thân thiết với bạn bè với các cô giáo các cháu sẽ dần mất đi sự thụ động nhút nhát ngày đầu theo châm ba mẹ bước chân vào ngôi trường Mầm non. - Tham gia các hội thi do PGD và trường tổ chức, tổ chức các ngày hội lễ: biễu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam, mừng ngày 8/3, mừng xuân ... các cháu tham gia rất mạnh dạn và tự tin. Đặc biệt là các cháu đã rất mạnh dạn trò chuyện với các cô, không còn rụt rè vì đó không phải là cô lớp mình. - Ngoài tổ chức các hội thi ra, Ban giám hiệu chúng tôi luôn động viên các lớp thực hiện thêm loại hình sinh hoạt văn nghệ, diễn kịch…Nhằm thực hiện tốt các bài hát đã được học đồng thời qua sinh hoạt này phát huy cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Dám thể hiện cái trẻ biết và độc lập trong suy nghĩ và dám khẳng định chính bản thân mình. Song trong đó cũng giúp cô phát hiện năng khiếu của trẻ giúp trẻ cảm nhận tốt âm nhạc. Khi thực hiện chương trình sinh hoạt văn nghệ : nhạc được sử dụng nhiều cách, nghe nhạc không lời để bé hát theo nhạc. Qua những hình thức trên bé được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên, cùng sinh hoạt với lớp thường xuyên sẽ tạo cho bé tự tin, vui tươi, mạnh dạn hồn nhiên và gần gũi thân thiết cùng cô và các bạn. Bé sẽ dần mất sự thụ động và nhút nhát. + Giải pháp 4: Công tác phối kết hợp với phụ huynh. - Khi tổ chức những buổi họp phụ huynh chúng tôi đến mời chính quyền địa phương sang tham dự buổi họp, đồng thời tranh thủ tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cử giáo viên người địa phương những người có uy tín sang dự các buổi họp, hỗ trợ nhà trường tuyên truyền với phụ huynh bằng tiếng địa phương (Tiếng MơNông), giải thích cho phụ huynh (những phụ huynh không biết tiếng phổ thông hoặc biết ít tiếng phổ thông, hiểu được mục đích của buổi đi họp, nắm được nội dung đi họp mà nhà trường tổ chức triển khai, trao đổi thông tin hai chiều tình hình của con em mình cho cô giáo và ngược lại để cả hai cùng nắm thông tin về trẻ từ đó đưa ra các biện pháp để cô giáo nuôi dưỡng chăm sóc trẻ được tốt hơn khi ở trường. - Đây là là yếu tố rất quan trọng, chính vì vậy mà tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh qua giờ đón trả - trẻ về tình hình đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, 4
  5. khả năng giao tiếp của trẻ. Thông qua đó các bậc phụ huynh nắm được đặc điểm, sự giao tiếp của con em mình để cùng kết hợp với cô giáo đưa ra các biện pháp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả. - Đồng thời nhắc nhở, vận động phụ huynh cố gắng dành nhiều thời gian để tâm sự, trò chuyện với trẻ, lắng nghe trẻ nói, trẻ bày tỏ. Khi phụ huynh trò chuyện với trẻ phải tỏ thái độ tôn trọng và chân thành với trẻ, đặt niềm tin vào khả năng của trẻ. Ngoài ra cần nói rõ ràng mạch lạc, khích lệ trẻ bày tỏ nhu cầu nguyện vọng của mình bằng nhiều cách khác nhau. + Giải pháp 5: Học và nói tiếng Mơ Nông đơn giản cùng với trẻ. - Qua một đợt đi khảo sát chuyên môn giáo viên ở trên thôn cách điểm chính 3-4 tiếng đồng hồ đi bộ, trong giờ dạy tôi quan sát thấy trẻ mới ra lớp năm đầu tiên rất nhút nhát và rụt rè ít hiểu khi cô nói tiếng phổ thông , cô giáo bèn nhẹ nhàng lại gần nói hai ba tiếng Mơ Nông đơn giản , tôi thấy tự nhiên trẻ rất thích thú và mạnh dạn đứng lên hoạt động cùng cô - Như vậy ban đầu khi trẻ chưa hiểu tiếng phổ thông cô phải nhẹ nhàng trò chuyện bắng những tiếng Mơ Nông đơn giản làm cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn rồi dần dần cô có thể giải thích và bày lại cho trẻ nói tiếng phổ thông . có như vậy trẻ không bị tự ti và mặt cảm. Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên muốn cho trẻ tự tin hơn trong giáo tiếp các cô giáo cắm bản day học trên các thôn nóc của xã cơ bản phải nói được những tiếng Mơ Nông đơn giản hằng ngày để trò chuyện với trẻ chưa thông thạo tiếng phổ thông, - Hằng tháng trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thường đưa ra những việc chưa thành công để các cô cùng thảo luận, phân tích cho giáo viên thất được làm thế nào để đúng với lương tâm của một người giáo viên vùng cao, đó chính là những công việc gần gũi mà hằng ngày các cô phải làm, để tạo cho trẻ vui tươi mạnh dạn tự tin các cô gần giũ trò chuyện cùng trẻ đừng la rầy trách mắng khi trẻ làm sai mà mà phải tôn trong thương yêu các cháu không phân biệt đối xử bất công bằng với trẻ. Thường xuyên để ý giao tiếp và tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. -Trong quá trình giao tiếp và sử dụng tiếng kinh trẻ không hiểu thì giáo viên phải sử dụng hai thứ tiếng hoặc vừa nói vừa cho trẻ nhìn vào sự vật qua những câu chuyện đơn giản băng cách gợi cho cháu trả lời bằng những ngôn ngữ thông dụng dần dần các cháu hết gò bó …Vào một ngày cuối năm học , khi tôi trở lại lớp đó vào một đợt khảo sát tôi thấy có sự khắc hản , trẻ nói thạo tiếng kinh hơn , không 5
  6. còn tình trạng trẻ ngơ ngác thẫn thờ như trước nữa, thay vào đó là sự vui vẻ hòa đồng tự tin , mạnh dạn giữa cô và trò giữa bạt ngàn rừng núi * Giải pháp 6: Làm tốt công tác xã hội hóa. - Trong điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục giữa các trường, ở nhiều nơi khác nhau còn chênh lệch, ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế… thì việc xã hội hóa giáo dục (XHHGD), huy động nguồn lực từ mạnh thường quân được xem là giải pháp tích cực giúp cho nhà trường có thêm nguồn lực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Với hình thức kêu gọi sự giúp đỡ bằng mạng xã hội Facebook, zalo trường đã kết nối được các mạnh thường quân hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ, Thảm cỏ lót sân, thảm lót nền cho trẻ …để cho trẻ có thêm điều kiện học tập vui chơi được tốt hơn nữa.. nhờ vậy Nhà trường đã có cỏ nhân tạo sân chơi cho trẻ tham gia hoạt động, sân cỏ xanh, thân thiện với trẻ. vườn rau, khu trải nghiệm của bé ... - Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được chia sẽ giúp đỡ các con được yêu thương đùm bọc từ tấm lòng của các các nhà hảo tâm và các tổ chức đoàn thể. Ngoài ra trẻ thích được đến trường lớp bởi ở nơi đó trẻ được chăm sóc giáo dục tốt hơn, trẻ được vui chơi, học tập, tự tin , ăn ngủ có nền nếp, trẻ có những kỹ năng sống cơ bản tốt hơn. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): - Thực tế cho thấy qua nhiều năm liền làm công tác quản lý qua các đợt đi kiểm tra dự giờ công tác chuyên môn giáo viên , Khi giáo viên lên lớp trẻ rất thụ động, giúp nhát ít có giao tiếp cùng cô. Có rất là nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan - Trong khi dạy giáo viên không có sự giao tiếp gần gũi giữa cô và trẻ, cô thường dạy rập khuôn theo giáo án. Giáo viên luôn nghĩ rằng nếu vui vẻ dễ dãi thì sẽ mất nề nếp gây ồn ào mất trật tự. Và một trong những nguyên nhân gây nên sự thụ động ở trẻ nữa đó là: - Cô ít cùng cháu chuyện trò những đề tài ngồi chương trình, đàm thoại bàn bạc những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ. - Còn mệnh lệnh ra lệnh cho trẻ. Thậm chí muốn cháu vào nề nếp nhanh cô hay rầy la gò bó trẻ. 6
  7. - Trong một số tiết học như : tìm hiểu khám phá khoa học, văn học, âm nhạc, vui chơi ít tạo điều kiện cho trẻ hỏi nhiều và nêu những thắc mắc của mình bằng chính ngôn ngữ ngây thơ của trẻ. - Cơ sở vật chất trên các điểm thôn còn nhiều thiếu thốn, môi trường cho trẻ trải nghiệm còn ít. Những nôi dung trên cần được cải thiện để trẻ được tự tin hơn khi hoạt động cùng cô ở lớp- từ đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được tốt lên. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Nội dung đã cải tiến giúp cho trẻ được mạng dạn tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn, và mọi người xug quanh. 1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng- Huyện Nam Trà My – Quảng Nam ” đã được áp dụng tại đơn vị trường đã mang lại những kết quả khả quan. Với sáng kiến này tôi tin tưởng rằng có thể áp dụng đối với các đơn vị trường có trẻ là người DTTS. 1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện về Cán bộ quản lý phải có tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức, kỹ năng và khả năng hướng dẫn giúp đỡ giáo viên. - Cán bộ quản lý, giáo viên phải có trình độ chuyên môn chuẩn có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. - Người cán bộ quản lý phải nắm chắc chuyên môn, tâm lý trẻ, chương trình giáo dục mầm non. - Giáo viên thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn. - Điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học đảm bảo cho các cháu mầm non học tập và vui chơi - Giáo viên am hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. - Chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy trẻ bằng tất cả tình thương “ Cô giáo như mẹ hiền” 7
  8. 1.6: Hiệu quả sáng kiến mang lại: - Khi đưa ra “Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo người DTTS ở trường mẫu giáo Trà Leng- Huyện Nam Trà My – Quảng Nam ” chúng tôi mạng lại những kết quả như sau: + Với sự nhiệt tình của tập thể giáo viên trường Mẫu giáo Trà Leng với tinh thần đoàn kết tấm lòng luôn yêu nghề mến trẻ linh động hơn trong phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm không gò ép trẻ, Như vậy không còn thấy trẻ im lặng nhút nhát, rụt rè đứng nép sau ba mẹ hoặc sau cánh cửa vào mỗi buổi sáng khi đến lớp thay vào đó là hình ảnh các cháu manh dạn, tự tin, linh hoạt hơn khi đến lớp. + Giáo viên áp dụng những biện pháp linh hoạt hơn để giao tiếp và dạy trẻ trẻ tự tin linh hoạt hơn khi đến lớp. +Tôi rất vui và hạnh phúc mỗi khi ghé thăm các lớp các cháu rất vui vẻ gần gũi mạnh dạn và tự tin đây cũng là niềm vui, niềm phấn khởi với các cô giáo trực tiếp đứng lớp là niềm động viện, niềm khích lệ của các cô để các cô có thêm sức mạnh bám bản đem con chữ đến cho các cháu ở vùng dân tộc thiểu số . + Trẻ hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, thông minh và thích đến trường. Đó là điều mà phụ huynh thật an tâm khi giao con em mình của mình cho nhà trường. + Tham gia các hội thi do PGD và trường tổ chức : biễu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam, mừng ngày 8/3, mừng xuân ...trẻ rất mạnh dạn tự tin Tổng số Đầu năm chưa Tỉ lệ % Bắt đầu áp Tỉ lệ % Ghi chú giáo viên áp dụng sáng dụng sáng kiến kiến đến 15/5/2022 13 8 61,53 13 100 ( Bảng khảo sát giáo viên) Tổng số Đầu năm chưa Tỉ lệ Bắt đầu áp Tỉ lệ % Ghi chú học sinh áp dụng sáng % dụng sáng kiến kiến đến 15/5/2022 221 107 46,46 216 96% ( Bảng khảo sát học khi giáo viên áp dụng SK đối với trẻ, đến ngày 10/5/2022) 2.Những thông tin cần được bảo mật (Không có) 3.Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: 8
  9. TT Họ tên Nơi công tác Nơi áp dụng Ghi chú sáng kiên 1 Trần Thị Hoàng Oanh Trường Mẫu giáo Trường Mẫu Trà Leng giáo Trà Leng CBGV-CNV Trường mẫu giáo Trường mẫu Trà Leng giáo Trà Leng 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có) 9
  10. (Hình 1: Một số hình ảnh về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm) (Hình 2: Hình ảnh hội thi “ Tăng cường tiếng việt cho trẻ ngườ DDTS” 10
  11. (Hình 3: Hình ảnh thư viện của bé (Hình ảnh 4 :Trẻ nhảy sạp múa cồng chiêng cùng cô) 11
  12. (Hình 5: Trao đổi thông tin giữa cô giáo và phụ huynh trên các điểm thôn nóc) 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2