intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hứng thú học tập là động lực quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Đặc biệt với môn Tiếng Việt, việc tạo ra những giờ học sinh động, hấp dẫn sẽ giúp học sinh yêu thích môn học và đạt được kết quả cao hơn. Nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác” hướng tới mục tiêu tìm kiếm những giải pháp thiết thực, giúp học sinh lớp 2/2 yêu thích môn Tiếng Việt và đạt được những tiến bộ vượt bậc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy -Học môn Tiếng Việt lớp 2/2 tại đơn vị đang công tác

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2/2 TẠI ĐƠN VỊ ĐANG CÔNG TÁC. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. Các giải pháp thực hiện - Phương pháp thu nhận và tham khảo tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp. 1.1.2 Các bước và cách thực hiện: Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần sử dụng những phương pháp năng động hơn trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em. Mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói, làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả mọi giáo viên. Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê. Ở cấp tiểu học, đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Cho nên, đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học. Có thể chỉ với một lời khen: “Hôm nay cô thấy con làm bài tập này rất tốt” hoặc là: “Con đã hiểu được nội dung của bài thơ rồi đấy”. Giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Do đó, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi
  2. 2 dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm. Tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành…Ví dụ như : Thay vì yêu cầu học sinh ngồi trong lớp tưởng tượng và tả lại vườn cây của trường em thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra thăm vườn trường và cho các em được tự do quan sát các loại cây trong vườn, cho các em nhổ cỏ, tưới nước cho cây… điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắc chắn bài văn của các em sẽ sinh động hơn, giàu ý tứ hơn, đồng thời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống. Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho các em như: Làm cho các em thấy được lợi ích của việc học bằng cách chỉ rõ bài học được rút ra qua từng bài tập đọc hay từng câu chuyện trong phần Nói và nghe, ví dụ như : Khi học về câu chuyện“ Họa mi, vẹt và quạ”( sách Tiếng Việt 2, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) giáo viên có thể hỏi: “Qua câu chuyện chúng ta rút ra được baì học gì cho cuộc sống ? ”. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì “không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó”. Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học cụ thể là các em học sinh lớp 2. Đây là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cách gây hứng thú cho học sinh, theo tôi người giáo viên cần: Cách 1: Tạo sự hứng thú qua các hoạt động trong tiết học * Hoạt động khởi động: Hoạt động khởi động là hoạt động đầu giờ, giúp các em hứng thú bước vào tiết học mới, hoặc thông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới. Khởi động còn được gọi là lời mở đầu, là phương thức dẫn dắt học sinh một cách có ý thức, có mục đích đi vào tri thức mới,là khâu mở đường bắt đầu của việc dạy học trên lớp. Một hoạt động khởi động thú vị sẽ tác động đến hứng thú học tập của học sinh. Nó góp phần tạo nên sự tò mò, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học. Hoạt động khởi động trong dạy – học môn Tiếng Việt như là khúc dạo đầu của một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm đam mê học hỏi, tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.
  3. 3 Ví dụ: Khi dạy bài “Vè chim” sách giáo khoa( SGK) Tiếng Việt 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài việc cho học sinh quan sát và nói về các loài chim mà em biết như hình ở trong SGK thì giáo viên có thể cho các em xem hình ảnh thật, hoặc video có kèm tiếng hót của các loài chim đó. Điều này sẽ khiến cho các em thích thú và lôi cuốn các em vào các hoạt động tiếp theo. * Hoạt động chuyển tiếp: Để duy trì và cải thiện sự tham gia của học sinh, để các em không bị chìm vào giấc ngủ và sự nhàm chán, giáo viên cần có sự chuyển tiếp giữa các hoạt động. Các hoạt động chuyển tiếp khá đa dạng, giáo viên có thể cho học sinh tập một bài thể dục ngắn, nhảy một điệu nhảy theo nhạc hay đơn giản chỉ là đứng dậy, vươn vai, đi ra ngoài,… * Viết tóm tắt nhanh: Khi vừa hoàn thành xong một chủ đề học tập, giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết tóm tắt lại những gì các em vừa học hoặc yêu cầu học sinh suy ngẫm về những nội dung các em đã học. Nó cũng là công cụ giúp giáo viên có thể kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh và đưa ra phản hồi phù hợp trước khi chuyển sang một nội dung mới của bài học. Hoạt động này cũng giúp học sinh tập trung hơn vào nội dung của bài học tiếp theo. * Các câu hỏi: Giáo viên nên hình thành thói quen đặt câu hỏi cho học sinh để kiểm tra lại mức độ nhận thức, để lôi cuốn học sinh trở lại bài học và tăng sự chú ý của các em. Đồng thời, giáo viên cũng nên tạo ra một diễn đàn cởi mở, nơi đó học sinh có thể đặt ra các câu hỏi cho giáo viên và các bạn.Điều này sẽ giúp cho tiết học trở nên thú vị hơn, học sinh sẽ học tập và tiếp thu kiến thức một cách tích cực hơn. Ví dụ: Trong tiết Luyện tập trang 59 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Câu 1 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây Sau khi học sinh làm xong bài tập, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để hệ thống lại kiến thức trong phần này: - Thế nào là từ chỉ hoạt động? Hoặc: Để bảo vệ và chăm sóc cây, thì chúng ta nên làm gì và không nên làm gì? * Làm việc nhóm: Làm việc nhóm là cách hiệu quả để học sinh tương tác, thảo luận, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Các hoạt động nhóm phù hợp sẽ luôn khiến học sinh cảm thấy lôi cuốn và hứng thú trong tiết học. * Sử dụng các đoạn video: Video là một công cụ hiệu quả để thu hút sự chú ý của học sinh. Khi dạy các bài học, nếu có những video minh họa(thú vị và hấp dẫn) giáo viên nên sử dụng và đưa vào bài giảng. Tuy nhiên khi sử dụng các đoạn video giáo viên cần lưu ý:
  4. 4 - Cần đặt ra mục đích và nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi xem video. - Không nên sử dụng các đoạn video quá dài. - Nên dừng lại và đặt câu hỏi(để học sinh dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó). - Nên có hoạt động thảo luận sau khi kết thúc việc xem video. * Liên hệ với cuộc sống thực: Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú nếu giáo viên có thể kết nối những nội dung của bài học với các vấn đề của cuộc sống thực. Điều này cũng giúp giáo viên hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn. * Sự hỗ trợ: Khi gặp khó khăn, điều mà bạn cần nhất là sự giúp đỡ. Hãy suy nghĩ về điều này trong quá trình giảng dạy. Nếu một học sinh gặp khó khăn và không biết cách để giải quyết cũng như không nhận được sự hỗ trợ từ phía giáo viên, điều chắc chắn là học sinh đó sẽ cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ. Trong quá trình giảng dạy, hãy dự đoán những khó khăn mà học sinh sẽ gặp phải, hãy ghi chú những học sinh cần sự hỗ trợ và xây dựng phương án để có thể giúp đỡ học sinh ngay trên lớp. * Sử dụng công nghệ thông tin: Công nghệ có một sức hấp dẫn kì diệu đối với học sinh. Giáo viên cần tích cực tìm kiếm và sử dụng các trò chơi, các ứng dụng và các phần mềm trực quan, có tính tương tác để lôi cuốn người học. * Học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm Việc học sinh phải ngồi tại chỗ và lắng nghe giáo viên giảng bài có thể là một “cực hình”. Hãy thay đổi phương pháp giảng dạy, hãy thay thế phương pháp thuyết trình, giảng giải bằng các hoạt động dạy học tích cực. Hãy cho phép học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được tương tác và trao đổi cùng nhau. Bằng cách đó, học sinh sẽ tham gia tích cực hơn vào tiết học. Cách 2: Tạo hứng thú bằng cách sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 * Mục đích, ý nghĩa: - Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vẫn còn rất ham chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp 2, vì thế thông qua phương pháp trò chơi học tập để kích thích hứng thú ở các em là rất hiệu quả. Qua trò chơi giúp các em thư giản, học mà chơi, chơi mà học từ đó các em sẽ rất thích và đi đến hứng thú với môn học. - Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, làm cho hiệu quả học tập của học sinh tăng lên. - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
  5. 5 - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. * GV có thể thực hiện như sau : Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi: (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ,...). - Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm,… - Cách xác nhận kết quả và cách tính tính điểm chơi, các giải pháp của cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. + Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số HS nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Ví dụ : Trò chơi : Ai nhanh thuộc bài. 1. Mục đích: - Trau dồi khả năng đọc thuộc tại lớp các bài có yêu cầu đọc thuộc lòng trong sách giáo khoa(SGK) Tiếng Việt 2; luyện đọc thuộc cá bài học thuộc lòng(HTL) trong các tiết ôn tập giữa kì , cuối kì theo qui định của chương trình. - Luyện trí nhớ(kết hợp giữa hình thức và nội dung) dựa vào một số từ ngữ làm điểm tựa trong bài HTL; rèn kĩ năng đọc thuộc. 2. Chuẩn bị: - Các phiếu HTL bằng giấy viết sẵn các từ ngữ đầu dòng thơ(khổ thơ) hoặc đầu câu văn(đoạn văn) làm điểm tựa, giúp học sinh nhớ và đọc thuộc từng khổ thơ(đoạn văn) hay toàn bộ bài tập đọc. Ví dụ: Phiếu HTL(2 khổ thơ đầu) bài Bờ tre đón khách, SGK Tiếng Việt 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 49. Bờ tre đón khách Bờ tre… Suốt … Một đàn… Hạ cánh..... Tre … Nở đầy…
  6. 6 Đến chơi … Có.......... Đứng nhìn … Im như… Một chú … Đỗ xuống… Chú ....... Đậu vào.... Chú ý: Làm nhiều phiếu giống nhau cho nhiều học sinh cùng tham dự trò chơi. Phiếu HTL được bỏ trong bì thư để giữ kín nội dung. Nội dung phiếu có thể yêu cầu HS đọc thuộc một, hai đoạn hoặc cả bài; có thể ghi từ ngữ đầu dòng thơ(câu văn) hoặc từ ngữ đầu khổ thơ(đoạn văn), tùy trình độ học sinh(HS) lớp dạy. - Giáo viên(GV) (hoặc lớp trưởng) làm trọng tài sẽ phát phiếu cho từng HS dự thi, phát lệnh “mở phiếu” và chỉ định người giành quyền đọc trước; cùng cả lớp nhận xét và đánh giá kết quả đọc thuộc lòng của HS dự thi. 3. Cách tiến hành: - 4-5 HS xung phong đọc thuộc lòng lên đứng trước lớp. GV(hoặc 1 HS làm trọng tài) phát cho mỗi bạn 1 phong bì đựng phiếu HTL. - Khi nghe lệnh trọng tài hô“bắt đầu ”, tất cả HS mở bì thư để đọc phiếu HTL; ai giơ tay xin đọc trước sẽ được trọng tài chỉ định đọc đầu tiên, nếu đọc thuộc và diễn cảm sẽ được ở lại, nếu đọc còn sai lẫn, chưa thuộc thì sẽ phải quay về chổ ngồi nhường quyền đọc thuộc cho HS tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. - Đồng thời giáo viên cũng chuẩn bị sẵn slide trình chiếu đáp án đúng của các câu thơ để so sánh và nhận xét(có thể dùng bảng phụ thay slide). - Tùy thời gian cho phép, GV có thể tổ chức cho HS thi nhiều đợt. Kết thúc cuộc thi, trọng tài cùng cả lớp bình chọn HS đọc thuộc lòng hay nhất để biểu dương. Cách 3: Tạo hứng thú bằng cách trang trí lớp học Việc lớp học được trang trí đẹp cũng là một trong những cách để giúp học sinh thêm hứng thú trong việc tới lớp mỗi ngày và trong việc học của mình. Giáo viên có thể làm góc học tập, vừa để trang trí, vừa là nơi trưng bày những sản phẩm học tập của học sinh.
  7. 7 Góc học tập của lớp Tạo góc thư viện lớp học, bố trí nhiều sách báo để học sinh có thể đọc sau những giờ học. Từ đó giúp trau dồi thêm khả năng đọc cho các em.
  8. 8 Thư viện lớp học Giáo viên có thể làm góc thi đua, là nơi để các tổ, cá nhân cùng nhau cố gắng. Giáo viên sẽ tổng kết vào cuối mỗi tuần.
  9. 9 Bảng thi đua của lớp Cách 4: Tạo hứng thú bằng cách trưng bày sản phẩm học tập của học sinh
  10. 10 Nếu Các sản phẩm học tập của học sinh được giáo viên áp dụng trong phương pháp giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao cho tiết học. Việc trưng bày các sản phẩm nội dung bài học vừa giúp học sinh hứng thú, và tạo kỹ năng thống kê, đúc kết bài học, mang lại hiệu quả học tập cao. Các sản phẩm được trưng bày giúp học sinh hãnh diện và cảm thấy tự hào về thành quả đạt được. Giúp các em nỗ lực phấn đấu để dành được nhiều lời khen trong tương lai. Ví dụ: - Trong phần viết (Chính tả hay tập viết) học sinh viết đúng cỡ chữ, đúng chính tả, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ thì giáo viên có thể chụp lại sau đó chiếu lên màn hình ti vi để cả lớp đều thấy được bài của học sinh đó. Điều này không những giúp học sinh học tốt sẽ càng cố gắng hơn mà còn làm khơi dậy sự quyết tâm đối với những học sinh khác cố gắng để được như bạn. - Hoặc trưng bày các bài viết đẹp ở góc học tập của lớp. Cách 5: Tạo hứng thú bằng cách khen thưởng, động viên kịp thời. Đối với lứa tuổi học sinh lớp 2 việc khen thưởng động viên kịp thời các em là rất cần thiết. Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau khi nhận thấy sự tiến bộ của học sinh như: tặng một món quà nhỏ, tuyên dương trước lớp, hoặc tặng thư khen ...
  11. 11 Thư khen trong tuần Bản thân tôi đã áp dụng : Mỗi khi nhận thấy sự tiến bộ của học sinh, tôi sẽ tặng cho em đó một bông hoa để gắn lên tên của mình ở bảng thi đua lớp. Mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần tôi đều tổng kết và tặng Thư khen cho những học sinh đạt nhiều bông hoa .
  12. 12 Bảng thi đua của lớp Ngoài ra, những học sinh có sự tiến bộ vượt bậc trong tuần học sẽ được tuyên dương trước lớp vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc sẽ được tặng một món quà nhỏ ngay sau tiết học đó, điều đó sẽ làm cho các em nhận thấy được sự tiến bộ của mình và đồng thời cũng sẽ làm động lực cho các em cũng như các bạn trong lớp. Một số học sinh tiêu biểu được tuyên dương trong tuần 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Không 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Không 1.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
  13. 13 Biện pháp này đã được áp dụng trong năm học 2021-2022, cho học sinh lớp 2/2 tại đơn vị tôi đang công tác. Ngoài ra, biện pháp này có thể áp dụng cho các khối lớp 1,3,4,5 tại đơn vị tôi đang công tác trong những năm học tới. 1.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối với giáo viên: Cần có sự nhiệt tình, nắm bắt được tâm lí cũng như chất lượng học sinh đầu năm của lớp mình phụ trách, từ đó phân loại được đối tượng học sinh và áp dụng các phương pháp phù hợp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc học tập của các em. Giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, cần nhiệt tình, mềm dẻo trước những phụ huynh khó tính, phải thường xuyên trao đổi và tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em tốt phải có sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình. Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên các em giúp các em tự tin trong học tập và hoà nhập với cộng đồng, cần giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần. Đối với phụ huynh học sinh: Cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Nhắc nhở việc học tập của các em khi về nhà. Đối với nhà trường: Phòng học thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn, đảm bảo các thiết bị học tập đầy đủ cho các em. 1.5. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Khi tôi áp dụng các cách thực hiện trên, tính đến thời điểm hiện tại học sinh của lớp tôi đang giảng dạy có nhiều tiến bộ hơn hẳn và đã đạt được những kết quả sau: Tổng số Hoà Hoà Chưa hoàn thành n thành n thành tốt SL TL S TL SL TL L Trước khi 18 3 16,6 8 44,4 7 39% thực hiện % % Sau khi thực 18 8 44,4 10 55,6 0 0% hiện % %
  14. 14 2. Những thông tin cần được bảo mật ­ nếu có: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng  kiến lần đầu(nếu có): Không TT  Họ và tên  Nơi công tác  Nơi áp dụng sáng kiến  Ghi chú 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản   vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... ­ nếu có): Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2