intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Và kết thúc mỗi bài học, giáo viên phải giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất nhất định nào đó. Việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Báo cáo này đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mô tả bản chất của sáng kiến 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: - Như chúng ta đã biết, mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Và kết thúc mỗi bài học, giáo viên phải giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất nhất định nào đó. - Việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. - Kinh nghiêm đứng lớp nhiều năm của bản thân, tôi xin trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khởi động nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và đảm bảo những yêu cầu của hoạt động khởi động. 1.1.1. Hoạt động khởi động bằng các câu hỏi hay bài tập tình huống - Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài. Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Ví dụ: Bài “Cổng trường mở ra” tôi có thể tiến hành hoạt động khởi động với câu hỏi mang tính chất đặt vấn đề và gợi mở: (1) Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em, cổng trường mở ra cho em những điều kì diệu gì? - Sau khi HS trả lời bài tập tình huống trên thì tôi sẽ hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tiết học. Và mục tiêu bài học sẽ dễ dàng được HS tiếp thu và lĩnh hội, vận dụng. 1.1.2. Hoạt động khởi động thông qua tổ chức các trò chơi, đóng vai nhân vật văn học, thi kể chuyện, ngâm thơ,… - Học sinh tham gia các trò chơi hay đóng vai, kể chuyện, ngâm thơ, hát… vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục. Lồng ghép
  2. 2 trò chơi bằng các phần mễm hỗ trợ trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giáo viên có thể vào bài mới qua việc tổ chức các trò chơi nhanh như: Thả thơ, Nhìn tranh bắt truyện, Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ngôi sao may mắn, Ai là triệu phú, Lật tranh…. Ví dụ 1: Bài “Sông núi nước Nam” Tôi có thể tiến hành hoạt động khở động qua việc tổ chức trò chơi “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”. Cả lớp chia làm 4 đội thi tương ứng với 4 tổ. - Áp dụng hoạt động khởi động trên không những giúp HS nhớ lại kiến thức liên môn Văn – Sử mà còn giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước vào nội dung chính bài học. 1.1.3. Hoạt động khởi động thông qua tranh ảnh, video phim tư liệu - Sử dụng tranh ảnh, video… minh họa để dẫn vào bài là phương pháp dạy học khá phổ biến ở nhiều môn học. Câu hỏi đặt ra trước khi HS được quan sát với các kiểu câu hỏi như: Ví dụ 1: Các bài “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”: tôi cho HS xem trích đoạn bộ phim “Làng vũ Đại ngày ấy”. HS xem xong và trả lời các câu hỏi: ?Nêu cảm nhận của em về những nhân vật (Chị Dậu, Lão Hạc) hiện ra trong đoạn phim? Ví dụ 2: Chủ đề “Chuyện kể về người anh hùng” Văn bản 2 “Sơn Tinh Thủy Tinh” Ngữ văn 6 Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống: tôi khởi động bằng cách cho HS quan sát các bức tranh về 3 nhân vật: Người tráng sĩ trong đời thường (Thạch Sanh); người anh hùng chiến trận (Thánh Gióng); người hùng chiến thắng thiên nhiên (Sơn Tinh) - Như vậy, với những hình thức khởi động bài học trên, tôi không những giúp HS nhắc lại kiến thức bài cũ mà còn giúp các em định hướng kiến thức trọng tâm bài mới đồng thời tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho HS. 1.1.4. Hoạt động khởi động thông qua lắng nghe một bài hát - Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng cho học sinh. Nó phù hợp với những giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng. Hoặc cũng có thể vận dụng cho những giờ dạy học tác phẩm văn học. Ví dụ: Bài “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ”, tôi cho HS nghe bài hát “Quả gì” (Nhạc và lời Xanh Xanh). HS nghe nhạc xong sẽ lên bảng xếp từ chỉ các loại quả vào bảng cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa. (Tôi sẽ gọi HS nào giơ tay trước). Bảng cần điền: Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa Từ dùng để chỉ những vật có hình giống phát triển mà thành, bên trong có như quả cây chứa hạt
  3. 3 Quả khế, quả mít Quả trứng, quả pháo, quả bóng, quả đất. 1.1.5. Hoạt động khởi động thông qua kể chuyện chia sẻ, đọc bài văn mẫu của học sinh. - Hình thức này thường được áp dụng với các tiết Tập làm văn. Để làm “ mềm hóa” kiến thức mà lâu nay giáo viên lẫn học sinh đều cho rằng khô khan và “ khó nuốt” ấy, tôi đã mở đầu bằng những câu chuyện thực tế của bản thân mình, kể cả những thất bại khi viết tập làm văn và chỉ ra nguyên nhân thất bại (lỗi) liên quan đến chủ đề sắp học. Tôi cũng có thể đọc một đoạn/ bài văn hay của một học sinh cùng khóa hoặc khóa trước (cùng trường càng tốt) cho học sinh nghe. - Ví dụ: Bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự” (Ngữ văn 8). Tôi thực hiện hoạt động khởi động bằng cách đọc và chiếu đoạn văn mẫu, học sinh trình bày cảm nhận về đoạn văn đó. Tiếp theo, tôi nêu địa chỉ cụ thể đoạn văn đó của bạn (anh/ chị ) nào trong khối/ trường. Học sinh thường “ Ồ!” lên kinh ngạc và bị kích thích khi biết đó là người quen. 1.1.6. Hoạt động khởi động thông qua con số gây sốc hoặc hình ảnh ấn tượng - Tôi áp dụng hình thức này với các tiết văn bản nhật dụng. Tâm lí con người nói chung đều tò mò, thích tìm hiểu. Những con số gây sốc hay hình ảnh ấn tượng đều có tác dụng kích thích mạnh đến não bộ của chúng ta và kích hoạt ngay sự chú ý. Điều này khiến học sinh tập trung cao độ suy nghĩ nhanh để tìm ra lời giải. Ví dụ: Bài “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” Ngữ văn 8 (HS xem tranh ô nhiễm rác thải…) - Ví dụ: Bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” (Ngữ văn 9). Tôi thực hiện hoạt động khởi động bằng cách cho HS xem tranh “Nạn đói ở Sudan” và “Những bộ xương di động ở Somalia” (châu Phi) và nêu cảm nhận. Chắc chắn đây là những bức tranh ám ảnh người xem về nạn đói do chiến tranh gây nên khiến trẻ em phải gánh chịu. Xem tranh cùng với lời dẫn của cô, học sinh đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khám phá kiến thức. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Sáng kiến chưa áp dụng tại cơ sở. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Không 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến hoàn toàn có thể sử dụng với tất cả các lớp học, các môn học các đối tượng học sinh khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
  4. 4 - Giải pháp đề cập đến một trong những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà: chú trọng vào 5 hoạt động trong tiến trình 1 bài dạy. - Và nó cũng đang là những giải pháp chủ đạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc áp dụng và mở rộng biện pháp là hoàn toàn có thể thực hiện ở tất cả các trường trong cả nước, với tất cả các đối tượng học sinh. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Công văn, khung chương tình, kế hoạch trọng tâm năm học của ngành GD, của đơn vị năm học 2021- 2022. - Kế hoạch giáo dục môn học Ngữ văn 6, 8. - Kế hoạch bài dạy môn học Ngữ văn 6, 8. - Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 8, sách giáo khoa Ngữ văn 6, 8; sách giáo viên Ngữ văn 6, 8, tài liệu tham khảo… - Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học của nhà trường: Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, ti vi.. - Hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh tích cực. - Học sinh khối 6, 8 trường PTDTBTTHCS Trà Don. - Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH, chuyên môn nhà trường và Phòng GD& ĐT Nam Trà My. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại - Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã hứng thú hơn với môn Ngữ văn, nhiều em yêu thích và say mê môn học. Bắt đầu mỗi tiết học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Đặc biệt thông qua các hình thức khởi động bài học mà tôi vừa nêu trên đã góp phần quan trọng không nhỏ vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS. Rõ ràng, chỉ trong một thời gian ngắn của đầu tiết học, tôi đã giúp HS hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất như: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thảo luận nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh… - Sau khi áp dụng các hình thức khởi động trên vào môn Ngữ văn, tôi nhận thấy kết quả rất đáng mừng. Cụ thể: - Tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của HS khối 6, 8 vào đầu năm học 2021 – 2022 và thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của HS khối 6 và khối 8 năm học 2021 – 2022 trước khi chưa áp dụng: Tổng Rất thích học Bình thường Không thích Khối số HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 6 84 15 17,9 % 20 23,80 % 49 58,3%
  5. 5 8 62 12 19,3 % 19 30,7 % 31 50,0 % Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của HS khối 6 và khối 8 năm học 2021 – 2022 sau khi áp dụng: Tổng Rất thích học Bình thường Không thích Khối số HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 6 84 35 41,7 % 28 33,3 % 21 25 % 8 62 24 38,7 % 22 35,4 % 16 25,9 % 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: Nơi áp dụng sáng TT Họ và tên Nơi công tác kiến Ghi chú Khối 6, 8 trường Trường PTDTBT- PTDTBT-THCS 01 Trần Văn Tám THCS Trà Don Trà Don 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2