intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo - Thường thức lý luận: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Thường thức lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo" Phần 1 trình bày các nội dung chính như sau: Nguồn gốc tự nhiên của tôn giáo; Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo; Tôn giáo được ví là thuốc phiện của nhân dân; Chức năng điều chỉnh hành vi của tôn giáo; Điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo - Thường thức lý luận: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH 2
  2. BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BỘ SÁCH LÝ LUẬN PHỔ THÔNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TRƯỞNG BAN GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương CÁC THÀNH VIÊN PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc Phó Trưởng ban GS.TS. Lê Văn Lợi Thành viên PGS.TS. Dương Trung Ý Thành viên GS.TS. Trần Văn Phòng Thành viên PGS.TS. Trần Minh Trưởng Thành viên BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. Đỗ Lan Hiền (Chủ biên) GS.TS. Lê Văn Lợi TS. Nguyễn Khắc Đức PGS.TS. Hoàng Thị Lan TS. Nguyễn Công Trí TS. Lê Tâm Đắc TS. Phạm Thanh Hằng PGS.TS. Hoàng Minh Đô TS. Nguyễn Thị Hải Yến PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân TS. Bùi Hữu Dược PGS.TS. Nguyễn Phú Lợi PGS.TS. Ngô Hữu Thảo 4
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Từ đó đến nay, Đảng luôn luôn nhấn mạnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cùng với khẳng định vai trò, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, Đảng ta thường xuyên quan tâm, coi trọng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” đã xác định một trong những hướng nghiên cứu 5
  4. chủ yếu là “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển. Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua công tác lý luận đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn đơn giản; tài liệu tuyên truyền chưa đa dạng; thiếu những bộ tài liệu mang tính cẩm nang, thường thức chính trị, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức 6
  5. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sâu sắc, toàn diện, hệ thống. Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ năm 2020, dưới sự chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhóm tác giả, các nhà khoa học ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước. Bộ sách gồm 10 nhóm vấn đề: 1. Thường thức về triết học Mác - Lênin. 2. Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin. 3. Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học. 4. Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam. 8. Thường thức về nhà nước và pháp luật. 7
  6. 9. Thường thức về văn hóa. 10. Thường thức về dân tộc, tôn giáo. Các nhóm vấn đề sẽ được bổ sung hằng năm và mỗi nhóm là một bộ gồm nhiều quyển, được biên soạn công phu, khoa học, nội dung súc tích, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận rộng rãi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bối cảnh mới. Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, có trách nhiệm cao trong biên soạn, tuy nhiên đây là những cuốn sách thường thức, phổ thông đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận và thể hiện phù hợp, nên chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn và Nhà xuất bản mong nhận được những góp ý của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn về nội dung trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý với bạn đọc. Tháng 8 năm 2023 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 8
  7. LỜI NÓI ĐẦU T ôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, người dân và tín đồ các tôn giáo cần phải: nắm rõ và thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh với các hành vi, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; giám sát việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và đồng bào có đạo, củng cố lòng tin, tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội; có kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với các tôn giáo để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng, đoàn kết đồng bào tôn giáo và không tôn giáo. Để có được những kỹ năng trên, đòi hỏi cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, người dân và tín đồ các tôn giáo phải có những kiến thức cơ bản về 9
  8. tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay; cập nhật văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; nắm chắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Cuốn sách Thường thức lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trang bị cho bạn đọc kiến thức cơ bản, phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, giúp người dân và tín đồ tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tuân thủ pháp luật. Trong quá trình biên soạn, nội dung cuốn sách khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. BAN BIÊN SOẠN 10
  9. Phần I CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO 1. Tôn giáo là gì? Khi định nghĩa về tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho thấy sự liên quan mật thiết giữa tôn giáo và hoạt động sống của con người, và chỉ có con người có năng lực tư duy và phản ánh thế giới hiện thực mới sáng tạo ra tôn giáo và thánh thần. Và do vậy, chính con người mới sáng tạo ra thánh thần chứ không phải thần thánh sáng tạo ra con người. Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể và chưa biết giải thích những điều thấy trong giấc mơ, con người đã đi đến quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể khi họ chết... Vì thế mà nảy sinh ra quan niệm về sự bất tử của linh hồn. Ngoài sự nhận thức sai lầm về 11
  10. chính thân thể họ, tôn giáo còn là sự nhận thức sai lầm của con người về thế giới bên ngoài của họ. Những gì đang tồn tại bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của con người đã được con người khoác lên tấm áo “thần bí” khi năng lực nhận thức của họ không thể giải thích được thế giới. Do đó, tôn giáo còn được ví là thế giới quan lộn ngược, là nhận thức hoang đường và hư ảo thế giới bên ngoài của con người. Tôn giáo ra đời còn là kết quả của sự bất lực của con người trước sức mạnh của giới tự nhiên và xã hội đang đè nặng lên tâm trí họ mà họ không biết làm cách nào để thoát ra được. Nên, tôn giáo còn được ví là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là “thuốc phiện” của nhân dân nhằm xoa dịu đi nỗi thất vọng và bất lực của họ trước thực tại. 2. Nguồn gốc tự nhiên của tôn giáo Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã từng sống một thời gian dài không tôn giáo. Kinh tế hái lượm, săn bắt cùng với cuộc sống mông muội, hoang dã làm cho con người trong xã hội nguyên thủy rất gần gũi, gắn bó với tự nhiên. Song thiên nhiên bao quanh họ chứa đựng đầy những huyền bí (động đất, núi lửa, sấm sét...) và thường xuyên đe dọa cuộc sống hằng ngày của 12
  11. họ, mà họ không thể nào lý giải và khắc phục được. Đứng trước thiên nhiên bao la, hùng vĩ, đầy sức mạnh bí hiểm, xa lạ không đụng tới được đó, họ cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối, bất lực, và họ đã khoác lên tự nhiên một sức mạnh thần thánh, cầu khấn, van xin được chở che, phù hộ và không trừng phạt họ. Sức mạnh tự nhiên đã được thần thánh hóa dưới nhiều hình thức và thế là các vị nhiên thần xuất hiện. Lúc này, chính những lực lượng tự nhiên (giới tự nhiên) là những cái trước tiên được khoác lên vỏ bọc thần thánh, được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hỗn tạp. Nguồn gốc tự nhiên làm nảy sinh tôn giáo không phải là bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là sự hạn chế của nhận thức con người về giới tự nhiên, nên sức mạnh của giới tự nhiên đã trở thành sức mạnh của thần thánh. 3. Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo Trong quá trình lịch sử, con người dần dần ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn thì lại phụ thuộc vào các lực lượng xã hội đang thống trị họ mà họ không biết làm cách nào để thoát ra khỏi. Tư hữu của cải xã hội dẫn đến phân hóa giàu nghèo, sự áp bức, bất công và bất bình đẳng xã hội. Con người không thể giải thích nổi nguyên nhân của sự bất bình đẳng đó, nguyên nhân vì sao họ bị áp bức và 13
  12. nghèo khổ. Con người sẽ coi hoàng đế, vua chúa như Thiên tử (con Trời, con Thiên Chúa) thay mặt thượng đế, thánh thần để cai trị họ. Nỗi thống khổ của việc bị cai trị đó là cực kỳ ghê gớm và khủng khiếp gấp nhiều lần so với những biến cố của chiến tranh, động đất. Và trong nguồn cơn của sự bất lực đó, họ lại tưởng tượng ra một đấng tối cao có khả năng cứu giúp họ, giải phóng cho họ, đem lại hạnh phúc cho họ và trừng phạt, trả thù thay họ những kẻ đè nén, áp bức. Tôn giáo xuất hiện. Nói tóm lại, sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống kẻ bóc lột tất nhiên sẽ đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu. 4. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo Bất cứ tôn giáo nào cũng đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ấu trĩ của thời kỳ mông muội, thời kỳ mà con người ta chưa biết gì về cấu tạo thân thể họ và chưa thể giải thích được những điều trong giấc mơ nên đã đi đến chỗ quan niệm, tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính bản thân họ mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó. Quan niệm về sự tồn tại 14
  13. của linh hồn xuất hiện. Đó là kết quả của tình trạng kém hiểu biết của con người, thần thánh hóa chính bản thân mình. Hơn thế, sự hiểu biết, nhận thức của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân họ còn quá vụn vặt và mơ hồ, nên đằng sau mỗi sự vật tự nhiên, con người có thể cho rằng có một vật tự do bí ẩn đặc biệt nữa. Khi con người không hiểu, không cắt nghĩa nổi các hiện tượng của tự nhiên, của xã hội thì họ tưởng tượng ra một đấng tối cao sáng tạo và chi phối thế giới này và cả cuộc sống của họ. Nói tóm lại, tôn giáo chính là sự ấu trĩ, là thời “thơ ấu” của trí tuệ nhân loại, là kết quả của sự nhầm lẫn của lý trí con người. Và, ở đâu mà khoa học và lý trí chưa giải thích được thì ở đó tôn giáo và thánh thần xuất hiện với kỳ vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và cả con người. 5. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Nguồn gốc tâm lý để sản sinh ra tôn giáo, thánh thần, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là sự sợ hãi. Sợ hãi trước các thế lực của tư bản, thế lực mà bất cứ lúc nào có thể đem lại cho người dân sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm cho họ bị diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng và dồn họ vào cảnh chết đói. 15
  14. Tôn giáo ra đời cũng là kết quả của sự thất bại lịch sử của những người nô lệ khởi nghĩa chống lại giai cấp chủ nô. Đầu Công nguyên, đạo Kitô ra đời. Nó phản ánh những khát vọng giải phóng mà con người không đạt được trong thế giới hiện thực này thì họ sẽ đi tìm sự “giải phóng” trong thế giới thần linh của họ. Vì thế, tôn giáo được ví là tiếng “thở dài” của chúng sinh bị áp bức. Ngoài sự sợ hãi trước các lực lượng thống trị xã hội, con người còn sợ hãi trước những bí ẩn của thiên nhiên, khi đó, những bí ẩn của giới tự nhiên sẽ được lý giải một cách thần bí hóa. Tâm lý buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn, bệnh tật cũng tạo ra thần linh. Hơn thế, tôn giáo được sinh ra nhằm thỏa mãn khát vọng “bất tử” của con người vì con người lo sợ trước cái chết, con người đã tưởng tượng và hy vọng chết chưa phải là hết, chỉ là chuyển sự sống sang một thế giới khác mà thôi. Sự cắt nghĩa về cái chết theo cách đó là một trong những nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Ngoài những xúc cảm tiêu cực như nỗi sợ hãi, khổ đau, cô đơn, thất vọng làm nảy sinh tôn giáo, còn cả những cảm xúc tích cực như tình yêu, sự kính trọng, ước vọng, nhu cầu tâm linh cũng là nguồn gốc để tôn giáo xuất hiện. Tôn giáo biểu thị sự khát vọng về tự do, bác ái, lòng vị tha. Tôn giáo là sự “thay thế”, sự “bù đắp” cái không có trong 16
  15. hiện thực bằng cái “mong ước”. Con người đã gắn khát vọng mong đợi của mình cho thượng đế và tin tưởng sẽ được thượng đế bù đắp. Nên, tôn giáo còn là một xúc cảm của sự mong đợi, sự hy vọng vào những phép màu nhiệm đem đến cho con người để giúp họ vượt qua những nỗi khốn khó thường nhật. Tôn giáo ra đời còn thỏa mãn nhu cầu tâm linh tinh thần của con người. Khoảng 300 năm sau khi ra đời, đạo Kitô từ chỗ là một tôn giáo bị ngăn cản đến chỗ trở thành quốc giáo của đế chế La Mã cũng đủ chứng minh rằng nó là một tôn giáo thích hợp với hoàn cảnh của thời đại. Thánh thần vì do con người sáng tạo ra để thánh thần quay trở lại phục vụ con người, thỏa mãn nhu cầu cần có tôn giáo của họ. 6. Tôn giáo là “ngọn cờ” của các phong trào xã hội Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, tôn giáo đã từng có vai trò là ngọn cờ của các phong trào chính trị - xã hội. Trong lịch sử Kitô giáo sơ kỳ, nó xuất hiện như một phong trào của những người bị áp bức. Lúc đầu nó là tôn giáo của những người nô lệ, của người nghèo và người vô quyền. Tôn giáo cũng như học thuyết chủ nghĩa xã hội đều tuyên truyền sự giải phóng con người trong 17
  16. tương lai khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ. Chỉ khác nhau ở điểm, tôn giáo tìm sự giải thoát ấy trong cuộc sống trên trời, ở thế giới bên kia sau khi chết, còn chủ nghĩa xã hội thì tìm ở thế giới bên này, ở việc tổ chức lại xã hội. Cả tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đều bị truy bức, bị hãm hại, bị áp dụng những đạo luật đặc biệt, bên thì bị coi là kẻ thù của loài người, bên thì bị coi là kẻ thù của nhà nước, của gia đình, của trật tự xã hội. Và bất chấp tất cả mọi sự bức hại, cả tôn giáo lẫn chủ nghĩa xã hội đã khai phá con đường tiến lên một cách thắng lợi không thể kìm giữ được. Phong trào cải cách tôn giáo (đại biểu là M. Luther và J. Calvin) ở thế kỷ XVI, tấn công trực diện vào nhà thờ và giáo hội, với tư tưởng dân chủ hóa, cộng hòa hóa nhà thờ, phong trào cải cách tôn giáo đã đem lại cho phong trào bình dân một vũ khí mạnh mẽ. Nông dân đã sử dụng vũ khí đó để chống lại các vương công, quý tộc và tăng lữ. Chống lại việc cho rằng, quyền lực của vương công do thượng đế ban cho, và cả sự cam chịu phục tùng và chế độ nông nô cũng được phê chuẩn nhờ kinh thánh. Như thế, những phong trào quần chúng được nuôi dưỡng bằng tôn giáo, những lợi ích thiết thân của họ dưới bộ áo tôn giáo sẽ trở nên mạnh như vũ bão. Chính vì vậy, những phong trào lịch sử phổ biến nhất đều mang dấu ấn tôn giáo, dấu ấn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2