intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề địa lí 12 phần 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12

Chia sẻ: Bùi Văn Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

235
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001/CTTTg của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng phổ thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo tiếp tục triển khai kế hoạch dạy thí điểm và chương trình phân ban THPT lớp 12, để khẳng định tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của bộ chương trình và SGK mới biên soạn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề địa lí 12 phần 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12

  1. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Phần 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12 Một số vấn đề chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Nhằm thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng phổ thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo tiếp tục tri ển khai kế hoạch dạy thí điểm và chương trình phân ban THPT lớp 12, để khẳng định tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của bộ chương trình và SGK mới biên soạn. Chương trình môn Địa lí lớp 12 là sự kế thừa, nâng cao các kiến thức đã có chủ yếu từ THCS và 2 lớp đầu cấp (lớp 10, 11) của THPT. So với chương trình lớp 10, 11 chương trình môn Địa lí lớp 12 có ý nghĩa đặc biết quan trọng vừa trang bị kiến thức cho học sinh trước khi một bộ phận học sinh tiếp tục học lên Đại học và phần đông còn lại tham gia ngay vào các hoạt động lao động xã hội. Mặt khác, kiến thức Địa lí lớp 12 còn là thước đo đánh giá học sinh về tri thức địa lí thông qua các kì thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh vào Đại học & Cao đẳng. 1.1. Tính cấp thiết của đổi mới chương trình Địa lí ở trường phổ thông và chương trình Địa lí 12 - Giáo dục Địa lí ở trường THPT đang đứng trước những vận hội mới và những thách thức mới. Thế giới hiện đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Trong thời đại của sự “bùng nổ thông tin” kiến thức của nhân loại tăng lên rất nhanh chóng. Trong điều kiện đó ch ương trình cải cách giáo dục được xây dựng và chính thức ban hành từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã không phản ánh kịp thời các thay đổi lớn lao trong nền kinh tế - xã hội c ủa đ ất n ước, c ủa khu vực và của thế giới. Để cung cấp cho học sinh phổ thông những hiểu biết cơ bản về môi trường tự nhiên – dân cư và hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam, khu vực, thế giới trong giai đoạn cuối thế kỉ XX, đồng thời nhận thức được sự phát triển và những thay đ ổi nhanh chóng của thế giới đương đại, của Việt Nam trong thời kì hội nhập cần phải bổ sung cho học sinh các kiến thức mới, cập nhật tình hình hiện nay. - Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng, nhanh vào th ực t ế buộc chương trình, SGK phải luôn được xem xét và điều chỉnh. 1.2. Quan điểm đổi mới chương trình Địa lí lớp 12 + Quan điểm đổi mới chương trình Địa lí lớp 12 trước hết dựa vào các quan điểm chung về đổi mới chương trình địa lí ở phổ thông đó là: - Hướng vào việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học - Tiếp cận những thành tựu của khoa học Địa lí, đồng thời đ ảm bảo tính v ừa s ức v ới học sinh. - Tăng cường tính thực hành, ứng dụng và tính thực tiễn. - Quan tâm tới những vấn đề địa phương. - Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục bộ môn. [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 1
  2. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 + Quan điểm đổi mới chương trình Địa lí lớp 12 cụ thể: Chương trình Địa lí lớp 12 là một bước tiến xuất phát từ mục tiêu giáo dục chung cụ thể hoá cho môn học, đồng thời mang tính kế thừa. - Quan điểm về sự phân hoá giữa 2 chương trình: • Các mảng kiến thức lớn và các kĩ năng địa lí được trang bị tương đương ở cả 2 chương trình chuẩn và nâng cao. • Tăng cường vào các kiến thức thích hợp (cả lý thuyết và thực hành) cho chương trình nâng cao. • Trọng tâm chương trình phải đạt mục tiêu đề ra. Bảng: So sánh khung thời lượng giữa 2 chương trình Chuẩn Thực Thực Lý Nâng cao Lý thuyết thuyết hành hành Tổng số bài 45 37 8 62 48 14 Bài mở đầu 1 1 1 1 Địa lí tự nhiên VN 14 12 2 19 14 5 Địa lí dân cư 4 3 1 5 4 1 Địa lí các ngành 12 10 2 19 16 3 kinh tế Địa lí các vùng kinh 12 9 3 15 10 5 tế Địa lí địa phương 2 2 3 3 - Quan điểm chung về cách trình bày chương trình và SGK Địa lí 12 Chương trình Địa lí lớp 12 là sự nối tiếp chương trình Địa lí lớp 8 & 9. • • Kiến thức được lựa chọn vừa đảm bảo tính cập nhật, vừa đảm bảo tính ổn định tương đối, cơ bản và chuẩn xác. Chương trình và SGK Địa lí 12 phải sử dụng được các kiến thức liên bộ môn mà học • sinh được trang bị. Chú ý đến các yêu cầu thi Đại học của học sinh (chương trình nâng cao). • - Thực hiện cụ thể trong SGK Địa lí 12 Kênh chữ: SGK Địa lí 12 khá nhiều chữ so với các lớp dưới đồng thời đã xuất hiện • nhiều hơn các nhận định có tính khách quan. Câu hỏi giữa bài giúp học sinh tái hiện kiến thức, bên cạnh đó còn có các bài tập tư duy • nhỏ. Câu hỏi và bài tập cuối bài có ý nghĩa tổng kết các kiến thức chính trong bài và rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hành. Kênh hình: có nhiều bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, hình ảnh vừa để • minh hoạ giúp học sinh tri giác nhanh, phát hiện được các xu hướng chính, các đ ặc điểm chủ yếu nhất của sự vật hiện tượng, vừa để bổ sung, cập nhật thông tin tạo điều kiện xây d ựng các nội dung thực hành từ các bảng biểu cũng như các bảng số liệu. Kênh hình đã tạo thành thể thống nhất với kênh chữ. - Quan điểm về độ khó của các kiến thức và kĩ năng. [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 2
  3. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Quan điểm chung về sự tăng dần độ khó: Mô tả, so sánh hiện tượng tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội. • Vẽ biểu đồ, đọc lược đồ theo yêu cầu cho trước. • So sánh các hiện tượng tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội, khám phá các mối liên hệ và quan • hệ giữa chúng. Đọc biểu đồ, phân tích bảng số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết. Đọc một số bản đồ trong Atlat theo gợi ý. Phân tích và giải thích sự phân hoá theo không gian và thời gian của các hiện tượng tự • nhiên, kinh tế - xã hội. Xác định các cấu trúc địa lí. Đưa ra các phỏng đoán về xu h ướng v ận động, dự báo sự phát triển, đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân tích. Như vậy độ khó tăng lên có liên quan đến việc rèn luyện tư duy địa lí, rèn luyện các kĩ năng địa lí. Việc phân tích theo độ khó sẽ là thước đo lượng tốt hơn kết quả dạy học, phân loại được học sinh, lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp theo hướng tích cực. Đạt được các mục tiêu nâng cao dần. 1.3. Mục tiêu của chương trình Địa lí lớp 12 Chương trình Địa lí lớp 12 có những mục tiêu cụ thể sau đây về kiến thức, kĩ năng và thái độ tình cảm. 1.3.1. Về kiến thức: Nắm vững kiến thức phổ thông, cơ bản, có tính hệ thống, thiết thực về: - Đặc điểm tự nhiên cũng như việc sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. - Đặc điểm dân cư và một số vấn đề có liên quan của Việt Nam (lao động – việc làm, chất lượng cuộc sống, đô thị hoá). - Sự phát triển các ngành và các vùng dưới dạng lựa chọn một số vấn đề tiêu biểu, cập nhật về phương diện địa lí kinh tế - xã hội, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. - Địa lí tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) nơi học sinh đang sinh sống. 1.3.2. Về kĩ năng: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các kĩ năng: - Nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội) cũng như kĩ năng xây dựng biểu đồ, sử dụng và khai thác bản đồ (Atlat), số liệu thống kê của nước ta. - Kĩ năng thu thập, trình bày các thông tin địa lí về tự nhiên, dân cư, kinh tế c ủa một vùng, hay về một ngành (phân ngành), hoặc về địa phương nơi học sinh đang sinh sống. - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán trong chừng mực nhất định. 1.3.3. Về thái độ, tình cảm: Góp phần làm cho học sinh: [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 3
  4. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Có tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước; ý chí tự cường dân tộc và tin tưởng vào tương lai phát triển của nước nhà. - Có ý thức và hành động bảo vệ quê hương đất nước cũng như môi tr ường xung quanh. - Quan tâm đến một số vấn đề cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở n ước ta và ở địa phương học sinh đang sinh sống. 1.4. Cấu trúc chương trình SGK Địa lí lớp 12 Chương trình môn Địa lí lớp 12 cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí Tổ quốc. Về cơ bản trong chương trình Địa lí lớp 12 không có sự khác biệt giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Đ ịa lí vùng và Địa lí địa phương. Mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí ở THCS. Cụ thể như sau: Phần thứ nhất có nhiệm vụ trang bị kiến thức về Địa lí tự nhiên Việt Nam và đ ược thiết kế theo cấu trúc dưới đây: - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của chúng. - Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ. - Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. - Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. So với chương trình Địa lí lớp 8, mảng kiến thức tự nhiên Việt Nam ở chương trình Địa lí lớp 12 có tầm khái quát ở mức độ cao hơn, đi sâu vào đ ặc điểm chung c ủa t ự nhiên Vi ệt Nam, đồng thời bổ sung thêm kiến thức mới về quá trình hình thành lãnh thổ. Phần thứ hai cung cấp những kiến thức về Địa lí dân cư với thời lượng tương đ ối hạn chế. Cấu trúc bao gồm: - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. - Lao động và việc làm. - Chất lượng cuộc sống. - Đô thị hoá. So với chương trình Địa lí lớp 9 nội dung ở đây phong phú hơn và được nâng cao hơn. Phần thứ ba là một trong những nội dung quan trọng của chương trình nhằm trang bị những kiến thức về Địa lí kinh tế và được sắp xếp dưới dạng các vấn đề: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp. - Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. - Vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 4
  5. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 So với chương trình Địa lí lớp 9, chương trình Địa lí lớp 12 một mặt đi sâu hơn về tổ chức lãnh thổ và mặt khác chọn ra một số vấn đề tiêu biểu của từng ngành. Phần thứ tư cũng là một nội dung không thể thiếu được về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của các vùng: - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam Bộ. - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Các vùng kinh tế trọng điểm phần này không trình bày thuần tuý về các vùng như chương trình Địa lí lớp 9, mà là các vấn đề trên nền kiến thức học sinh đã có. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi vùng mà các vấn đề lựa chọn có sự khác nhau. Ngoài ra chương trình còn nhấn mạnh đến Biển Đông, các đảo và quần đảo. Phần thứ năm trang bị cho học sinh các kiến thức về Địa lí địa phương với quy mô lãnh thổ là cấp tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh). Trong chương trình chỉ nêu “bộ khung” của Địa lí tỉnh, thành phố. Căn cứ vào đó, mỗi tỉnh, thành phố sẽ có một nội dung riêng của mình. 1.5. Nội dung chương trình SGK Địa lí 12 1.5.1. Nội dung cụ thể: Phần Địa lí tự nhiên + Về mặt lý thuyết, phần này gồm có 4 nội dung: - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa: Trình bày những đặc điểm và giới hạn của vị trí địa lí Việt Nam. Từ nội dung đó học sinh cần nắm bắt được ý nghĩa của vị trí đ ịa lí Việt Nam đối với sự hình thành đặc điểm chung nhất của tự nhiên Việt Nam, lịch sử hình thành lãnh thổ, ý nghĩa về mặt kinh tế, văn hoá – xã hội và Quốc phòng. Nhận thức của học sinh về những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí. - Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ: Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái đất (đó là quá trình lâu dài và phức tạp), nằm trong lịch sử kiến tạo chung của khu vực Đông nam Á, chịu ảnh hưởng của các đơn vị kiến tạo xứ nền Hoa nam và xứ Địa máng Đông Dương trong quan hệ với Địa máng Tây Vân Nam. Chính mối quan hệ này tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. - Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: Khái quát 4 đặc điểm cơ bản đó là: Đất nước nhiều đồi núi. • Thiên nhiên có tính chất bán đảo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. • [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 5
  6. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng theo yếu tố và theo vùng. • - Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Giúp học sinh nắm được các nội dung: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đa dạng, sự suy giảm tài nguyên và sử dụng hợp lý tài • nguyên thiên nhiên) và bảo vệ môi trường. • Ngoài ra chương trình mới còn bổ sung thêm một số kiến thức về thiên tai ch ủ y ếu và các biện pháp phòng chống (bão, lũ lụt, sạt lở đất đá, động đất…). Mặt khác giúp học sinh tìm hiểu chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam. + Về mặt thực hành: Chương trình chuẩn gồm 2 bài vẽ lược đồ Việt Nam và đọc bản đ ồ địa hình. Chương trình nâng cao gồm 5 bài mở rộng cả về nội dung và kĩ năng thực hành. Phần Địa lí dân cư + Về mặt lý thuyết: Nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 12 đề cập đến 3 nội dung: - Đặc điểm dân cư bao gồm nhiều dân tộc, đông dân và gia tăng nhanh. Phân bố dân cư chưa hợp lí. - Lao động và việc làm: nguồn lao động và việc sử dụng lao động; vấn đề việc làm. - Đô thị hoá: đặc điểm và mạng lưới đô thị. Ngoài ra chương trình SGK Địa lí lớp 12 nâng cao còn đề cập đến chất lượng cuộc sống. Giúp học sinh nắm được các khái niệm, chỉ tiêu, nhận định về chất l ượng cuộc s ống không đều giữa các vùng. + Về mặt thực hành: Chỉ gồm một bài rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ. Phần Địa lí kinh tế + Về mặt lí thuyết: Bao gồm nhiều nội dung: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Địa lí các ngành kinh tế bao gồm một số vấn đề nổi bật về phát triển và phân bố các ngành kinh tế nước ta (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ). - Địa lí các vùng kinh tế: trình bày các vấn đề nổi cộm của các vùng kinh tế nước ta: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng. • Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ. • Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ. • Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. • Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam Bộ. • Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. • Ngoài ra, nội dung chương trình SGK mới còn đề cập vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo; các vùng kinh tế trọng điểm. [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 6
  7. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 + Về mặt thực hành: Gồm nhiều bài gắn với các nội dung lý thuyết, rèn luyện các kĩ năng: đọc bản đồ, Atlat, phân tích bảng số liệu, phân tích các mối quan hệ kinh tế - xã h ội, bi ểu đồ… Phần Địa lí địa phương Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố, làm quen kĩ năng chuẩn bị và viết báo cáo về tình hình địa phương. 1.5.2. So sánh giữa các chương trình + So với chương trình Địa lí lớp 12 cũ, chương trình Địa lí lớp 12 mới có nhiều đổi mới cả về nội dung, thời lượng và phương pháp dạy học. - Về thời lượng: chương trình cũ chỉ gồm 33 tiết, trong đó có 27 tiết lý thuy ết và thực hành (25 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành), còn lại 6 tiết ôn tập, kiểm tra. Chương trình mới thời lượng nhiều hơn 70 tiết, trong đó có 62 tiết lý thuyết và thực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 nâng cao) và 52,5 tiết, trong đó có 44,5 ti ết lý thuy ết và th ực hành, 8 tiết ôn tập và kiểm tra (chương trình Địa lí lớp 12 chuẩn). - Về nội dung: chương trình Địa lí lớp 12 mới có nội dung tương đ ối hoàn chỉnh hơn, trong đó bổ sung thêm được phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và phần Địa lí đ ịa phương (tỉnh, thành phố). Các phần còn lại cũng có nhiều bổ sung, cập nhật (như các kiến thức về tổ chức lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, khai thác biển, đảo); bài đọc thêm (cuối bài 4) và nhiều kênh hình làm cho môn Địa lí gắn liền với thực tiễn sinh động đang diễn ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. - Về phương pháp: thể hiện rõ ràng những đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu của chương trình SGK Địa lí mới. Về mặt hoạt động nhận thức, phương pháp thực hành là “tích cực” hơn trực quan, phương pháp trực quan “sinh động” hơn thuy ết trình. Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp để đạt được tính tích cực và sinh động của bài giảng, cụ thể một số phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình. • Phương pháp vấn đáp, đàm thoại. • Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. • Phương pháp dạy học với lý thuyết tình huống. • Phương pháp dạy học với lý thuyết kiến tạo • + So sánh chương trình mới: chuẩn và nâng cao. So sánh giữa 2 chương trình có sự khác nhau (không quá 20%) ở dưới 2 khía cạnh: - Về thời lượng: 70 tiết (Địa lí 12 nâng cao) và 52 tiết (Địa lí 12 chuẩn). Bảng: Kế hoạch dạy học Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao Số Số tuần Tổng số Số Số tuần Tổng số tiết/tuần tiết/năm tiết/tuần tiết/năm 1.5 35 52 2.0 35 70 [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 7
  8. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Về nội dung: được thiết kế theo hai hướng Hướng 1: Ở chương trình nâng cao thêm một số nội dung bài thực hành và bài lý thuy ết (như chất lượng cuộc sống dân cư, vốn đất và sử dụng vốn đ ất, vấn đ ề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…) Hướng 2: phân hoá về mức độ kiến thức có nghĩa cùng một nội dung nhưng có sự • chênh lệch về mức độ nông, sâu của kiến thức giữa chương trình chuẩn và nâng cao (ví dụ: đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc, địa lí thương mại và du lịch…). Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK Địa lí lớp 12 2.1. So sánh với chương trình Địa lí cũ + Như đã trình bày trong phần giới thiệu cấu trúc, nội dung của chương trình mới bộ môn Địa lí có nhiều điểm mới và khác so với chương trình SGK cũ. Sách giáo khoa Bà Nội dung chính Chuẩ NC Cũ i n Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập 1 - Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh x x tế - xã hội. - Nước ta trong hội nhập Quốc tế và khu vực x x - Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi x x mới và hội nhập. Địa lí tự nhiên Vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 x x x - Vị trí địa lí. x x - Phạm vi lãnh thổ x x - Ý nghĩa của vị trí địa lí của Việt Nam. x x Thực hành: vẽ lược đồ Việt Nam 3 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 4 x x - Giai đoạn tiền Cambri Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tt) 5 x x - Giai đoạn cổ kiến tạo x x - Giai đoạn tân kiến tạo x Thực hành: các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát 6 triển lãnh thổ. Đặc điểm chung của tự nhiên Đất nước nhiều đồi núi 7 - Đặc điểm chung của địa hình x x - Các khu vực địa hình x x Đất nước nhiều đồi núi (tt) 8 [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 8
  9. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên các khu vực đồi núi x x và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 9 - Khái quát về Biển đông x x - Ảnh hưởng của Biển đông đến thiên nhiên Việt Nam x x Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 10 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa x x Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt) 11 - Các thành phần tự nhiên khác x x - Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống x x Thực hành: vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt 12 ẩm. Nhận xét sự phân hoá khí hậu x Thiên nhiên phân hoá đa dạng 13 - Thiên nhiên phân hoá theo Bắc Nam x x Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tt) 14 - Thiên nhiên phân hoá theo Đông Tây x x - Thiên nhiên phân hoá theo độ cao x x Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tt) 15 - Các miền Địa lí tự nhiên x x Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống 16 một số dãy núi và đỉnh núi x x Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 17 - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên x x Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường (tt) 18 - Bảo vệ môi trường x x - Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường x x Thực hành: tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên 19 nhân suy giảm và hậu quả x Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 20 - Bão x x - Ngập lụt, hạn hán, lũ quét x x - Các thiên tai khác x x Địa lí dân cư Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta 21 - Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc x x x - Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ x x x - Phân bố dân cư chưa hợp lí x x x - Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta x x x Lao động và việc làm 22 - Nguồn lao động x x x - Cơ cấu lao động x x x [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 9
  10. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm x x x Đô thị hoá 23 - Đặc điểm x x - Mạng lưới đô thị x x - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội x x Chất lượng cuộc sống 24 - Việt Nam trong xếp hạng HDI của Thế giới x - Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống x - Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư x Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập 25 bình quân theo đầu người giữa các vùng x x Địa lí kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26 - Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước x Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tt) 27 - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế x x x - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế x x x Địa lí các ngành kinh tế Một số vấn đề phát triển và phân nông nghiệp Vốn đất và sử dụng vốn đất 28 - Vốn đất đai x x - Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp x x Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 29 x - Nền nông nghiệp nhiệt đới x - Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá x góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới x Vấn đề phát triển nông nghiệp 30 x - Ngành trồng trọt (sản xuất lương thực) x x x - Sản xuất cây thực phẩm x x - Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả x x x - Ngành chăn nuôi x x x Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng 31 x trọt 32 Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp x x - Ngành thuỷ sản x x - Ngành lâm nghiệp 33 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp x x - Các nhân tố tác động đến lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta x x - Các vùng nông nghiệp nước ta x x - Những thay đổi trong TCLT nông nghiệp ở nước ta Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp 34 Cơ cấu ngành công nghiệp x x x - Cơ cấu công nghiệp theo ngành x x x [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 10
  11. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ x x - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 35 Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng x x - Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu x x - Công nghiệp điện lực 36 Vấn đề phát triển CN chế biến nông – lâm – thuỷ sản x x - Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm x - Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác 37 Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng x - Công nghiệp dệt, may x - Công nghiệp da, giày x - Công nghiệp giấy – in – văn phòng phẩm 38 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp x x - Khái niệm x x - Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLT công nghiệp x x - Các hình thức chủ yếu của TCLT công nghiệp 39 Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển x x dịch cơ cấu công nghiệp Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ 40 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải x x - Đường bộ x x - Đường sắt x x - Đường sông x x - Đường biển x x - Đường hàng không x x - Đường ống 41 Vấn đề phát triển thông tin liên lạc x x - Bưu chính x x - Viễn thông 42 Thực hành: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường bộ x và đầu mối giao thông chính 43 Vấn đề phát triển thương mại x x - Nội thương x x - Ngoại thương 44 Vấn đề phát triển du lịch x x - Tài nguyên du lịch x x - Tình hình phát triển du lịch và sự phân hoá theo lãnh thổ x - Phát triển du lịch bền vững Địa lí các vùng kinh tế 45 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và Miền núi Bắc bộ x x x - Khái quát chung x x x - Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện - Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau x x x [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 11
  12. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 quả cận nhiệt và ôn đới x x x - Chăn nuôi gia súc x x - Kinh tế biển 46 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng x x - Các thế mạnh chủ yếu của vùng x x - Các hạn chế chủ yếu của vùng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng x x 47 chính Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với sản xuất x x lương thực ở đồng bằng sông Hồng 48 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc Trung bộ x x - Khái quát chung x x - Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp x x - Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển CSHT GTVT 49 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải nam Trung x x bộ x x - Khái quát chung x x - Phát triển tổng hợp kinh tế biển 50 - Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng x Thực hành: So sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở bắc 51 Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ x x x Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên x x x - Khai quát chung x x x - Phát triển cây công nghiệp lâu năm x x x - Khai thác và biến lâm sản 52 - Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi x x Thực hành: So sánh về cây CN lâu năm và chăn nuôi gia súc 53 lớn giữa Tây Nguyên với Trung du miền núi phía Bắc x x Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam bộ x x x - Khái quát chung x x x - Các thế mạnh và hạn chế của vùng 54 - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu x x Thực hành: Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở 55 miền Đông Nam Bộ x x x Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo TN ở ĐB sông Cửu Long x x x - Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long x x x - Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu 56 - Sử dụng hợp lí và cải tạo TN ở đồng bằng sông Cửu x Long x x Vấn đề lương thực – thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu x x 57 Long - Vai trò sản xuất LT - TP của đồng bằng sông Cửu Long [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 12
  13. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 - Khả năng và thực trạng sản xuất lương thực x x - Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm x x Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phòng ở Biển đông x x và các đảo, quần đảo x x - Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên 58 - Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược x - Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo 59 - Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng x x Thực hành: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam phân tích đặc x x điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển Các vùng kinh tế trọng điểm 60 x x - Đặc điểm 61 x x - Quá trình hình thành và thực trạng phát triển 62 x Địa lí địa phương Tìm hiểu Địa lí tỉnh, thành phố Tìm hiểu Địa lí tỉnh, thành phố (tt) Tìm hiểu Địa lí tỉnh, thành phố (tt) + Các nội dung SGK mới có, SGK cũ không có Sách giáo khoa Nội dung chính Bài Chuẩ NC Cũ n Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập 1 x x Địa lí tự nhiên Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 - Pham vi lãnh thổ x x - Ý nghĩa vị trí địa lí x x Thực hành: vẽ lược đồ Việt Nam 3 x x Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 4 x x Thực hành: Các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát 6 triển lãnh thổ x 0 Đặc điểm chung của tự nhiên Đất nước nhiều đồi núi 7 x x Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 9 x x Thực hành: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt 12 x 0 ẩm 13 x x Thiên nhiên phân hoá đa dạng 16 x x Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống… 17 x x Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 19 x Thực hành: Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta… 20 x x Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống Địa lí dân cư Đô thị hoá 23 x x Chất lượng cuộc sống 24 x 0 [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 13
  14. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu 25 nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng x x Địa lí kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26 Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước x 0 Địa lí các ngành kinh tế Đặc điểm các ngành kinh tế nước ta 29 x x Vấn đề phát triển nông nghiệp 30 Sản xuất cây thực phẩm x x Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng 31 x x trọt 32 x x Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp 33 x x Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 34 Cơ cấu ngành công nghiệp x x Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 35 x x Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng 36 Vấn đề phát triển CN chế biến nông – lâm – thuỷ sản x 0 - Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm x 0 - Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác 37 x 0 Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 38 x x Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 39 Thực hành: Vẽ biểu đồ và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu x x công nghiệp 40 x x Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải 41 x x Vấn đề phát triển thông tin liên lạc 42 x 0 Thực hành: Xác định trên bản đồ một số tuyến… 43 x x Vấn đề phát triển thương mại 44 Vấn đề phát triển du lịch x x - Tài nguyên du lịch x x - Tình hình phát triển du lịch x 0 - Phát triển du lịch bền vững Địa lí các vùng kinh tế 46 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng x x bằng sông Hồng 47 Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với sản xuất x x lương thực ở đồng bằng sông Hồng 48 x x Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội bắc Trung bộ 49 x x Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội duyên hải nam Trung bộ 50 Thực hành: So sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở bắc x 0 Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ 52 Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn x x nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và trung du Bắc bộ 53 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông Nam bộ x x [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 14
  15. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 54 Khái quát chung x x Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp… 57 x x Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phòng ở Biển 58 x 0 59 đông... x x Thực hành: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam phân tích… 60 x x Các vùng kinh tế trọng điểm Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố + Nội dung SGK cũ có, SGK mới đã cắt bỏ Sách giáo khoa Bà Nội dung chính Chuẩ NC Cũ i n Mở x Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI Đầ u Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội Đường lối phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ 4 thuật x Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Vấn đề phát triển Giáo dục, văn hoá, y tế 6 x Thực trạng nền kinh tế 7 Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài x Vấn đề lương thực – thực phẩm 9 Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm x Vấn đề phát triển cây công nghiệp 10 Các vùng chuyên canh cây công nghiệp x Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc 13 x Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại 14 x Tìm hiểu một vấn đề Địa lí kinh tế - xã hội của địa phương 15 Trình bày và thảo luận trên lớp 16 x Đồng bằng sông Hồng 17 Vấn đề dân số, vấn đề lương thực – thực phẩm x Những vấn đề phát triển ở duyên hải Miền trung 19 x Việt Nam trong mối quan hệ với các nước Đông nam Á Các vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 25 Đông nam Á x Các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông nam Á 26 x Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông nam Á 27 x + Một số phần thêm của chương trình nâng cao - Lý thuyết: Phần Địa lí dân cư: Chất lượng cuộc sống [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 15
  16. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Phần Địa lí kinh tế: Vốn đất và sử dụng vốn đất Vấn đề phát triển CN chế biến nông – lâm – thuỷ sản Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Thực hành: Bài: Các giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Bài: Vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện tương quan nhiệt ẩm. Bài: Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả Bài: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường bộ và đầu mối giao thông chính Bài: So sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở bắc Trung bộ và DH nam Trung bộ Bài: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển. 2.2. Một số nội dung mới và khó của SGK Địa lí 12 So với SGK Địa lí lớp 12 được áp dụng từ 1992 đến nay thì SGK lớp 12 mới có nhi ều điểm mới, do thời lượng tăng lên nên nhiều nội dung mới và khó được đưa vào. 2.2.1. Phần Địa lí tự nhiên Việt Nam Đây là phần được đưa vào nhằm hệ thống hoá các đặc điểm chủ yếu của môi trường tự nhiên nước ta, một mặt để học sinh nắm được những đặc điểm chủ yếu của sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên, mặt khác để học sinh hiểu được những vấn đề về khai thác hợp lí tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Học sinh đã được học một phần về Địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 8, nhưng đó mới chỉ là những kiến thức có tính chấm phá ban đầu. + Bài thực hành vẽ khung lãnh thổ Việt Nam: có thể có những phương án vẽ khác nhau, giáo viên có thể lựa chọn theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, phải giúp học sinh vẽ đ ược tương đối chính xác hình dáng lãnh thổ nước ta và làm cơ sở để học sinh điền được tương đối chính xác sự phân bố của các đối tượng địa lí lên lược đồ. + Nội dung về lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam: những kiến thức khó liên quan đến lịch sử địa chất và kiến tạo. Trong phần này giáo viên cần cho học sinh thấy đ ược nước ta có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp, điều này có ảnh hưởng rất căn bản đến sự hình thành các đường nét chủ yếu của tự nhiên Việt Nam, đến sự hình thành và phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. + Nội dung về đặc điểm tự nhiên Việt Nam: đây là phần khó, nhưng cũng là phần lý thú, bởi lẽ các đặc điểm của tự nhiên Việt Nam có liên quan rất mật thiết với nhau. Tuy nhiên, do cấu tạo bài học theo tiết nên không tránh khỏi mức độ kiến thức ở các bài nặng nhẹ có khác nhau. + Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: trong điều kiện nước ta mới đi vào công nghiệp hoá, lại là nước đông dân, thì các vấn đề có tác động và những ảnh hưởng tiêu cực rất khó được khắc phục do các biến đổi trong thiên nhiên khó đảo ngược, có liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học. Chiến l ược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường cần cho học sinh thấy bảo vệ tài nguyên và môi trường gắn liền mật thiết với các vấn đề phát triển, là một bộ phận của phát triển bền vững. 2.2.2. Vấn đề Địa lí dân cư [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 16
  17. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Nội dung mới và khó bao gồm: trong SGK mới phần này gồm có 5 bài (4 bài lý thuy ết và 1 bài thực hành). Chủ đề chất lượng cuộc sống và đô thị hoá ở Việt Nam là hoàn toàn mới. Khác với chương trình hiện hành, chương trình mới có bài thực hành 1 tiết “vẽ biểu đ ồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ở nước ta”. + Chất lượng cuộc sống là một nội dung tương đối khó. Thông qua bài này học sinh phải phân biệt được các chỉ số phát triển con người (HDI) và chất lượng cuộc sống với các tiêu chí đánh giá vừa giống nhau lại vừa khác nhau. SGK Địa lí 12 mới cũng đã đưa ra nhiều số liệu thống kê đề cập tới sự phân hoá về chất lượng cuộc sống. + Đô thị hoá và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta tuy không phải là nội dung hoàn toàn mới, nhưng cũng là một trong những nội dung khó do gắn với những thay đổi về phân loại đô thị, mạng lưới đô thị, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quá trình đô thị hoá. 2.2.3. Phần Địa lí kinh tế Những điểm mới và khó: + Vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế, một số vấn đề được lựa chọn liên quan đến sự phát triển vùng, cái mới của nội dung SGK biên soạn l ần này là ở các cách đánh giá đối với sự chuyển động mới của đất nước, những tư liệu cập nhật giúp học sinh hiểu được chân thực các vấn đề được đưa ra trong SGK. + Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy được xu hướng chung là cơ cấu kinh t ế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá với những thời cơ và thách thức to lớn. + Quan điểm về tổ chức lãnh thổ: đây cũng là nội dung mới và khó. Đối với mỗi ngành cụ thể, học sinh phải hiểu được cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ cũng như mối quan hệ khắng khít giữa chúng. + Các ngành công nghiệp trọng điểm cũng được trình bày một cách đầy đủ, hệ thống cũng được coi là nội dung khó bởi sự đa dạng của từng ngành. + Đối với các vùng kinh tế giống như trong SGK cũ, mỗi vùng chỉ chọn ra một số vấn đ ề đặc trưng. Trong phần này, có 2 nội dung tương đối mới và khó mang đ ầy đ ủ tính thời s ự đó là: vấn đề phát triển kinh tế, an ninh Quốc phòng ở Biển đông, các đảo, quần đảo và các vùng kinh tế trọng điểm. 3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí lớp 12 ở THPT 3.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí lớp 12 3.1.1. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình, SGK phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà Nhà trường PT trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời. Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong Nhà trường phải góp ph ần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho học sinh những [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 17
  18. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Bên cạnh đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình… thì việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là hết sức quan trọng. 3.1.2. Thực trạng dạy học Địa lí ở trường THPT Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí lớp 12 ở các trường THPT đã có những bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của cải cách giáo dục: + Ở các thành phố và khu vực đồng bằng khi tiến hành các bài học Đ ịa lí giáo viên đã c ố gắng giảm bớt tỉ trọng của phương pháp truyền thống, tăng cường áp dụng các ph ương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học hiện đại. Nhưng ở nhiều nơi vùng sâu, vùng xa vẫn phổ biến cách dạy thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy nói nhiều, trò ít cơ hội để làm việc để tạo nên kiến thức của mình. + Nhiều học sinh tỏ ra không quan tâm đến nội dung bài học, ít chịu trách nhiệm về việc học của mình và trở thành người thụ động. + Trong suy nghĩ của nhiều học sinh môn Địa lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng ch ứ không phải tư duy. Nhìn chung, giờ học Địa lí chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh. + Cơ sở vật chất phục vụ dạy, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. Có thể nói những nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học sinh khi học môn Địa lí; từ đó, việc dạy và học Địa lí trở thành gánh nặng của thầy và trò. Vì vậy, tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả của các phương pháp dạy học Địa lí là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết. 3.1.3. Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT + Sự đổi mới về chương trình và SGK Địa lí lớp 12: so với chương trình cũ, ch ương trình Địa lí mới có những thay đổi về nội dung và cấu trúc. Điểm nổi bật của nội dung chương trình là chú trọng tới việc hình thành năng lực cho người học, đổi mới cách dạy và cách học theo quan điểm dạy học tích cực, tức là tạo ra nhiều tình huống dạy học, trình bày kiến thức (thông tin) bằng nhiều hình thức khác nhau của kênh chữ và kênh hình, tăng tỉ trọng của kênh hình so với kênh chữ. Như vậy, tạo ra những thuận lợi để giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tích cực hợp tác hoặc độc lập nhằm chiếm lĩnh kiến thức và nắm vững kĩ năng. + Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi: đây là một trong những động lực cực kỳ quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí. Hiện nay đại đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của việc đổi mới PPDH Đ ịa lí. Họ hi ểu rằng, sau khi đổi mới mục tiêu nội dung chương trình và SGK thì đổi mới PPDH là nhân t ố quan trọng nhất, quyết định đến việc thành bại của quá trình đổi mới giáo dục Địa lí ở Nhà trường phổ thông. Góp phần quan trọng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của giáo viên đó là hiệu quả của chương trình bồi dưỡng, huấn luyện giáo viên phục vụ cho cải cách giáo dục Địa lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối họp với các trường Đ ại học s ư phạm ti ến hành trong nhiều năm qua. Chương trình này góp phần đáng kể nhận thức và trình độ lý luận dạy học cho giáo viên, còn có tác dụng tăng cường năng lực thực thi các PPDH hiện đại của giáo viên trong thực tiễn DH Địa lí ở trường THPT. + Tâm sinh lý nhận thức của học sinh thay đổi: điều đáng ghi nhận là bậc THPT học sinh ở lớp 12 tỏ ra có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy bén hơn và có khả năng phân tích, tổng hợp, so [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 18
  19. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn so với học sinh lớp 10 và 11. Đây là một thuận l ợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành đổi mới PPDH Địa lí 12. + Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy học Địa lí đã được tăng c ường: so với trước đây CSVC KT cho việc dạy học Địa lí có những chuyển biến tích cực, c ụ th ể: hầu h ết học sinh trong một lớp đều có SGK, Hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng: một số tập bản đồ Atlat Địa lí đã được xuất bản. Ngoài SGK, SGV nhiều loại sách tham khảo được biên soạn. Số băng hình phục vụ bồi dưỡng giáo viên và phục vụ DH Địa lí đã được xây dựng. Các thiết bị kĩ thuật hiện đại dùng trong DH Địa lí ngày càng được sử dụng rộng rãi. 3.2. Xác định các phương pháp dạy học và một số phương pháp dạy học tích c ực cần áp dụng trong dạy học Địa lí 12 3.2.1. Xác định các phương pháp dạy học Việc xác định các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học. + Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học thông thường có các căn cứ sau: - Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học cần phải ti ến hành bằng các PPDH cụ thể, tuy nhiên mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải thực hiện bằng một (hay một số) PPDH thích hợp. - Nội dung dạy học: xét về phương diện triết học, PP là hình thức t ự v ận đ ộng bên trong của nội dung. Do vậy, không có một PPDH nào thích hợp với tất cả nội dung DH, mỗi PPDH chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định. - Các giai đoạn của quá trình nhận thức: thông thường quá trình nhận thức trải qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đo ạn học t ập tương ứng với mỗi PPDH nhất định. + Mỗi PPDH đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kĩ năng, thái độ. Không có PP nào là vạn năng, chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các PPDH khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng PPDH nào cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hi ệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, DH hướng tập trung vào học sinh. Người dạy là trung tâm Kiểu học kém hiệu quả nhất [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 19
  20. TAILIEUBOIDUONGGIAOVIENDIALILOP12 2009 Đọc Nghe [Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn] Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2