Cơ hội kinh doanh nhờ thích ứng biến đổi khí hậu
lượt xem 21
download
Trong ba diễn đàn trao đổi tri thức bên lề sự kiện Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 diễn ra ngày 6-5 vừa qua, có một diễn đàn " nóng " và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người đó là ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ hội kinh doanh nhờ thích ứng biến đổi khí hậu
- Cơ hội kinh doanh nhờ thích ứng biến đổi khí hậu Cập nhật lúc 11:22, Thứ Hai, 10/05/2010 (GMT+7) , Trong ba diễn đàn trao đổi tri thức bên lề sự kiện Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 diễn ra ngày 6-5 vừa qua, có một diễn đàn “nóng” thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, đó là Tọa đàm về những sáng tạo trong kinh doanh hướng tới cạnh tranh bền vững: đề cập những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH). Những nguy cơ phải đối mặt Theo PGS-TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, BĐKH tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, môi trường… Bàn về vấn đề ảnh hưởng BĐKH liên quan đến thương mại, ông Trần Thục cho rằng, có ba vấn đề: Thứ nhất, phát triển kinh tế đất nước sẽ làm gia tăng đáng kể lượng phát thải carbon, với Việt Nam điều này là không tránh khỏi. Vì thế trên thế giới, các nước phát triển thường giảm lượng carbon ở nước mình bằng cách đầu tư và phát thải khí carbon ra nước ngoài. Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả. Thứ hai là vấn đề biên giới carbon. Các nước phát triển sẽ đánh thuế về carbon. Hàng hóa được sản xuất từ các nước đang phát triển với nền công nghệ thấp sẽ bị đánh thuế rất cao. Như vậy hàng hóa của PGS, TS Trần Thục: Việt Nam khi XK sang các nước phát triển chắc chắn sẽ bị đánh thuế rất nặng. “Có ba vấn đề kinh tế Thứ ba, BĐKH có thể trở thành cơ hội cho Việt Nam thay đổi công Việt Nam phải đối nghệ thân thiện với môi trường để tạo sự cạnh tranh hàng hóa. Trong mặt khi ứng phó vấn đề này, vai trò của các tổ chức tư nhân và các công ty là rất BĐKH”. quan trọng. Theo bà Đoàn Anh Thư, Phó trưởng đại diện Tập đoàn Veolia Water về lĩnh vực Quản lý nước và xử lý nước thải tại Việt Nam, BĐKH ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh. Nước biển dâng khiến đất bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ven biển. Hạn hán làm cạn nguồn nước của thủy điện, gây thiếu điện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất... Đầu tư phải thích ứng BĐKH Theo bà Victoria KwaKwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam sẽ phải sáng tạo trong kinh doanh hướng tới cạnh tranh bền vững để vừa phát triển vừa đối mặt với thách thức do BĐKH gây ra. Theo bà, cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đều có vai trò quan trọng trong việc vượt qua thách thức này. Trong đó, khối tư nhân sẽ phải tạo ra những loại hình công nghệ mới, áp dụng những phương cách làm ăn mới để phát triển bền vững. Về sự giúp đỡ của WB trong vấn đề thích ứng với BĐKH, bà Victoria KwaKwa cho biết, WB đã hỗ trợ các ban ngành của Chính phủ Việt Nam nhằm ứng phó khẩn cấp với thiên tai bão lũ, đưa ra những khung sáng kiến để Chính phủ Việt Nam tạo nên những khung chính sách giúp cộng đồng tham gia những hoạt động thân thiện với môi trường, giúp Việt Nam quy hoạch đô thị ở các vùng duyên hải để ứng phó tốt hơn với BĐKH… Theo cam kết, WB dành 2 tỷ USD để giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó phần lớn kinh phí là dành cho các dự án giúp Việt Nam đối mặt với thách thức BĐKH. Nhiều đại diện doanh nghiệp tại diễn đàn đều cho biết đơn vị của họ đầu tư khá nhiều cho hoạt động kinh doanh của mình thích ứng với BĐKH. Là một tập đoàn lớn chuyên về xử lý nước thải, bà Anh Thư cho biết, 70% kinh phí nghiên cứu của Veolia Water là dành cho BĐKH, đặc biệt dành cho giảm phát thải khí carbon, tái chế nước thải, khôi phục tầng chứa nước, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng... Bà Thư hy vọng, Chính phủ Việt Nam sẽ sớm cho phép các doanh nghiệp đầu tư theo mô hình PPP (mô hình hợp tác đầu Bà Victoria KwaKwa: “Việt tư giữa nhà nước và tư nhân), để những doanh nghiệp tư nhân Nam sẽ vượt qua thách thức như Veolia Water có thể tham gia đầu tư vào việc quy hoạch lớn về BĐKH”. nguồn nước cho cả một TP. Bà lấy ví dụ Chính phủ Trung Quốc đã nhìn thấy vai trò của doanh nghiệp tư nhân từ năm 1996 và cho phép Veolia Water xử lý nước thải tại TP Thành Đô theo mô hình PPP. 1
- “Việt Nam cần có chính sách cho ngân hàng và các tổ chức tài chính đầu tư vào các dự án ứng phó BĐKH”, ông Brett Krause, Tổng giám đốc Citi Việt Nam nói. Đồng thời, theo ông, Việt Nam cần đặt ra những tiêu chuẩn cao về môi trường cho doanh nghiệp và yêu cầu các công ty cam kết bảo vệ môi trường. Nên áp dụng chế tài mạnh mẽ hơn để phạt những công ty phát thải khí carbon cao. Khi mức phạt cao hơn mức đầu tư cho công nghệ, họ sẽ phải đầu tư để bảo vệ môi trường. Biến thách thức thành cơ hội Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội cho biết, liên quan đến vấn đề bả vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, thời gian qua, QH đã ban hành rất nhiều đạo luật như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Đa dang sinh học... và gần đây là Luật Thuế tài nguyên, sửa đổi Luật Hình sự nhằm bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Bà cho biết, sắp tới QH sẽ thông qua Luật An toàn thực phẩm, Luật Sử dụng năng lượng hiệu quả... Theo bà Quốc Khánh, các đại biểu QH giờ đây rất quan tâm đến vấn đề BĐKH và thường cân nhắc về yếu tố này trước khi bấm nút quyết định các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Còn theo ông Trần Thục, vấn đề BĐKH còn quá mới, không Bà Trần Thị Quốc Khánh: chỉ với Việt Nam mà cả trên thế giới. Việt Nam xây dựng xong “Đại biểu QH đã cân nhắc Mục tiêu quốc gia về BĐKH năm 2008 và năm 2009 đã công đến BĐKH khi bấm nút bố kịch bản về BĐKH để các bộ, ngành, địa phương dựa vào đó xây dựng kế hoạch hành động. Dự kiến, tháng 6 tới việc quyết định các quốc sách”. xây dựng kế hoạch hành động này sẽ hoàn thành. Ông Thục hy vọng trong giai đoạn 2011-2015 sẽ hoàn thiện được chính sách để ứng phó BĐKH. Mặc dù biết những thách thức Việt Nam phải đối mặt về BĐKH đang rất lớn, nhưng hầu hết các diễn giả đều lạc quan về tương lai của Việt Nam trước BĐKH. Thực tế chúng ta đang ở giai đoạn BĐKH là không tránh khỏi, kinh doanh phải ứng phó với BĐKH và đón đầu những công nghệ, giải pháp thích nghi với BĐKH. Quan điểm cho rằng ứng phó với BĐKH là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển đang dần được khẳng định, bà Nguyễn Thị Bình Minh, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định. Bà Nguyễn My Lan, Chủ tịch Tập đoàn General Electric (GE) tại Việt Nam nói, bà tin tưởng vào các chính sách của Chính phủ, các công ty tư nhân sẽ phải biết mình hoạt động như thế nào để thích ứng, đầu tư hơn nữa vào công nghệ cao để ổn định môi trường, và khi đó người dân sẽ không phải di chuyển khỏi những vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH... “Trong lịch sử trước đây, Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức, và Việt Nam sẽ vượt qua thách thức lớn nhất này!”, bà Victoria KwaKwa khẳng định. Và để làm được điều đó, Việt Nam sẽ phải huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, khối tư nhân có vai trò lớn và quan trọng và sẽ có sự tham gia đóng góp tích cực hơn và thay đổi để thích ứng hơn với môi trường. Thảo Lê TS. ĐỖ THỊ LOAN Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. 2
- Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trên thị trường quốc tế. Trên thực tế đã có nhiều bài học đau đớn xảy ra đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu không nghiên cứu kỹ môi trường pháp luật: Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhật đóng tại Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mì chính, vi phạm quy định về thực phẩm của đạo Hồi. Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động trong 3 tuần. Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đã quyết định buộc công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hành trên thị trường (khoảng 3.000 tấn). Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷ Rupiad và còn bị đe doạ rút giấy phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổ phiếu của hãng Ajinomoto tại thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm. Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hoá mà doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng. Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất nghiêm ngặt nhất là hàng tươi sống. Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng mà vẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can thiệp của nhiều bộ, nhiều ngành. Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía Hàn Quốc đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh. Hàn Quốc lập tức không cho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam đã có thông báo xác nhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại TP.HCM và Xí nghiệp chế biến vịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía Hàn Quốc vẫn không chấp nhận nhập khẩu trở lại. Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Công ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL. Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế. 3
- Bài viết này phân tích ảnh hưởng của những quy định của pháp luật trong nước, ngoài nước và những quy định của pháp luật quốc tế đến các quyết định trong kinh doanh quốc tế theo quan điểm marketing mà các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế cần quan tâm đúng mức để tránh những tổn thất như những ví dụ nêu trên. 1. Luật pháp và marketing hỗn hợp Luật lệ của các chính phủ đưa ra cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của xã hội. Các luật lệ này một mặt duy trì cạnh tranh, mặt khác lại bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Những luật lệ như vậy không những làm tăng chi phí kinh doanh của các công ty mà còn làm ảnh hưởng đến chiến lược marketing ở bất kỳ khâu nào trong bốn khâu (product, price, place, promotion) của marketing hỗn hợp. 1.1 Khâu sản phẩm Có rất nhiều sản phẩm không được luật pháp cho phép nhập vào hầu hết các nước. Ví dụ tiền giả, thuốc phiện, sách báo phim ảnh khiêu dâm, thiết bị phục vụ hoạt động tình báo gián điệp v.v… Hoa quả tươi, súc vật sống thông thường không được phép nhập khẩu, trừ phi có giấy chứng nhận quy định đi kèm theo. Một số sản phẩm phải thay đổi, sửa sang hoặc là về hình thức hoặc là về nội dung kỹ thuật trước khi thâm nhập vào một thị trường mới. Chiến lược sản xuất của một công ty cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường pháp luật. Mỹ cấm nhập khẩu súng lục ngắn nòng, rẻ tiền bởi vì loại súng này thường được dùng để gây tội ác. Nhưng lạ thay là Luật quản lý súng lại không cấm bán loại súng rẻ tiền đó. Để khắc phục lệnh cấm nhập này, công ty Berentta, công ty sản xuất súng của Italia đã xây dựng một nhà máy sản xuất súng tại bang Maryland để sản xuất súng. Một sản phẩm, trước khi được đưa vào thị trường Mỹ, cần phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của pháp luật. Đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe và thuốc y tế. 1.2 Khâu kênh phân phối Ở hầu hết các nước, nhà sản xuất không được quyền lựa chọn nhiều kênh phân phối, nhưng ở Mỹ nhà sản xuất lại được phép. ở châu Âu, các nhà kinh doanh độc lập buôn bán máy tính cá nhân nhưng luật lệ của EC lại hạn chế việc quản lý phân phối máy loại cỡ trung của công ty IBM. Kết quả là IBM buộc phải sử dụng đại lý bán hàng độc lập ăn hoa hồng, một loại kênh phân phối sản phẩm không hiệu quả lắm. Các doanh nhân ở Tây Ban Nha đã gặp không ít khó khăn do lệnh cấm chuyển những gói quà đến tận nhà người nhận. Người tiêu dùng Tây Ban Nha phải đến tận bưu điện trung tâm để nhận, như vậy đã hạn chế rất nhiều việc gửi quà bằng bưu điện. Về bán lẻ, không phải lúc nào cũng luôn sẵn có những nhà bán lẻ của các loại mặt hàng. Nếu có thì hiệu quả cũng bị hạn chế. Ở Nhật Bản, dưới sự bảo trợ của luật pháp, các cửa hiệu nhỏ chiếm lĩnh ngành công nghiệp bán lẻ. Luật pháp cho phép các cửa hàng bán lẻ lân cận có quyền không chấp nhận bất kỳ một kế hoạch mở cửa hàng 4
- mới nào có diện tích lớn hơn 27.000 feet vuông (2.508,3 m2) hay kế hoạch mở rộng các cửa hàng sẵn có. Quy định hạn chế việc phát triển và mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ và siêu thị này đã buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải bán hàng qua các cửa hiệu bán lẻ nhỏ – một loại kênh phân phối có chi phí khá lớn. Nhiều người cho rằng luật pháp đã hình thành bức rào cản trở thương mại vì các nhà bán lẻ nhỏ ít có khả năng dự trữ hàng và bán hàng nhập khẩu. Ở một số nước, bán hàng lẻ còn bị ảnh hưởng bởi cái gọi là hệ thống “Luật xanh” cổ điển. Luật này không cho phép các cửa hiệu mở cửa vào các ngày chủ nhật. Ở Anh và Wales, vào ngày chủ nhật người ta được phép mua một quyển sách đồi trụy nhưng không được phép mua một quyển sách kinh thánh; được phép mua rượu whisky hay rượu gin, nhưng không được phép mua sữa khô ở trong thùng; được phép mua bưu thiếp, nhưng không được mua thiếp chúc mừng sinh nhật; được phép mua rau quả tươi chứ không được mua rau quả hộp; được phép mua thức ăn cho ngựa, nhưng không được mua thức ăn cho chó, mèo. Vấn đề mở cửa hiệu vào ngày chủ nhật hay không do một vài ngụ ý tôn giáo hay tín ngưỡng đã gây nên những tranh luận trong công chúng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 1.3 Khâu xúc tiến Do chưa thấy hết được tầm quan trọng của quảng cáo trong kinh doanh, nhiều nước đã đánh thuế trực tiếp vào những hoá đơn quảng cáo, các hãng quảng cáo, các phương tiện thông tin đại chúng. Một vài chính phủ sử dụng thuế quảng cáo để giảm bớt quảng cáo, do vậy có thể giảm được lạm phát và nhu cầu. Một vài chính phủ khác lại sử dụng việc hạn chế quảng cáo như một hàng rào phi thuế quan đối với hàng ngoại. Ví dụ: Nhật Bản không cho phép thuốc lá ngoại quảng cáo bằng tiếng Nhật. Một số nước không cho phép những vật phẩm quảng cáo sản xuất ở nước khác trưng bày ở nước mình. Australia yêu cầu tất cả những quảng cáo trên tivi phải được các nhà sản xuất phim địa phương quay. Nam Phi và Mêhicô yêu cầu những sản phẩm bán ở nước này phải là những sản phẩm đã được quảng cáo ở đây. Nếu có một luật lệ chung cho tất cả các nước thì đó là luật cấm quảng cáo sai sự thật hay gian dối. Đức yêu cầu các thông tin về hàng hoá phải đúng, chính xác và không được mơ hồ. Hãng Simpson-Sears, hãng bán lẻ lớn nhất của Canađa bị chính quyền địa phương phạt 800.000 USD do các quảng cáo trên catalô và báo dẫn đến sự hiểu lầm. Còn một vấn đề nữa mà các công ty phải chú ý đó là ý nghĩa các quảng cáo được hiểu theo các cách khác nhau. Một quảng cáo ở một nước được hiểu theo cách này thì ở nước khác có thể lại được hiểu theo một cách hoàn toàn khác. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh quốc tế phải nghiên cứu và rất thận trọng trong lời lẽ quảng cáo dùng ở các nước khác nhau. 1.4 Khâu giá 5
- Không phải mọi lúc, mọi nước đều áp dụng hệ thống thị trường tự do. Chứng minh cho điều này là ngành công nghiệp dược phẩm của các nước EU. Do luật sức khoẻ của từng nước và cơ chế quản lý giá đã tạo ra một sự khác biệt khoảng 600% về giá giữa nước EU này và nước EU khác. Quản lý giá là chính sách chung của nhiều nước. ở Mỹ, tuy không phổ biến, nhưng chính sách này đôi khi cũng được áp dụng. Mục đích chung của chính sách quản lý giá là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và kiềm chế lạm phát. Nhìn chung các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác mà phải tuân thủ chính sách quản lý giá và lương của chính phủ. Mặc dù việc quản lý giá là cần thiết, song nhiều nước cũng thấy được vai trò của cạnh tranh giá cả. Do vậy, một vài biện pháp can thiệp vào giá cả thị trường bị luật pháp cấm. Một biện pháp can thiệp vào giá cả thị trường được coi là bất hợp pháp ở nhiều nước là biện pháp phân biệt giá. Ở Mỹ, đạo luật Robinson Patman đã cấm hành động phân biệt giá cả. Liên minh châu Âu cũng đang chuyển dần tới xu hướng như vậy. Liên minh châu Âu đã đưa vào luật của EU nguyên tắc bình đẳng giá cả và đánh giá chi phí. Chiết khấu phải cân xứng với hoạt động kinh doanh của các nhà buôn và phải trực tiếp liên quan đến việc giảm giá thành sản xuất. Năm 1981, hãng Michelin bị phạt 700.000 USD do khoản chiết khấu phân biệt đối xử cho các thương gia Hà Lan do luật cấm chiết khấu số lượng cộng dồn. Quan điểm của Liên minh châu Âu về chiết khấu không phải được nhất trí ở mọi nơi. Pháp, Tây Đức, Anh không hoàn toàn phản đối việc chiết khấu phân biệt đối xử. Anh cho phép các cửa hàng bán lẻ chiết khấu có lợi cho những người mua với số lượng lớn. Pháp cũng cho phép chiết khấu có lợi cho những tiến bộ về kinh tế và xã hội. 2. Sự thay đổi thường xuyên của pháp luật Nếu luật pháp giữ mãi không đổi, các nhà làm luật sẽ nhanh chóng bị thất nghiệp. Vì vậy, luôn có những luật mới ra đời, có những thay đổi trong luật cũ và những văn bản dưới luật giải thích mới cho luật hiện hành. Những thay đổi này có thể gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Những luật mới thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới. Những nhà kinh doanh quốc tế luôn phải sẵn sàng đối phó với những thử thách mới, cơ hội mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trong các tiêu chuẩn về kinh tế – xã hội, và các tiêu chuẩn về pháp luật. Một thị trường đã bị đóng có thể đột nhiên được mở cửa v.v… do sự thay đổi của luật pháp. Mãi đến những năm đầu 80, Đức và các nước châu lục vẫn còn do dự không cho phép phát hành thẻ gia hạn tín dụng ngân hàng, vì họ không muốn mất quyền kiểm soát mức cho vay tín dụng và mức cung tiền – hai nhân tố gây lạm phát. Kết quả là chỉ có thẻ đảm bảo séc hay thẻ du lịch (Ví dụ: thẻ American Express và Diner’s Club) được phép phát hành. Các nước Hà Lan, Bỉ và Lucxembua trước đây ngân hàng trung ương của họ không được phép phát hành thẻ tín dụng, thì bây giờ, do có luật mới ban hành, nên đã có thể phát hành thẻ VISA (VISA CARDS) và các loại thẻ gia hạn tín dụng khác. 6
- 3. Những kẽ hở của luật pháp Mặc dù các doanh nghiệp phải tuân thủ mọi pháp luật hiện hành, song không thể hoàn toàn phó mặc hoàn cảnh mà cần phải tìm cách khắc phục. Chính sách “ba không” của Đài Loan: không quan hệ, không đàm phán và không nhượng bộ với Trung Quốc đã không ngăn cản Đài Loan buôn bán với Trung Quốc khoảng 2 tỷ USD một năm. Họ đạt được kim ngạch như vậy bằng con đường chuyển tải hàng hoá qua Hồng Kông và các cảng của nước thức ba khác. Một công ty đa quốc gia có thể rời bỏ một nước nếu như luật nước đó gây quá nhiều khó khăn phức tạp không bù đắp lại được những chi phí bỏ ra trong kinh doanh. Nếu việc rời bỏ không thực tiễn hay ngoài ý muốn của nước sở tại thì công ty có thể tác động nhằm thay đổi luật. Trong một vài trường hợp, luật pháp có thể cố tình hay vô tình để một vài kẽ hở về mặt kỹ thuật. Các công ty đa quốc gia với mạng lưới kinh doanh quốc tế thường có khả năng lợi dụng những sơ hở của luật pháp để làm lợi cho mình. 4. Pháp quyền và đặc quyền Không có đạo luật quốc tế nào áp dụng cụ thể cho các hoạt động kinh doanh của công ty trên vũ đài quốc tế, chỉ có luật quốc gia của các nước khác nhau. Vì vậy, khi chuẩn bị hợp đồng cần phải quy định rõ khi có tranh chấp thì sẽ vận dụng hệ thống luật nào và toà án nào. Các công ty cần luôn luôn nhớ rằng thắng một vụ kiện ở toà án nước mình là một chuyện nhưng để bắt đối phương nước ngoài thi hành phán quyết đó thì lại hoàn toàn là một chuyện khác. Việc thi hành phán quyết thật là khó khăn, trừ phi đối tác nước ngoài vẫn muốn tiếp tục làm ăn ở nước đưa ra phán quyết đó. Việc đưa ra toà án một vụ tranh chấp ở nước người bị cáo thường là cần thiết. Để đảm bảo chắc chắn rằng toà án nước ngoài có quyền xử những vụ tranh chấp này, hợp đồng phải bao gồm điều khoản cho phép công ty có thể thưa kiện ở nước mình hay nước ngoài (nước sở tại). Các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế cần phải nhận thức rằng một công ty không dễ gì trốn tránh trách nhiệm ở nước ngoài bằng cách suy nghĩ rằng toà án nước ngoài không có quyền xử kiện. Trường hợp công ty hữu hạn Duple Motor Body Works – một công ty của Anh là một bằng chứng. Công ty Duple cung cấp thân xe buýt cho công ty Vauhall Motor, một công ty Anh khác, để lắp ráp xe buýt tại Anh cho khách hàng ở Hawaii (Mỹ). Khi có một công nhân bị thương và liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, vụ việc này được đưa ra toà án ở Hawaii. Tuy nhiên, công ty Duple tuyên bố rằng toà án Hawaii không có thẩm quyền, vì họ cho rằng Duple không quảng cáo cũng không bán hàng tại Hawaii. Nhưng công ty Duple biết rõ rằng thân xe của công ty cuối cùng cũng được sử dụng tại Hawaii. Điều này có thể là bằng chứng để toà án Hawaii phán xử Duple. Bất kỳ khi nào có thể và có khả năng thực hiện công ty nên cân nhắc đến trọng tài thương mại thay cho việc xét xử ở toà án. Các thủ tục xét xử qua trọng tài có nhiều lợi 7
- thế như xét xử khách quan, nhanh chóng có kết quả và những quyết định của trọng tài thường là quyết định của các chuyên gia có trình độ về chuyên môn. Trường hợp công ty IBM và Fujitsu, cả hai công ty đều rất thoả mãn với những phán quyết của hai trọng tài trong vụ giải quyết tranh chấp về bản quyền tác giả. Ngược lại, công ty Intel không sử dụng trọng tài đã thất vọng với tốc độ xét xử tại toà án vụ kiện về bản quyền của công ty chống lại công ty NEC. Sau những vụ xét xử dài, mất thời gian, một chánh án thuộc một bang ở Mỹ đã phán quyết là công ty Intel được nắm giữ bản quyền hợp pháp. Vụ việc trở nên phức tạp hơn nhiều khi toà án cấp cao hơn phải mất một năm nữa mới quyết định được là ngài chánh án kia không có đủ tư cách, do ông ta có cổ phiếu ở công ty Intel với trị giá 800 bảng Anh thông qua một câu lạc bộ đầu tư. Cuối cùng người chánh án này phải bị hạ bậc và tranh chấp lại được lệnh xét xử lại. Khi trọng tài là tình nguyện chứ không phải bắt buộc còn có thêm một lợi thế liên quan đến vấn đề thẩm quyền xét xử. Lợi thế này được quy định bởi Công ước New York của Liên Hiệp Quốc năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Công ước đưa ra những quy định thống nhất cho các quốc gia ký kết hợp đồng, công nhận và thi hành những phán quyết của trọng tài do những nước thành viên đưa ra với những nguyên tắc và quyền hạn riêng biệt (1). Công ước này đã loại bỏ thẩm quyền xét xử của toà án sở tại đối với những vấn đề đã được trọng tài phán quyết. Một khía cạnh nữa của luật pháp không được đông đảo chấp nhận liên quan đến việc áp dụng đặc quyền của luật pháp. Một quốc gia muốn bảo vệ lợi ích của riêng mình thường áp dụng luật của chính mình cho các hoạt động bên ngoài lãnh thổ. Như vậy, một công ty Mỹ kinh doanh ở ngoài nước Mỹ vẫn phải tuân thủ luật pháp của Mỹ. Mâu thuẫn hơn nữa đó là các hoạt động của các công ty con và các chi nhánh ở nước ngoài. Mặc dù sở hữu là của công ty Mỹ nhưng các chi nhánh nước ngoài là những công ty phi Mỹ trên đất hải ngoại. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu các công ty con này có phải tuân thủ luật pháp của chính phủ Mỹ hay không? Đáp lại lệnh cấm của Tổng thống Reagan năm 1986, cấm các công ty Mỹ buôn bán với Libi sau những vụ khủng bố ở Vienna và các sân bay ở Rome, các công ty Mỹ phải tuân thủ những lệnh này, nhưng lại không cấm các chi nhánh và công ty con của mình ở nước ngoài làm ăn với Libi như thường lệ với lý do là các nhân viên người Mỹ không đóng ở đó. Khi một quốc gia có ý định áp dụng những văn bản đặc biệt, nó có thể làm phật lòng các bạn hàng và các đồng minh chính trị. Trước đây, Mỹ đã nhiều lần bị đặt vào thế rất khó xử. Mỹ làm Canada phải tức giận khi chính phủ Mỹ cố ngăn chặn việc các công ty con của các công ty Mỹ đóng tại Canada bán hàng cho Cuba. Mỹ còn tạo ra một làn sóng giận dữ ở châu Âu khi Mỹ cấm các chi nhánh của mình ở châu Âu tham gia vào dự án đường ống dẫn dầu của Liên Xô (cũ). Từ những bài học đắt giá này, hiện nay Mỹ có ý định tránh những tranh chấp về hiệu lực của những văn bản này. Trong lệnh cấm vận về thương mại chống lại Nicaragua, Mỹ rất thận trọng không gây nên những xung đột không cần thiết với các đồng minh ở Trung Mỹ, bởi vì Nicaragua có kim ngạch buôn bán khá lớn với 4 nước khác của khối thị trường chung Trung Mỹ (Guatemela, El Salvador, Honduras và Costa Rica). Mỹ không muốn gây ra 8
- những gián đoạn về thương mại làm tổn thương đến nền kinh tế của những nước này và các nước đồng minh khác. Kết quả là Nicaragua vẫn có thể mua được phụ tùng của Mỹ qua đường Canada và Mêhicô. Vậy là lệnh cấm vận của Mỹ chỉ mang tính chất chính trị hơn là cấm vận về kinh tế. 5. Các hình thái tổ chức hợp pháp của công ty Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế các công ty cần chú ý đến các loại hình tổ chức công ty trước khi đi đến quyết định nên làm ăn với loại công ty nào. Ở Anh có 3 loại hình tổ chức công ty hợp pháp: chi nhánh Anh, công ty hữu hạn, công ty hợp danh. Nếu lựa chọn công ty hữu hạn thì phải quyết định giữa công ty trách nhiệm hữu hạn công cộng hay công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn công cộng được phép bán cổ phiếu hay trái phiếu cho công chúng để hùn vốn và phải đáp ứng được một số yêu cầu đề ra như cơ cấu vốn (phải có ít nhất 50.000 bảng Anh), đăng ký, phát hành cổ phiếu, lợi nhuận và tài sản theo quy định. Còn công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân thì không được quyền phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Ở Mỹ các doanh nhân quốc tế có thể lựa chọn những loại hình công ty sau: công ty tự doanh, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Nhưng thông thường người ta chọn công ty cổ phần do trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức ổn định tương đối lâu dài và có khả năng hùn vốn bằng cách bán cổ phiếu và trái phiếu. Hầu hết các công ty của Mỹ đều mang danh viết tắt Corp. (công ty cổ phần) hay Inc. (trách nhiệm hữu hạn) như một phần của tên giao dịch. Viết tắt của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các nước khác nhau thường được biểu thị khác nhau. Ở Anh là Ltd. ở Pháp là SARL. ở Đức, Thuỵ Sĩ ký hiệu AG là công ty cổ phần, GmbH là công ty hữu hạn… 6. Bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền và vi phạm Các doanh nghiệp kinh doanh trên phạm vi quốc tế cần phải nắm vững một số luật, hiệp ước và công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền … ở nước ngoài để tránh những vi phạm không chủ ý. Bằng sáng chế được coi là bị vi phạm khi bằng đó được sử dụng trong thương mại như copy hay bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ nhân với ý đồ lừa bịp hay làm lẫn lộn công chúng. Ví dụ: Công ty Texas Instruments đã kiện 8 công ty Nhật sản xuất bộ nhớ dựa vào bằng sáng chế của công ty này sau khi đã hết hạn giấy phép. Công ty Mỹ này đã bắt những công ty Nhật trả gần 300 triệu USD cho tiền bản quyền. Khi một công ty phát minh ra một sáng kiến thì cần phải có được bằng sáng chế. Mục đích của việc lấy bằng sáng chế là để có khả năng sử dụng phát minh của mình trong thương mại và ngăn chặn những công ty khác quấy nhiễu. Không phải mọi sáng kiến đều được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế chỉ được cấp khi mặt hàng phát minh đó thoả mãn được một số tiêu chuẩn như mới, có ích, sáng tạo và có hiệu quả kinh tế. Luật sáng chế khác nhau rất nhiều giữa các nước. Chúng ta không nên vội kết luận rằng vấn đề khó khăn trong việc cấp bằng sáng chế chỉ giới hạn ở các nước kém phát 9
- triển, các nước đang phát triển hay các nước có nền kinh tế chỉ huy. Các nước công nghiệp phát triển cũng loại trừ một số mặt hàng ra khỏi danh mục những mặt hàng được bảo hộ. Nhật với ý đồ đẩy mạnh ngành công phần mềm máy tính đã đề nghị sửa đổi luật bản quyền để cho phép các công ty Nhật có quyền sao chép hợp pháp một phần của chương trình phần mềm hiện có mà không cần xin phép người thiết kế phần mềm đầu tiên. Canada là nước công nghiệp duy nhất yêu cầu cấp giấy phép cho việc sản xuất và buôn bán thuốc. Nhà phát minh nên hiểu rằng bằng phát minh được cấp ở nước này có thể sẽ không được bảo vệ ở nước khác. Để được bảo vệ, nhà phát minh cần phải đăng ký ở những thị trường quan trọng khác. Một điều cần lưu ý nữa đối với các doanh nhân quốc tế là chi phí để chuẩn bị và đăng ký bằng sáng chế có thể rất đắt. Công ty Genentech (sản xuất thuốc tân dược) nhận được 80 bằng sáng chế và mất hơn 1 triệu USD chi phí xin bằng (2). Ngoài chi phí ban đầu này còn các chi phí khác nữa như thuế hàng năm, phí xin gia hạn v.v… Do chi phí liên quan đến một bằng sáng chế rất cao nên các doanh nhân quốc tế cần cân nhắc xem những cái được, cái lợi có bù đắp được chi phí bỏ ra không. Nói về mặt lâu dài trong kinh doanh quốc tế, nếu không có một bằng sáng chế có giá trị thì sẽ có nhiều cái bất lợi xảy ra và sẽ gây tổn phí rất nhiều cho công ty. Kết luận Môi trường pháp luật rất phức tạp và đa dạng. Hệ thống pháp luật khác nhau tác động khác nhau đối với các hoạt động kinh doanh. Việc tác động qua lại giữa môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước và môi trường pháp luật quốc tế tạo ra vô số những cơ hội mới song cũng gây nên không ít những khó khăn, chướng ngại vật mới cho kinh doanh. Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những phải tuân thủ luật pháp nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp nước sở tại. Một doanh nhân hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải hiểu rõ luật pháp nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo v.v… Ngoài việc phải chú ý đến luật pháp nước mình, luật pháp nước sở tại, các nhà kinh doanh quốc tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan. Làm được những điều nêu trên, các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế mới có cơ hội thành công trên thương trường quốc tế ª Chú thích: (1) Nguồn: Enforcement of Foreign Arbitral Awards Under the UN Convention của Ovidio M. Giberga, 1981, tr. 27-37 (2) Nguồn: Gene-Spliers Brace for a Brawl over Patents, Tạp chí Business Week số 12.1984, Chính trị, tr. 28 Tài liệu tham khảo: 1. Gerald Albaum and et al., International Marketing and Export Management, Addison- Wesley publishing company, Inc. 1995. 10
- 2. Michael R. Czinkota, Georgetown University, International Marketing, Harcourt Brace and company, 1995. 3. Phillip Kotler & Gary Armstrong, Principles of Marketing, Fifth edition, Prentice- Hall International Editions, 1991. 4. Phillip R.Cateora, University of Colorado, International Marketing, Irwin/Mcgraw- Hill, 1997. 5. Sak Onkvisit & John Shaw, International Marketing Analysis & Strategy, Maxwell Macmillan International Editions, 1990. 6. Gene-Spliers, Brace for a Brawl over Patents, Business Week, No 2/1984. 7. Ovidio M. Giberga, Enforcement of Foreign Arbitral Awards Under the UN Convention, 1981. SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN K Thứ sáu, 10 Tháng mười 2003, 17:26 GMT+7 Tags: Việt Nam, Bộ Tài, TP HCM, thủ tướng chính phủ, thị trường nội địa, khu chế xuất, thuế nhập khẩu, nhà đầu tư, liên quan đến, ưu đãi, doanh nghiệp, chính sách, quy định, bất bình, văn bản, đề 11
- Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP HCM (HEPZA) vừa gửi công văn đề nghị Chủ tịch UBND thành phố báo cáo khẩn với Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đề xuất biện pháp giải tỏa vướng mắc liên quan đến văn bản hướng dẫn thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi theo CEPT/AFTA của Bộ Tài chính. Vào ngày 12/9 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 9493, trong đó nêu rõ hàng hóa nhập khẩu từ khu chế xuất tại Việt Nam vào thị trường nội địa không được áp dụng thuế suất CEPT. Theo các doanh nghiệp, quy định này đi ngược hoàn toàn với chủ trương của Chính phủ trong việc cho phép sản phẩm của khu chế xuất cung cấp vào thị trường nội địa được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT trong khuôn khổ Hiệp định AFTA. Chủ trương này cũng đã được Bộ Thương mại hướng dẫn (văn bản 0448 ngày 30/1/1999), trong đó nêu rõ "sản phẩm chế tạo tại khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất nếu được HEPZA cấp C/O (chứng nhận xuất xứ) mẫu D thì được tính thuế theo thuế suất ưu đãi đặc biệt (là thuế suất CEPT/AFTA theo lộ trình) khi nhập khẩu vào thị trường VN". Số liệu của HEPZA cho biết, với chính sách khuyến khích này, kim ngạch hàng hóa từ khu chế xuất bán vào thị trường nội địa trong bốn năm qua đạt tốc độ tăng bình quân gần 90%/năm, trị giá hàng hóa trao đổi trong 9 tháng đầu năm nay cũng lên tới 2 triệu USD so với mức 750.000 USD vào năm 2001. Theo ông Atsushi Tanaka (Công ty Tanaka, KCX Tân Thuận), một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà đầu tư luôn chú ý đến là tính ổn định và nhất quán của pháp luật nước sở tại. Hơn nữa, một quy định mới được ban hành, nếu khác với các qui định trước đó thì cần phải có chi tiết vô hiệu hóa các quy định trước, không thể song hành hai quy định trái ngược nhau. Ông Atsushi Urakami đưa ra thí dụ: một doanh nghiệp A là nhà đầu tư của nước B nằm trong khu vực ASEAN, nếu đầu tư vào khu chế xuất tại Việt Nam thì không được hưởng ưu đãi thuế khi xuất hàng vào Việt Nam, nhưng nếu đầu tư vào nước khác cũng trong khu vực thì khi xuất hàng vào Việt Nam lại được hưởng ưu đãi thuế. "Vô hình chung quy định này góp phần khuyến khích nhà đầu tư A tìm đến nước khác đầu tư thay vì đầu tư vào Việt Nam", ông nói. “Sản phẩm của chúng tôi được làm từ nguyên liệu, vật liệu của Việt Nam, từ công sức lao động của người Việt Nam tại sao lại không được ưu đãi hơn sản phẩm từ các nước khác trong ASEAN?”, ông Hosokawa Takuo - chi hội trưởng chi hội 4 khu chế xuất Tân Thuận - đặt câu hỏi. (Theo Tuổi Trẻ) 12
- Kế toán lương 300 700USD TCKT cập nhật: 28/05/2008 Cty trên địa bàn KCN phía bắc như: Đông Anh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh... tuyển: Kế toán tổng hợp; chuyên viên tư vấn thuế. TNĐH các ngành kế toán, kiểm toán, giao tiếp tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, thành thạo tin học văn phòng, tin học chuyên ngành. Liên hệ: VP Việc làm Báo Lao Động, 51 Hàng Bồ HN. ĐT: 9232738 máy lẻ 115. Mở rộng đối tượng được xoá nợ thuế TCKT cập nhật: 12/05/2010 Chỉ mới triển khai thực hiện được vài ngày, song Bộ Tài chính vẫn quyết định sửa đổi Thông tư 34/2010/TT BTC về việc xoá nợ thuế đối với doanh nghiệp (DN) nhà nước sắp xếp, chuyển đổi trước ngày 1/7/2007. Theo đó, DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và đăng ký kinh doanh trước 1/7/2007 còn nợ thuế, nếu các khoản nợ này chưa tính giảm trừ vào vốn nhà nước khi xác định giá trị DN, sẽ được xem xét xóa nợ. Số thuế được xoá tối đa không vượt quá số lỗ tại thời điểm xác định giá trị DN, hoặc thời điểm chính thức chuyển đổi. Như vậy, DN nhà nước cổ phần hoá trước đó theo Nghị định 44/1998/NĐCP và Nghị định 64/2002/NĐCP, tại thời điểm xác định giá trị DN, giá trị thực tế phần vốn nhà nước không còn (âm vốn) và có lỗ luỹ kế, nhưng cấp có thẩm quyền chưa có quyết định công bố giá trị DN, cũng sẽ được xử lý xoá nợ thuế (Thông tư 34/2010/TTBTC không xoá nợ thuế cho đối tượng này). Cũng theo hướng dẫn mới, DN nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, có nợ đọng thuế, sáp nhập vào DNNN khác trước ngày 1/7/2007, đến ngày 31/12/2008 số nợ thuế này chưa được xử lý, thì được xem xét xoá nợ nếu DN nhận sáp nhập không có khả năng thanh toán nợ thuế theo Nghị định 69/2002/NĐCP. Quy định mới về khấu trừ chi phí quảng cáo, tiếp thị: Cơ hội và thử thách đối với DN TCKT cập nhật: 02/02/2010 Từ kỳ tính thuế năm 2009, những khống chế đối với việc khấu trừ chi phí quảng cáo, tiếp thị được nới lỏng hơn thông qua việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 130/2008/TTBTC ngày 26/12/2008 (sau đây gọi tắt là Thông tư 130). Nhìn chung, Thông tư 130 tạo điều kiện cho các DN, nhất là DN vừa và nhỏ đầu tư thâm nhập thị trường trong giai đoạn đầu và mở ra cơ hội cho những DN đã có một chỗ đứng nhất định củng cố thương hiệu và nâng cao thị phần. Tuy nhiên, cơ hội luôn kèm theo thử thách, mà thử thách trong việc khấu trừ thuế lại rất tốn kém, vì bên cạnh phần thuế đóng thêm, DN còn phải chấp nhận những khoản tiền phạt kèm theo. 13
- Ngoài việc cho phép DN khấu trừ toàn bộ những chi phí liên quan đến nghiên cứu thị trường, trưng bày, giới thiệu sản phẩm như trước đây (tức là theo Thông tư 134/2007/TTBTC ngày 23/11/2007), theo quy định tại Thông tư 130, DN còn được phép khấu trừ hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá. Bên cạnh đó, đối với DN thành lập mới từ ngày 1/1/2009, mức khống chế được giảm trừ chiết khấu thương mại trên doanh thu là 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập (không áp dụng đối với DN được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến loại chi phí liên quan đến hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá, chi phí trưng bày và giới thiệu sản phẩm. 1. Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá Theo Mục 4 Luật Thương mại 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, sau đây gọi tắt là Luật Thương mại (từ Điều 166 đến Điều 177), có một số điểm quy định cần chú ý về hoạt động đại lý như sau: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương; Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý; Về giá mua bán hàng hóa, có hai trường hợp: hoặc bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng để bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ; hoặc bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý để bên đại lý hưởng chênh lệch giá. Nói cách khác, chi phí hoa hồng trả cho các đại lý để được khấu trừ toàn bộ phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên, và chỉ chi phí hoa hồng trả cho đại lý bán đúng giá mới được hưởng chính sách này. Trong thực tế, các DN thường ký hợp đồng phân phối trong đó quy định việc nhà phân phối phải bán đúng giá và hưởng một tỷ lệ chiết khấu nhất định (có thể là chiết khấu chung hoặc chiếu khấu thương mại do đạt mức doanh số quy định). Tuy nhiên, quyền sở hữu hàng hóa chuyển giao hoàn toàn cho nhà phân phối và DN chỉ chấp thuận nhận lại hàng kèm theo một số điều kiện nhất định. Trong trường hợp đó, khoản chiết khấu cho nhà phân phối có khả năng không được khấu trừ toàn bộ như hoa hồng cho đại lý bán đúng giá, vì không đáp ứng toàn bộ các yêu cầu nêu trên của Luật Thương mại. Tuy nhiên, DN vẫn có thể áp dụng một phương pháp khác, đó là giảm trừ doanh thu đối với chiết khấu thương mại. Theo Công văn 3997/TCT-CS ngày 27/09/2007 và Công văn 1644/TCT-CS ngày 25/04/2008 của Tổng cục Thuế thì chiết khấu thương mại do 14
- nhà phân phối đạt tổng doanh số mua nhất định theo quy chế nội bộ của công ty sẽ được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng khi phát sinh khoản chiết khấu và khoản chiết khấu này được xem là giảm trừ doanh thu không hạch toán vào chi phí. Tóm lại, DN có hai lựa chọn trong việc hạch toán hoa hồng cho nhà phân phối tùy vào đặc thù kinh doanh và thỏa thuận giữa DN và các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng để được khấu trừ 100%, hoặc thực hiện chiết khấu thương mại theo doanh số để được giảm trừ doanh thu. Cho dù lựa chọn cách nào thì DN cũng phải đảm bảo tính đầy đủ của hóa đơn chứng từ và phương pháp hạch toán kế toán phù hợp. 2. Chi phí trưng bày Hiện nay, chúng tôi chưa thấy có hướng dẫn cụ thể về loại chi phí trưng bày được khấu trừ 100%. Đó là cơ hội và đồng thời là thử thách cho DN. Chi phí trưng bày DN phát sinh rất đa dạng, từ việc thuê kệ trong các siêu thị, cửa hàng của nhà phân phối lớn đến các cửa hàng nhỏ lẻ khắp mọi miền Việt Nam, từ bệnh viện cho đến phòng khám tư nhân, từ nhà hàng sang trọng đến các quán ăn lề đường, tùy đặc tính sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Việc trưng bày có thể để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, có thể để bán hàng, hoặc có thể cho cả hai mục đích này. Vậy thì nhóm nào sẽ được khấu trừ 100%? Đây là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ, đa số DN sẽ chấp nhận rủi ro và ghi nhận toàn bộ khoản chi phí trên vào nhóm chi phí trưng bày nói chung, trong khi chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Thuế. Dù cho toàn bộ chi phí trưng bày nêu trên được khấu trừ thì vẫn còn một vấn đề khác phát sinh, đó là hóa đơn chứng từ liên quan. Không kể các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng lớn khi mà việc thực hiện ký hợp đồng và xuất hóa đơn không phải là mối bận tâm, các DN khi chi trả phí trưng bày cho các cửa hàng nhỏ lẻ, phòng khám tư nhân đang phải đối mặt với thử thách rất lớn vì đa phần sẽ không có hóa đơn, chứng từ, hoặc nếu có thì chỉ là biên bản ký giữa hai bên và chứng từ chi tiền có chữ ký của bên nhận tiền. Hình thức chứng từ như vậy có đáp ứng quy định pháp lý để được khấu trừ chi phí thuế thu nhập DN? Đây cũng là một vấn đề nữa cần hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế. Do đặc thù thị trường Việt Nam vẫn còn phổ biến loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, chúng tôi cho rằng, cơ quan thuế nên sớm có hướng dẫn cụ thể hơn về những loại chi phí và tiêu chuẩn về hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ cho loại hình kinh doanh này nhằm hỗ trợ hoạt động của DN và tăng thu nhập cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện nay, một số DN bắt đầu có xu hướng ký hợp đồng trọn gói với nhà phân phối, trên cơ sở đó nhà phân phối hoàn tất phần trưng bày sản phẩm ở các kênh phân phối bao gồm cả các cửa hàng nhỏ lẻ, chi phí trưng bày sẽ được nhà phân phối xuất hóa đơn về cho DN. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những cách khá hiệu quả giúp DN được khấu trừ chi phí trưng bày mà không phải đối mặt với rủi ro do không đáp ứng yêu cầu về hóa đơn hợp lệ. Tuy 15
- nhiên, rủi ro đó lại được chuyển qua cho nhà phân phối. 3. Chi phí giới thiệu sản phẩm Tương tự như chi phí trưng bày, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hạch toán và loại chi phí giới thiệu sản phẩm được khấu trừ thuế. hóm chi phí này khá đa dạng, có thể kể tên một số loại điển hình như sau: mẫu sản phẩm mới phát cho người tiêu dùng sử dụng thử bên ngoài các cao ốc, siêu thị, khu vui chơi..., mẫu sản phẩm mới đính kèm sản phẩm hiện có, chi phí liên quan đến thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm mới, chẳng hạn: mua một sản phẩm mới tặng kèm một sản phẩm đang tiêu thụ, chi phí cho các nhân viên giới thiệu sản phẩm, phát tặng sản phẩm, chi phí tổ chức trò chơi để giới thiệu sản phẩm, chi phí quà tặng bốc thăm trúng thưởng hoặc tham gia gian hàng trò chơi, chi phí thuê địa điểm tổ chức giới thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới, chi phí hội thảo giới thiệu sản phẩm mới... Các loại chi phí nêu trên ít gặp rủi ro về việc thiếu hóa đơn chứng từ hợp lệ, vì hầu hết đều có hợp đồng, hóa đơn liên quan, rủi ro lớn nhất là thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.cách thức hạch toán và ghi nhận hay loại chi phí nào sẽ được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, các DN có thể xem xét thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình để quyết định việc bao hàm nhóm này vào chi phí khống chế hay chi phí được khấu trừ toàn bộ. Hiện nay, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là chi phí liên quan đến nhân viên giới thiệu sản phẩm. Cụ thể, các nhân viên giới thiệu sản phẩm có thể là nhân viên làm việc bán thời gian ký hợp đồng trực tiếp với DN, hoặc nhân viên do bên thứ ba cung ứng. Các nhân viên này hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm, tùy trường hợp mà có thể bao hàm cả sản phẩm mới và sản phẩm hiện đang tiêu thụ trên thị trường. Thông tư 130 chỉ quy định “chi phí giới thiệu sản phẩm” mà không nói rõ là giới thiệu “sản phẩm mới” hay “tất cả các nhóm sản phẩm”, vậy về nguyên tắc chi phí “giới thiệu sản phẩm” được khấu trừ 100% có thể bao gồm cả hai nhóm. Nói cách khác, chi phí nhân viên giới thiệu sản phẩm có một cơ hội nhất định để được khấu trừ 100%. Tuy nhiên, trong thực tế, đây là nhóm chi phí thường bị các cơ quan thuế đưa vào nhóm khống chế, do việc thể hiện nội dung công việc của các nhân viên giới thiệu sản phẩm trong hợp đồng và trong việc phân định công việc của họ không rõ ràng. Như chúng tôi đã khẳng định ở phần giới thiệu bài viết này, hoạt động quảng cáo, khuyến mại có vai trò ngày càng quan trong trong hoạt động kinh doanh của DN, là công cụ giúp DN tới gần người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản phẩm của DN. Tuy nhiên, làm sao để hạch toán các chi phí liên quan đến các hoạt động đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của DN đang là vấn đề cần sự quan tâm của các cơ quan quản lý bằng việc ban hành những quy định và hướng dẫn cụ thể hơn. Theo Kiemtoan.com.vn 16
- Mối quan hệ giữa cắt giảm thuế quan và nhập siêu 17
- TCKT cập nhật: 12/08/2008 Tình hình thực tế phát sinh Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện các chương trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào APEC đến năm 2020. Ngay sau khi chính thức gia nhập WTO, nước ta đã chủ động cắt giảm các dòng thuế theo đúng cam kết. Từ ngày 11/1/2007 nước ta đã chủ động thực hiện các cam kết ràng buộc toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.689 dòng thuế, mức giảm bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4% với lộ trình thực hiện sau 5 đến 7 năm và công bố cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất giảm bình quân là 14,5%. Từ 1/1/2008, theo cam kết với WTO, sẽ có khoảng 1.700 dòng thuế được cắt giảm, với mức giảm phổ biến từ 1 6%, mức giảm này không chênh lệch quá lớn so với sắc thuế hiện hành. Từ năm 2009 sẽ tiếp tục giảm khoảng 2.000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng với mức tối đa khoảng 2%. Trong những năm tới, thực hiện các cam kết với WTO Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất nhiều hơn đối với hàng nghìn dòng thuế, không chỉ có thế mà thực hiện cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo nhưng cam kết song phương và khu vực. Trước những con số ấn tượng từ việc cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng theo lộ trình, đã có nhiều ý kiến cho rằng số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) sẽ giảm mạnh do cắt giảm thuế quan. Thế nhưng, trên thực tế tổng số thu NSNN từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng, thể hiện ở hiện tượng nhập khẩu của nước ta đã gia tăng mạnh trong thời gian gần đây cả về quy mô tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với GDP. Nếu năm 1995 mới có 8,15 tỷ USD, bằng 39,2% GDP, năm 2000 là 15,63 tỷ USD, bằng 50,1% GDP thì năm 2007 là 62,68 tỷ USD, bằng 88% GDP. Như vậy, tuy việc cắt giảm hàng loạt các dòng thuế theo các cam kết đa phương và song phương, khu vực và thế giới được thực hiện ngày càng sâu rộng đối với hàng nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng, thể hiện ở hiện tượng nhập siêu năm 2007 là 14,1200 tỷ USD và 6 tháng đầu năm nay đã vượt cả năm trước đây. Nguyên nhân của số thu NSNN tăng mạnh trong thời gian qua, do hiện tượng nhập siêu gia tăng nhanh chóng từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Năm 2008 mới qua 6 tháng, nhập khẩu đã lên đến 45,5 tỷ USD, tăng tới 64% so với cùng kỳ năm trước, lớn hơn mức nhập khẩu trong cả năm từ năm 2005 trở về trước. Do nhập khẩu cao hơn xuất khẩu nên nhập siêu những năm gần đây tăng mạnh: nếu năm 2000 mới có 1.153,8 triệu USD, bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và bằng 3,7% GDP thì năm 2007 đã lên đến 14.120,8 triệu USD, bằng 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu và bằng 19,8% GDP. Năm 2008 mới qua 6 tháng, nhập siêu đã lên 14,7 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước (bằng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 23,1% của cùng kỳ), lớn hơn mức nhập siêu kỷ lục trong cả năm 2007. Như vậy, về nguyên tắc, giữa việc cắt giảm thuế và tăng tự do hóa kinh doanh với việc nhập siêu có sự liên hệ trực tiếp. Thực tế cho thấy, việc cắt giảm thuế khiến sức cạnh tranh của hàng nội và hàng ngoại càng có sự cạnh tranh gay gắt, sức cạnh tranh về giá cả của hàng ngoại nhập tăng. Cùng với việc “mở cửa” rộng hơn và tâm lý sùng bái hàng ngoại sẵn có trong một bộ phận người tiêu dùng cấu thành trực tiếp làm tăng lượng hàng nhập khẩu vào nước ta trong thời gian gần đây. Ngoài ra, việc dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng cả về vốn cam kết và mức độ thực hiện, cũng làm kích thích nhu cầu nhập thiết bị cho việc triển khai và hoạt động của các dự án và giá cả hàng 18
- 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật xây dựng quan hệ với “sếp”
5 p | 723 | 357
-
5 Bài Học Ghi Nhớ để Trở Thành Người Giảu Có - Patric Chan
15 p | 224 | 107
-
7 câu hỏi để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả thành công
13 p | 222 | 59
-
Cơ hội Marketing ở đâu?
4 p | 266 | 59
-
99 mẹo nhỏ cho một bức thư
9 p | 172 | 58
-
Nghệ thuật xây dựng quan hệ với “sếp”
4 p | 161 | 47
-
Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất của marketing
3 p | 173 | 33
-
Cách lựa chọn biểu tượng kinh doanh thích hợp
6 p | 173 | 30
-
Bạn có phải là nhà tiếp thị thông minh?
5 p | 147 | 30
-
Tìm kiếm một luật sư thích hợp
4 p | 99 | 20
-
Chuyển thất bại thành cơ hội
8 p | 85 | 13
-
Chọn tăng trưởng hay quy mô?
5 p | 67 | 8
-
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ (Phần 1)
8 p | 108 | 7
-
Các trang web theo hình thức hàng đổi hàng có phù hợp với bạn?
3 p | 134 | 7
-
Chín mươi chín mẹo nhỏ cho một bức thư
10 p | 65 | 6
-
Kiếm bộn từ nền kinh tế ngày tận thế
8 p | 46 | 5
-
Cơ hội Marketing ở đâu
7 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn