intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con người và môi trường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1.187
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MÔI TRƯỜNG Môn học Môi trường và Con người... I.ÐỊNH NGHĨA. II.ÐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ. 1.Sự đông dân. 2.Cạn kiệt tài nguyên. 3.Ô nhiễm môi trường. III.MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊNVÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. I. ÐỊNH NGHĨA Môn học Môi trường và Con người đôi khi còn gọi là Khoa học môi trường nghiên cứu các tác động qua lại của môi trường và con người. Thuật ngữ môi trường liên quan đến mọi thứ xung quanh chúng ta: không khí, nước, đất cũng như thực vật, động vật và vi sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con người và môi trường

  1. Con người và môi trường MÔI TRƯỜNG Môn học Môi trường và Con người... I.ÐỊNH NGHĨA. II.ÐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ. 1.Sự đông dân. 2.Cạn kiệt tài nguyên. 3.Ô nhiễm môi trường. III.MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊNVÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. I. ÐỊNH NGHĨA Môn học Môi trường và Con người đôi khi còn gọi là Khoa học môi trường nghiên cứu các tác động qua lại của môi trường và con người. Thuật ngữ môi trường liên quan đến mọi thứ xung quanh chúng ta: không khí, nước, đất cũng như thực vật, động vật và vi sinh vật sống ở các nơi vừa nói. Ngược lại, con người cũng là một sinh vật với đầy đủ ý nghĩa của nó, tác động lên môi trường nhưng với qui mô chưa từng có
  2. trong lịch sử cuả trái đất. Môn học này đề cập tới những vấn đề sâu rộng gây ra bởi sự gia tăng dân số quá mức, sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Ðây là những vấn đề then chốt cho sự sống cuả con người. II. ÐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ Ðể giải quyết các vấn đề khổng lồ cuả sự gia tăng dân số quá mức, sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có nhiều kiến thức khoa học: sinh học, sinh thái học, khoa học trái đất, khoa học xã hội, khoa học kinh tế.... Trong đó môn sinh thái học có vai trò hết sức quan trọng. Có thể xem môn học Môi trường và Con người là phần ứïng dụng của sinh thái học, nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Ðó là các vấn đề dân số (population); tài nguyên (resources); và ô nhiễm (pollution) đang gây nên cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay. 1. Sự đông dân Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầu cuả sự huỷ hoại sinh
  3. quyển. Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỷ ở vài vùng như châu Á, nhưng sự tăng trưởng gia tốc cuả dân số thế giới vốn đã quá đông đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu, đặc sắc cuả con người, gọi là sự bùng nổ dân số ở thế kỷ 20. Việc quan trọng hơn không chỉ là số lượng vốn đã quá lớn, mà còn là dân số tăng với tốc độ lũy tiến (vitesse exponentielle). Không một chuyên gia nào có thể dự kiến chính xác khi nào thì dân số ổn định. Do đó Dorst (1965) xem sự bùng nổ dân số ở thế kỷ 20 là một hiện tượng có qui mô sánh với thảm họa điạ chất đã làm đảo lộn hành tinh. Năm 1997, dân số thế giới là 5,8 tỉ người và gia tăng hàng năm là 1,7%. Khoảng 40 năm nữa, dân số có thể tăng gấp đôi nếu không có những biện pháp ngăn chặn đà gia tăng này. Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài nguyên và môi trường. 2. Cạn kiệt tài nguyên Tài nguyên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ nhu cầu của con người. Vài loại tài nguyên được sử dụng trực tiếp như:
  4. không khí sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Ða số khác như: dầu mỏ, sắt thép, than đá , nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng. Tài nguyên có thể được xếp thành các loại: tài nguyên vô tận, tài nguyên tái tạo được và tái nguyên không thể tái tạo được. Tài nguyên vô tận (perpetual resource), như năng lượng mặt trời được xem là không cạn kiệt ở mức độ thời gian đời người. Tài nguyên có thể tái tạo được (renewable resource) như: gỗ, cá, thú rừng... có thể phục hồi trở lại nếu được khai thác với qui mô hợp lý. Còn tài nguyên không thể tái tạo (nonrenewable resource) như: than đa, dầu mo,í kim loại... với số lượng có hạn khi được sử dụng sẽ không phục hồi trở lại. Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang phát triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khi các nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Các tài nguyên tái tạo bị khai thác quá mức sẽ không thể phục hồi được, còn các tài nguyên
  5. không thể tái tạo sẽ bị đe dọa cạn kiệt trong thời gian khác nhau tùy theo trữ lượng cuả chúng và tốc độ khai thác của con người. Như dầu mỏ chẳng hạn, là máu cuả xã hội công nghiệp hiện đại, có thể hết sạch trên trái đất. Ngoài ra còn có khoảng 18 loại khoáng sản quan trọng về mặt kinh tế sẽ cạn kiệt trong vài thập niên tới. Bên cạnh đó, sự khai thác đất trồng quá đáng và không đúng cách cũng làm cho đất bị xói mòn và biến thành sa mạc. Sự tàn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới với tốc độ hơn 11 triệu ha hằng năm như hiện nay chẳng những gây sự hủy diệt nơi ở cuả các động vật mà còn gây nên sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Ước lượng mỗi ngày có hàng trăm loài sinh vật bị tuyệt chủng. 3. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường hiện nay là sự thay đổi không mong muốn cuả các tính chất của nước, không khí, đất hay thực phẩm gây tiêu cực cho sự sống, sức khỏe và sinh hoạt cuả người cũng như của các sinh vật khác. Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt động cuả con người. Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu
  6. dân cư, nhà máy công sở, trường học, bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Trong các loại chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân hủy sinh học. Mưa acid, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngại của sự phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và không khí chúng kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người. Vì vậy việc thay đổi cách hành động vừa phát triển xã hội vừa bảo vệ môi trường là cách làm phù hợp của tất cả chúng ta. Ðó là chiếm lược phát triển bền vững (sustainable development strategy) là mục tiêu của môn học và cũng là cách sống tương lai của chúng ta. III. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊNVÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Theo mô hình đơn giản thì sự suy thóai và ô nhiễm môi trường ở cùng một nơi tùy thuộc vào 3 yếu tố: (1) số người dân, (2) số đơn vị năng lượng mỗi người sử dụng và (3) khối lượng của sự suy thoái và ô nhiễm môi trường do mỗi đơn
  7. vị năng lượng gây ra (Miller, 1993). Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống và các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suy thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói. Sự quá nhiều tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượng lớn tài nguyên. Ðây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường. Bảng phân tích các mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường (Theo Chiras, 1991) Liên hệ Tóm tắt các ảnh hưởng 1 Dân số lên môi trường Sô úlượng dân xác định nhu cầu tài nguyên,
  8. cách thụ đắc, số lượng dùng. Các nhân tố dân số ( trình độ xã hội, kinh tế cuả một nước) có ảnh hưởng lên việc sử dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức tạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều tài nguyên không thể tái tạo. Các nước đang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng ảnh hưởng lên sự cung cấp, khai thác và sử dụng tài nguyên. 2 Dân số lên ô nhiễm Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự suy thoái môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác và sử dụng chúng xác định khối lượng ô nhiễm. 3 Tài nguyên lên dân số Tác động dương. Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm tăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho phép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài nguyên trước đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo nhiều nơi ở trong
  9. các môi trường khó khăn.. Tác động âm. Cạn kiệt tài nguyên làm giảm dân số và làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Suy thoái môi trường (ô nhiễm không khí) có thể làm giảm dân số hay tiêu diệt quần thể. 4 Tài nguyên lên ô nhiễm Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng lên ô nhiễm. Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ô nhiễm. Cạn kiệt tài nguyên có thể làm giảm ô nhiễm. 5 Ô nhiễm lên dân số Ô nhiễm có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh hưởng xấu lên kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con người từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên. 6 Ô nhiễm lên tài nguyên Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác. Các luật mới nhằm làm giảm ô
  10. nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụng tài nguyên. Mô hình Dân số - Tài nguyên - Môi trường cho thấy con người sử dụng tài nguyên và gây ô nhiễm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2