Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở một xã đồng bằng sông Hồng hiện nay
lượt xem 10
download
Trong bản báo cáo phát triển thế giới 2006 với tiêu đề “Công bằng và phát triển” của Ngân hàng Thế giới có đề cập đến sự bất bình đẳng của hai trẻ em cùng sinh một ngày tại một vùng nông thôn thuộc tỉnh Đông Cape (Nam Phi). Nthabiseng sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cô bé không được đi học chính thức. Còn Pieter sinh ra trong một gia đình giàu có, mẹ của cậu tốt nghiệp cao đẳng tại một trường Đại học gần đó. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở một xã đồng bằng sông Hồng hiện nay
- Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở một xã đồng bằng sông Hồng hiện nay
- Học sinh Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội trên đường đi học 1. Đặt vấn đề Trong bản báo cáo phát triển thế giới 2006 với tiêu đề “Công bằng và phát triển” của Ngân hàng Thế giới có đề cập đến sự bất bình đẳng của hai trẻ em cùng sinh một ngày tại một vùng nông thôn thuộc tỉnh Đông Cape (Nam Phi). Nthabiseng sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cô bé không được đi học chính thức. Còn Pieter sinh ra trong một gia đình giàu có, mẹ của cậu tốt nghiệp cao đẳng tại một trường Đại học gần đó. Khi chúng mới ra đời, Nthabiseng và Pieter chẳng phải chịu trách nhiệm gì về hoàn cảnh gia đình của mình (…) Nhưng số liệu thống kê thì vẫn coi những biến số định trước về lý lịch đó sẽ tạo ra những khác biệt lớn trong cuộc sống sau này của chúng. Mặc dù sinh ra ở cùng thời gian và trong không gian như nhauN, nhưng Nthabiseng và Pieter có cơ hội khác nhau trong cuộc sống. Nthabiseng có nguy cơ tử vong trước khi tròn một tuổi cao hơn gấp đôi Pieter. Pieter có thể dự kiến sống được 68 năm, còn Nthabiseng thì chỉ sống đến 50 tuổi. Pieter có thể học hết 12 năm phổ thông, còn Nthabiseng chỉ được đi học chưa đầy 1 năm. Nthabiseng nghèo hơn Pieter rất nhiều. Lớn lên, cô rất ít cơ hội được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh, hoặc được học ở những trường tốt. Vì thế, cơ hội dành cho hai đứa trẻ này để chúng có thể phát huy được hết tiềm năng con người mình ngay từ đầu đã khác nhau rất lớn - mặc dù chúng chẳng có lỗi gì trong chuyện đó. Những sự
- khác biệt về cơ hội sẽ dẫn đến khả năng đóng góp của chúng rất khác nhau cho sự phát triển của Nam Phi. Sức khỏe ngay từ khi sinh ra của Nthabiseng có thể kém hơn, do mẹ của cô không đủ dinh dưỡng lúc mang thai. Ngay cả khi 25 tuổi và dẫu có nhiều cơ hội giúp Nthabiseng nảy ra một ý tưởng kinh doanh lớn (chẳng hạn như một sáng kiến làm tăng mức sản xuất nông nghiệp) thì cô vẫn thấy rất khó khăn khi muốn thuyết phục ngân hàng cho mình vay tiền với lãi suất phải chăng. Pieter cũng có một ý tưởng độc đáo tương tự (chẳng hạn như làm thế nào để thiết kế ra một phiên bản phần mềm đầy triển vọng) lại thấy dễ tiếp cận tín dụng hơn nhiều, nhờ có một bằng tốt nghiệp đại học và một tài sản nào đó dùng để thế chấp (1). Dẫn chứng trên cho thấy rõ thân phận xã hội và các cơ hội phát triển khác nhau của hai em bé sống ở vùng nông thôn thuộc Nam Phi. Mặc dù hai em chào đời vào cùng thời điểm và chung một không gian xã hội, nhưng cơ hội tiếp cận trường học, dịch vụ y tế, vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế là không như nhau. Vậy, sự khác biệt các cơ hội phát triển có diễn ra đối với các cá nhân và nhóm dân cư ở Việt Nam những năm sau đổi mới? Dựa vào nguồn dữ liệu từ một số nghiên cứu do Viện Xã hội học tiến hành ở Yên Thường từ năm 2000 đến năm 2008, chúng tôi cố gắng đưa ra các dẫn chứng minh họa sự khác biệt về cơ hội tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế của cá nhân và các nhóm xã hội ở một xã nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng những năm gần đây.
- 2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Xã Yên Thường thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội), có tổng số dân là 15.000 dân. Tổng số hộ là 3.942 hộ. Diện tích đất tự nhiên là 862 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 565 ha. Xã có 10 thôn, trong đó có 9 thôn vốn là những làng cổ và một thôn mới hình thành (từ năm 1995). 9 thôn là làng cổ có đầy đủ đình, chùa và phong tục lễ hội riêng của mỗi làng. Yên Thường cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía Bắc, nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và là điểm giáp ranh với nhiều làng nghề vùng Kinh Bắc: Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Đình Bảng (2). Với lợi thế địa lý “cận lộ, cận thị”, đồng thời là cửa ngõ thủ đô Hà Nội, Yên Thường có hai tuyến đường quốc gia chạy qua: Quốc lộ 1A, đoạn đường từ Hà Nội xuyên qua địa phận xã đi Bắc Ninh, Bắc Giang và đến biên giới Lạng Sơn. Quốc lộ 3 từ cầu Đuống chạy qua đường vành đai xã về phía Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Song song với tuyến đường bộ, hai tuyến đường sắt quốc gia cũng đi qua địa bàn xã. Có thể nói, hệ thống giao thông này đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình trong xã phát triển sản xuất - kinh doanh và giao lưu kinh tế, xã hội với các địa phương khác trong cả nước. Yên Thường gần khu công nghiệp Yên Viên, nơi tiếp nhận khá đông nhân lực lao động của xã vào học nghề và làm công nhân viên. Nằm kề sát các làng nghề vùng Kinh Bắc đã giúp Yên Thường quan hệ và tìm kiếm việc làm cho số đông lao động nông nhàn của xã làm việc liên tục hay định kỳ.
- Như vậy, những điều kiện trên đã tạo cơ hội thuận lợi cho Yên Thường phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng trong cả nước. 3. Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư 3.1. Cơ hội phát triển con người: tiếp cận giáo dục và chóm sóc sức khỏe Tiếp cận giáo dục Sau hai mươi năm đổi mới, kinh tế - xã hội Yên Thường đã có nhiều thay đổi. Khi đời sống kinh tế được cải thiện thì vấn đề học hành của con cái cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Yên Thường năm 2007 cho thấy, tỷ lệ học sinh đỗ cấp III, Cao đẳng và Đại học đã tăng lên đáng kể. Hiện tượng học sinh bỏ học giữa cấp 2 như nhiều năm trước không còn nữa. Đa số gia đình đều mong muốn cho con cái theo học ở các bậc học cao. Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh, điều kiện kinh tế và vấn đề chi phí học hành hiện nay có liên quan đến cơ hội tiếp cận trường học của trẻ em các hộ gia đình. Quan sát cho thấy, nhóm hộ mức sống khá giả và giàu đều có điều kiện đầu tư tối đa thời gian và tiền bạc cho con cái học hành. Trẻ em hiếm khi phải tham gia giúp đỡ công việc sản xuất của gia đình; hơn nữa các em còn được cha mẹ đưa đón đến trường học hàng ngày. Ngoài những buổi học chính ở trường, các em còn được gửi tới các thầy cô giáo giỏi kèm cặp học ngoài giờ. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, kể cả máy vi tính.
- Với sự quan tâm và đầu tư của gia đình, các em hoàn toàn có khả năng theo học các cấp học cao hơn, kể cả vào bậc đại học. Trong khi đó, nhóm hộ mức sống nghèo, trung bình, sự đầu tư về thời gian và tiền bạc cho học tập của con cái hạn chế hơn so với hai nhóm trên. Đặc biệt là hộ nghèo, trẻ em thường phải tham gia giúp đỡ cha mẹ làm công việc sản xuất và nội trợ trong gia đình. Hàng ngày do phải chú ý đến cuộc sống mưu sinh, cha mẹ ít khi đưa đón các em đến trường, và các em không được học thêm như các nhóm bạn khác. Sách vở, trang thiết bị và đồ dùng học tập luôn trong tình trạng thiếu thốn. Con đường học tập của các em, nếu cố gắng có thể theo đến cấp 3, còn việc tiếp cận đến các cấp học cao hơn trở lên rất khó khăn. Kết quả nghiên cứu tại Yên Thường năm 2007 cũng cho thấy, chỉ những hộ thuộc nhóm có mức thu nhập từ trung bình trở lên mới đề cập nhiều đến thông tin về khoản chi phí giáo dục. Nhóm hộ nghèo thì khoản chi tiêu giáo dục hầu như không được kể đến. Mặc dù con cái vẫn đang ở tuổi học, song vì điều kiện kinh tế, nên cha mẹ buộc phải cho con nghỉ học sớm, tham gia lao động hỗ trợ gia đình. Các con số dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung những khó khăn của họ. - Tiểu học: Học phí 240.000đ (cả tiền ăn trưa và học phí); học thêm (2 môn)* 240.000đ/tháng; Hội phụ huynh học sinh 50.000đ/năm, Bảo hiểm thân thể: 100.000đ/năm. - Trung học cơ sở: Học phí 90.000đ/tháng, học thêm
- 40.000đ/tháng (3 môn toán, văn, ngoại ngữ), Tiền xây dựng trường 25.000đ, Hội phụ huynh học sinh 30.000đ/năm, Bảo hiểm y tế 100.000đ/năm, Bảo hiểm thân thể 90.000đ/năm. - Phổ thông trung học: Học phí 35.000đ/tháng, cộng thêm 30.000đ/tháng thu tăng cường, Xây dựng trường 50.000đ/năm, Quỹ hội phụ huynh 50.000đ/năm, Quỹ hội cha mẹ của lớp 50.000đ. tiền hồ sơ 50.000đ/năm, Xây dựng nhà thể chất 50.000đ/năm, tiền bảo trì máy tính của trường 10.000đ/tháng, tiền học thêm các môn chính 200.000đ/tháng. - Học Cao đẳng, đại học: Học phí 250.000đ/1tháng, thuê nhà trọ: 250.000 đ/tháng, tiền ăn 1.000.000đ/tháng. Với mức chi trên, các hộ thuộc nhóm nghèo có thu nhập bình quân đầu người trên 3 triệu /năm thì việc cho con cái theo học ở cấp I, II là một vấn đề khó khăn. Nếu hộ có 6 sào ruộng, năng suất một vụ 1, 7 t ạ/sào, họ thu được trên 1 tấn thóc /năm và khoản chi phí giáo dục chiếm từ 40 đến 50% tổng thu bằng thóc của hộ gia đình. Từ cấp phổ thông trung học trở lên, chi phí học chính thức chưa nhiều hơn cấp phổ thông cơ sở. Nhưng để theo kịp chương trình và thi đỗ vào đại học, chi phí học thêm thường gấp đôi, nên chỉ những hộ có thu nhập từ loại khá trở lên mới có thể kham nổi. Và nếu muốn con cái học nghề để thoát ly hay học đại học, thì thu nhập của một gia đình phải đạt từ 40.000.000đ/năm (3). Như vậy, thực tế và khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em trong các nhóm hộ dân cư Yên Thường hiện nay là rất khác nhau. Mặc
- dù trong những năm qua, chính sách giáo dục của Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ và ưu tiên cho các nhóm xã hội yếu thế, đặc biệt là gia đình nghèo, nhưng thực tế con cái của một số nhóm hộ nông dân này vẫn không thể tiếp cận tốt đến hệ thống giáo dục. Rõ ràng là, với điều kiện và ưu thế xã hội thì nhóm hộ gia đình mức sống khá giả, giàu đang tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em tiếp cận giáo dục, trong khi nhóm hộ trung bình, đặc biệt là hộ nghèo, thì trẻ em không có điều kiện học tập tốt nhất; hơn nữa, khả năng tiếp cận học tập ở bậc học cao là rất khó, nhất là trong bối cảnh chi phí học hành ngày một tăng cao như hiện nay. Chăm sóc sức khỏe: ăn uống và khám chữa bệnh Hiện nay các khác biệt liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cụ thể là cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm và các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đang có sự phân cấp ngày càng mạnh giữa các nhóm dân cư ở Yên Thường. Nghiên cứu năm 2007 ở Yên Thường cho thấy, có sự khác biệt đáng kể trong chi tiêu ăn uống giữa các nhóm hộ gia đình. Chỉ số chi tiêu thấp nhất là trên 3.000đ/người /ngày tới chỉ số cao nhất là trên 30.000đ/người /ngày. Nhóm hộ gia đình có nguồn thu nhập thấp có mức chi tiêu kém nhất, chỉ số chi bình quân ngày mỗi người là khoảng 3.000đ, chi cho cả gia đình một ngày chỉ từ 12.000đ đến 15.000đ. Họ chỉ dám mua bìa đậu, cùng lắm là vài lạng cá khô cho bữa ăn. Thịt, cá thì thỉnh thoảng mới có tiền mua và cũng chỉ dám dùng thực phẩm loại 2. Nhóm hộ trung bình, mức chi cho ăn uống hàng ngày có chỉ số từ 7.000đ đến 10.000đ/ người /ngày.
- Mặc dù kinh tế không còn khó khăn nhưng thịt, cá vẫn chưa thể là món thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của họ. Nhóm hộ gia đình khá giả có chỉ số chi tiêu cao nhất khoảng 30.000đ người /ngày và thịt, cá trở thành món ăn bình thường đối với họ. Ba chỉ số trên thể hiện ba mức ăn uống cơ bản. Một là mức ăn mới đảm bảo phần lương thực hay chất bột, trong khi thực phẩm có chất dinh dưỡng mới dừng lại ở mức thỉnh thoảng. Hai là mức ăn vừa bảo đảm phần lương thực, vừa bảo đảm nhu cầu về chất đạm, chất béo. Ba là mức ăn uống vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa phong phú về hương vị, có thể thoả mãn nhu cầu ẩm thực của con người (4). Việc mở rộng và nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân, bao gồm bệnh viện của Nhà nước và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ở Yên Thường và các khu vực lân cận đã tạo nhiều cơ hội cho người dân đến kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, cơ chế khám, điều trị bệnh hiện nay đang có nhiều ảnh hưởng tới thái độ và hành vi khám chữa bệnh, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các nhóm xã hội. Quan sát cho thấy hành vi chăm sóc sức khỏe của các nhóm xã hội ở Yên Thường là hoàn toàn khác nhau, chủ yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế và khả năng chi trả của mỗi hộ gia đình. Nhóm hộ khá giả và giàu quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe, họ thường đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu bị bệnh, họ có khả năng đến thẳng tuyến bệnh viện cấp trung ương để điều trị, mua được và sử dụng các loại thuốc đặc trị; hơn
- nữa, họ còn có điều kiện mua sắm dụng cụ y tế như tủ thuốc gia đình, máy đo tim, huyết áp, máy xoa bóp hỗ trợ sức khỏe. Trong khi đó, nhóm trung bình và nghèo ít quan tâm đến sức khỏe, nhóm nghèo - mặc dù được hỗ trợ thẻ khám bệnh miễn phí - nhưng họ không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ đến cơ sở y tế khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Họ thường mua thuốc tự điều trị, ít khả năng tiếp cận các bệnh viện cấp trung ương, mua các loại thuốc đặc trị đắt tiền.* Khi tìm hiểu về vấn đề chi tiêu cho khám chữa bệnh của hộ gia đình, kết quả nghiên cứu năm 2007 cũng cho thấy nhiều khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh. Điều ngạc nhiên, chỉ các hộ nghèo có mức thu nhập thấp và một số hộ có mức thu nhập trung bình mới nắm được là năm qua họ phải chi tiêu cho việc mua thuốc điều trị bệnh cho bản thân hay thành viên của gia đình. Trong khi đó, nhóm hộ kinh tế khá và giàu thường nhắc đến khoản chi tiêu mua thuốc thuốc bổ (đa số là cắt thuốc Bắc) và các khoản chi cho việc đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Phải chăng, chỉ ở những hộ nghèo thì tình trạng sức khoẻ mới yếu và bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Còn những hộ gia đình khá giả, điều kiện sản xuất và điều kiện sống đã khác, có kinh tế nên việc chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho bản thân đã được quan tâm hơn nên hạn chế ốm đau, bệnh tật?(5). Như vậy, các dẫn chứng trên tiếp tục cho thấy sự thay đổi đời sống ở Yên Thường, với việc cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày và sự mở rộng hệ thống y tế đã tạo điều kiện tốt cho người
- dân nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh. Nhưng thực tế cho thấy, việc đón nhận những thay đổi có khác biệt giữa các nhóm xã hội. Nhóm hộ kinh tế khá và giàu không chỉ đã cải thiện tốt bữa ăn, mà hơn thế họ có nhiều khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao. Trong khi đó nhóm hộ có mức sống trung bình, đặc biệt là hộ nghèo thì thực đơn bưa ăn chưa được cải thiện nhiều, việc tiếp cận đến hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao vẫn còn hạn chế. 3.2. Cơ hội phát triển sản xuất và vay vốn phát triển sản xuất Sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho cộng đồng nông thôn Yên Thường phát triển kinh tế. Cơ chế, chính sách mới không chỉ tạo ra môi trường phát triển đa dạng, mà còn tạo cơ hội bình đẳng cho cá nhân, hộ gia đình trong phát triển kinh tế. Trong những năm qua, các cá nhân, nhóm hộ đều hưởng một cơ chế chính sách xã hội như nhau, nhưng thực tiễn cho thấy, khả năng tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế của cá nhân và các nhóm xã hội hoàn toàn khác nhau. Lý do của khác biệt này được nhiều nghiên cứu nhìn nhận là do các khác biệt trình độ học vấn, vốn, quan hệ xã hội (6) v.v.. Kết quả nghiên cứu ở Yên Thường năm 2002 cũng cho thấy rất rõ năng lực và khả năng tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế của các nhóm hộ: Hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn: Số hộ gia đình được xếp vào nhóm có quy mô sản xuất lớn chiếm trên 10% tại xã Yên Thường. Đây là nhóm chủ hộ có học vấn cao, biết tính
- toán, biết tận dụng nguồn lao động trong gia đình để phát triển kinh tế. Họ luôn là những hộ đi đầu trong việc tiếp thu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ nắm bắt kỹ thuật rất tốt. Khi ứng dụng kỹ thuật, họ thường chú ý đến từng công đoạn một cách tỉ mỉ, từ công đoạn làm mạ, làm đất, gieo cấy, chăm sóc... và triển khai quy trình như một cán bộ kỹ thuật nông nghiệp thực thụ, được áp dụng một cánh chính xác. Trong chăn nuôi, họ quan tâm từ chuồng trại, tiêm phòng dịch, cơ cấu thức ăn, thời gian xuất chuồng... Họ cũng thường xuyên thay giống để tránh sự thoái hoá và lẫn giống, biết phân tích các kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng để áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả. Sự hiểu biết này đã giúp năng suất tăng. Khả năng về vốn, các mối quan hệ và tính năng động xã hội đã giúp nhóm hộ gia đình này luôn có được những giống cây con mới nhất từ các dự án chuyển giao kỹ thuật và trạm kỹ thuật giống của Nhà nước, được bảo đảm độ thuần chủng và năng suất cao. Việc tiếp cận tiến bộ khoa học mới của nhóm hộ này không chỉ qua các kênh chính thức mà còn qua sách báo, tìm kiếm hướng dẫn về kỹ thuật để tự học và ứng dụng. Nhiều hộ gia đình đã có kinh nghiệm, có quan hệ làm ăn và lợi thế về vốn đã bao thêm cả thị trường đầu vào và đầu ra như mở đại lý kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp và máy móc lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất của cộng đồng. Các hộ trong nhóm này cũng có mối quan hệ làm ăn với nhau rất chặt chẽ từ trao đổi về giống, kỹ thuật, vốn và cả đầu ra
- của sản phẩm. Tuy là nhóm xã hội không chính thức, nhưng cơ chế hoạt động gần như là tổ chức của một hội, có sự hỗ trợ nhau về nhiều phương diện, được chính quyền chú ý và mời tham gia vào các hội nghị - hội thảo về mô hình phát triển kinh tế, được mời đi tham quan tìm hiểu và quan hệ làm ăn với các đối tác khác trên mọi miền đất nước: hộ gia đình thuộc nhóm 2, có quy mô sản xuất trung bình chiếm khoảng trên 60%, là nhóm đông nhất hiện nay. Trình độ học vấn thấp, đa số học hết cấp 2 hoặc chưa hết cấp 2. Trình độ học vấn ở bậc học này chưa đủ kiến thức để có thể hiểu và áp dụng kỹ thuật, vì vậy các hộ gia đình nhóm này, dù có nhân lực và nguồn vốn đầu tư tối thiểu, nhưng họ lại thường không hiểu tường tận kỹ thuật hay áp dụng kỹ thuật một cách thiếu chính xác vào trồng trọt, chăn nuôi. Nếu ở nhóm 1, các hộ đã tiếp nhận kỹ thuật tốt và quy mô sản xuất tương đối lớn, nên họ thường đầu tư theo hướng chuyên sâu, thì nhóm 2 tiếp cận kỹ thuật yếu hơn, quy mô sản xuất chưa được mở rộng và chuyên sâu. Về vốn, họ tự đầu tư với phương thức có đến đâu làm đến đó, sợ rủi ro, không mạo hiểm. Sự hạn chế ở quan hệ xã hội và tính năng động của các hộ gia đình này dẫn đến tính phụ thuộc vào thị trường, chưa nhạy bén, chủ động trong tiếp cận kỹ thuật mới và tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Họ cũng biết đưa giống cây, con và quy trình kỹ thuật vào sản xuất, song do chưa am hiểu sâu nên sản xuất chưa thực sự hiệu quả, nên chưa kích thích họ mở rộng quy mô sản xuất. Quan niệm của họ trong làm kinh tế là phải ổn định và an toàn. Họ cũng có xu hướng tìm việc làm thuê
- cho nhóm hộ 1 và làm các nghề phụ như thợ xây, thợ nề, thợ sắt, hay kinh doanh buôn bán nhỏ.****** Những hộ gia đình được đánh giá là có quy mô sản xuất nhỏ và mức thu nhập thấp nhất, chiếm khoảng 14% tổng số hộ gia đình trên toàn xã. Tìm hiểu và phân tích điều kiện sản xuất của các gia đình thuộc nhóm này, chúng tôi thấy họ không đơn giản là chỉ thua kém về trình độ học vấn, vốn, hay quan hệ xã hội so với 2 nhóm trên, mà họ còn yếu về sức khoẻ và khả năng lao động. Nhiều hộ gia đình chủ hộ đều ở tuổi từ 50 trở lên, một số gia đình trẻ thì có chồng hoặc vợ bị tàn tật, con cái còn nhỏ, không có khả năng lao động. Những dẫn chứng trên cho thấy, cơ chế chính sách mới đã tạo nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân Yên Thường. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận của các nhóm hộ là rất khác nhau. Một nhóm nhỏ nông dân, do có điều kiện về học vấn, vốn, quan hệ xã hội và tính năng động xã hội đã tiếp nhận kỹ thuật mới và ứng dụng nó vào hoạt động sản xuất của hộ mình. Sự tiếp nhận đó đã dẫn đến sự thay đổi về nhận thức, hành vi sản xuất. Vấn đề lại diễn ra ngược lại đối với phần đông các hộ gia đình nhóm hộ trung bình, đặc biệt là nhóm nghèo, do thiếu trình độ học vấn, vốn, quan hệ và tính năng động xã hội, nên không có nhiều cơ hội tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, do vậy, nhận thức và hành vi sản xuất của hộ gia đình chưa thay đổi. Cách thức sản xuất còn mang tính truyền thống, kinh tế chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Tuổi tác của chủ hộ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả
- năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của hộ gia đình. Cơ cấu việc làm của các hộ thuộc nhóm hộ này bao gồm việc làm tại gia đình là làm nông và ngoài gia đình là làm thuê, làm mướn. Đáng quan tâm là hoạt động ngoài gia đình lại là nơi cung cấp công việc cho thành viên gia đình, các hộ gần như chưa tạo được việc từ chính hoạt động sản xuất nông nghiệp tại cơ sở kinh tế gia đình. Họ nhận các việc làm thuê tại cộng đồng, nhiều khi khó khăn phải ra đô thị tìm kiếm việc làm. Trình độ và tay nghề thấp nên việc tìm được một việc làm ổn định là khó. Công việc họ nhận được chủ yếu là những việc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật như quét rọn vệ sinh đường làng, vận chuyển vật liệu xây dựng. Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách thì hệ thống dịch vụ vay vốn cũng phát triển mạnh. Các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương đều có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc gần xã, với thủ tục vay vốn nhanh chóng, thuận tiện, cơ chế vay có nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay này giữa các nhóm hộ gia đình là không như nhau. Cũng từ kết quả nghiên cứu năm 2007 cho thấy, sự tiếp cận đến nguồn vốn vay giữa các nhóm hộ khác nhau. ý kiến của một người phụ nữ thuộc hộ nghèo trong xã đã phần nào nói lên thực tế này: “Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết là cứ nói cho người nghèo vay vốn làm kinh tế, nhưng rồi có được vay đâu, người giàu họ có điều kiện hơn thì lại được vay”. “Tôi thấy người nghèo làm gì có điều kiện để mà gần gũi, thân thiết với cán bộ” (7).
- Thông tin trên cho thấy cơ hội tiếp cận dịch vụ vay vốn để phát triển kinh tế của các nhóm xã hội là khác nhau. Nhóm hộ nghèo thiếu vốn phát triển nhưng họ ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn, còn nhóm hộ giàu và khá giả, mặc dù đã có nguồn vốn lớn nhưng họ vẫn có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ vay vốn ngân hàng. Hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng do nhiều lý do, trong đó, ngoài khả năng chi trả hoàn vốn còn có vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội của người vay với hệ thống chính quyền và ngân hàng, điều này hộ nghèo không có. 4. Một số nhận xét Những dẫn chứng minh họa và phân tích trên cho thấy bức tranh về sự tham gia và khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển, hòa nhập đời sống xã hội của các cá nhân và nhóm hộ gia đình ở một xã nông thôn đồng bằng sông Hồng thời kỳ sau đổi mới. Cơ chế, chính sách, thiết chế xã hội mới đang có tác động đến diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn, làm thay đổi mọi mặt đời sống của cá nhân, nhóm hộ gia đình. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách* xã hội mới này đã và đang tạo ra sự chênh lệch khoảng cách xã hội mới giữa các cá nhân, nhóm hộ gia đình trong việc tiếp cận đến hệ thống dịch vụ xã hội, phát triển kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình.** - Về giáo dục: Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ và ưu tiên cho các nhóm xã hội yếu thế, nhóm nghèo, nhưng trên thực tế, con cái của nhóm hộ nông dân mức sống nghèo, trung bình ở Yên Thường chưa thể tiếp cận đến hệ
- thống giáo dục. Rõ ràng là hệ thống giáo dục hiện nay mới chỉ tạo cơ hội tốt cho các nhóm xã hội có ưu thế, gia đình mức sống khá giả, giàu. - Về chăm sóc sức khỏe: Đời sống vật chất ở Yên Thường đã có nhiều thay đổi, người dân đã chú ý cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày và được hưởng hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng cao. Tuy nhiên, chỉ nhóm giàu và khá giả mới cải thiện tốt bữa ăn, tiếp cận đến hệ thống chăm sóc sức khỏe mới chất lượng cao. Nhóm hộ có mức sống trung bình, đặc biệt là hộ nghèo vẫn chưa thể tiếp cận nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng và hưởng lợi từ mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. - Về phát triển kinh tế và tiếp cận vốn ngân hàng: Cơ chế, chính sách mới đã tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân Yên Thường. Tuy vậy, chỉ nhóm hộ nông dân do có điều kiện về học vấn, vốn, quan hệ xã hội mới có khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới, ứng dụng nó vào hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Nhóm nghèo, do thiếu trình độ học vấn, vốn, quan hệ và tính năng động xã hội, nên không có nhiều cơ hội tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, do vậy nhận thức và hành vi sản xuất của hộ gia đình chưa thay đổi. Sản xuất còn mang tính truyền thống, kinh tế chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Khả năng tiếp cận dịch vụ vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế của nhóm hộ nghèo còn nhiều khó khăn. (1) Ngân hàng Thế giới, 2005, Báo cáo phát triển Thế giới: Công
- bằng và phát triển. Hà Nội: Nxb. Văn hóa. (2)* Ủy ban nhân dân xã Yên Thường, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Yên Thường năm 2007. (3) Nguyễn Đức Chiện, 2007, Một số biến đổi ở một làng Việt cổ truyền sau hơn hai mươi năm đổi mới. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 02.10 (Viện Xã hội học). (4) Nguyễn Đức Chiện, 2007, Một số biến đổi ở một làng Việt cổ truyền sau hơn hai mươi năm đổi mới. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 02.10 (Viện Xã hội học). (5) Nguyễn Đức Chiện, 2007, Một số biến đổi ở một làng Việt cổ truyền sau hơn hai mươi năm đổi mới. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 02.10 (Viện Xã hội học). (6) Tô Duy Hợp, 1997, Ninh Hiệp truyền thống và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia; Phạm Liên Kết, Nguyễn Đức Chiện, Trưởng thôn và việc giải quyết mối quan hệ giữa phép nước và lệ làng (Nghiên cứu trường hợp tại một cộng đồng dân cư thuộc nông thôn Bắc Bộ). Đề tài tiềm năng Viện Xã hội học năm 2003. (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 155-thang-10- 2009 ngày 10/10/2009) ThS. Nguyễn Đức Chiện - Viện Xã hội học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - Ths. Phạm Xuân Hoà
59 p | 794 | 42
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - ThS. Bùi Trung Hải
36 p | 355 | 30
-
Chính phủ với vai trò phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
82 p | 206 | 29
-
Bài giảng Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội - ThS. Phan Thị Kim Phương
30 p | 133 | 18
-
Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế với chính sách xã hội
6 p | 191 | 15
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - Ths. Đặng Thị Lệ Xuân
86 p | 145 | 12
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội - Phan Thị Kim Phương
16 p | 104 | 11
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 4: Phúc lợi xã hội cho con người với phát triển kinh tế
30 p | 106 | 11
-
Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam
7 p | 157 | 8
-
Bài giảng Kinh tế công cộng: Chương 3 - ThS. Lê Thị Minh Huệ
48 p | 94 | 6
-
Nhìn lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam sau gần ba mươi năm đổi mới
10 p | 112 | 6
-
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta hiện nay
5 p | 100 | 5
-
Thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế - Nhìn từ góc độ lý luận
7 p | 62 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 p | 14 | 4
-
Công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh - lý luận và thực tiễn
9 p | 41 | 2
-
Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam
5 p | 10 | 2
-
Định hướng xây dựng và thực hiện chính sách đối với người có công nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế
5 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn