intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công cụ quản lý chất lượng

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:149

184
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, người ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề dễ dàng xử lý, nhưng cũng có một số vấn đề không giải quyết được hoàn toàn hoặc không tìm được hướng giải quyết. Thông thường, người ta hay đổ lỗi là do thiếu thời gian hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thường là do thiếu một phương pháp phân tích nên đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công cụ quản lý chất lượng

  1. 3 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
  2. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ 2. LƯU ĐỒ 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 4. BẢNG KIỂM TRA 5. BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT 6. BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT 7. BIỂU ĐỒ PARETO 8. BIỂU ĐỒ QUAN HỆ 9. NĂNG LỰC QUÁ TRÌNH
  3. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ 1 - Khái niệm chung Trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, người ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề dễ dàng xử lý, nhưng cũng có một số vấn đề không giải quyết được hoàn toàn hoặc không tìm được hướng giải quyết. Thông thường, người ta hay đổ lỗi là do thiếu thời gian hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thường là do thiếu một phương pháp phân tích nên đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề.
  4. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ(tt) Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control – SPC) là phương pháp sử dụng các công cụ thống kê vào kiểm soát quá trình, bao gồm thu thập và phân tích các dữ liệu trong quá khứ để tìm ra các qui luật vận động của quá trình và dự đoán các xu hướng trong tương lai. Thông qua phương pháp SPC nhằm nắm được tính ổn định, năng lực của quá trình và các xu hướng của nó. Các kết quả phân tích sẽ giúp nắm được các điểm bất thường trong quá trình. Từ đó, đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm cải tiến năng lực của quá trình bằng các công cụ thống kê.
  5. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ(tt) 2 – Các loại biểu đồ Các loại biểu đồ thường dùng bao gồm: 1. Biểu đồ nhân quả. 2. Lưu đồ. 3. Bảng kiểm tra. 4. Biểu đồ kiểm soát. 5. Biểu đồ tần suất. 6. Biểu đồ Pareto. 7. Biểu đồ quan hệ.
  6. 2. LƯU ĐỒ 1 - Khái niệm Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình vẽ rất hiệu quả về cách thức tiến hành các hoạt động của một quá trình. 2 - Các nguyên tắc xây dựng lưu đồ Mỗi quá trình đều nhận những sản phẩm và dịch vụ đầu ra từ nhà cung cấp (nội bộ hoặc bên ngoài) và mỗi quá trình cũng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài).
  7. 2. LƯU ĐỒ(tt) Xây dựng lưu đồ tuân theo một số nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Người thiết lập lưu đồ phải là người liên quan trực tiếp đến quá trình. Nhóm thiết lập có thể là nhà cung cấp, giám sát viên, khách hàng, người điều phối. Nguyên tắc 2: Tất cả các thành viên của nhóm phải tham gia thiết lập lưu đồ. Người điều phối nhóm giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của nhóm, cụ thể là:
  8. 2. LƯU ĐỒ(tt) - Thứ nhất: người điều phối ít bị người khác ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. - Thứ hai: người điều phối được huấn luyện và đào tạo nên có thể nêu ra được những câu hỏi, gợi ý, tìm kiếm, kích thích các nguồn sáng tạo của mỗi thành viên và giải quyết các xung đột trong nhóm. - Thứ ba: người điều phối đóng vai trò là người tổng hợp ý kiến của mọi người và vẽ thành lưu đồ của quá trình.
  9. 2. LƯU ĐỒ(tt) Nguyên tắc 3: Mọi dữ liệu phải được trình bày rõ ràng để mọi người dễ hiễu và có thể thấy dễ dàng. Nguyên tắc 4: Cần bố trí đủ thời gian để xây dựng lưu đồ. Kinh nghiệm cho thấy thời gian cần thiết để thiết lập lưu đồ thường dài hơn so với dự kiến vì cần có nhiều bộ phận liên quan đến quá trình. Do vậy, các thành viên cần phải có nhiều thời gian để thu thập thông tin về từng chức năng của quá trình.
  10. 2. LƯU ĐỒ(tt) Nguyên tắc 5: Mọi người càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi rất quan trọng trong tiến hành xây dựng lưu đồ. Cái gì xảy ra đầu tiên? Cái gì xảy ra kế tiếp? Do đó, việc đặt câu hỏi nên được thực hiện liên tục trong quá trình xây dựng lưu đồ. Những câu hỏi hữu ích cho việc xây dựng lưu đồ thường là nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào từ đâu đến? Nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào ảnh hưởng đến quá trình như thế nào? Sản phẩm và dịch vụ đầu ra của quá trình này sẽ đi đến đâu? Những điểm kiểm tra quá trình nào cần được thực hiện? Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả kiểm tra không đạt?
  11. 2. LƯU ĐỒ(tt) Một số ký hiệu được sử dụng trong lưu đồ: Hoaït ñoäng Kieåm tra Di chuyeån Trì hoaõn D Löu tröõ
  12. 2. LƯU ĐỒ(tt) 3 - Lưu đồ điển hình Lưu đồ điển hình của quy trình sản xuất chỉ may và thêu của Công ty Coats Phong Phú được giới thiệu ở hình dưới dây.
  13. Hiệu chỉnh Cân thuốc Pha chế nhuộm thuốc nhuộm Đánh xốp Chuẩn bị Nhuộm Hồ Vắt sợi sợi mộc Không đ ạt Kiểm tra tổng quát Quy trình sản xuất chỉ may và thêu của Đạt Công ty Coats Tootal Phong Phú Sấy khô Đánh ống Hoàn tất
  14. 2. LƯU ĐỒ(tt) 4 - Ứng dụng Có nhiều lĩnh vực cần sử dụng lưu đồ, kể cả trong lĩnh vực quản lý sản xuất và quản lý hành chánh như sau: - Lập quy trình sản xuất, sơ đồ mặt bằng, sơ đồ đường ống, sơ đồ kiểm tra chất lượng, … - Lập sơ đồ tổ chức, trong đó thể hiện mối quan hệ quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận trong tổ chức, lập sơ đồ hoạt động của tổ chức, …
  15. 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 1 - Khái niệm 2 – Xây dựng biểu đồ nhân quả 3 - Lợi ích của biểu đồ nhân quả 4 - Ứng dụng biểu đồ nhân quả 5 - Các phương pháp tìm nguyên nhân của một vấn đề
  16. 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ(tt) 1 - Khái niệm Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
  17. 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ(tt) 2 – Xây dựng biểu đồ nhân quả Ø Khi xây dựng biểu đồ nhân quả, cần tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên nhân sẽ phải xác định. V ấn đề
  18. 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ(tt) - Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên bằng cách đặt các câu hỏi 5W và 1H. Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên hướng vào mũi tên chính (xương sống của cá). Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2 Vấn đề Nguyên nhân 3 Nguyên nhân 4
  19. 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ(tt) ­ Böôùc 3: Tieáp tuïc suy nghó nhöõng nguyeân nhaân cuï theå hôn (nguyeân nhaân caáp 1) coù theå gaây ra nguyeân nhaân chính, ñöôïc theå hieän baèng nhöõng muõi teân höôùng vaøo nguyeân nhaân chính.
  20. Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2 Nguyên nhân phụ 2.1 Nguyên nhân phụ 1.1 Nguyên nhân phụ 1.2 Vấn đề Nguyên nhân phụ 3.1 Nguyên nhân phụ 4.1 Nguyên nhân 3 Nguyên nhân 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2