intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công dụng của Sữa cho phụ nữ mang thai

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

94
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã từ lâu sữa đã được công nhận là một thực phẩm hoàn hảo nhất trong thiên nhiên, vì trong sữa gần như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng với một tỷ lệ cân đối và tuyệt vời nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu các chất, là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể chất của một cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công dụng của Sữa cho phụ nữ mang thai

  1. Sữa cho phụ nữ mang thai
  2. Đã từ lâu sữa đã được công nhận là một thực phẩm hoàn hảo nhất trong thiên nhiên, vì trong sữa gần như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng với một tỷ lệ cân đối và tuyệt vời nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu các chất, là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể chất của một cơ thể. Vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai và đang cho con bú ngoài việc ăn đủ chất và lượng cần thiết, mỗi ngày nên uống thêm sữa. Nha Khoa Làm đẹp Vóc dáng  Da  Tóc  Sức khỏe Dinh dưỡng  Bí Quyết Sống Khóe  Sức khỏe giới tính  Y Học
  3. Trẻ em  Truyền nhiễm  Hô hấp  Mắt  Da liễu  Tiết niệu  Tiêu hóa  Tim mạch  Ung thư  Xương khớp  Thận – Tiết niệu  Nam giới  Phụ nữ  Tiểu đường 
  4. Tai-mũi-họng  Người cao tuổi  Mẹ và bé Truyện cười sức khỏe Tinh thần Tin tức mới Home » Dinh dưỡng » Sữa cho phụ nữ mang thai Sữa cho phụ nữ mang thai Posted by Tôi Yêu Sức Khỏe on Dec 25th, 2010 // View Comments Đã từ lâu sữa đã được công nhận là một thực phẩm hoàn hảo nhất trong thiên nhiên, vì trong sữa gần như có đủ tất cả các chất dinh dưỡng với một tỷ lệ cân đối và tuyệt vời nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu các chất, là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể chất của một cơ thể. Vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai và đang cho con bú ngoài việc ăn đủ chất và lượng cần thiết, mỗi ngày nên uống thêm sữa.
  5. Với hơn hai trăm loại thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, rau củ và trái cây) thì sữa được xếp chen vào giữa cả 4 nhóm, vì trong thành phần của sữa có đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: - Chất đạm (protein) trong sữa là một loại đạm có giá trị sinh học cao nhất trong tất cả các loại đạm (tương đương với đạm của trứng). Đạm sữa là một loại đạm tốt mà cơ thể có khả năng sử dụng gần như hoàn toàn sau khi hấp thu vào cơ thể, đặc biệt rất giàu các acid amin cần thiết cho sự hoạt động và phát triển như lysine… - Lactose là một loại chất đường của sữa, với sữa bột đôi khi nhà sản xuất còn thêm đường glucose… cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. - Các loại sữa tươi, sữa nguyên kem (không tách bơ) giàu chất béo động vật (lipid) là nguồn cung cấp năng lượng chính của sự tăng trưởng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ. - Sữa có gần như đủ các loại sinh tố cần thiết: sinh tố A, C, D, E, acid folic… đặc biệt nhiều các sinh tố nhóm B là vi chất dinh dưỡng thường thiếu trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Sữa là một trong số ít các loại thực
  6. phẩm giàu canxi trong thiên nhiên. Sữa đặc biệt giàu canxi và phospho là những chất khoáng không thể thiếu trong xây dựng và cấu trúc nên hệ thống xương, răng… với tỷ lệ canxi/phospho hợp lý nhất cho sự hấp thu vào cơ thể. - Một lít sữa tươi cung cấp trung bình khoảng 670 kilocalo năng lượng cho hoạt động cơ thể (tương đương khoảng 3,5 chén cơm trắng lớn), 1.000mg canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của một cơ thể. Tại sao phụ nữ mang thai và trẻ em cần uống sữa? Nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người theo dinh dưỡng khuyến cáo cho người lớn là 500mg canxi/người/ngày, vì nếu chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt được số lượng canxi cần thiết nêu trên. Nhất là phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu canxi tăng rất cao (1.000 – 1.200mg canxi/ngày) nếu cần thiết phải uống sữa mỗi ngày. Sữa giúp cho bộ xương trẻ phát triển về chiều dài, chiều rộng, tăng bề dày của vỏ xương và làm cho thân xương thêm cứng chắc. Đến sau 25 – 30 tuổi, quá trình tạo xương trở nên kém hơn quá trình hủy xương, sự mất xương từ từ bắt đầu xảy ra. Dùng sữa hàng ngày sẽ làm cho quá trình loãng xương chậm lại, hạn chế “ mọc gai cột sống”, “gãy cổ xương đùi” xảy ra đặc biệt sau tuổi mãn kinh.
  7. Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú - Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê… sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím…) được đóng gói vào hộp, bịch, chai… Sữa tươi thuộc nhóm sữa béo, nên dùng cho trẻ trên một tuổi. - Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau. - Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
  8. - Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật. - Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo). - Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase. Cách sử dụng và bảo quản sữa Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói… cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng, hộp sữa nguyên vẹn không bị méo mó hoặc vết lõm, thủng lỗ, được bày bán ở nơi mát mẻ không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng. Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau: - Sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong
  9. vòng 24 giờ, có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của loại sữa này nếu thời gian nấu sôi không đủ 30 phút, vệ sinh chai đựng không sạch và không để lâu hơn 24 giờ sau khi nấu. Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. - Các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình hay ly pha trước khi pha sữa. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy. Đa số sữa bột hiện nay khuyên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung và đong lượng sữa bột bỏ vào theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa. Không nên pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt). Nên pha sữa lần nào uống hết lần đó, có thể trừ sữa đã pha trong tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần. - Các loại sữa chua nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong vòng 4 – 7 ngày sau khi làm.
  10. - Hộp sữa đặc có đường sau khi mở nắp cần được đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong vòng 5 – 7 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2