Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐA HỒNG CẦU TRÊN BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Hoàng Khắc Chuẩn*, Thái Minh Sâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Đa hồng cầu là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân sau ghép thận, có thể có liên quan đến tình<br />
trạng tăng huyết áp và thuyên tắc, được xác định khi hematocrit ≥ 51% hoặc Hemoglobin ≥ 160 g/L hoặc cả hai.<br />
Mục tiêu: xác định tỉ lệ mắc đa hồng cầu và hiệu quả của thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thể<br />
AT1 trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, mô tả, được tiến hành trên 550 bệnh nhân<br />
từ 01/01/2004 đến 31/01/2015 tại phòng khám Ghép thận, bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Kết quả: tỉ lệ mắc đa hồng cầu trên bệnh nhân sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy 9,63% (53/550) (5 nữ<br />
(9%), 48 nam (91%)) với thời gian khởi phát trung bình sau ghép: 16,3 tháng (2,8 đến 67,4 tháng). Bệnh nhân<br />
được điều trị với ACEI và ức chế thụ thể AT1 có các giá trị trung bình của hồng cầu (HC), hemoglobin (Hb) và<br />
hematocrit (Hct) trước can thiệp lần lượt là: 6,08.106/mm3, 172,8 g/L, 54,5%; sau can thiệp, các giá trị trên lần<br />
lượt là: 5,4.106/mm3, 149,8 g/L, 47,4% với thời gian điều trị 9,35 tuần (có hiệu quả sớm nhất sau 1,3 tuần (9<br />
ngày) và chậm nhất 23,6 tuần).<br />
Kết luận: Đa hồng cầu sau ghép thận là một hiện tượng lành tính, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ, thường<br />
xảy ra sớm trong vòng 1 – 2 năm đầu sau ghép, có thể điều trị hiệu quả với thuốc ACEI và ức chế AT1.<br />
Từ khóa: đa hồng cầu, ghép thận, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể.<br />
ABSTRACT<br />
ERYTHROCYTOSIS AFTER RENAL TRANSPLANTATION AT CHO RAY HOSPITAL.<br />
Hoang Khac Chuan, Thai Minh Sam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 11 - 16<br />
<br />
Introduction: Erythrocytosis, a common complication after kidney transplantation associated with<br />
hypertention and thrombosis, is considered when hematocrit level equal to or greater than 51%, or a hemoglobin<br />
level equal to or greater than 16o g/L, or both, without other causes.<br />
Objective: to sudy the prevalence of erythrocytosis after kidney transplantationat Cho Ray hospital as well<br />
as the efficacy of treatment with angiotensin converting enzyme inhibitors (ACEI) and angiotensin (AT) receptor<br />
antagonists.<br />
Methods: a cross-sectional descriptive study on 550 patients after kidney transplantation evaluated from<br />
January 2004 to January 2015 at Cho Ray hospital.<br />
Results: The prevalence of post-transplant erythrocytosis (PTE) at Cho Ray hospital was 9.63% (5 female (9%),<br />
48 male (91%)), appeared at an average of 16.3 months (range, 2.8-67.4 months) after transplant. Before treatment,<br />
mean red blood cell count (RBC), hemoglobin (Hb) and hematocrit (Hct) were: 6.08.106/mm3, 172.8 g/L, 54.5%,<br />
respectively. These patients underwent ACEI and AT receptor antagonists therapy in the average time of 9.35<br />
weeks to decrease these erythrocyte indices to normal values (Hct