Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG <br />
BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG <br />
Nguyễn Thị Ngọc Tiến*, Tạ Văn Trầm** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Tai biến hạ đường huyết (HĐH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là vấn đề đáng được <br />
quan tâm. <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của nhóm bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị bằng thuốc HĐH dạng uống hay <br />
insulin, bị HĐH phải nhập viện. Khảo sát các đặc điểm HĐH. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
Kết quả: Tuổi trung bình: 70,09 ± 11,09 tuổi, nữ chiếm 67,1%; đường huyết gần đạt mục tiêu điều trị với <br />
HbA1c trung bình là 7,1%; cao huyết áp chiếm 71%. 57,9% bệnh nhân đã từng HĐH trước đó. HĐH mức nặng <br />
chiếm 76,3%. 79,8% không được sơ cứu trước khi nhập viện và 70,5% thiếu kiến thức về cách phát hiện, xử lý <br />
tình trạng HĐH. <br />
Kết luận: Đa số bệnh nhân thiếu kiến thức về cách phát hiện và xử lý HĐH. <br />
Từ khóa: Hạ đường huyết, đái tháo đường. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CHARACTERISTICS OF HYPOGLYCEMIA IN DIABETIC PATIENT <br />
IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL <br />
Nguyen Thi Ngoc Tien, Ta Van Tram <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 60 ‐ 66 <br />
Background: Hypoglycemia in patients with diabetes mellitus is a matter of concern. <br />
Objective: Characterization of diabetic patients being treated with oral medication or insulin that being <br />
hypoglycemia was hospitalized; survey characteristics hypoglycemia. <br />
Methods: Descriptive cross‐sectional study. <br />
Results: Mean age: 70.09 ± 11.09 years, women accounted for 67.1%; close to achieving glycemic treatment <br />
with average HbA1c of 7.1%; hypertension accounted for 71%. 57.9% of patients had previous hypoglycemia. <br />
Severe hypoglycemia accounted for 76.3%. 79.8% of whom do not get aid before admission and 70.5% lack of <br />
knowledge about how to detect and handle the hypoglycemia. <br />
Conclusion: Most patients lack knowledge about how to detect and handle the hypoglycemia <br />
Keywords: Hypoglycemia, diabetes <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Trên thế giới hiện nay, khi chúng ta đang <br />
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh <br />
tế và khoa học ‐ kỹ thuật nhằm giúp nâng cao <br />
chất lượng cuộc sống thì nhân loại lại phải <br />
đương đầu với sự xuất hiện ngày càng nhiều <br />
những căn bệnh mạn tính đe dọa sức khỏe, tính <br />
mạng con người, trong đó có bệnh ĐTĐ. <br />
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm <br />
<br />
60<br />
<br />
Bệnh ĐTĐ là một thách thức lớn đối với y <br />
học cũng như cho cộng đồng do số lượng người <br />
mắc bệnh ngày càng tăng nhanh và những biến <br />
chứng nặng nề kèm theo. Theo Liên đoàn ĐTĐ <br />
Thế giới (IDF: International Diabetes Federation) <br />
năm 2013, thế giới hiện có khoảng 382 triệu <br />
người mắc bệnh ĐTĐ (8,3% dân số), đã tăng gấp <br />
3 lần so với năm 2010 và dự kiến đến năm 2035 <br />
<br />
** Sở Y tế Tiền Giang <br />
ĐT: 0913 771 779<br />
<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
sẽ tăng lên 55% đạt đến số người mắc bệnh ĐTĐ <br />
là 592 triệu người (10,1%). Gánh nặng do bệnh <br />
ĐTĐ gây ra ngày một tăng, đặc biệt là ở các <br />
nước có thu nhập thấp và trung bình, cứ 4 trong <br />
5 người mắc bệnh thì thuộc những quốc gia này <br />
và Việt Nam là một trong những nước đó. Tại <br />
Việt Nam, bệnh viện Nội tiết Trung ương đã <br />
công bố tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp 2 lần trong <br />
10 năm qua (năm 2002 là 2,7% đến 2012 là <br />
5,78%). Đây là con số đáng báo động vì theo xu <br />
hướng chung tỉ lệ này cần phải mất 15 năm mới <br />
tăng gấp đôi. <br />
Bệnh ĐTĐ trong giới y học gọi là “kẻ giết <br />
người thầm lặng” do diễn tiến bệnh thường âm <br />
ỉ, chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến <br />
chứng trên thần kinh, tim mạch và thị giác. Y <br />
học ngày nay đã tạo ra được nhiều nhóm thuốc <br />
điều trị mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Tuy <br />
nhiên, vẫn còn một số vấn đề đáng để chúng ta <br />
quan tâm, đặc biệt là tai biến HĐH với các triệu <br />
chứng run tay chân, vã mồ hôi, trầm trọng hơn <br />
là hôn mê hay tử vong. Theo nghiên cứu Accord, <br />
sự xuất hiện HĐH nặng là một trong những yếu <br />
tố dự báo mạnh nhất của tai biến tim mạch. Như <br />
vậy, tai biến HĐH không chỉ ảnh hưởng sức <br />
khỏe mà còn tăng chi phí điều trị, tăng gánh <br />
nặng cho bệnh nhân, gia đình, tạo cảm giác căng <br />
thẳng. Từ đó dễ dẫn đến các tác động tiêu cực <br />
trong quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ khiến bệnh <br />
nhân không tuân thủ điều trị và sự miễn cưỡng <br />
tăng cường điều trị ở các nhân viên y tế. <br />
Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc điều trị bệnh <br />
ĐTĐ đạt hiệu quả cao, an toàn và hạn chế đến <br />
mức thấp nhất tai biến HĐH mà căn bệnh này có <br />
thể gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với <br />
đề tài: “Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ bị hạ đường <br />
huyết tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang”. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Dân số chọn mẫu <br />
Bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH vào khoa Cấp cứu <br />
bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ <br />
ngày 20/8/2013 đến ngày 1/7/2014. <br />
<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
‐ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo các <br />
tiêu chuẩn ADA 2013. <br />
‐ Bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú <br />
bằng thuốc uống đơn thuần hoặc thuốc chích <br />
đơn thuần hay phối hợp cả hai, bị tình trạng <br />
HĐH phải nhập viện. <br />
‐ Xét nghiệm máu với kết quả đường huyết <br />
lúc nhập viện nhỏ hơn 70mg/dl và có hay không <br />
có kèm theo triệu chứng HĐH. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân HĐH nhưng không mắc bệnh <br />
ĐTĐ; bệnh nhân ĐTĐ không dùng thuốc điều <br />
trị; bệnh nhân đang điều trị nội trú bị HĐH. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu <br />
Phần mềm SPSS 16.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu <br />
Tuổi <br />
Bảng 1‐ Nhóm tuổi <br />
Tuổi<br />
< 55<br />
55 - 70<br />
≥ 70<br />
Tổng<br />
Trung bình ± SD<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
8<br />
10,5<br />
29<br />
38<br />
39<br />
51,5<br />
76<br />
100<br />
70,09 ± 11,09<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
Giới tính, phân loại ĐTĐ <br />
<br />
‐ Mô tả đặc điểm của nhóm bệnh nhân đái <br />
tháo đường đang điều trị bằng thuốc hạ đường <br />
huyết dạng uống hay insulin, bị hạ đường huyết <br />
phải nhập viện. <br />
<br />
Bảng 2‐ Giới tính, phân loại ĐTĐ <br />
<br />
‐ Khảo sát các đặc điểm hạ đường huyết. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
25<br />
51<br />
32,9<br />
67,1<br />
<br />
<br />
Phân nhóm<br />
Typ 1<br />
Typ 2<br />
4<br />
72<br />
5,26<br />
94,74<br />
<br />
61<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thói <br />
quen sinh hoạt <br />
Bảng 3‐ Nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, <br />
thói quen sinh hoạt <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
64,21<br />
35,79<br />
17,11<br />
48,68<br />
15,70<br />
11,84<br />
6,58<br />
14,47<br />
7,89<br />
10,53<br />
67,11<br />
13,16<br />
13,95<br />
28,95<br />
<br />
Nội ô<br />
Ngoại ô<br />
Mù chữ<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Trên cấp 3<br />
Lao động chân tay<br />
Buôn bán<br />
Công việc văn phòng<br />
Mất sức lao động<br />
Có hút thuốc lá<br />
Có uống rượu<br />
Có tập thể dục<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
<br />
Trình độ văn hóa<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Thói quen sinh hoạt<br />
<br />
TB<br />
SD<br />
Min<br />
Max<br />
<br />
Số ngày nằm viện <br />
Bảng 8‐ Số ngày nằm viện <br />
Giá trị<br />
Trung vị<br />
Nhỏ nhất<br />
Lớn nhất<br />
<br />
BMI<br />
kg/m2<br />
22,45<br />
3,75<br />
15,40<br />
35,71<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
18,4<br />
55,3<br />
26,3<br />
100<br />
<br />
Bệnh kèm theo <br />
80<br />
<br />
71%<br />
<br />
70<br />
60<br />
45%<br />
<br />
50<br />
40<br />
<br />
26,3%<br />
<br />
30<br />
20<br />
<br />
27,6%<br />
<br />
13%<br />
<br />
10<br />
<br />
3,4%<br />
<br />
2,8%<br />
<br />
0<br />
CHA<br />
<br />
RLLP<br />
<br />
Xơ gan<br />
<br />
Bệnh thận<br />
<br />
Biểu đồ 1: Bệnh kèm theo <br />
<br />
62<br />
<br />
Đột quỵ<br />
<br />
Bệnh mạch<br />
vành<br />
<br />
Bệnh lý về<br />
mắt<br />
<br />
Số ngày nằm viện<br />
5<br />
1<br />
14<br />
<br />
Đặc điểm HĐH <br />
Bảng 9‐ Các đặc điểm HĐH <br />
<br />
Bảng 5: HbA1C <br />
Số lượng<br />
14<br />
42<br />
20<br />
76<br />
<br />
Số năm (năm)<br />
8<br />
1<br />
40<br />
<br />
Có sự tương quan thuận giữa số năm mắc <br />
bệnh ĐTĐ và tiền sử HĐH ở mức độ vừa (r = <br />
0,421; p 0,05. So với kết quả nghiên cứu <br />
của tác giả Pai‐Feng Hsu(3) tiến hành trên 1.844 <br />
bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH trong vòng 10 năm từ <br />
năm 1998 đến 2009. Kết quả thu được là bệnh <br />
nhân đã từng HĐH thì có nguy cơ tai biến trên <br />
tim mạch cao gấp 2 lần người chưa từng HĐH. <br />
Sự khác biệt kết quả có thể vì số lượng bệnh <br />
nhân ít và thời gian nghiên cứu còn ngắn. <br />
HĐH dù mức độ nặng hay nhẹ đều liên <br />
quan đến việc làm tăng nguy cơ tai biến trên tim <br />
mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành(3). Tương tự <br />
với kết quả nghiên cứu của Accord, sự xuất hiện <br />
HĐH nặng là một trong những yếu tố dự báo <br />
mạnh nhất của tai biến tim mạch(10). Cùng với <br />
thời gian mắc bệnh khá lâu trung bình gần 8 <br />
năm và phần kết luận trên thì có thể giải thích <br />
nguyên nhân bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH có tỉ lệ <br />
mắc bệnh tim mạch cao, tương tự với kết quả <br />
nghiên cứu trong nước như của tác giả Trương <br />
Thị Vành Khuyên(8) là 25% và tác giả Nguyễn <br />
Mây Hồng(6) là 27,3%. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />