intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm bệnh tay chân miệng nặng tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tay chân miệng độ 3, độ 4 có tỉ lệ tử vong và biến chứng cao. Điều trị có nhiều tiến bộ, lọc máu liên tục áp dụng thuần thục nhưng kết quả chưa thống nhất. Những năm gần đây chưa nhiều nghiên cứu về nhóm bệnh nặng và tổn thương đa cơ quan. Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ở bệnh nhi tay chân miệng nặng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm bệnh tay chân miệng nặng tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 ĐẶC ĐIỂM BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Phạm Tuyết Ngân1, Phạm Văn Quang1 TÓM TẮT 36 Từ khóa: bệnh tay chân miệng nặng, lọc Đặt vấn đề: Bệnh tay chân miệng độ 3, độ 4 máu liên tục. có tỉ lệ tử vong và biến chứng cao. Điều trị có nhiều tiến bộ, lọc máu liên tục áp dụng thuần SUMMARY thục nhưng kết quả chưa thống nhất. Những năm CHARACTERISTICS OF SEVERE gần đây chưa nhiều nghiên cứu về nhóm bệnh HAND FOOT MOUTH DISEASE IN nặng và tổn thương đa cơ quan. INTENSIVE CARE UNIT OF Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc CHILDREN'S HOSPITAL 1 điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ở Objectives: To describe the epidemiology, bệnh nhi tay chân miệng nặng. clinical, subclinical characteristics and the Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi treatment of patients with severe hand foot cứu, mô tả hàng loạt ca trên 52 trường hợp bệnh mouth disease. tay chân miệng độ 3 hoặc độ 4 nhập khoa Hồi Method: cases series study. There were 52 sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ children who were diagnosed with severe hand 01/01/2018 đến 30/06/2022. foot mouth disease grade 3 or 4 and admitted to Kết quả: Biểu hiện lâm sàng nặng: phù phổi the Intensive Care Unit of Children’s Hospital 1 (34,6%); sốc (32,7%), mạch trên 170 lần/phút from January 1st 2018 to June 30th 2022. (44,2%); rối loạn tri giác (38,5%), co giật Results: Severe clinical findings: pulmonary (36,5%). 23,9% troponin I dương tính. Lọc máu edema (34.6%); shock (32.7%), tachycardia > liên tục 30,8%; cải thiện nhiệt độ, nhịp tim và 170 beats/min (44.2%); cognitive disorder tình trạng toan máu. Tỉ lệ di chứng 30,8%. Tử (38.5%), convulsion (36.5%). 23,9% positively vong 5,8%. Phân tích hồi quy logistic đa biến, troponin I. 30.8% of patients had been given các yếu tố liên quan tử vong – di chứng là: phù continuous renal replacement therapy (CRRT), phổi cấp; troponin I dương tính. showing improvement on temperature, cardiac Kết luận: Các bệnh nhân có tình trạng phù rate, betterment on metabolic acidosis. Sequelae phổi cấp, troponin I dương tính cần được hồi sức tích cực, xem xét chỉ định lọc máu liên tục sớm rate was 30.8%. Mortality rate was 5.8%. In vì nguy cơ tử vong và di chứng cao. multivariate logistic regression analysis, there are two mortality and sequelae ‐ related factors: pulmonary edema, positively troponin I. 1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Conclusions: Patients with acute pulmonary Chịu trách nhiệm chính: Phạm Tuyết Ngân edema, positively troponin I need to be SĐT: 0775191379 resuscitated, considered early CRRT because of Email: nganpham629@gmail.com the high risk of mortality and sequelae. Ngày nhận bài: 23/8/2023 Keywords: severe hand foot mouth disease, Ngày phản biện khoa học: 25/8/2023 continuous renal replacement therapy. Ngày duyệt bài: 29/8/2023 276
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm Đối tượng nghiên cứu biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới Bệnh nhi được chẩn đoán bệnh tay chân dạng bóng nước nhưng cũng có thể gây ra miệng độ 3 hoặc độ 4 nhập viện tại khoa Hồi nhiều biến chứng nguy hiểm [2]. Bệnh lan sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng rộng khắp các quốc gia trên thế giới trong đó 1 từ 01/01/2018 đến 30/06/2022. có Việt Nam. Tác nhân gây bệnh – Cỡ mẫu Enterovirus gây tổn thương nhiều cơ quan và Lấy trọn mẫu trong thời gian thực hiện hệ thống trong cơ thể; diễn tiến bệnh có thể nghiên cứu. trở nặng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng [2] Tiêu chí chọn mẫu . Trong phân tích tổng hợp của tác giả Eben Jones (1966 – 2015), tỉ lệ tử vong và di Tất cả trẻ em nhập viện tại khoa Hồi sức chứng thần kinh ở tay chân miệng độ 4 lần tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 lượt là 32,7% và 38,5% [5]. được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3 Hiện nay vấn đề điều trị bệnh có nhiều hoặc độ 4 theo Bộ Y tế Việt Nam. tiến bộ, lọc máu liên tục – phương pháp Thiết kế nghiên cứu chuyên sâu áp dụng tại khoa Hồi sức tích cực Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. thể hiện kết quả khả quan. Cần có thêm đánh Thu thập dữ liệu giá về các biện pháp điều trị kinh điển cũng Tất cả trẻ được nhận vào nghiên cứu sẽ như lọc máu liệu có thật sự giúp thay đổi kết được ghi nhận bệnh sử, tiền căn, tình trạng cục bệnh hay không. Những năm gần đây lâm sàng, kết quả cận lâm sàng, diễn tiến và chưa nhiều nghiên cứu bao quát về nhóm kết cục điều trị qua phiếu thu thập số liệu. bệnh phân độ nặng cũng như tập trung vào Xử lí số liệu tổn thương đa cơ quan trong bối cảnh điều trị Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. đã có nhiều tiến bộ vượt bậc; do đó chúng tôi Thống kê mô tả: Biến số định tính được quyết định thực hiện đề tài này. trình bày dưới dạng tần số hoặc tỉ lệ. Biến số Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Khảo sát đặc điểm định lượng trình bày bằng số trung bình và dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn, trung vị trị ở bệnh nhi tay chân miệng nặng tại khoa và khoảng tứ vị nếu phân phối không chuẩn. Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi Thống kê phân tích: Sự khác biệt giữa Đồng 1 từ 01/01/2018 đến 30/06/2022. các biến số định tính được kiểm định bằng Mục tiêu cụ thể: phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher - Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm chính xác khi một giá trị kì vọng nhỏ hơn 5. sàng, cận lâm sàng và tổn thương các cơ Sự khác biệt của biến số định lượng phân quan. phối chuẩn giữa nhiều nhóm được kiểm định - Mô tả các đặc điểm điều trị và kết quả bằng phép kiểm Anova. Ngưỡng có ý nghĩa điều trị. thống kê khi p < 0,05. Phân tích đơn biến và - Xác định các yếu tố liên quan đến kết đa biến với hồi quy logistic, tỉ số chênh OR quả điều trị và khoảng tin cậy 95%. 277
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2022, có 52 bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương các cơ quan Bảng 3: Đặc điểm dịch tễ (n = 52) Đặc điểm dịch tễ Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam / Nữ 34 / 18 65,4 / 34,6 Nhóm tuổi > 6 tháng -  3 tuổi 43 82,7 Độ bệnh nặng nhất Độ 3 / Độ 4 29 / 23 55,8 / 44,2 Bảng 4: Các triệu chứng lâm sàng (n = 52) Triệu chứng lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Hô hấp Thở nhanh 14 26,9 Cơn ngưng thở 15 28,8 Thở rút lõm ngực 7 13,5 Khò khè 3 5,8 Ngưng thở, thở nấc 9 17,3 Phù phổi 18 34,6 Tuần hoàn Mạch - > 130 -  150 11 21,2 - > 150 -  170 14 26,9 - > 170 23 44,2 Tăng huyết áp 29 55,8 Sốc 17 32,7 Thần kinh Giật mình 44 84,6 Run chi 14 26,9 Rối loạn tri giác 20 38,5 Thất điều 18 34,6 Co giật / co gồng 19 36,5 Nhiệt độ (độ C) 38 – 38,9 độ C 26 50 ≥ 39,0 độ C 24 46,2 Da niêm Bóng nước ở da 48 92,3 Loét miệng 44 84,6 278
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 5: Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm cận lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Khí máu động mạch (n = 52) pH < 7,35 15 28,9 pCO2 (mmHg) > 45 4 7,7 pO2 (mmHg) < 60 3 5,8 HCO3 (mmHg)  20 52 100 PaO2/FiO2 < 300 31 59,6 Xquang phổi (n = 50) Phù phổi cấp 11 22 Troponin I (n = 46) Dương tính 11 23,9 Dịch não tủy (n = 33) Viêm màng não 23 69,7 PCR EV71 (n = 40) Dương tính 21 52,5 Xét nghiệm sinh hóa (n = 52) ALT (U/L) Tăng 6 11,5 Creatinin (µmol/L) Tăng 11 21,2 Đường huyết (mg/dL) > 160 14 26,9 Lactat (mmol/L) ≥3 24 46,2 CRP (mg/L) ≥ 20 6 11,5 Bảng 6: Thang điểm pSOFA đánh giá tổn thương các cơ quan (n = 52) Điểm pSOFA Tần số Tỉ lệ (%) 0–4 10 19,2 5–8 33 63,5 9 – 12 6 11,5 13 – 16 1 1,9 > 16 2 3,8 Trung bình ± ĐLC 6,5 ± 2,5 GTNN-GTLN 2 – 18 Biểu đồ 1: Các cơ quan tổn thương (n=52) 279
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 Đặc điểm điều trị và kết quả điều trị Bảng 7: Đặc điểm điều trị (n = 52) Đặc điểm điều trị Tần số Tỉ lệ (%) Hỗ trợ hô hấp NCPAP 8 15,4 Thở máy 44 84,6 Hỗ trợ tuần hoàn Vận mạch 46 88,5 - Dobutamin 21 40,4 - Milrinon 29 55,8 - Adrenalin 16 30,8 Hỗ trợ thần kinh Phenobarbital 52 100 Midazolam / Diazepam 19 36,5 Natri ưu trương 10 19,2 Hỗ trợ khác Immunoglobulin 50 96,2 Lọc máu liên tục 16 30,8 - Phương thức lọc máu CVVH 15 93,8 - Thời gian khi có chỉ định đến khi lọc máu (giờ) 2,2 ± 1,0 (0,8 – 4,5) Bảng 8: Đặc điểm trước và sau lọc máu (n = 16) Đặc điểm T0 T12 T24 T kết p (a) Nhiệt độ (oC) 39,1 ± 1,0 36,9 ± 1,2 36,5 ± 0,9 36,2 ± 1,0
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị Bảng 9: Đặc điểm liên quan đến tử vong – di chứng (n = 52) Nhóm tử vong – Nhóm sống không OR Đặc điểm p di chứng (n=19) di chứng (n=33) (KTC 95%) Phù phổi cấp 13 (68,4%) 5 (15,2%) < 0,001 (b) 12,1 (3,1 – 47,1) Mạch > 170 (lần/phút) 12 (63,2%) 11 (33,3%) 0,037 (b) 3,4 (1,1 - 11,2) Sốc 12 (63,2%) 5 (15,2%) < 0,001 (b) 9,6 (2,5 - 36,4) Biểu hiện thần kinh 19 (100%) 30 (90,9%) 0,291 (c) Sang thương da niêm 16 (84,2%) 32 (97,0%) 0,132 (c) PaO2 / FiO2 < 300 15 (78,9%) 16 (48,5%) 0,031 (b) 3,9 (1,1 - 14,6) Troponin I dương tính 10 (52,6%) 1 (3,0%) < 0,001(c) 35,6 (4,0 - 315,9) Viêm màng não 8 (42,1%) 15 (45,5%) 0,282 (b) Tổn thương gan 5 (26,3%) 1 (3,0%) 0,020 (c) 11,4 (1,2 - 107,0) Tổn thương thận 9 (47,4%) 2 (6,1%) 0,001 (c) 13,9 (2,6 - 75,6) Đường huyết >160(mg/dL) 10 (52,6%) 4 (12,1%) 0,002 (b) 8,1 (2,0 - 32,0) Lactat ≥ 3 (mmol/L) 13 (68,4%) 11 (33,3%) 0,015 (b) 4,3 (1,3 - 14,5) PCR EV71 dương tính 13 (68,4%) 8 (24,2%) 0,002 (b) 6,8 (1,9 - 23,7) Bảng 10: Các yếu tố độc lập liên quan đến tử vong – di chứng (n = 52) Biến số OR KTC 95% p Phù phổi cấp 6,1 1,3 – 28,1 0,021 Troponin I dương tính 17,6 1,8 – 174,8 0,014 IV. BÀN LUẬN Biểu hiện hô hấp: 34,6% phù phổi. Một Dịch tễ học số bệnh nhi thở rút lõm, khò khè, đôi khi bị Giới tính: tỉ số nam so với nữ là 1,9:1. Có chẩn đoán nhầm với các bệnh lí đường hô thể do bệnh xảy ra chủ yếu tại châu Á và đây hấp. Trẻ thường có cơn ngưng thở (28,8%) là khu vực mà ba mẹ thường quan tâm, chăm hoặc thở nhanh (26,9%). sóc con trai nhiều hơn con gái. Biểu hiện tuần hoàn: Nghiên cứu ghi Tuổi: Nhóm trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi mắc nhận 32,7% bệnh nhi sốc. 44,2% trẻ mạch bệnh nhiều nhất (82,7%). Lí giải do trẻ dưới nhanh trên 170 (lần/phút). 55,8% trẻ có huyết 6 tháng có kháng thể do mẹ truyền sang, và áp tăng. Mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao trẻ trên 5 tuổi có hệ miễn dịch tương đối ổn huyết áp và sốc là các yếu tố liên quan tử định [2]. vong theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Độ bệnh lúc nặng nhất: độ 3 chiếm Bạch Huệ [7]. Các dấu hiệu hô hấp – tuần 55,8%; độ 4 chiếm 44,2%. hoàn gây ra bởi đáp ứng viêm mạnh mẽ của Lâm sàng cytokin, phóng thích quá mức catecholamin, 281
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 và sự xâm nhập của vi rút vào trung tâm hô Sinh hóa: 26,9% các ca tăng đường huyết hấp – tuần hoàn tại thân não. trên 160 (mg/dL). Nhiều y văn nhận thấy Biểu hiện thần kinh: rất đa dạng. Dấu tăng đường huyết thường gặp ở những hiệu giật mình (84,6%) được ghi nhận nhiều trường hợp nặng và là yếu tố liên quan tử nhất. Nguyên nhân do Enterovirus là vi rút vong [7]. Giả thuyết tăng đường huyết có thể hướng thần kinh, tấn công vào vùng thân do phản ứng viêm gây tăng tiết não, não – tủy. Sốt là dấu hiệu lâm sàng phổ catecholamin, tăng adrenalin, tăng glucagon, biến trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm giảm insulin máu, rối loạn thần kinh thực 96,2%. Sốt cao và thời gian sốt kéo dài vật, từ đó tăng tiết glucose máu. thường gặp trong các trường hợp bệnh nặng. Vi sinh: Xét nghiệm vi sinh giúp chẩn Đáng chú ý 3,8% trẻ không sốt nhưng vẫn đoán xác định bệnh, có ý nghĩa trong nghiên diễn tiến nặng, cho thấy diễn biến bệnh khó cứu dịch tễ và phòng ngừa bệnh nhưng kết lường và nên theo dõi bệnh nhân kĩ dù có sốt quả không có ngay và không phải tất cả bệnh hay không. nhi đều được làm xét nghiệm này. 52,5% Biểu hiện da niêm: Ban da chiếm 92,3% trường hợp dương tính với Enterovirus 71 - và loét miệng 84,6% là biểu hiện thường gặp. tác nhân gây ra những trận dịch lớn, liên Một số trường hợp có sang thương da kín quan đến biến chứng thần kinh, phù phổi cấp đáo, hay vết loét miệng nhỏ nên khó phát và suy tim [4]. hiện ra. Tổn thương các cơ quan Cận lâm sàng Enterovirus theo dòng máu đến các cơ Khí máu động mạch: ghi nhận tình trạng quan thuộc hệ lưới nội mô, sau đó lan truyền toan trong 28,9% các ca bệnh, đa số là toan đến các cơ quan như hệ thần kinh trung chuyển hóa. Biểu hiện toan thường xảy ra ở ương, tim, phổi, gan, tụy, thận và da...; gây bệnh nhân sốc và sốt cao chưa kiểm soát tổn thương nhiều cơ quan và hệ thống. Để nhiệt độ. đánh giá mức độ rối loạn chức năng cơ quan X quang phổi: 22% có hình ảnh phù phổi trong nhiễm khuẩn huyết, Hội nghị đồng cấp. Sự xuất hiện các biến chứng phù phổi, thuận quốc tế lần 3 đề nghị thang điểm xuất huyết phổi được cho là thứ phát sau tổn SOFA; sau đó hiệu chỉnh cho trẻ em với tên thương thân não vì kháng nguyên vi rút chỉ gọi pSOFA [6]. Hiện tại, pSOFA còn được được tìm thấy ở thân não và tủy sống mà một số trung tâm dùng để tiên lượng tử vong không thấy ở nhu mô phổi. ở trẻ bệnh nặng điều trị tại đơn vị hồi sức Men tim: 23,9% trường hợp troponin I tích cực [1]. Vì chưa có thang điểm nào thống dương tính. Đây là dấu ấn đáng tin cậy thể nhất trong việc đánh giá tổn thương cơ quan hiện tình trạng tổn thương cơ tim và là yếu tố ở bệnh tay chân miệng, nên chúng tôi quyết nguy cơ tử vong trong nhiều nghiên cứu định sử dụng pSOFA. Nghiên cứu ghi nhận [5],[7] . điểm pSOFA trung bình là 6,5 ± 2,5. Các cơ 282
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 quan tổn thương thường gặp là: hô hấp yếu là CVVH (93,8%) mục tiêu loại bỏ các (94,2%), thần kinh (84,6%) và tuần hoàn cytokin. Ở thời điểm kết thúc lọc máu, nhiệt (34,6%). độ, nhịp tim về ngưỡng bình thường theo Đặc điểm điều trị tuổi; cải thiện chức năng thận và tình trạng Hỗ trợ hô hấp: 84,6% bệnh nhân thở toan máu có ý nghĩa thống kê. máy, thấp hơn so với tỉ lệ 100% của Nguyễn Đặc điểm kết quả điều trị Minh Tiến [8] có thể do mẫu nghiên cứu của Tỉ lệ tử vong là 5,8% thấp hơn so với kết tác giả này có số trường hợp độ 4 nhiều hơn. quả của Nguyễn Minh Tiến (2011) là 20% [8]. Giúp thở kịp thời và đúng chỉ định góp phần Phác đồ điều trị bệnh Tay chân miệng Bộ Y giảm thiểu tỉ lệ biến chứng và tử vong. tế đưa ra vào cuối năm 2011, và kĩ thuật lọc Hỗ trợ tuần hoàn: Dobutamin chỉ định máu thời điểm hiện tại phổ biến hơn. Đây có trong 40,4% trường hợp. 55,8% trẻ cao huyết thể là lí do khiến tỉ lệ tử vong của chúng tôi áp cần sử dụng Milrinon. Milrinon có tác giảm hơn so với các nghiên cứu trước. Có dụng giảm sức cản mạch máu hệ thống, giảm 30,8% trường hợp di chứng; bao gồm: co huyết áp, tăng sức co bóp cơ tim, đặc biệt gồng tay chân, lệ thuộc thở máy, yếu tay còn ức chế phản ứng viêm và giảm sản xuất chân, rối loạn phản xạ nuốt. cytokin. Các yếu tố liên quan đến tử vong – di Hỗ trợ thần kinh: Phenobarbital sử dụng chứng với tác dụng an thần và giảm chuyển hóa Qua phân tích hồi quy đơn biến, các yếu não, giúp não nghỉ ngơi, tránh kích thích. tố liên quan đến tử vong – di chứng với p < 36,5% trẻ co gồng, co giật được điều trị 0,05 bao gồm: phù phổi cấp, mạch trên 170 Midazolam hoặc Diazepam. Những trường lần/phút, sốc; PaO2 / FiO2 < 300, troponin I hợp có các biểu hiện gợi ý phù não, tăng áp dương tính, tổn thương gan, tổn thương thận, lực nội sọ, cần chống phù não sớm với Natri đường huyết > 160 (mg/dL), lactat ≥ 3 ưu trương chiếm 19,2%. (mmol/L), PCR EV71 dương tính. Qua phân Hỗ trợ khác: Ghi nhận 96,2% trường hợp tích hồi quy logistic đa biến, các yếu tố độc được truyền Immunoglobulin – vai trò điều lập liên quan đến tử vong – di chứng trong hòa miễn dịch, ức chế phản ứng viêm do cơn bệnh TCM nặng là: phù phổi cấp và troponin bão cytokine. I dương tính. Điều trị lọc máu liên tục: 30,8% các ca lọc máu liên tục. Thời gian từ khi có chỉ định V. KẾT LUẬN đến khi được lọc máu là 2,2 giờ, ngắn hơn so Các bệnh nhân có tình trạng phù phổi với nghiên cứu của tác giả Đỗ Châu Việt (6,6 cấp, troponin I dương tính cần được hồi sức giờ) [3]. Thời gian này càng ngắn càng tốt vì tích cực, xem xét chỉ định lọc máu liên tục chứng minh lọc máu tiến hành nhanh chóng sớm vì nguy cơ tử vong và di chứng cao. và kịp thời hơn. Phương thức lọc máu chủ 283
  9. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Jones E, Pillay TD, Liu FF (2018). 1. Baloch SH, Shaikh I, Gowa MA, Lohano Outcomes following severe hand foot and PD, Ibrahim MN (2022). Comparison of mouth disease: a systematic review and Pediatric Sequential Organ Failure meta-analysis. European journal of paediatric Assessment and Pediatric Risk of Mortality neurology; 22: 763-773. III Score as Mortality Prediction in Pediatric 6. Matics TJ, Sanchez-Pinto LN (2017). Intensive Care Unit. Cureus; 14: e21055. Adaptation and validation of a pediatric 2. Dư Tuấn Quy, Trương Hữu Khanh sequential organ failure assessment score and (2020). Bệnh Tay chân miệng. In: Nguyễn evaluation of the sepsis-3 definitions in Thanh Hùng. Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 critically ill children. JAMA pediatrics; 171: bệnh viện Nhi Đồng 1, Ấn bản lần thứ 9, e172352-e172352. trang 224-234. Nhà xuất bản y học, Thành 7. Nguyễn Bạch Huệ (2013). Đặc điểm dịch tễ, phố Hồ Chí Minh. lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan 3. Đỗ Châu Việt (2017). Khảo sát diễn tiến lâm đến tử vong của bệnh tay chân miệng nặng sàng, cận lâm sàng trẻ bệnh tay chân miệng (độ 3 và 4) được điều trị tại bệnh viện Nhi nặng được lọc máu tại Nhi Đồng 2. Tạp chí Đồng 1 năm 2011. Tạp chí Y Học Thành Phố Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh; 21: 125- Hồ Chí Minh; 17: 246-255. 130. 8. Nguyễn Minh Tiến (2012). Lọc máu liên tục 4. Han Y, Ji H, Shen W, et al (2022). Disease trong điều trị bệnh tay chân miệng biến burden in patients with severe hand, foot, and chứng nặng. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ mouth disease in Jiangsu Province: a cross- Chí Minh; 16: 79-87. sectional study. Human vaccines & immunotherapeutics; 18 :2049168. 284
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2