Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU HÀNG LOẠT<br />
VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tình trạng quá tải thường xuyên tại Khoa cấp cứu đòi hỏi các quy trình cấp cứu phải được cập<br />
nhật thường xuyên và đầy đủ đặc biệt là khi có những trường hợp cấp cứu hàng loạt. Tìm hiểu đặc điểm các vụ<br />
cấp cứu hàng loạt và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu là việc làm cần thiết để thiết lập các quy trình cấp<br />
cứu và có kế hoạch sẵn sàng cấp cứu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm các trường hợp cấp cứu hàng loạt vào Khoa cấp cứu và các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến kết quả cấp cứu bệnh nhân<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các vụ tai nạn có từ 3 nạn nhân trở lên vào khoa cấp cứu trong<br />
cùng một thời điểm hoặc trong khoảng thời gian 1 giờ được đưa vào nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô<br />
tả, phân tich hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Có 23 vụ cấp cứu hàng loạt vào Khoa cấp cứu trong thời gian nghiên cứu đủ tiêu chuẩn nghiên<br />
cứu, vụ nhiều nhất có 11 bệnh nhân với tổng số 100 bệnh nhân, trung bình 4,34 bệnh nhân trong 1 vụ, tuổi trung<br />
bình là 34,5; tỉ lệ nam/ nữ là 2,2, tai nạn giao thông chiếm 61% các trường hợp với tổn thương chủ yếu là vùng<br />
đầu mặt và đa thương hoặc tổn thương da do bỏng toàn thân. Tỉ lệ tử vong và nặng về tại cấp cứu là 7,0%, phẫu<br />
thuật cấp cứu 10,0% và 60,0% bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Các yếu tố thời điểm nhập viện, số lượng nạn<br />
nhân trong một vụ và tổn thương không ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu (p=0,014), tuy nhiên tỉ lệ tử vong trong<br />
nhóm cấp cứu hàng loạt cao hơn so với nhóm bệnh nhân được cấp cứu thường ngày.<br />
Kết luận: Bệnh nhân trong các vụ tai nạn hàng loạt chủ yếu là người trẻ tuổi trung bình là 34,5; nam gấp<br />
2,2 lần nữ và nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông chiếm 61,0% trường hợp. Các quy trình và kế hoạch<br />
tiếp nhận cấp cứu hàng loạt tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy hiện tại đáp ứng được các tình huống cấp cứu<br />
hàng loạt với số lượng bệnh nhân tối đa 11 người trong 1 vụ tai nạn.<br />
Kiến nghị: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình tiếp nhận cấp cứu hàng loạt, thường xuyên diễn tập cấp cứu<br />
hàng loạt để sẵn sàng tiếp nhận hiệu quả bệnh nhân cấp cứu.<br />
Từ khóa: Cấp cứu hàng loạt, Khoa cấp cứu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF MASS CASAULTY INCIDENTSTO EMERGENCY DEPARTMENT<br />
– CHO RAY HOSPITAL<br />
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 316 - 320<br />
Background: Emergency service need to be ready in all conditions, especially in mass casualty.<br />
Incidents: To understand the characteristics of mass casualty incidents is very important in order to prepare<br />
everything to response well.<br />
Aim of study: Describe the characteristics of mass casualty incidents and identify the factors which can be<br />
affected to the emergency treatment.<br />
* Khoa Cấp cứu, Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Tôn Thanh Trà<br />
<br />
316<br />
<br />
** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
ĐT: 0903673451<br />
Email: tonthanhtra@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Method and participants: Prospective, case series study. Patients who admitted emergency department<br />
with 3 or over in an accident per 1 hour were enrolled.<br />
Result: 23 events with 100 patients in our research. Mean age was 34.5, men to women 2.2 with 61% due to<br />
traffic accident. The most injuries were head and neck. The result of emergency treatment was the same daily<br />
activities but the mortality was much higher than normal (7%). The number of victims, time to emergency<br />
department and sites of injuries were not affected to emergency treatment.<br />
Conclusion: The victims in mass casualty incidents were men than women at young age and the most<br />
reason was traffic accident. The protocols to receive mass casualty incidents in emergency department were<br />
suitable for maximum number of patient were 11 in an event.<br />
Key word: MCI, Emergency department, Cho Ray hospital .<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong xu thế phát triển của nền y học cấp<br />
cứu đòi hỏi Khoa cấp cứu phải có các quy trình<br />
hoạt động chuẩn, đặc biệt là các quy trình tiếp<br />
nhận cấp cứu hàng loạt và cấp cứu thảm họa.<br />
Hàng ngày, Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
thường xuyên tiếp nhận một lượng lớn bệnh<br />
nhân từ 250 - 270 với rất nhiều bệnh nhân nặng.<br />
Do vậy, việc xảy ra sự cố cấp cứu hàng loạt như<br />
là giọt nước đầy ly làm xáo trộn hoạt động cấp<br />
cứu, ảnh hưởng đến chất lượng cấp cứu. Nghiên<br />
cứu của Abir và cộng sự năm 2012 cho thấy<br />
những bệnh nhân nhập viện trong những vụ tai<br />
nạn hàng loạt có thời gian nằm viện dài hơn, chi<br />
phí điều trị nhiều hơn so với những bệnh nhân<br />
nhập viện trong điều kiện bình thường(1). Tuy<br />
nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Việt<br />
Nam để tìm hiểu vấn đề này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Mô tả đặc điểm nhân khẫu học, cơ chế,<br />
thương tổn và kết quả xử trí cấp cứu của các<br />
trường hợp cấp cứu hàng loạt vào Khoa Cấp cứu<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
cấp cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Các trường hợp cấp cứu từ 3 nạn nhân trở<br />
lên trong một vụ, vào Khoa Cấp cứu trong cùng<br />
một thời điểm hoặc trong 1 giờ.<br />
<br />
Thời gian<br />
Từ ngày 1/1/2014 đến 31/08/2014.<br />
<br />
Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc<br />
<br />
Địa điểm<br />
Khoa cấp cứu– Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Tất cả các trường hợp cấp cứu từ 3 nạn nhân<br />
trở lên trong cùng một vụ nhập viện tại một thời<br />
điểm hoặc trong khoảng thời gian 1 giờ sẽ được<br />
tiếp nhận cấp cứu và đưa vào nghiên cứu. Bệnh<br />
nhân sẽ được phân loại ưu tiên tùy theo mức độ<br />
nặng, dán ký hiệu cấp cứu hàng loạt và hồ sơ sẽ<br />
được lưu chung tại một vị trí dễ tìm kiếm. Bệnh<br />
nhân sẽ được Bác sĩ cấp cứu tiếp nhận, khám<br />
bệnh, điều trị cấp cứu, cho các chỉ định cận lâm<br />
sàng và mời hội chẩn các chuyên khoa nếu cần.<br />
Sau khi có kết quả cấp cứu, bệnh nhân sẽ được<br />
chỉ định nhập viện điều trị, phẫu thuật cấp cứu,<br />
thực hiện các thủ thuật tại cấp cứu hoặc xuất<br />
viện nếu tình trạng bệnh ổn. Các thông tin về<br />
tuổi, giới, cơ chế chấn thương, tổn thương, kết<br />
quả cấp cứu… sẽ được ghi nhận và xử lý bằng<br />
phần mềm thống kê y học SPSS 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 23 vụ cấp cứu hàng loạt vào Khoa Cấp<br />
cứu thỏa mãn các tiêu chí được đưa vào nghiên<br />
cứu với tổng số 100 nạn nhân. Đặc điểm bệnh<br />
nhân như sau:<br />
Tuổi trung bình là 34,5 ± 15,9; lớn nhất 76,<br />
nhỏ nhất 4 tuổi.<br />
<br />
317<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 02: Nguyên nhân tai nạn<br />
Nguyên nhân<br />
Tai nạn giao thông<br />
Tai nạn lao động<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
Đả thương<br />
Tổng<br />
<br />
Bảng 01: Phân bố theo tuổi như sau:<br />
Tuổi<br />