ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH NẶNG CÓ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT<br />
TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II<br />
Trần Thế Vinh*, Võ Công Đồng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và các nhóm nguyên nhân thường gặp của<br />
trẻ bệnh tại khoa hồi sức và cấp cứu có biểu hiện tăng đường huyết.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca, mô tả 28 bệnh nhân nặng ≤ 15 tuổi có<br />
biểu hiện tăng đường huyết, tại Bệnh Viện Nhi Đồng II-TPHCM trong thời gian từ 1/10/2007 đến 30/7/2008.<br />
Kết quả: trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nặng có tăng đường huyết là 3,7%. Tuổi trung<br />
bình là 31,96 ± 36,72 tháng, tỉ lệ tử vong là 32,14%. Thời gian khởi bệnh < 24 giờ - 1 tuần chiếm 89,3%. Đường<br />
huyết trung bình lúc nhập viện là 292,43 ± 89,52 mg/dl, đường huyết trung bình 24 giờ sau là 114,15 ± 26,91<br />
mg/dl. Nhóm bệnh nặng thường gặp có biểu hiện tăng đường huyết là nhiễm trùng hô hấp (21,43%), nhiễm<br />
trùng thần kinh trung ương (21,43%), ngạt nước (17,86%).<br />
Kết luận: tăng đường huyết trong bệnh lý nặng cấp tính là một tình huống hiếm gặp trên lâm sàng. Nhưng<br />
ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật và tử vong của bệnh nhân tại khoa cấp cứu. Do vậy, cần tầm soát tăng đường<br />
huyết trong những trường hợp bệnh nặng và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong và những biến chứng<br />
cho bệnh nhân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME CHARACTERISTICS ON SEVERE ILL CASES OF DIFFERENT CAUSES ASSOCIATED WITH<br />
HYPERGLYCEMIA AT EMERGENCY DEPARTMENT-CHILDREN’S HOSPITAL No.2<br />
Tran The Vinh, Vo Cong Dong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 8 - 12<br />
Objectives: describe characteristics: epidemic, clinical and laboratory findings on principle causes of severe<br />
cases with hyperglycemia at emergency department of Children’s hospital No.2.<br />
Subject and methods: propective study case series report was performed on 28 severe patients aged ≤ 15<br />
years old with hyperglycemia at Children's Hospital N02 in Ho Chi Minh City from 1/10/2007 to 30/7/2008.<br />
Results: 3.7% severe cases with hyperglycemia, average age was 31.96 ± 36.72 months. Mortality rate with<br />
different causes was 32.14%. Startup time of disease from 1 tuần. Lý do nhập viện<br />
chủ yếu là tai nạn (ngạt nước, chấn thương), sốc<br />
tim, hô hấp và những nguyên nhân khác.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Trung bình đường huyết của lô nghiên cứu<br />
lúc nhập viện là 292,43 ± 89,52 mg/dl.<br />
Trung bình đường huyết nhóm tử vong là<br />
341,57 ± 119,7 mg/dl, nhóm sống là 265,29 ± 62,84<br />
mg/dl. Trung bình đường huyết 24 giờ sau,<br />
nhóm tử 116,5 ± 27,99 mg/dl và nhóm sống là<br />
116,18 ± 28,86 mg/dl.<br />
Thời điểm 24 giờ có 19 trường hợp đường<br />
huyết trở về bình thường chiếm 73,07%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Thời gian khởi bệnh<br />
Trong 28 trường hợp bệnh nhi nghiên cứu,<br />
hầu hết bệnh khởi phát trong 24 giờ đến một<br />
tuần chiếm 89,3%, chỉ có ba trường hợp (10,7%)<br />
khởi bệnh trên một tuần. Nhóm khởi bệnh cấp<br />
tính trong vòng 24 giờ đến một tuần có tỉ lệ tử<br />
vong 88,9% (chiếm 8/9) trường hợp tử vong<br />
chung của lô nghiên cứu cao hơn hẳn nhóm khởi<br />
phát sau một tuần.<br />
Lý do vào viện<br />
Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhi phải nhập<br />
viện, trong lô nghiên cứu của chúng tôi nổi bật<br />
lên là tai nạn và thương tích (ngạt nước, chấn<br />
thương) chiếm 28,75%, sốt cao kèm với những<br />
triệu chứng bệnh lý khác chiếm 25%, lý do khác<br />
như: sốc kèm biểu hiện triệu chứng tim mạch,<br />
triệu chứng hô hấp…Theo Bhisitkul D.M, không<br />
có bằng chứng về sự khác nhau giữa nhóm tăng<br />
<br />
3<br />
<br />
đường huyết và nhóm bình thường về tuổi, giới<br />
tính, chủng tộc, có nôn ói và tiêu chảy hay<br />
không, hoặc những chẩn đoán được đưa ra ở<br />
đơn vị cấp cứu. Có 80% biểu hiện tăng đường<br />
huyết liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng tương<br />
tự như nhóm bình thường không tăng đường<br />
huyết(4).<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
28 bệnh nhi trong lô nghiên cứu đều được<br />
thử đường huyết hai lần, lần đầu tiên ngay khi<br />
nhập viện và lần thử thứ hai vào thời điểm 24<br />
giờ sau khi nhập viện để đánh giá sự thay đổi<br />
đường huyết cũng như xem đường huyết có trở<br />
về bình thường chưa.<br />
Kết quả thử đường huyết lúc nhập viện là<br />
nhóm tử vong có đường huyết trung bình là<br />
341,57 ± 119,7 mg/dl; nhóm sống 265,29 ± 63,93<br />
mg/dl và nhóm di chứng là 280 ± 62,84 mg/dl.<br />
Nhận thấy rằng nhóm tử vong có đường huyết<br />
trung bình cao nhất. Theo Branco, có sự liên<br />
quan giữa tăng đường huyết với nguy cơ tử<br />
vong của bệnh nhi trong sốc nhiễm trùng, ở<br />
nhóm sốc và tử vong có đường huyết trung bình<br />
là 214 ± 98 mg/dl, nhóm tử vong 262 ± 110 mg/dl,<br />
nhóm sống 167,8 ± 55 mg/dl nhận thấy nhóm tử<br />
vong có đường huyết cao hơn hẳn nhóm sống,<br />
khi đường huyết > 178mg/dl thì có nguy cơ tử<br />
vong tăng cao gấp 2,59 lần so với nhóm bình<br />
thường(3,7).<br />
Kết quả thử đường huyết lần hai sau 24 giờ<br />
nhập viện. Đường huyết trung bình nhóm tử<br />
vong là 116,5 ± 27,99 mg/dl; nhóm sống 116,18 ±<br />
28,66 mg/dl và nhóm di chứng 105,2 ± 23,59<br />
mg/dl. Nhận thấy rằng hầu hết đường huyết trở<br />
về giá trị bình thường vào thời điểm này. Chỉ có<br />
7 trường hợp (26,93%) ghi nhận đường huyết<br />
còn cao, trong nhóm đường huyết còn cao sau 24<br />
giờ thì nhóm tử vong chiếm 28,6%. Theo<br />
Srinvasanvijay, đỉnh tăng đường huyết và thời<br />
gian kéo dài tăng đường huyết phụ thuộc và liên<br />
quan với tử vong của bệnh nhi tại đơn vị chăm<br />
sóc đặc biệt; đường huyết trung bình thời điểm<br />
24 giờ ở nhóm sống là 130 ± 41 mg/dl và nhóm<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
tử vong là 166 ± 76 mg/dl cao hơn nghiên cứu<br />
của chúng tôi.<br />
<br />
Các nhóm bệnh lý thường gặp có biểu hiện<br />
tăng đường huyết<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy<br />
các nhóm bệnh thường gặp có biểu hiện tăng<br />
đường huyết cấp tính như sau: nổi bật nhất là<br />
nhóm bệnh nhiễm trùng hô hấp chiếm 21,43%,<br />
kế tiếp là nhóm nhiễm trùng thần kinh trung<br />
ương (21,43%), ngạt nước (17,86%), chấn thương<br />
đầu và sốc tim mạch (10,71%) và còn lại là những<br />
nhóm bệnh lý khác. Theo Srinvasanvijay các<br />
bệnh lý thường gặp ở đơn vị chăm sóc đặc biệt là<br />
nhiễm trùng (25%), hô hấp (22%), chấn thương<br />
(9%), tim mạch không phẫu thuật (5%), nguyên<br />
nhân khác (35%)(7) cũng gần tương tự so với<br />
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được. Theo<br />
Bhisitkul D.M, Có 80% biểu hiện tăng đường<br />
huyết cấp tính không do tiểu đường liên quan<br />
đến bệnh lý nhiễm trùng tương tự như nhóm<br />
bình thường không tăng đường huyết.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 28 trường hợp bệnh có biểu<br />
hiện tăng đường huyết tại khoa cấp cứu và hồi<br />
sức Bệnh viện Nhi Đồng II, chúng tôi rút ra được<br />
một số kết luận sau đây.<br />
- Bệnh xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỉ lệ<br />
nam:nữ là 2,11:1), tuổi trung bình32,96 ± 36,72<br />
tháng. Tỉ lệ tử vong chung là 32,14%.<br />
- Thời gian khởi bệnh đa số khởi phát trong<br />
khoảng 24 giờ đến một tuần, bệnh nhân không<br />
có tiền sử tiểu đường trước đây. Lý do vào viện<br />
gặp nhiều nhất là tai nạn – thương tích (28,75%),<br />
sốt cao kèm những biểu hiện bệnh lý khác (25%).<br />
- Đường huyết nhập viện trung bình nhóm<br />
292,43 ± 89,52 mg/dl. Đường huyết 24 giờ sau có<br />
73,07% trở về giới hạn bình thường.<br />
- Nhóm bệnh gặp nhiều nhất là nhiễm trùng<br />
hô hấp và thần kinh trung ương (21,43% mỗi<br />
nhóm), ngạt nước (17,86%), chấn thương đầu và<br />
sốc tim mạch (10,71% mỗi nhóm).<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Đặt vấn đề điều trị insulin cho những bệnh<br />
nhân có đường huyết tăng cao hoặc kéo dài hay<br />
những bệnh cảnh có nguy cơ gây tăng đường<br />
huyết nhằm giảm nguy cơ bệnh và tử vong cho<br />
trẻ.<br />
Cần theo dõi những bệnh nhân này trong<br />
những thời gian tiếp theo để phát hiện và tầm<br />
soát tiểu đường.<br />
Cần cảnh giác với những trẻ bệnh nặng tại<br />
khoa cấp cứu và hồi sức có tăng đường huyết<br />
cấp tính. Tầm soát tăng đường huyết coi như là<br />
một xét nghiệm thường qui tại khoa này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Berghe G.V.D, Wouter M, Weekers F & al (2006).Intensive<br />
insulin therapy in critically ill Patients.N Engl Med,<br />
345(19):359-68.<br />
Berghe G.V.D, Wilmer A, Hermans G & al (2006). Intensive<br />
insulin therapy in the ICU. N Engl Med, 354(5): 449-61.<br />
Bhisitkul D.M, Morrow A.L, Vinik A.I & al (1998).Prevelence<br />
of stress hyperglycemia among patients attending a pediatric<br />
emergency department.J Pediatr, 124(4): 547-51.<br />
Branco R.G, Garcia P.C, Piva J.P & al (2005).Glucose level and<br />
risk of in pediatric septic shock. Pediatric critical care<br />
Medicine, 6(4): 470-72.<br />
Hugot M & Castillo C (2003). Hyperglycemia of stress in<br />
pediatric. Rev.chil.pediatr, 74(1): 31-36.<br />
Lorini R.A, Alibrandi A, Vitali L & al (2001).Risk of type 1<br />
diabetes development in Children whith incedental<br />
hyperglycemia. Diabetes care, 24(7):1210-16.<br />
Srinivasan V, Spinella P.C, Drott H.R & al (2004).Association<br />
of timing, duration, and intensity of hyperglycemia with<br />
intensive care unit mortality in critically ill children. Pediatr<br />
Crit Care Med, 5(4):329-36.<br />
Valerio G, Franzese A, Carlin A & al (2001).High prvelence of<br />
stress hyperglycemia in children and traumatic injuries. Acta<br />
Pediatrica, 90(6): 618-22.<br />
Umpierrez G.E, Isaacs S.D, Bazargan N & al<br />
(2002).Hyperglycemia: An independent marker of in-Hospital<br />
mortality in patients with undiagnosis diabetes. J Clin<br />
Endocrinol Matab, 87(3): 978-82.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />