Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, HÔ HẤP KÝ BỆNH NHÂN HEN PHẾ<br />
QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG<br />
Tạ Văn Trầm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang triển khai thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo GINA vào<br />
năm 2008<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, hô hấp ký bệnh nhân hen phế quản điều trị tại Bệnh viện Đa<br />
khoa Tiền Giang.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ới một nhóm chứng (trước sau)<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 47,82 ± 13,21. Có 51,3 % ở thành thị và 48,7 % ở nông thôn. Bệnh nhân hen hầu<br />
hết đều có yếu tố khởi phát, thường gặp là thay đổi thời tiết 47,3%. Dạng hen theo mùa chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
58,3%. Hen bậc 4 chiếm tỉ lệ 36,7%. PEF là chỉ số chủ yếu trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.<br />
Kết luận: Áp dụng quản lý hen theo GINA tại BVĐK Tiền Giang có hiệu quả cao.<br />
Từ khoá: hen, chiến lược toàn cầu về hen.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERS OF EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND SPIROMETRIC ASPECTS OF ASTHMATIC<br />
PATIENTS IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL<br />
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 133- 137<br />
Background: The application GINA to asthma manage in the community in Tien Giang General<br />
Hospital was done in 2008<br />
Objective: To investigate the characters of epidemiology, clinical and spirometric aspects of asthmatic<br />
patients in Tien Giang General Hospital<br />
Method: Clinical experiment<br />
Results: The mean age is 47.82 ± 13.21. 51.3% living in the urban and 48.7% in the countryside. The most<br />
common precipitants of asthma exacerbations were changes in weather (47.3%). There were 58.3% of seasonal<br />
form. Asthma with step 4 had high frequency (36.7%). PEF is the major value for diagnosis and asthma control<br />
Conclusion: The application GINA in the asthma management at Tien Giang General Hospital showed<br />
high efficiency.<br />
Key words: asthma, GINA.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hen phế quản là một rối loạn viêm mạn tính<br />
của đường dẫn khí, là bệnh phổ biến và có xu<br />
hướng ngày càng tăng ở trên thế giới cũng như<br />
ở Việt Nam(8). “Tiêu chuẩn vàng” trong chẩn<br />
đoán hen là các triệu chứng hồi phục hoặc tự<br />
<br />
nhiên hoặc nhờ điều trị. Thập niên vừa qua<br />
được cho là đã đạt được những thành tựu to lớn<br />
trong nghiên cứu hen. Ngoài những nghiên cứu<br />
về lâm sàng còn có nhiều nghiên cứu quan trọng<br />
về dịch tễ học và bệnh sử tự nhiên của hen thực<br />
hiện khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, đã có<br />
một số nghiên cứu về độ lưu hành hen hay triệu<br />
<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện đa khoa Tiền Giang<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm<br />
<br />
ĐT: 0913 771 779<br />
<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
133<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chứng hen. Tuy nhiên, những nghiên cứu này<br />
chỉ tập trung ở một số nơi như Hà Nội, thành<br />
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và định nghĩa hen<br />
trong các nghiên cứu cũng không đồng nhất.<br />
<br />
+ Tỷ số 2 nhóm = 1 tức số người nhóm tiếp<br />
xúc và nhóm chứng bằng nhau<br />
<br />
Phòng khám chuyên về hô hấp tại Bệnh viện<br />
Đa khoa Tiền Giang mới được triển khai trong<br />
năm 2008 và mới bắt đầu thực hiện chẩn đoán,<br />
xử trí và quản lý hen theo GINA. Chúng tôi thực<br />
hiện đề tài này nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ,<br />
lâm sàng và hô hấp ký của bệnh nhân được chẩn<br />
đoán hen theo hướng dẫn GINA đang điều trị<br />
tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Từ đó rút ra<br />
kinh nghiệm hữu ích trong chẩn đoán hen cũng<br />
như triển khai chương trình trên vào các cơ sở y<br />
tế trong tỉnh.<br />
<br />
+ Tỷ suất nhóm chứng (trước can thiệp) tức<br />
tỷ suất bệnh là 0,4.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
+ RR = 10 (do dự kiến kết quả sau can thiệp<br />
rất tốt).<br />
<br />
+ α = 0,05 và β = 0,7 D Cỡ mẫu = 257. Chúng<br />
tôi thực hiện nghiên cúu trên 300 BN, được thu<br />
thập bằng cách lấy mẫu tiếp liền nhau.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng<br />
với một nhóm (trước sau). Xử lý và phân tích dữ<br />
liệu: phần mềm SPSS for Windows 15.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua nghiên cứu 300 bệnh nhân:<br />
<br />
Đặc điểm về dịch tễ học bệnh hen<br />
Tuổi và giới<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả BN ≥7 tuổi đến khám, được chẩn đoán<br />
xác định hen và điều trị ngoại trú theo hướng<br />
dẫn GINA tại phòng khám hô hấp BVĐK Tiền<br />
Giang từ 15/01/2009 đến 15/5/2011.<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi trung bình của BN theo giới<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
BN được chẩn đoán xác định hen theo<br />
GINA.<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
BN có bệnh phổi khác kèm theo (lao,<br />
COPD), có thai và đang cho con bú, có bệnh lý<br />
tim mạch kèm theo (suy tim, tăng huyết áp, loạn<br />
nhịp tim…), không đo được hô hấp ký có thử<br />
thuốc giãn phế quản, không đồng ý nghiên cứu.<br />
Cỡ mẫu<br />
Công thức: Thử nghiệm lâm sàng với một<br />
nhóm (trước sau)<br />
n = Z2(1-α/2) x {((1-P1)/P1) + ((1-P0)/P0)}/(ln(1- ε))2<br />
<br />
+ P1: tỷ lệ bệnh nhóm tiếp xúc với yếu tố<br />
nguy cơ (nhóm bệnh sau can thiệp).<br />
+ P0: tỷ lệ bệnh nhóm không tiếp xúc với yếu<br />
tố nguy cơ (nhóm trước can thiệp).<br />
+ ε: độ chính xác mong muốn (chênh lệch<br />
giữa RR của quần thể và RR của mẫu).<br />
<br />
134<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Độ lệch<br />
<br />
(năm)<br />
<br />
chuẩn<br />
<br />
54<br />
<br />
45,88<br />
<br />
8,57<br />
<br />
46<br />
<br />
49,76<br />
<br />
12,34<br />
<br />
Giới<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
162<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
138<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
< 16t<br />
<br />
17,3<br />
<br />
16 – 35t<br />
<br />
21,3<br />
<br />
36 – 60t<br />
<br />
29,0<br />
<br />
> 60t<br />
<br />
32,4<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
Bảng 3: Phân bố BN theo nơi cư trú<br />
Nơi cư trú<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Thành thị<br />
<br />
154<br />
<br />
51,3<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
146<br />
<br />
48,7<br />
<br />
Tiền sử gia đình có bệnh hen<br />
Bảng 4: Phân bố tiền sử gia đình có bệnh hen<br />
Bệnh<br />
<br />
Bệnh hen<br />
<br />
Tiền sử<br />
Tiền sử gia đình có bệnh hen<br />
<br />
(+)<br />
<br />
(-)<br />
<br />
(+)<br />
<br />
66<br />
<br />
8<br />
<br />
(-)<br />
<br />
182<br />
<br />
44<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Tiền sử bản thân có dị ứng<br />
Bảng 5: Phân bố tiền sử bản thân có dị ứng<br />
Bệnh<br />
<br />
Bệnh hen<br />
(+)<br />
(-)<br />
<br />
(+)<br />
<br />
32<br />
<br />
13<br />
<br />
(-)<br />
<br />
190<br />
<br />
65<br />
<br />
Tiền sử<br />
Tiền sử bản thân có dị ứng<br />
<br />
Yếu tố kích phát (YTKP) cơn hen<br />
Bảng 6: Phân bố tỉ lệ các YTKP cơn hen<br />
YTKP<br />
Thay đổi thời tiết<br />
Khói thuốc lá<br />
Gắng sức<br />
Bụi<br />
Lạnh<br />
Viêm hô hấp<br />
Cảm xúc<br />
Thú có lông<br />
Rượu bia<br />
Hóa chất<br />
Thức ăn<br />
<br />
Tần số<br />
142<br />
24<br />
09<br />
50<br />
37<br />
36<br />
09<br />
02<br />
26<br />
04<br />
06<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
47,3<br />
8,0<br />
3,0<br />
17<br />
12,2<br />
12,0<br />
3,0<br />
0,7<br />
8,7<br />
1,4<br />
2,0<br />
<br />
Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen<br />
phế quản<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Tæ leä %<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
35<br />
28.6<br />
14.7<br />
<br />
Khoø<br />
kheø<br />
<br />
Khoù<br />
thôû<br />
<br />
Khaïc<br />
ñaøm<br />
<br />
Naëng<br />
ngöïc<br />
<br />
n<br />
15<br />
<br />
n<br />
174<br />
60<br />
30<br />
24<br />
12<br />
<br />
%<br />
58<br />
20<br />
10<br />
8<br />
4<br />
<br />
Mức độ kiểm soát<br />
Bảng 10: Phân bố BN theo mức độ kiểm soát trước<br />
điều trị<br />
Mức độ kiểm soát<br />
Không kiểm soát<br />
Kiểm soát một phần<br />
Kiểm soát hoàn toàn<br />
<br />
n<br />
189<br />
111<br />
00<br />
<br />
%<br />
63<br />
37<br />
00<br />
<br />
Đặc điểm các kết quả hô hấp ký<br />
Bảng 11: Giá trị trung bình các chỉ số hô hấp<br />
Chỉ số hô hấp<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
FVC (Mean ± SD)<br />
<br />
78,1 ± 11,6<br />
<br />
FEV1 (Mean ± SD)<br />
<br />
70,0 ± 15,6<br />
<br />
TIFFENEAU (Mean ± SD)<br />
<br />
66,4 ± 8,9<br />
<br />
PEF (Mean ± SD)<br />
<br />
62,3 ± 12,3<br />
<br />
n<br />
134<br />
220<br />
<br />
%<br />
44,6<br />
73,3<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen<br />
%<br />
19,67<br />
47,67<br />
31,67<br />
0,67<br />
0.32<br />
<br />
Phân bậc nặng của hen theo GINA khám lần<br />
đầu tiên<br />
Bảng 8: Phân bố tần suất bậc nặng của hen<br />
Bậc suyễn<br />
Bậc 1<br />
<br />
Dạng hen<br />
Theo mùa<br />
Lớn tuổi<br />
Khó thở<br />
Nghề nghiệp<br />
Ho<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 7: Triệu chứng thực thể khi khám phổi.<br />
n<br />
59<br />
143<br />
95<br />
2<br />
1<br />
<br />
%<br />
23,3<br />
35<br />
36,7<br />
<br />
Các dạng hen<br />
Bảng 9: Phân bố tần suất dạng hen<br />
<br />
Chỉ số hô hấp có đáp ứng<br />
FEV1<br />
PEF<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng<br />
Không triệu chứng<br />
Ran rít<br />
Ran ngáy<br />
Ran ẩm<br />
Ran nổ<br />
<br />
n<br />
70<br />
105<br />
110<br />
<br />
Bảng 12: Phân bố theo đáp ứng của các chỉ số hô hấp<br />
ký với thuốc giãn phế quản<br />
<br />
13.7<br />
8<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Bậc suyễn<br />
Bậc 2<br />
Bậc 3<br />
Bậc 4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
%<br />
5,0<br />
<br />
Giới tính<br />
Tỉ lệ BN nam cao hơn so với nữ (54%/46%),<br />
nam/nữ là 1,17. Sự khác biệt về nhóm tuổi giữa<br />
nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).<br />
Trong nhóm 36 – 60 tuổi có 29,0%, trong đó tỷ lệ<br />
nam (49,4%) mắc bệnh ít hơn nữ (50,6%), không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nhóm > 60<br />
tuổi, nam có 32,4%, nữ 44,6%, sự khác biệt về tỷ<br />
lệ giữa BN nữ và nam có ý nghĩa thống kê<br />
(p< 0,05).<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
135<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình là 47,82 ± 13,21, tuổi thấp<br />
nhất là 7 tuổi, tuổi cao nhất là 78 tuổi. Trong đó<br />
tuổi trung bình ở nữ là 49,76 ± 12,34, tuổi trung<br />
bình của nam là 45,88 ± 8,57, không có sự khác<br />
biệt giữa hai nhóm tuổi nam và nữ (p > 0,05). Sự<br />
phân bố BN theo nhóm tuổi cho thấy nhóm tuổi<br />
cao niên (>60 tuổi) chiếm tỉ lệ cao nhất 32,4%, kế<br />
đến là nhóm tuổi trung niên (tuổi từ 36 – 60)<br />
29%, thanh niên là 21,3%, trẻ em 17,3%. Với kết<br />
quả trên phù hợp với đề tài nghiên cứu của hai<br />
tác giả Lương Thị Thuận(4), Nguyễn Năng An(7).<br />
Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc<br />
chẩn đoán đúng và điều trị sớm là là hết sức cần<br />
thiết nhằm phục hồi sức lao động và giảm gánh<br />
nặng cho xã hội về bệnh hen.<br />
Nơi cư trú<br />
Trong số 300 BN hen có 51,3% ở thành thị và<br />
48,7% ở nông thôn, và theo tác giả Lương Thị<br />
Thuận, nghiên cứu 1.646 BN đến khám tại<br />
phòng khám Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
Minh cho thấy có > 50% tập trung trong thành<br />
phố(4). Theo Nguyễn Hữu Thành, nghiên cứu<br />
124 BN tại tỉnh Đồng Tháp có 75,9% BN đến từ<br />
thành thị(1). Kết quả này cũng phù hợp với y văn<br />
thế giới là độ lưu hành bệnh hen gia tăng tập<br />
trung nhiều ở những vùng đô thị(5).<br />
Các đặc điểm khác<br />
Tiền sử gia đình mắc bệnh hen: có 24,6% có<br />
tiền sử gia đình mắc bệnh hen, không có sự<br />
tương quan giữa tiền sử gia đình và với độ<br />
nặng của bệnh cũng như các YTKP với p= 0,27.<br />
Tiền sử dị ứng: có 15,6% BN có tiền sử dị ứng,<br />
trong đó có > 50% viêm mũi dị ứng, không có<br />
sự tương quan giữa tiền sử dị ứng và YTKP<br />
cơn hen với p= 0,29.<br />
Yếu tố khởi phát cơn hen<br />
Có 100% BN đều có YTKP. YTKP thường<br />
gặp nhất là thay đổi thời tiết (47,3%), tỉ lệ này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Lương Thị Thuận<br />
là 36,3%(4), nhưng còn thấp hơn nhiều so với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành là 76,6%,<br />
Nguyễn Đình Hường và cộng sự là 70,5%(6). Sự<br />
<br />
136<br />
<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). YTKP<br />
là bụi chiếm tỷ lệ 17%, tương tự như nghiên cứu<br />
của Lương Thị Thuận, Nguyễn Đình Hường(4,6).<br />
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu<br />
Thành, YTKP cơn hen là bụi có tỷ lệ cao hơn rất<br />
nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (42,7%),<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lạnh,<br />
viêm hô hấp là YTKP cũng thường gặp với tần<br />
suất 12%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu<br />
của Lương Thị Thuận thấp hơn so với nghiên<br />
cứu của Nguyễn Đình Hường và cộng sự 42%(6).<br />
Gắng sức thể lực cũng là YTKP, tỷ lệ này là 12%<br />
gần như phù hợp với nghiên cứu của Lê Minh<br />
Đức(2), Lương Thị Thuận(4), thấp hơn nghiên cứu<br />
của Nguyễn Hữu Thành (59,7%) và Nguyễn<br />
Đình Hường và cộng sự 39%(6), Cycar D (50%),<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Khói<br />
thuốc lá là YTKP chiếm 8% số BN nghiên cứu,<br />
gồm cả tình trạng hút thuốc chủ động và thụ<br />
động. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hường và<br />
cộng sự cho thấy có 60% trẻ em hen có bố hút<br />
thuốc lá(6). Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có 4 BN (1,4%) lên cơn<br />
hen sau khi dùng thuốc đau khớp NSAID. Có<br />
tác giả cho rằng cơn hen do phản ứng thuốc<br />
chiếm tỷ lệ 10,5% BN, trong đó 50% là do<br />
Aspirin. Thức ăn, thức uống cũng là YTKP<br />
thường gặp có tỉ lệ tương tự như kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Năng An, Phan Văn Đoàn và<br />
cộng sự(8).<br />
<br />
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân hen<br />
phế quản<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Các triệu chứng phát hiện khi khám phù<br />
hợp với các thể hen. Triệu chứng ho chiếm đa số<br />
35%, khò khè 28,6%, khó thở 14,7%, sau đó là các<br />
triệu chứng không điển hình khác. Triệu chứng<br />
thực thể khi khám lồng ngực: 80% BN đều có<br />
triệu chứng, nhiều nhất là ran ngáy, ran rít 79%.<br />
Chẩn đoán theo độ nặng<br />
Hen bậc 4 chiếm ưu thế (36,7%), bậc 3 (35%).<br />
Kết quả hen bậc 4 phù hợp với Nguyễn Năng<br />
An 47,6%(8), Lê Minh Đức 51,6%(2), thấp hơn<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Lương Thị Thuận 86,6%(4). Do tần suất nhóm BN<br />
nghiên cứu đa số là cán bộ công chức và có trình<br />
độ trung cấp, cao đẳng-đại học nên một phần<br />
nào có có ý thức trong điều trị và đối với hai<br />
nghiên cứu trên được thực hiện tại Bệnh viện<br />
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chỉ khi<br />
BN nặng mới tìm đến khám. Vì vậy, tỷ lệ hen<br />
bậc 4 của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn.<br />
<br />
Về các dạng hen<br />
Có 58% dạng hen theo mùa, kế đến là hen ở<br />
người lớn tuổi 20%, dạng khó thở đơn thuần<br />
10%, cuối cùng là dạng ho và dạng nghề nghiệp.<br />
Các dạng hen không điển hình của chúng tôi cao<br />
hơn Lương Thị Thuận(4) có lẽ do sự khác nhau về<br />
đặc điểm mẫu nghiên cứu.<br />
Mức độ kiểm soát hen<br />
Ngay lần khám đầu tiên tỉ lệ không kiểm<br />
soát được hen là 63%, có 37% kiểm soát một<br />
phần. Sau 12 tháng điều trị mức độ kiểm soát<br />
hoàn toàn từ 0% tăng lên 59,7 %, kiểm soát một<br />
phần tăng lên 40,3%, không có trường hợp nào<br />
không kiểm soát, sự khác biệt trước và sau điều<br />
trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
<br />
Các kết quả về hô hấp ký của bệnh nhân<br />
Chỉ số trung bình FVC lần 1 là 78,1 % so dự<br />
đoán. Chỉ số trung bình của Tiffeneau lần đầu là<br />
66,4 % so dự đoán. Chỉ số trung bình FEV1 lần<br />
đầu là 70 % so dự đoán. Chỉ số trung bình PEF<br />
lần đầu là 62,3 % so dự đoán. Chỉ số PEF có tỉ lệ<br />
BN đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản cao<br />
nhất, chỉ số FEV1 có đáp ứng thấp hơn<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tuổi trung bình là 47,82 ± 13,21, thấp nhất là<br />
7 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Tuổi trung bình ở nữ<br />
là 49,76 ± 12,34, nam là 45,88 ± 8,57, không có sự<br />
khác biệt giữa hai nhóm tuổi nam và nữ.<br />
Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi: nhóm<br />
tuổi cao niên (>60 tuổi) chiếm cao nhất 32,4%, kế<br />
đến là nhóm tuổi trung niên 29%, thanh niên là<br />
21,3%, trẻ em 17,3%.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Có 51,3% bệnh nhân ở thành thị và 48,7% ở<br />
nông thôn<br />
Bệnh nhân hen hầu hết đều có yếu tố khởi<br />
phát, thường gặp là thay đổi thời tiết 47,3%, các<br />
loại bụi khói 17%, nhiễm trùng hô hấp, lạnh<br />
12%, khói thuốc lá 8%.<br />
Dạng hen theo mùa chiếm 58,3%, kế đến là<br />
dạng hen ở người lớn tuổi 20%, dạng hen khó<br />
thở đơn thuần chiếm tỷ lệ khá cao 10%.<br />
Hen bậc 4 chiếm 36,7%, bậc 3 chiếm 35%, bậc<br />
2 chiếm 23,3%, bậc 1 chiếm 5%..<br />
PEF là chỉ số chủ yếu trong việc chẩn đoán<br />
và theo dõi bệnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Hồ Thị Kim Thoa (2004). Khảo sát tần suất hen và các bệnh dị<br />
ứng ở trẻ em 13- 14 tuổi tại các trường trung học cơ sở thuộc<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Lê Minh Đức (2008). Áp dụng chương trình Chiến lược toàn<br />
cầu về hen hen tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đa khoa<br />
Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa. Đại học Y Dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Lê Thị Tuyết Lan (2007). Chiến lược toàn cầu về quản lý và phòng<br />
ngừa hen”. Nhà xuất bản Y học.<br />
Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2007). Khảo sát một số<br />
đặc điểm hen dạng khó thở tại Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,<br />
tập 11, phụ bản số 1- 2007: 198- 202.<br />
National Institute of Health, Heart, Lung, and Blood Institute<br />
(2003). Global strategy for asthma management and prevention.<br />
National Institutes of Health, National Heart, Lung, and<br />
Blood Institute, NIH Publication No. 02-3659, Bethesda,<br />
Maryland, USA.<br />
Nguyễn Đình Hường, Vương Thị Tâm, Nguyễn Thị Chỉnh,<br />
(1991). Tình hình hen phế quản trong cộng đồng. Nội san Lao<br />
và Bệnh phổi, tập 9: 115.<br />
Nguyễn Năng An (2005). Kết quả chương trình kiểm soát hen<br />
phế quản theo GINA 2002 tại cộng đồng ở nước ta. Tạp chí Y<br />
học thực hành số 513: 47-54.<br />
Nguyễn Năng An, Trần Thuý Hạnh (2008). Tình hình kiểm<br />
soát hen và những trở ngại cần được khắc phục. Hội nghị khoa<br />
học hưởng ứng ngày hen toàn cầu, Hà Nội, 5/2008.<br />
Nguyễn Việt Cồ, Vương Thị Tâm, Lương Thị Tuyết, Lê Thị<br />
Luyến (2001). Điều tra tình hình mắc hen phế quản người lớn<br />
ở xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Tây. Nội san Lao và Bệnh<br />
phổi, tập 33.<br />
Tôn Kim Long (2004). Nghiên cứu tình hình hen - viêm mũi<br />
dị ứng ở học sinh một số trường trung học phổ thông nội<br />
thành Hà Nội năm 2003. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại<br />
học Y Hà Nội.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
137<br />
<br />